Chương : 7
Wallace Beaton là một người đàn ông vẻ cũ kỹ trong bộ complet màu xám và chiếc cà vạt màu xanh cổ chai, ông ta ngồi sau chiếc bàn to cỡ một cái bàn ăn và lật giở giấy tờ với những ngón tay dài, khô khốc, “Ông Veldtman đã chỉ định anh là người thừa kế mọi tài sản của ông ấy.”
“Tài sản ư?”
“Phải. Ông Veldtman đã để lại cho anh mọi tài sản cá nhân của ông ấy, tôi cho là, chúng đều ở nhà anh?”
Toby nghẹn thở khi nghĩ một cách buồn bã về mấy thứ đồ đạc từ thời tiền chiến và bộ sưu tập hộp đựng thuốc ngửi. “Vâng. Phải đấy.”
“Và quyền giám hộ con mèo của ông ấy.”
“Ồ. Chúa ơi. Thật sao?”
“Đúng vậy. Với chỉ định nghiêm ngặt là con mèo phải ở với anh. Cho tới khi nó chết. Hoặc anh qua đời.”
Toby lại nghẹn thêm lần nữa. “Và nếu tôi chết thì sao?”
“Thì cần phải gửi nó tới chỗ người chắt của ông Veldtman ở đảo Guernsey. Rồi. Tiếp theo.” Ông ta lôi ra một tập giấy nữa và hắng giọng, “Ông Veldtman có một, ờ... một cuốn tiểu thuyết được in.”
“Ông ấy ư?”
“Phải. Xuất bản bằng tiếng Hà Lan từ năm 1930. Và đã được tái bản mười hai lần kể từ đó. Ông Veldtman có một tài khoản nhuận bút với một công ty đại diện ở Hague. Ông ấy cũng chỉ định anh là người thừa kế gia tài văn chương của mình và mọi khoản tiền sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của anh.”
“Ôi, thật ấy à?”
“Đúng vậy. Nhưng để ông có một cái nhìn cụ thể hơn, tiền nhuận bút của ông Veldtman trong sáu tháng qua là 5,26 bảng Anh.
“Ồ. OK. Nhưng vẫn tuyệt, phải không nào? Có một gia tài văn chương.”
“Phải.” Wallace Beaton cười gượng.
“Cũng hay đấy.”
“Và, ờ, có thế thôi phải không ạ?”
Wallace Beaton nhún vai. “Có thế thôi.”
“Rồi. Có điều là khi tôi nói chuyện với chắt của cụ Gus trên điện thoại tuần trước, cô ấy có nói riêng với tôi là Gus có thể có những cổ phiếu và cổ phần nào đó?”
“Thật ấy à?”
“Đúng thế. Cô ấy có nói rằng ông già cũng là một người khá ham mê chơi cổ phiếu hồi còn trẻ.”
“Ở đây không có bằng chứng nào về việc ấy cả,” ông ta nói và phẩy những ngón tay dài phía trên chồng giấy tờ trên bàn. “Có thể ông ấy đã bán chúng đi. Hoặc có thể,” ông ta nói, mắt hơi ánh lên, “ông ấy giữ chúng dưới đệm giường cũng nên.”
Toby kéo mạnh một góc đệm của Gus và ngó nghiêng bên dưới. Anh chẳng tìm thấy gì ở dưới góc giường gần chỗ anh đứng nên anh trèo hẳn lên đệm để có thể kéo mấy góc xa hơn.
Rút cuộc anh cũng nhìn thấy một cái gì đó, nhét ở phía sau dát giường. Một cuốn sổ bìa bọc vải xanh lam đã cũ sờn. Trông nó giống như một cuốn vở, hoặc một cuốn nhật ký. Anh ngả hẳn người xuống giường để kéo nó ra. Đó là một cuốn vở dày, bên trong kẹp nhiều mẩu giấy. Trên bìa cuốn vở có khắc biểu tượng mạ vàng “Regal” bằng chữ kiểu cách.
Toby ngồi xuống và mở cuốn vở ra. Cuốn vở có mùi lá ướt và mùi vải bố ẩm. Trên trang đầu tiên có một dòng chữ viết tay ngoằn ngoèo “Tài sản riêng của Augustus Veldtman”. Toby lật nhanh qua các trang để có thể nhận biết đây là dạng nhật ký gì và nhanh chóng nhận ra cái anh đang có trong tay là, về cơ bản, tất cả những gì diễn ra trong đầu Gus Veldtman: lời bài hát, thơ, danh mục mua sắm, các tài khoản, thư từ, các đoạn nhật ký, những suy nghĩ, những lời trích dẫn, hóa đơn và các bản nháp, vẫn còn cả những hóa đơn từ chục năm về trước, có những dòng ghi chú nhỏ - bên bản liệt kê, cạnh gói dăm bông nướng mật ong nhãn hiệu Waitrose là mấy từ “cũng tạm được”. Nhãn hiệu của món sandwich kẹp pho mát và dưa chuột muối được bóc ra và kẹp vào trong cuốn nhật ký cùng dòng chữ: “Làm mình phát ốm. Phải gửi thư cho nhà sản xuất để đòi bồi thường.”
Có danh sách những loại thuốc mà ông cụ từng uống, những cuốn sách ông đã đọc, những bữa ông đã ăn. Có rất nhiều vé xe buýt và đơn thuốc của bác sĩ, và những bưu thiếp của ai đó tên là Michael sống ở Đức (“Tôi nghĩ đến anh thường xuyên, bạn của tôi, đặc biệt là vào thời gian này trong năm.”)
Phần lớn nội dung của cuốn vở lặt vặt và lặp đi lặp lại, nhưng cứ cách vài trang lại có điều gì đó lọt vào mắt Toby. Một trang hoàn toàn để trống trừ một ý nghĩ bất chợt, đóng khung bằng hàng loạt dấu hỏi:
“Hôm nay có hai chiếc bàn chải đánh răng để trong cốc ở phòng tắm. Chúng nằm bên nhau như thể chúng đang ân ái.”
Ở một trang khác, ít súc tích hơn, là mô tả chi tiết tình trạng nhà bếp ông cụ nhìn thấy vào buổi sáng:
“Một núi bát đĩa bẩn làm mình liên tưởng tới tháp nghiêng Pisa bị vấy bẩn bởi chất thải của cả đàn ngỗng, bề mặt dính đầy những mẩu thức ăn thiu. Trên sàn nhà là cả một vệt dài cái mà mình chắc là bãi nôn của ai đó. Mình phát ốm khi biết là người ta có thể sống cái kiểu này.”
Một đoạn khác mô tả một cảnh gặp gỡ với Ruby ở trong hành lang:
“Cô gái săm soi mình như ngựa giống săm soi một con la, trước khi quay trở về phòng nơi một trong những gã đàn ông vô dụng của cô ta đang nằm đợi. Và chỉ vài phút sau là tai mình lại bị tra tấn bởi những âm thanh đau đớn phát ra từ cuộc giao phối cuồng loạn của cô ta.”
Cũng có khá nhiều đoạn nói về một ai đó tên là Boris.
“Boris tiếp tục lờ tịt mình đi. Cứ làm như là trò chơi đó sẽ khiến mình phải lưu ý đến nó không bằng, nhầm rồi.”
“Đó là lỗi của Boris. Một cá thể ích kỷ và bất lịch sự. Mình hy vọng nó chết sớm đi cho rồi.”
“Boris và mình đã có một tiếng hít thở không khí trong lành ở trong vườn hôm nay. Nó ngồi bên chân mình và cả hai cùng ngắm nghía nụ hoa dạ hương lan xanh thắm vươn lên ngạo nghễ giữa giá lạnh tháng Hai.”
Phải cho tới khi Toby đọc được đoạn: “Hình như Boris có vấn đề về tiêu hóa. Phân của nó lỏng và có mùi thật khó chịu. Hôm nay mình buộc phải thay chậu cát cho nó đến năm lần,” thì anh mới hiểu ra rằng Gus nói về con mèo của ông cụ.
Toby lại kéo góc đệm lên lần nữa và nhìn qua khe hở của thang giường. Boris ngước nhìn anh. “Xin chào, Boris,” Toby nói. Con mèo vụng về nhìn đi chỗ khác. “Gus bảo với ta rằng mày là đồ ích kỷ và bất lịch sự.” Con mèo quay đi và cuộn tròn như một quả bóng. “Và có lẽ ông ấy có lý đấy.”
Và cùng lúc ấy anh nhìn thấy nó. Một túi vải màu đen nằm giữa hai thanh gỗ. Buộc vào túi bằng một sợi dây chun, là một chiếc phong bì đề tên anh. Anh mở nó ra và lôi ra một bức thư, đánh máy trên loại giấy mỏng, rạn:
Toby thân mến,
Vậy là, cuối cùng bác cũng ra đi. Bác thật sự mong rằng cái chết của bác sẽ không làm phiền cháu quá, rằng bác sẽ không lay lắt mãi vì một chứng bệnh dai dẳng hoặc loại bệnh dịch kinh khủng nào. Nếu có thế, thì bác xin lỗi cháu. Bác đã chọn sống đơn độc, và nếu sự chọn lựa ấy đã khiến cháu phải chịu trách nhiệm về bác, làm cháu phát phiền, phát chán, thì bác xin cháu thứ lỗi.
Bác đã di chúc để lại cho cháu tất cả những tài sản đơn sơ của bác và con mèo còm cõi của bác nữa. Cháu làm gì với tài sản của bác cũng được, nhưng hãy tử tế với con mèo nhé. Và dĩ nhiên, còn cả “gia tài” văn chương của bác nữa - ha! - nếu như nó còn tí nào giá trị. Ngoài ra, và quan trọng hơn cả, bác đã hoàn thành điều mà tất cả những người già cả không tin tưởng giao phó cho ai quản lý tiền bạc của mình đều làm, đó là tích trữ toàn bộ tiết kiệm của đời người ở dưới đệm giường. Bác không rõ con số chính xác, nhưng đó cũng là một khoản kha khá. Bác muốn cháu thừa hưởng nó, nhưng với một điều kiện. Và ĐIỀU NÀY HẾT SỨC QUAN TRỌNG. Cháu là một người tốt, nhưng thiếu phương hướng. Những con người sống trong nhà của cháu không hề coi trọng cháu và sự rộng rãi của cháu. Họ đang níu chân cháu. Điều lo ngại lớn nhất của bác về cháu, Toby ạ, là cháu cũng sẽ kết thúc cuộc đời như bác, cô độc, bị hiểu lầm, không được coi trọng và bác sợ rằng điều đó sẽ dễ dàng xảy ra quá. Bác xin cháu, Toby, hãy sử dụng tiền của bác để sống cuộc đời mà cháu muốn sống. Bán nhà đi, rũ bỏ mọi ràng buộc. Ngôi nhà chỉ là vữa, là gạch thôi. Hãy sửa sang ngôi nhà, rồi sau đó hãy chữa trị tâm hồn cháu.
Bác không tin có sự tồn tại sau cái chết nên bác đành phải đặt lòng tin vào cháu để cháu thực hiện những yêu cầu của bác.
Nhưng cháu là người đàn ông đáng tin cậy nhất mà bác được biết, nên bác tin tưởng rằng cháu sẽ làm như vậy.
Chúa phù hộ cháu.
Bạn của cháu,
Augustus Veldtman
Toby cố gắng hít vào, thở ra thật chậm, cố gắng làm cho tim mình đập bình tĩnh lại. Và rồi anh cầm chiếc túi lên, rút dây buộc túi ra và ngó vào trong. Anh nhìn thoáng nhìn thấy ánh đỏ và anh đóng chiếc túi lại. Màu đỏ - chẳng phải đó là màu của tờ năm mươi bảng hay sao?
Anh lại mở chiếc túi và lôi ra một tờ. Đó là một tờ năm mươi bảng, mới cứng, bóng bẩy và thơm tho.
Anh lại lôi thêm một tờ nữa ra. Rồi một tờ nữa. Anh đổ toàn bộ các thứ ở trong túi ra giường, cả một biển những tờ tiền màu đỏ. Không có tiền, mười, hai mươi hay năm bảng. Chỉ có toàn tiền năm mươi bảng. Anh bịt tay lên miệng, để khỏi bật ra một tiếng kêu, một tiếng rên hay tiếng rít nào. “Bình tĩnh nào,” anh tự nhủ với mình. “Hãy bình tĩnh nào.” Anh hít một hơi thật sâu và bắt đầu đếm tiền. Năm phút sau anh dừng lại.
62.550 bảng Anh.
Sáu mươi hai ngàn năm trăm năm mươi bảng Anh.
Chậm rãi và có hệ thống, anh sắp những cọc tiền lại vào trong túi, đút chiếc túi vào trong áo khoác, với bước chân nhẹ nhàng như của loài mèo hoang, anh đi về phòng ngủ của mình.
“Tài sản ư?”
“Phải. Ông Veldtman đã để lại cho anh mọi tài sản cá nhân của ông ấy, tôi cho là, chúng đều ở nhà anh?”
Toby nghẹn thở khi nghĩ một cách buồn bã về mấy thứ đồ đạc từ thời tiền chiến và bộ sưu tập hộp đựng thuốc ngửi. “Vâng. Phải đấy.”
“Và quyền giám hộ con mèo của ông ấy.”
“Ồ. Chúa ơi. Thật sao?”
“Đúng vậy. Với chỉ định nghiêm ngặt là con mèo phải ở với anh. Cho tới khi nó chết. Hoặc anh qua đời.”
Toby lại nghẹn thêm lần nữa. “Và nếu tôi chết thì sao?”
“Thì cần phải gửi nó tới chỗ người chắt của ông Veldtman ở đảo Guernsey. Rồi. Tiếp theo.” Ông ta lôi ra một tập giấy nữa và hắng giọng, “Ông Veldtman có một, ờ... một cuốn tiểu thuyết được in.”
“Ông ấy ư?”
“Phải. Xuất bản bằng tiếng Hà Lan từ năm 1930. Và đã được tái bản mười hai lần kể từ đó. Ông Veldtman có một tài khoản nhuận bút với một công ty đại diện ở Hague. Ông ấy cũng chỉ định anh là người thừa kế gia tài văn chương của mình và mọi khoản tiền sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của anh.”
“Ôi, thật ấy à?”
“Đúng vậy. Nhưng để ông có một cái nhìn cụ thể hơn, tiền nhuận bút của ông Veldtman trong sáu tháng qua là 5,26 bảng Anh.
“Ồ. OK. Nhưng vẫn tuyệt, phải không nào? Có một gia tài văn chương.”
“Phải.” Wallace Beaton cười gượng.
“Cũng hay đấy.”
“Và, ờ, có thế thôi phải không ạ?”
Wallace Beaton nhún vai. “Có thế thôi.”
“Rồi. Có điều là khi tôi nói chuyện với chắt của cụ Gus trên điện thoại tuần trước, cô ấy có nói riêng với tôi là Gus có thể có những cổ phiếu và cổ phần nào đó?”
“Thật ấy à?”
“Đúng thế. Cô ấy có nói rằng ông già cũng là một người khá ham mê chơi cổ phiếu hồi còn trẻ.”
“Ở đây không có bằng chứng nào về việc ấy cả,” ông ta nói và phẩy những ngón tay dài phía trên chồng giấy tờ trên bàn. “Có thể ông ấy đã bán chúng đi. Hoặc có thể,” ông ta nói, mắt hơi ánh lên, “ông ấy giữ chúng dưới đệm giường cũng nên.”
Toby kéo mạnh một góc đệm của Gus và ngó nghiêng bên dưới. Anh chẳng tìm thấy gì ở dưới góc giường gần chỗ anh đứng nên anh trèo hẳn lên đệm để có thể kéo mấy góc xa hơn.
Rút cuộc anh cũng nhìn thấy một cái gì đó, nhét ở phía sau dát giường. Một cuốn sổ bìa bọc vải xanh lam đã cũ sờn. Trông nó giống như một cuốn vở, hoặc một cuốn nhật ký. Anh ngả hẳn người xuống giường để kéo nó ra. Đó là một cuốn vở dày, bên trong kẹp nhiều mẩu giấy. Trên bìa cuốn vở có khắc biểu tượng mạ vàng “Regal” bằng chữ kiểu cách.
Toby ngồi xuống và mở cuốn vở ra. Cuốn vở có mùi lá ướt và mùi vải bố ẩm. Trên trang đầu tiên có một dòng chữ viết tay ngoằn ngoèo “Tài sản riêng của Augustus Veldtman”. Toby lật nhanh qua các trang để có thể nhận biết đây là dạng nhật ký gì và nhanh chóng nhận ra cái anh đang có trong tay là, về cơ bản, tất cả những gì diễn ra trong đầu Gus Veldtman: lời bài hát, thơ, danh mục mua sắm, các tài khoản, thư từ, các đoạn nhật ký, những suy nghĩ, những lời trích dẫn, hóa đơn và các bản nháp, vẫn còn cả những hóa đơn từ chục năm về trước, có những dòng ghi chú nhỏ - bên bản liệt kê, cạnh gói dăm bông nướng mật ong nhãn hiệu Waitrose là mấy từ “cũng tạm được”. Nhãn hiệu của món sandwich kẹp pho mát và dưa chuột muối được bóc ra và kẹp vào trong cuốn nhật ký cùng dòng chữ: “Làm mình phát ốm. Phải gửi thư cho nhà sản xuất để đòi bồi thường.”
Có danh sách những loại thuốc mà ông cụ từng uống, những cuốn sách ông đã đọc, những bữa ông đã ăn. Có rất nhiều vé xe buýt và đơn thuốc của bác sĩ, và những bưu thiếp của ai đó tên là Michael sống ở Đức (“Tôi nghĩ đến anh thường xuyên, bạn của tôi, đặc biệt là vào thời gian này trong năm.”)
Phần lớn nội dung của cuốn vở lặt vặt và lặp đi lặp lại, nhưng cứ cách vài trang lại có điều gì đó lọt vào mắt Toby. Một trang hoàn toàn để trống trừ một ý nghĩ bất chợt, đóng khung bằng hàng loạt dấu hỏi:
“Hôm nay có hai chiếc bàn chải đánh răng để trong cốc ở phòng tắm. Chúng nằm bên nhau như thể chúng đang ân ái.”
Ở một trang khác, ít súc tích hơn, là mô tả chi tiết tình trạng nhà bếp ông cụ nhìn thấy vào buổi sáng:
“Một núi bát đĩa bẩn làm mình liên tưởng tới tháp nghiêng Pisa bị vấy bẩn bởi chất thải của cả đàn ngỗng, bề mặt dính đầy những mẩu thức ăn thiu. Trên sàn nhà là cả một vệt dài cái mà mình chắc là bãi nôn của ai đó. Mình phát ốm khi biết là người ta có thể sống cái kiểu này.”
Một đoạn khác mô tả một cảnh gặp gỡ với Ruby ở trong hành lang:
“Cô gái săm soi mình như ngựa giống săm soi một con la, trước khi quay trở về phòng nơi một trong những gã đàn ông vô dụng của cô ta đang nằm đợi. Và chỉ vài phút sau là tai mình lại bị tra tấn bởi những âm thanh đau đớn phát ra từ cuộc giao phối cuồng loạn của cô ta.”
Cũng có khá nhiều đoạn nói về một ai đó tên là Boris.
“Boris tiếp tục lờ tịt mình đi. Cứ làm như là trò chơi đó sẽ khiến mình phải lưu ý đến nó không bằng, nhầm rồi.”
“Đó là lỗi của Boris. Một cá thể ích kỷ và bất lịch sự. Mình hy vọng nó chết sớm đi cho rồi.”
“Boris và mình đã có một tiếng hít thở không khí trong lành ở trong vườn hôm nay. Nó ngồi bên chân mình và cả hai cùng ngắm nghía nụ hoa dạ hương lan xanh thắm vươn lên ngạo nghễ giữa giá lạnh tháng Hai.”
Phải cho tới khi Toby đọc được đoạn: “Hình như Boris có vấn đề về tiêu hóa. Phân của nó lỏng và có mùi thật khó chịu. Hôm nay mình buộc phải thay chậu cát cho nó đến năm lần,” thì anh mới hiểu ra rằng Gus nói về con mèo của ông cụ.
Toby lại kéo góc đệm lên lần nữa và nhìn qua khe hở của thang giường. Boris ngước nhìn anh. “Xin chào, Boris,” Toby nói. Con mèo vụng về nhìn đi chỗ khác. “Gus bảo với ta rằng mày là đồ ích kỷ và bất lịch sự.” Con mèo quay đi và cuộn tròn như một quả bóng. “Và có lẽ ông ấy có lý đấy.”
Và cùng lúc ấy anh nhìn thấy nó. Một túi vải màu đen nằm giữa hai thanh gỗ. Buộc vào túi bằng một sợi dây chun, là một chiếc phong bì đề tên anh. Anh mở nó ra và lôi ra một bức thư, đánh máy trên loại giấy mỏng, rạn:
Toby thân mến,
Vậy là, cuối cùng bác cũng ra đi. Bác thật sự mong rằng cái chết của bác sẽ không làm phiền cháu quá, rằng bác sẽ không lay lắt mãi vì một chứng bệnh dai dẳng hoặc loại bệnh dịch kinh khủng nào. Nếu có thế, thì bác xin lỗi cháu. Bác đã chọn sống đơn độc, và nếu sự chọn lựa ấy đã khiến cháu phải chịu trách nhiệm về bác, làm cháu phát phiền, phát chán, thì bác xin cháu thứ lỗi.
Bác đã di chúc để lại cho cháu tất cả những tài sản đơn sơ của bác và con mèo còm cõi của bác nữa. Cháu làm gì với tài sản của bác cũng được, nhưng hãy tử tế với con mèo nhé. Và dĩ nhiên, còn cả “gia tài” văn chương của bác nữa - ha! - nếu như nó còn tí nào giá trị. Ngoài ra, và quan trọng hơn cả, bác đã hoàn thành điều mà tất cả những người già cả không tin tưởng giao phó cho ai quản lý tiền bạc của mình đều làm, đó là tích trữ toàn bộ tiết kiệm của đời người ở dưới đệm giường. Bác không rõ con số chính xác, nhưng đó cũng là một khoản kha khá. Bác muốn cháu thừa hưởng nó, nhưng với một điều kiện. Và ĐIỀU NÀY HẾT SỨC QUAN TRỌNG. Cháu là một người tốt, nhưng thiếu phương hướng. Những con người sống trong nhà của cháu không hề coi trọng cháu và sự rộng rãi của cháu. Họ đang níu chân cháu. Điều lo ngại lớn nhất của bác về cháu, Toby ạ, là cháu cũng sẽ kết thúc cuộc đời như bác, cô độc, bị hiểu lầm, không được coi trọng và bác sợ rằng điều đó sẽ dễ dàng xảy ra quá. Bác xin cháu, Toby, hãy sử dụng tiền của bác để sống cuộc đời mà cháu muốn sống. Bán nhà đi, rũ bỏ mọi ràng buộc. Ngôi nhà chỉ là vữa, là gạch thôi. Hãy sửa sang ngôi nhà, rồi sau đó hãy chữa trị tâm hồn cháu.
Bác không tin có sự tồn tại sau cái chết nên bác đành phải đặt lòng tin vào cháu để cháu thực hiện những yêu cầu của bác.
Nhưng cháu là người đàn ông đáng tin cậy nhất mà bác được biết, nên bác tin tưởng rằng cháu sẽ làm như vậy.
Chúa phù hộ cháu.
Bạn của cháu,
Augustus Veldtman
Toby cố gắng hít vào, thở ra thật chậm, cố gắng làm cho tim mình đập bình tĩnh lại. Và rồi anh cầm chiếc túi lên, rút dây buộc túi ra và ngó vào trong. Anh nhìn thoáng nhìn thấy ánh đỏ và anh đóng chiếc túi lại. Màu đỏ - chẳng phải đó là màu của tờ năm mươi bảng hay sao?
Anh lại mở chiếc túi và lôi ra một tờ. Đó là một tờ năm mươi bảng, mới cứng, bóng bẩy và thơm tho.
Anh lại lôi thêm một tờ nữa ra. Rồi một tờ nữa. Anh đổ toàn bộ các thứ ở trong túi ra giường, cả một biển những tờ tiền màu đỏ. Không có tiền, mười, hai mươi hay năm bảng. Chỉ có toàn tiền năm mươi bảng. Anh bịt tay lên miệng, để khỏi bật ra một tiếng kêu, một tiếng rên hay tiếng rít nào. “Bình tĩnh nào,” anh tự nhủ với mình. “Hãy bình tĩnh nào.” Anh hít một hơi thật sâu và bắt đầu đếm tiền. Năm phút sau anh dừng lại.
62.550 bảng Anh.
Sáu mươi hai ngàn năm trăm năm mươi bảng Anh.
Chậm rãi và có hệ thống, anh sắp những cọc tiền lại vào trong túi, đút chiếc túi vào trong áo khoác, với bước chân nhẹ nhàng như của loài mèo hoang, anh đi về phòng ngủ của mình.