Chương : 49
SAU KINH TỐI
Tác giả: Umberto Eco
Viếng Mê Cung lần nữa,
đến ngưỡng cửa “finis Africae”,
nhưng không đột nhập được
vì chưa hiểu cái thứ nhất và cái thứ bẩy
của thứ tư là gì.
Cuối cùng Adso lại nhuốm bệnh tương tư,
dù cũng chóng qua
Chuyến viếng thăm Thư Viện lần này đòi hỏi nhiều giờ làm việc đằng đẵng. Miêu tả bằng lời thì việc xác minh mà chúng tôi định thực hiện rất đơn giản, nhưng quá trình vừa soi đèn vừa đọc các bản khắc chữ, đánh dấu các lối đi và các bức tường trống lên bản đồ, ghi lại các mẫu tự đầu và len lỏi theo nhiều con đường khác nhau, thật là dài và buồn tẻ.
Trời lạnh buốt. Đêm không có gió, nên chúng tôi không nghe những tiếng rít khe khẽ mà đêm đầu tiên đã khiến chúng tôi hoảng sợ, thay vào đó là luồng hơi băng ẩm ướt từ các khe hẹp tràn vào. Chúng tôi đeo găng len vào để cầm sách khỏi cóng tay, nhưng đó là loại găng hở đầu ngón để dùng khi viết trong mùa đông, nên chốc chốc, chúng tôi lại phải hơ tay lên lửa, khoanh tay vào ngực hay vỗ đồm độp vào nhau, lò dò đi mà người lạnh cóng.
Do đó, chúng tôi tiến hành công việc không được liên tục lắm. Chúng tôi dừng lại ngắm nghía các kệ sách, thầy William, mắt đeo kính mới, có thể nán lại đọc sách; mỗi lần phát hiện một tựa sách, thầy lại reo lên mừng rỡ, có lẽ vì thầy biết quyển sách đó, hoặc giả thầy đã tìm đọc nó hàng bao lâu nay, hoặc thầy chưa nghe ai nhắc đến nó, nên vô cùng xúc động. Tóm lại, đối với thầy, mỗi quyển sách là một con thú diệu kỳ vừa tìm thấy trong một miền đất xa lạ. Vừa giở một bản viết, thầy vừa bảo tôi tìm các bản khác.
Tôi vừa nắm một quyển sách được minh họa tuyệt đẹp, với những mê cung rau quả, có rắn, khỉ, thò đầu ra “Hãy nghe những lời này: Cantamen, Collamen, Gongelamen, Stemiamen, Plasmamem, Sastoryrus, Alboreus, Gaudifluus, Glaucicomus…”
Thầy William nói dịu dàng:
- Các hòn đảo quê thầy đó. Đừng quá khó tính với những tu sĩ từ miền Hibernia [1] xa xôi. Có lẽ, ngày nào tu viện này còn tồn tại, chúng ta còn nói đến Thánh Đế La Mã, thì chúng ta còn phải ơn họ…
- Những hình vẽ này… Thật không tin nổi vào mắt mình nữa! Nhiều màu sắc quá! – Tôi nói, cố thu hết tất cả vào mắt.
- Chúng từ một miền đất không có mấy màu sắc, một mảng trời xanh và mênh mông màu lục. Nhưng chúng ta không được đứng đây bàn cãi về các tu sĩ Hibernia mãi được. Thầy muốn biết tại sao sách của họ lại ở đây cùng với các tác giả người Anh và các nhà ngữ pháp học của các nước khác. Con nhìn sơ đồ của con xem, chúng ta đang ở đâu vậy?
- Trong các phòng của ngọn tháp phía Tây. Con cũng đã ghi lại các bản khắc. Như thế là, sau khi rời phòng không có cửa sổ, chúng ta vào phòng bảy cạnh và mỗi phòng trong tháp chỉ có một lối vào duy nhất: mẫu tự màu đỏ là H. Rồi chúng ta đi từ phòng này sang phòng khác quanh ngọn tháp, và trở lại căn phòng không có cửa sổ. Sự phối hợp của các mẫu tự khép thành… thầy nói đúng! HIBERNI!
- HIBERNIA, nếu chúng ta đi từ phòng không có cửa sổ trở lại phòng bảy cạnh, vì cũng như mọi phòng bảy cạnh khác, nó mang mẫu tự A, bắt đầu của Apocalypsis [2]. Do đó, có các tác phẩm của những tác giả miền Ultima Thule [3], các nhà ngữ pháp học và tu từ học, vì những người sắp xếp Thư viện nghĩ rằng một nhà ngữ pháp học phải đặt cùng với các nhà ngữ pháp học Hibernia, dù người ấy có xuất xứ từ Toulouse chăng nữa. Đó là một tiêu chuẩn. Con thấy chưa? Chúng ta bắt đầu hiểu được vài điều rồi đó.
- Nhưng trong các phòng ở ngọn tháp phía đông, nơi chúng ta khởi hành, lại đọc thấy FONS, … có nghĩa là gì chứ?
- Hãy đọc kỹ bản đồ của con. Con cứ đọc các mẫu tự trong các phòng tiếp theo, theo trật tự ta đến.
- FONS ADIEU…
- Không, FONS ADAE[4]. U là phòng không có cửa sổ thứ hai ở hướng đông, thầy nhớ mà, có lẽ nó khớp với một sự phối hợp khác. Và chúng ta đã tìm thấy gì trong thiên đàng hạ giới đó? Nên nhớ rằng căn phòng có bàn thờ hướng về mặt trời rạng đông đặt tại đó.
- Ở đó có rất nhiều Thánh Kinh, sách giảng Thánh kinh và toàn các sách kinh.
- Con thấy đó, lời của Chúa ứng hợp với thiên đàng hạ giới, mà như mọi người nói là nằm mãi tận phương đông. Và tại đây, về phương tây: HIBERNIA.
- Như thế, đồ án của Thư viện tái hiện lại bản đồ của thế giới à?
- Có thể. Sách được sắp xếp dựa theo xuất xứ từng nước hay theo quê quán của tác giả, hay như trong trường hợp này là theo nơi mà đáng lẽ họ phải sinh ra. Các quản thư viện cho rằng nhà ngữ pháp học Virgil [5] sinh nhầm tại Toulouse, đáng lẽ ông phải sinh tại các quần đảo phương tây mới phải. Họ đã chỉnh lại các sai lầm của tự nhiên.
Chúng tôi tiếp tục đi, xuyên qua một dãy phòng đầy những sách Mặc khải tuyệt đẹp, một trong số đó là phòng tôi đã bị ảo giác. Chúng tôi lại thấy ánh sáng chập chờn từ xa. Thầy William bịt mũi, chạy tới dập tắt lửa và nhổ nước bọt vào đống tro tàn. Chúng tôi băng vội qua căn phòng cho chắc, nhưng tôi nhớ ra mình đã thấy một quyển sách Mặc khải có nhiều màu, có vẽ hình một phụ nữ và một con rồng. Chúng tôi tái lập sự phối hợp của các căn phòng, khởi đầu từ phòng chúng tôi vào sau cùng, có mang mẫu tự đầu màu đỏ Y, Đảo ngược lại, chúng tôi có từ YSPANIA [6], nhưng mẫu tự cuối cùng A, cũng là mẫu tự kết thúc HIBERNIA. Thầy William bảo đó là dấu hiệu cho thấy có vài phòng chứa đựng những tác phẩm thể loại hỗn hợp.
Khu vực được đặt tên YSPANIA đường như chứa rất nhiều bản chép tay sách Mặc khải, tất cả đều làm rất đẹp theo trường phái nghệ thuật Hispania[7]. Chúng tôi nhận thấy có lẽ thư viện này là nơi có bộ sưu tập phong phú nhất các bản sao sách của các tông đồ hiện có trong xứ đạo, và một lượng vô cùng lớn các sách giảng về loại này.
Trong khi quan sát như thế, chúng tôi đến tháp phía nam mà đêm nọ chúng tôi đã đi qua. Căn phòng không cửa sổ mang mẫu tự S của khu YSPANIA dẫn vào phòng E, và sau đó xuyên dần qua năm phòng trong ngọn tháp, chúng tôi đến phòng cuối cùng không có lối ra nào khác mang mẫu tự đỏ L. Đảo ngược lại, chúng tôi có LEONES[8]
- Sư tử phương Nam. Trên bản đồ chúng ta đang ở Châu Phi, và đây là sư tử. Điều đó giải thích tại sao chúng ta thấy có nhiều bản viết của các tác giả vô thần như vậy.
- Còn nhiều nữa đây này, - tôi lục lọi trong các kệ sách – "Canon ” của Avicenna, và một bản viết chữ đẹp mà con không nhận ra.
- Theo cách trang trí, thầy thấy đó là Kinh Koran của đạo Hồi, nhưng rất tiếc, thầy không biết tiếng Ả Rập.
- Kinh Koran, Thánh kinh của bọn vô thần, một quyển sách sa đọa…
- Nó chứa đựng một tư tưởng khác với chúng ta. Nhưng con hiểu tại sao họ lại xếp quyển sách này ở đây, nơi có sư tử và những con quái vật. Thế nên chúng ta sẽ gặp sách về các quái vật, kỳ lân. Khu vực LEONES này chứa những quyển sách mà những người sáng lập Thư viện xem là sách giả trá. Sách gì thế kia?
- Sách bằng tiếng La Tinh, nhưng gốc từ Ả rập. Ayyub al Ruhawi, luận thuyết về bệnh chó dại. Còn đây là sách về kho tàng. Và “Luận về “Những hình bóng” của Alhazen[9]
- Con thấy đó, trong số các quái vật và điều giả trá, họ cũng sắp vào đây các công trình khoa học mà giáo dân phải học tập rất nhiều. Đó là cách suy nghĩ vào thời họ xây Thư viện
- Nhưng tại sao họ cũng xếp sách về kỳ lân lẫn trong các sách giả trá.
- Rõ ràng các nhà sáng lập Thư viện có những tư tưởng lạ lùng. Họ hẳn tin rằng một quyển sách viết về những thú vật hoang đường, sống ở những miền đất xa xôi, phải nằm trong danh mục sách giả trá, được những người vô thần truyền bá.
- Kỳ lân, sư tử, tác giả Ả rập và người Ma rốc nói chung. Thảo nào đây là khu Phi châu mà các tu sĩ nói đến.
- Chắc chắn nó đây. Và nếu thế thì chúng ta nên đi tìm các nhà thơ châu Phi mà Pacificus nhắc tới đi.
Quả thật, khi bước lui về phòng L, chúng tôi thấy trên một kệ sách bộ sưu tập các tập thơ của Floro, Fronto, Apuleius, Martianus Capella và Fulgentius
Tôi nói: - Ra đây là nơi mà Berengar nói có lời giải cho một bí mật nào đó.
- Gần như là ở đây. Berengar dùng câu “finis Africae” và chính cách nói này đã khiến Malachi nổi giận. Tận cùng có thể là phòng cuối cùng, trừ phi… - Thầy chợt hét lên: - Thánh Thần ơi! Con không để ý gì sao?
- Gì ạ?
- Hãy quay lại phòng S, nơi khởi hành ngay!
Chúng tôi quay lại phòng không cửa sổ đầu tiên, có khắc dòng thơ: “Super thronos viginti quatuor ”[10]. Phòng có hai cửa. Một cửa dẫn vào phòng Y, có một cửa sổ nhìn xuống lồng cầu thang bát giác bên trong. Một cửa khác dẫn vào phòng P, nằm dọc theo tường ngoài, tiếp theo chuỗi kết hợp của YSPANIA. Cửa về phía tháp dẫn vào phòng E mà chúng tôi vừa bước qua. Rồi đến một bức tường trống, và cuối cùng là cửa dẫn vào một phòng không có cửa sổ thứ hai, mẫu tự đầu là U. Phòng đó là phòng có gắn tấm gương, may thay là ở trên bức tường ngay bên tay phải tôi, nếu không, tôi lại phát hoảng lên rồi.
Nhìn kỹ bản đồ, tôi thấy phòng này rất kỳ lạ. Giống như căn phòng không cửa sổ khác của ba ngọn tháp kia, phòng này đáng lẽ phải dẫn vào phòng bảy cạnh ở trung tâm. Nếu không thì cửa vào phòng bảy cạnh phải ở trong phòng không cửa sổ, kế là phòng U. Nhưng phòng U này, ngoài một cửa dẫn vào phòng T, có một cửa sổ nhìn xuống lồng bát giác, và một cửa khác nối với phòng S, ba bức tường kia đều đầy nghẹt sách. Nhìn quanh chúng tôi khẳng định điều đã rõ ràng trên bản đồ; theo cách lập luận lô-gic cũng như phép cân xứng chặt chẽ, ngọn tháp phía nam này đáng lẽ phải có một phòng bảy cạnh, thì lại chẳng có phòng nào như thế cả. Tôi nói:
- Không, chẳng có phòng bảy cạnh nào.
- Không, không phải thế. Nếu không có phòng bảy cạnh thì các phòng khác kích thước sẽ rộng hợn, trong khi đó các phòng này ít nhiều cũng giống hình dáng các phòng trong các tháp kia. Vậy phòng bảy cạnh đó có, nhưng không đến được.
- Nó bị tường bít kín à?
- Có thể. Và chính đó là “Finis Africae”, nơi mà các tu sĩ quá cố vì hiếu kỳ đã lảng vảng chung quanh. Nó bị tường bít kín, nhưng không có nghĩa là không có lối vào. Quả thực, phải có một lối vào, và Venantius đã tìm thấy nó, hay đã được Adelmo miêu tả nó, sau khi Adelmo moi được từ Berengar. Hãy đọc lại các ghi chú của Venantius.
Tác giả: Umberto Eco
Viếng Mê Cung lần nữa,
đến ngưỡng cửa “finis Africae”,
nhưng không đột nhập được
vì chưa hiểu cái thứ nhất và cái thứ bẩy
của thứ tư là gì.
Cuối cùng Adso lại nhuốm bệnh tương tư,
dù cũng chóng qua
Chuyến viếng thăm Thư Viện lần này đòi hỏi nhiều giờ làm việc đằng đẵng. Miêu tả bằng lời thì việc xác minh mà chúng tôi định thực hiện rất đơn giản, nhưng quá trình vừa soi đèn vừa đọc các bản khắc chữ, đánh dấu các lối đi và các bức tường trống lên bản đồ, ghi lại các mẫu tự đầu và len lỏi theo nhiều con đường khác nhau, thật là dài và buồn tẻ.
Trời lạnh buốt. Đêm không có gió, nên chúng tôi không nghe những tiếng rít khe khẽ mà đêm đầu tiên đã khiến chúng tôi hoảng sợ, thay vào đó là luồng hơi băng ẩm ướt từ các khe hẹp tràn vào. Chúng tôi đeo găng len vào để cầm sách khỏi cóng tay, nhưng đó là loại găng hở đầu ngón để dùng khi viết trong mùa đông, nên chốc chốc, chúng tôi lại phải hơ tay lên lửa, khoanh tay vào ngực hay vỗ đồm độp vào nhau, lò dò đi mà người lạnh cóng.
Do đó, chúng tôi tiến hành công việc không được liên tục lắm. Chúng tôi dừng lại ngắm nghía các kệ sách, thầy William, mắt đeo kính mới, có thể nán lại đọc sách; mỗi lần phát hiện một tựa sách, thầy lại reo lên mừng rỡ, có lẽ vì thầy biết quyển sách đó, hoặc giả thầy đã tìm đọc nó hàng bao lâu nay, hoặc thầy chưa nghe ai nhắc đến nó, nên vô cùng xúc động. Tóm lại, đối với thầy, mỗi quyển sách là một con thú diệu kỳ vừa tìm thấy trong một miền đất xa lạ. Vừa giở một bản viết, thầy vừa bảo tôi tìm các bản khác.
Tôi vừa nắm một quyển sách được minh họa tuyệt đẹp, với những mê cung rau quả, có rắn, khỉ, thò đầu ra “Hãy nghe những lời này: Cantamen, Collamen, Gongelamen, Stemiamen, Plasmamem, Sastoryrus, Alboreus, Gaudifluus, Glaucicomus…”
Thầy William nói dịu dàng:
- Các hòn đảo quê thầy đó. Đừng quá khó tính với những tu sĩ từ miền Hibernia [1] xa xôi. Có lẽ, ngày nào tu viện này còn tồn tại, chúng ta còn nói đến Thánh Đế La Mã, thì chúng ta còn phải ơn họ…
- Những hình vẽ này… Thật không tin nổi vào mắt mình nữa! Nhiều màu sắc quá! – Tôi nói, cố thu hết tất cả vào mắt.
- Chúng từ một miền đất không có mấy màu sắc, một mảng trời xanh và mênh mông màu lục. Nhưng chúng ta không được đứng đây bàn cãi về các tu sĩ Hibernia mãi được. Thầy muốn biết tại sao sách của họ lại ở đây cùng với các tác giả người Anh và các nhà ngữ pháp học của các nước khác. Con nhìn sơ đồ của con xem, chúng ta đang ở đâu vậy?
- Trong các phòng của ngọn tháp phía Tây. Con cũng đã ghi lại các bản khắc. Như thế là, sau khi rời phòng không có cửa sổ, chúng ta vào phòng bảy cạnh và mỗi phòng trong tháp chỉ có một lối vào duy nhất: mẫu tự màu đỏ là H. Rồi chúng ta đi từ phòng này sang phòng khác quanh ngọn tháp, và trở lại căn phòng không có cửa sổ. Sự phối hợp của các mẫu tự khép thành… thầy nói đúng! HIBERNI!
- HIBERNIA, nếu chúng ta đi từ phòng không có cửa sổ trở lại phòng bảy cạnh, vì cũng như mọi phòng bảy cạnh khác, nó mang mẫu tự A, bắt đầu của Apocalypsis [2]. Do đó, có các tác phẩm của những tác giả miền Ultima Thule [3], các nhà ngữ pháp học và tu từ học, vì những người sắp xếp Thư viện nghĩ rằng một nhà ngữ pháp học phải đặt cùng với các nhà ngữ pháp học Hibernia, dù người ấy có xuất xứ từ Toulouse chăng nữa. Đó là một tiêu chuẩn. Con thấy chưa? Chúng ta bắt đầu hiểu được vài điều rồi đó.
- Nhưng trong các phòng ở ngọn tháp phía đông, nơi chúng ta khởi hành, lại đọc thấy FONS, … có nghĩa là gì chứ?
- Hãy đọc kỹ bản đồ của con. Con cứ đọc các mẫu tự trong các phòng tiếp theo, theo trật tự ta đến.
- FONS ADIEU…
- Không, FONS ADAE[4]. U là phòng không có cửa sổ thứ hai ở hướng đông, thầy nhớ mà, có lẽ nó khớp với một sự phối hợp khác. Và chúng ta đã tìm thấy gì trong thiên đàng hạ giới đó? Nên nhớ rằng căn phòng có bàn thờ hướng về mặt trời rạng đông đặt tại đó.
- Ở đó có rất nhiều Thánh Kinh, sách giảng Thánh kinh và toàn các sách kinh.
- Con thấy đó, lời của Chúa ứng hợp với thiên đàng hạ giới, mà như mọi người nói là nằm mãi tận phương đông. Và tại đây, về phương tây: HIBERNIA.
- Như thế, đồ án của Thư viện tái hiện lại bản đồ của thế giới à?
- Có thể. Sách được sắp xếp dựa theo xuất xứ từng nước hay theo quê quán của tác giả, hay như trong trường hợp này là theo nơi mà đáng lẽ họ phải sinh ra. Các quản thư viện cho rằng nhà ngữ pháp học Virgil [5] sinh nhầm tại Toulouse, đáng lẽ ông phải sinh tại các quần đảo phương tây mới phải. Họ đã chỉnh lại các sai lầm của tự nhiên.
Chúng tôi tiếp tục đi, xuyên qua một dãy phòng đầy những sách Mặc khải tuyệt đẹp, một trong số đó là phòng tôi đã bị ảo giác. Chúng tôi lại thấy ánh sáng chập chờn từ xa. Thầy William bịt mũi, chạy tới dập tắt lửa và nhổ nước bọt vào đống tro tàn. Chúng tôi băng vội qua căn phòng cho chắc, nhưng tôi nhớ ra mình đã thấy một quyển sách Mặc khải có nhiều màu, có vẽ hình một phụ nữ và một con rồng. Chúng tôi tái lập sự phối hợp của các căn phòng, khởi đầu từ phòng chúng tôi vào sau cùng, có mang mẫu tự đầu màu đỏ Y, Đảo ngược lại, chúng tôi có từ YSPANIA [6], nhưng mẫu tự cuối cùng A, cũng là mẫu tự kết thúc HIBERNIA. Thầy William bảo đó là dấu hiệu cho thấy có vài phòng chứa đựng những tác phẩm thể loại hỗn hợp.
Khu vực được đặt tên YSPANIA đường như chứa rất nhiều bản chép tay sách Mặc khải, tất cả đều làm rất đẹp theo trường phái nghệ thuật Hispania[7]. Chúng tôi nhận thấy có lẽ thư viện này là nơi có bộ sưu tập phong phú nhất các bản sao sách của các tông đồ hiện có trong xứ đạo, và một lượng vô cùng lớn các sách giảng về loại này.
Trong khi quan sát như thế, chúng tôi đến tháp phía nam mà đêm nọ chúng tôi đã đi qua. Căn phòng không cửa sổ mang mẫu tự S của khu YSPANIA dẫn vào phòng E, và sau đó xuyên dần qua năm phòng trong ngọn tháp, chúng tôi đến phòng cuối cùng không có lối ra nào khác mang mẫu tự đỏ L. Đảo ngược lại, chúng tôi có LEONES[8]
- Sư tử phương Nam. Trên bản đồ chúng ta đang ở Châu Phi, và đây là sư tử. Điều đó giải thích tại sao chúng ta thấy có nhiều bản viết của các tác giả vô thần như vậy.
- Còn nhiều nữa đây này, - tôi lục lọi trong các kệ sách – "Canon ” của Avicenna, và một bản viết chữ đẹp mà con không nhận ra.
- Theo cách trang trí, thầy thấy đó là Kinh Koran của đạo Hồi, nhưng rất tiếc, thầy không biết tiếng Ả Rập.
- Kinh Koran, Thánh kinh của bọn vô thần, một quyển sách sa đọa…
- Nó chứa đựng một tư tưởng khác với chúng ta. Nhưng con hiểu tại sao họ lại xếp quyển sách này ở đây, nơi có sư tử và những con quái vật. Thế nên chúng ta sẽ gặp sách về các quái vật, kỳ lân. Khu vực LEONES này chứa những quyển sách mà những người sáng lập Thư viện xem là sách giả trá. Sách gì thế kia?
- Sách bằng tiếng La Tinh, nhưng gốc từ Ả rập. Ayyub al Ruhawi, luận thuyết về bệnh chó dại. Còn đây là sách về kho tàng. Và “Luận về “Những hình bóng” của Alhazen[9]
- Con thấy đó, trong số các quái vật và điều giả trá, họ cũng sắp vào đây các công trình khoa học mà giáo dân phải học tập rất nhiều. Đó là cách suy nghĩ vào thời họ xây Thư viện
- Nhưng tại sao họ cũng xếp sách về kỳ lân lẫn trong các sách giả trá.
- Rõ ràng các nhà sáng lập Thư viện có những tư tưởng lạ lùng. Họ hẳn tin rằng một quyển sách viết về những thú vật hoang đường, sống ở những miền đất xa xôi, phải nằm trong danh mục sách giả trá, được những người vô thần truyền bá.
- Kỳ lân, sư tử, tác giả Ả rập và người Ma rốc nói chung. Thảo nào đây là khu Phi châu mà các tu sĩ nói đến.
- Chắc chắn nó đây. Và nếu thế thì chúng ta nên đi tìm các nhà thơ châu Phi mà Pacificus nhắc tới đi.
Quả thật, khi bước lui về phòng L, chúng tôi thấy trên một kệ sách bộ sưu tập các tập thơ của Floro, Fronto, Apuleius, Martianus Capella và Fulgentius
Tôi nói: - Ra đây là nơi mà Berengar nói có lời giải cho một bí mật nào đó.
- Gần như là ở đây. Berengar dùng câu “finis Africae” và chính cách nói này đã khiến Malachi nổi giận. Tận cùng có thể là phòng cuối cùng, trừ phi… - Thầy chợt hét lên: - Thánh Thần ơi! Con không để ý gì sao?
- Gì ạ?
- Hãy quay lại phòng S, nơi khởi hành ngay!
Chúng tôi quay lại phòng không cửa sổ đầu tiên, có khắc dòng thơ: “Super thronos viginti quatuor ”[10]. Phòng có hai cửa. Một cửa dẫn vào phòng Y, có một cửa sổ nhìn xuống lồng cầu thang bát giác bên trong. Một cửa khác dẫn vào phòng P, nằm dọc theo tường ngoài, tiếp theo chuỗi kết hợp của YSPANIA. Cửa về phía tháp dẫn vào phòng E mà chúng tôi vừa bước qua. Rồi đến một bức tường trống, và cuối cùng là cửa dẫn vào một phòng không có cửa sổ thứ hai, mẫu tự đầu là U. Phòng đó là phòng có gắn tấm gương, may thay là ở trên bức tường ngay bên tay phải tôi, nếu không, tôi lại phát hoảng lên rồi.
Nhìn kỹ bản đồ, tôi thấy phòng này rất kỳ lạ. Giống như căn phòng không cửa sổ khác của ba ngọn tháp kia, phòng này đáng lẽ phải dẫn vào phòng bảy cạnh ở trung tâm. Nếu không thì cửa vào phòng bảy cạnh phải ở trong phòng không cửa sổ, kế là phòng U. Nhưng phòng U này, ngoài một cửa dẫn vào phòng T, có một cửa sổ nhìn xuống lồng bát giác, và một cửa khác nối với phòng S, ba bức tường kia đều đầy nghẹt sách. Nhìn quanh chúng tôi khẳng định điều đã rõ ràng trên bản đồ; theo cách lập luận lô-gic cũng như phép cân xứng chặt chẽ, ngọn tháp phía nam này đáng lẽ phải có một phòng bảy cạnh, thì lại chẳng có phòng nào như thế cả. Tôi nói:
- Không, chẳng có phòng bảy cạnh nào.
- Không, không phải thế. Nếu không có phòng bảy cạnh thì các phòng khác kích thước sẽ rộng hợn, trong khi đó các phòng này ít nhiều cũng giống hình dáng các phòng trong các tháp kia. Vậy phòng bảy cạnh đó có, nhưng không đến được.
- Nó bị tường bít kín à?
- Có thể. Và chính đó là “Finis Africae”, nơi mà các tu sĩ quá cố vì hiếu kỳ đã lảng vảng chung quanh. Nó bị tường bít kín, nhưng không có nghĩa là không có lối vào. Quả thực, phải có một lối vào, và Venantius đã tìm thấy nó, hay đã được Adelmo miêu tả nó, sau khi Adelmo moi được từ Berengar. Hãy đọc lại các ghi chú của Venantius.