Chương 47
Ở bệnh viện Hoàng Gia, có một bảng mã “code” dùng để phân biệt các tình trạng khẩn cấp. Mục đích để thông báo cho nhân viên y tế và những người trong bệnh viện có thể kịp thời liên lạc, nắm bắt, chủ động và nhanh chóng giải quyết tình huống nguy cấp đang xảy ra.
“Code Orange”, mã màu cam được sử dụng để thông báo tình trạng khẩn cấp bên ngoài, như thảm họa, thương vong hàng loạt, các sự cố hạt nhân, hóa học, sinh học… Và khi mã “Code Orange” được thông báo, có nghĩa toàn bộ các nhân viên y tế, từ bác sĩ cho đến y tá, tất cả đều phải khẩn trương, chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu nạn nhân.
“Code Orange.” Một bác sĩ nhận được thông báo liền tức tốc chạy đi.
Nữ y tá đang nói chuyện với đồng nghiệp cũng hoảng hốt. “Là Code Orange.”
“Mã cam.” Một y tá khác thông báo.
Hệ thống loa phát thông báo trong bệnh viện bất ngờ vang lên. “Code Orange, Code Orange. Mã cam, mã cam, yêu cầu mọi nhân viên y tế phải sẵn sàng.”
Phía dưới phòng cấp cứu, đèn báo hiệu liên tục nhấp nháy ánh cam và tiếng còi hú. Âm thanh nhỏ nhẹ không khiến người nghe phải giật mình, cường độ chỉ như chuông báo điện thoại mang theo.
“Là mã cam.” Một y tá nhận thấy liền thốt lên.
Bác sĩ Đức Huy nói lớn. “Mọi người sẵn sàng nào.” Anh lập tức mang bao tay, khẩu trang và đồ phẫu thuật vào.
Bác sĩ Mai Lan của khoa Tim mạch cũng xuất hiện. Trước mặt cô, một bác sĩ thân hình cao to đang đứng trước cửa phòng cấp cứu. Nhìn thần thái uy nghi, dáng vẻ trang nghiêm, cả người toát ra vẻ khí chất điềm tĩnh, mạnh mẽ, như thể sẵn sàng đón nhận bất cứ hiểm nguy, gian nan nào xuất hiện sau cánh cửa ấy.
Làm việc ở bệnh viện lâu như vậy, tiếp xúc với đủ loại người, nhưng khí khái oai phong toát ra như vậy, lại là người đầu tiên cô nhìn thấy. Bóng lưng săn chắc đầy cuốn hút ấy, khiến cô không thể rời mắt, mặc dù nhiều bác sĩ nam khác đang xuất hiện.
“Có bác sĩ Huy đây rồi, tôi cảm thấy an tâm hơn hẳn.” Bác sĩ Đình Trí bước tới đứng bên cạnh.
Bác sĩ Đức Huy mắt vẫn nhìn thẳng ra bên ngoài. “Chào phó khoa.”
Mai Lan đứng phía sau nhanh chóng nhận ra, một trời, một vực là có thật. Phó khoa của cô cũng giỏi thật đấy, nhưng khi đứng bên cạnh vị bác sĩ kia, cô lại thấy khập khiễng vô cùng, từ khí chất, chiều cao, đến dáng vẻ oai phong của một nam thần.
“Chào viện phó.” Một bác sĩ nói.
Mai Lan quay lại và thấy viện phó Tùng bước tới. “Dạ, chào viện phó.”
Bác sĩ Huy quay lại cúi nhẹ đầu chào.
Phó khoa Tim mạch, bác sĩ Đình Trí cũng lên tiếng. “Chào viện phó.”
Viện phó Tùng đứng giữa mọi người nói lớn. “Như mọi người đã biết, không những bệnh viện của chúng ta thông báo Code Orange, mà những bệnh viện khác đều đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Vụ nổ ở khu Bình An đã gây ra rất nhiều thương vương, bệnh viện của chúng là một trong những bệnh viện gần hiện trường tai nạn nhất.”
Khu Bình An, Mai Lan vừa xem tin tức xong, thảm họa đáng tiếc đối với người dân của Thanh Hải.
“Do vậy, sẽ có nhiều nạn nhân được đưa tới bệnh viện.” Viện phó Tùng nói. “Với tư cách là người có quyền hạn cao nhất tại thời điểm này, tôi xin chỉ định bác sĩ Đức Huy.” Ông chỉ tay sang. “Là người sẽ chịu trách nhiệm, quản lý việc ứng phó thảm họa. Tôi yêu cầu mọi người phải nghe theo sự hướng dẫn, sắp xếp, cũng như phân công của bác sĩ Huy. Ai cãi lệnh, hoặc phản đối sẽ bị bệnh viện xử lý kỷ luật theo quy định.” Ông hất cằm ra lệnh cho bác sĩ Huy phát biểu.
Thì ra vị bác sĩ này là Đức Huy. Cô đã tiếp xúc vài lần, nhưng sao bây giờ mới cảm thấy ấn tượng.
Bác sĩ Đức Huy từ tốn nói. “Chúng ta sẽ phân loại nạn nhân theo quy định cấp cứu hàng loạt. Những nạn nhân đeo vòng màu đỏ, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực cấp cứu, hồi sức. Nạn nhân đeo vòng màu vàng, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực phòng tạm lưu để theo dõi. Nạn nhân đeo vòng màu xanh, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực chờ để quan sát.”
Lúc mới vào bệnh viện, Mai Lan đã từng đi tập huấn về vấn đề này.
“Chị Ly, hãy liên lạc với phòng công tác xã hội và bảo họ chúng ta cần nhân viên tư vấn tâm lý.” Bác sĩ Đức Huy nghĩ sẽ có nhiều nạn nhân bị hoảng loạn. “Trong số mọi người, ai là bác sĩ thuộc khoa Thần kinh và Chấn thương Chỉnh hình?” Những nạn nhân đầu tiên đang trên đường chuyển tới bệnh viện đều thuộc những khoa này.
Một vài bác sĩ giơ cánh tay lên.
Tiếng còi hú bắt đầu vang to dần, bác sĩ Đức Huy gật đầu rồi liền nói. “Mong mọi người giúp đỡ.”
Cửa phòng cấp cứu mở ra, nhân viên cứu hộ đẩy băng ca cấp cứu vào. “Nạn nhân chấn thương vùng đầu, huyết áp giảm, vừa mất ý thức. Bác sĩ ở hiện trường bảo, tám điểm glasgow.”
“Mã đỏ, cần bác sĩ thần kinh.” Bác sĩ Đức Huy nói lớn.
Bác sĩ khoa thần kinh liền chạy tới. “Đây.”
Một băng ca khác được chuyển đến, bác sĩ Đức Huy nhìn thấy gãy xương chân. “Mã vàng, gãy xương chân.”
Y tá Ly liền bước tới. “Đi phía này.” Cô chỉ tay về khu tạm lưu.” Vừa đi theo băng ca, cô vừa nói. “Ở đây cần một bác sĩ.”
“Mã đỏ, để tôi.” Bác sĩ Đình Trí phản ứng nhanh khi thấy nạn nhân tiếp theo.
Những người từng làm việc với bác sĩ Đức Huy, hoặc làm việc ở phòng cấp cứu đều nắm bắt, phản ứng nhanh khi nạn nhân được chuyển vào. Nhịp độ, ứng biến, mọi người như thể một “team” làm việc nhuần nhuyễn, hiểu ý, phụ trợ lẫn nhau.
Trong khi đó một vài y tá, bác sĩ vẫn bị động chưa biết mình nên làm gì, không thể bắt kịp được guồng máy đang hoạt động suôn sẻ kia. Điều này không phải là lỗi tại họ, mà thuộc về trách nhiệm của người quản lý, điều mà bác sĩ Đức Huy cũng thừa hiểu được.
Do vậy, bác sĩ Đức Huy liền phân công. “Bên này cần một người giúp siêu âm.”
“Đây.” Một bác sĩ nghĩ mình có thể làm được việc này.
“Cần người đặt ống nội khí quản.” Bác sĩ Huy tiếp tục ra lệnh.
Một bác sĩ trẻ khác liền chạy tới. “Dạ đây ạ.”
Bác sĩ Huy đảo mắt nhìn nhanh. “Giường số mười hai cần một y tá phụ giúp.”
“Vâng.” Một y tá lập tức chạy tới.
Viện phó Tùng gật đầu cảm thấy vừa ý, niềm tin của ông đặt không sai chỗ. Phòng cấp cứu hỗn loạn như vậy, nhưng giờ đã nằm trong sự kiểm soát của bác sĩ Huy. Lý do ông để cho vị bác sĩ này chỉ đạo, cũng bởi lẽ Huy đã có nhiều kinh nghiệm trong những đợt cấp cứu thảm họa.
“Nạn nhân bị bỏng nặng.” Nhân viên cứu hộ thông báo.
“Anh di chuyển qua đây giúp.” Bác sĩ Huy ra lệnh chuyển nạn nhân từ băng ca sang giường bệnh. “Hai, ba.” Anh nói. “Cảm ơn mấy anh.” Đảo mắt nhìn quanh thấy một y tá đang đứng gần đó. “Y tá.”
Y tá nghe tiếng gọi liền đáp. “Vâng, bác sĩ.”
“Giúp tôi cởi bỏ quần áo nạn nhân.” Bác sĩ Huy phân công.
Bác sĩ Mai Lan chạy tới. “Em có thể giúp được gì ạ?”
Những lúc cấp cứu thảm họa như thế này, mọi người cần phải chủ động hỗ trợ lẫn nhau. Không thuộc chuyên môn thì hãy giúp đỡ những gì mình biết. Đấy là bài học mà mọi người cần phải nắm vững. Do vậy khi những bác sĩ khác đứng chình ình ra, thì cô và một vài người đã xông xáo chạy đi hỗ trợ.
“Rửa sạch vết thương, phá các mụn nước, bôi thuốc mỡ.” Bác sĩ Huy vừa làm, vừa nói. “Em làm giúp được chứ?”
Bác sĩ Mai Lan gật đầu. “Dạ được.”
Bác sĩ Đức Huy nhìn y tá. “Truyền Ringer Lactate, 20ml/kg, một giờ đầu.”
“Ringer Lactate, 20ml/kg, một giờ đầu.” Y tá nhắc lại theo quy trình.
Bác sĩ Đức Huy ghi nhanh vài ghi chú rồi nhắc. “Hãy dùng Cephalosporin thế hệ ba nhé.” Đây là kháng sinh dùng trong trường hợp nguy cơ nhiễm trùng cao.
“Em nhớ rồi ạ.” Y tá đáp.
Bác sĩ Huy lập tức chạy đi. “Bác sĩ Hứa.”
Bác sĩ Hứa đứng gần đó đáp. “Vâng.”
“Nạn nhân giường số tám, bỏng cấp độ ba. Trông cậy vào bác sĩ.” Bác sĩ Hứa chuyên xử lý các ca bỏng, nên Đức Huy rất an tâm giao bệnh nhân lại.
“Ok, sếp.” Bác sĩ Hứa vừa đáp, vừa xử lý nạn nhân trước mặt.
Bác sĩ Mai Lan sau khi thực hiện những việc được giao, bác sĩ Hứa cũng đã có mặt để tiếp tục chữa trị bệnh nhân. Vì thấy mình không có chuyên môn, cũng như bác sĩ Hứa bảo nên tranh thủ tiếp nhận cứu chữa bệnh nhân khác, Mai Lan liền vâng lời di chuyển.
“Đã tiêm 0,5 mg atropin, thưa bác sĩ.” Một y tá nói.
Bác sĩ Đức Huy từ tốn nói. “Cảm ơn chị.” Anh bắt đầu sát khuẩn vùng làm thủ thuật dẫn lưu màng phổi.
Bác sĩ Mai Lan lúc này bước tới, nhìn thấy bác sĩ Huy đang chọc thăm dò ở khoang liên sườn bốn, năm, cô liền ngầm đoán. “Dẫn lưu màng phổi?” Chợt thấy mình quên kính ngữ, cô liền nói thêm. “Ạ.”
“Vâng.” Bác sĩ Huy đáp ngắn gọn khi trong quá trình chọc thăm dò màng phổi. Sau đó anh tiếp tục rạch da khoảng 0,7 cm, rồi dùng kẹp tách các thớ cơ thành ngực.
Mai Lan chăm chú quan sát cách bác sĩ Huy đặt dẫn lưu vào khoang màng phổi. Kẹp đầu ngoài ống dẫn lưu, luồn ống dẫn lưu, đẩy vào khoang màng phổi. Một loạt các thao tác khó nhằn như vậy, cần phải luyện tập, thực hành nhiều lần mới có thể thuần thục. Vậy mà bác sĩ Huy lại thực hiện nhanh nhẹn, chuẩn xác, không một động tác thừa, như thể bảo người tốt nghiệp đại học chuyên toán làm phép tính cộng vậy.
Đức Huy sau khi nối ống dẫn lưu, anh cố định ống vào da bằng một đường chỉ. Rồi đặt một đường khâu chữ U quanh ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra. Lúc này thì tiếng còi hú xe cứu thương lại vang lên, nhận thấy nữ bác sĩ đang rảnh tay, anh liền nói. “Mai Lan, em tháo kẹp ra, nối với máy hút. Sau đó chụp phim kiểm tra vị trí ống dẫn, và độ giãn nở của phổi giúp anh được không?”
Mai Lan bất ngờ khi bác sĩ Huy gọi tên mình. Cô há hốc đứng hình nhìn anh.
Không thấy trả lời, Đức Huy gặng hỏi. “Mai Lan?”
“Dạ?” Lúc này Mai Lan mới giật mình đáp. “Dạ được bác sĩ.”
Đức Huy vỗ vai. “Trông cậy vào em nhé.” Anh lao ra phía cửa và nhận ra bóng hình quen thuộc đang chạy vào, là cậu nhóc.
Nhật Minh vừa đẩy băng ca, vừa nói. “Anh Huy, nạn nhân có nguy cơ bị chèn ép tim.”
Đức Huy gật đầu. “Mọi người di chuyển phía này.” Anh chỉ tay về phía khu cấp cứu hồi sức. “Hai, ba.” Anh cùng Nhật Minh và nhân viên khiêng nạn nhân từ băng ca sang giường. “Máy siêu âm.”
Một y tá đáp. “Dạ vâng.”
“Em đi kiểm tra vết thương đi.” Đức Huy nhận ra Nhật Minh đang khoác trên mình trang phục cấp cứu thảm họa. Mình mẩy trầy xước, bầm dập, bụi bặm, tay băng bó, máu me văng khắp áo, anh nghĩ cu cậu đã ở hiện trường.
Nhật Minh lắc đầu. “Dạ, em không sao. Em có thể giúp mọi người.”
Đức Huy lo lắng sức khỏe cho Nhật Minh, khi thấy mặt cu cậu trắng bệch, hơi thở dồn dập, chưa kể đến vết thương có thể đang gặp phải. “Giờ em cần phải nghỉ ngơi và kiểm tra vết thương.”
Nhật Minh không chịu. “Em vẫn khỏe. Em vẫn có thể giúp mọi người.”
Đức Huy nhíu mày. “Tình hình bây giờ đã được kiểm soát rồi. Mọi người vẫn có thể xử lý được. Giờ em cần phải nghỉ ngơi cho khỏe. Nếu em ở đây, ngày mai ai sẽ thay mọi người cứu chữa bệnh nhân?”
Nhật Minh nghĩ cũng thấy hợp lý. Mai ai sẽ thay những bác sĩ, y tá trực cấp cứu thâu đêm này.
“Máy siêu âm đây ạ.” Một y tá đẩy tới.
Đức Huy liền nói. “Em giúp anh đưa bác sĩ này đi kiểm tra vết thương.” Anh nhìn Nhật Minh chậc lưỡi. “Đi đi, đừng ở đó làm phiền anh.”
Trưởng khoa Tim mạch Thùy Oanh lúc này cũng có mặt ở bệnh viện. Cô nhanh chóng chạy tới khu cấp cứu để phụ giúp mọi người. Nếu không phải vì kẹt xe, cô đã tới sớm hơn. “Em có thể giúp gì đây?”
Đức Huy lúc này đang xem hình ảnh siêu âm cùng với bác sĩ Mai Lan. Thấy ánh mắt mong mỏi muốn giúp đỡ, anh nhìn một vài giây rồi nói. “Nạn nhân bị chèn ép tim, cần phải phẫu thuật gấp, em có thể giúp anh không?”
Trưởng khoa Thùy Oanh gật đầu. “Được.”
Đức Huy quay sang Mai Lan. “Em còn sức để phụ mổ ca phẫu thuật này không?” Anh thấy cô nhóc này tối nay chạy hơi nhiều.
“Dạ được.” Mai Lan hớn hở đáp.
“Vậy em phụ mổ cho trưởng khoa Oanh nhé.” Đức Huy quay sang Thùy Oanh. “Mai Lan sẽ thuật lại cho em một vài chi tiết về bệnh án. Tối nay cô nhóc hơi vất vả.”
Trưởng khoa Thùy Oanh mỉm cười đầy tự hào. “Vậy em đi chuẩn bị đây.”
Mai Lan cũng nói. “Dạ, em đi luôn bác sĩ.”
Anh gật đầu rồi bấm điện thoại. “Em, Đức Huy đây, có một ca cần phẫu thuật gấp. Anh chuẩn bị phòng phẫu thuật giúp em với.”
“Code Orange”, mã màu cam được sử dụng để thông báo tình trạng khẩn cấp bên ngoài, như thảm họa, thương vong hàng loạt, các sự cố hạt nhân, hóa học, sinh học… Và khi mã “Code Orange” được thông báo, có nghĩa toàn bộ các nhân viên y tế, từ bác sĩ cho đến y tá, tất cả đều phải khẩn trương, chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu nạn nhân.
“Code Orange.” Một bác sĩ nhận được thông báo liền tức tốc chạy đi.
Nữ y tá đang nói chuyện với đồng nghiệp cũng hoảng hốt. “Là Code Orange.”
“Mã cam.” Một y tá khác thông báo.
Hệ thống loa phát thông báo trong bệnh viện bất ngờ vang lên. “Code Orange, Code Orange. Mã cam, mã cam, yêu cầu mọi nhân viên y tế phải sẵn sàng.”
Phía dưới phòng cấp cứu, đèn báo hiệu liên tục nhấp nháy ánh cam và tiếng còi hú. Âm thanh nhỏ nhẹ không khiến người nghe phải giật mình, cường độ chỉ như chuông báo điện thoại mang theo.
“Là mã cam.” Một y tá nhận thấy liền thốt lên.
Bác sĩ Đức Huy nói lớn. “Mọi người sẵn sàng nào.” Anh lập tức mang bao tay, khẩu trang và đồ phẫu thuật vào.
Bác sĩ Mai Lan của khoa Tim mạch cũng xuất hiện. Trước mặt cô, một bác sĩ thân hình cao to đang đứng trước cửa phòng cấp cứu. Nhìn thần thái uy nghi, dáng vẻ trang nghiêm, cả người toát ra vẻ khí chất điềm tĩnh, mạnh mẽ, như thể sẵn sàng đón nhận bất cứ hiểm nguy, gian nan nào xuất hiện sau cánh cửa ấy.
Làm việc ở bệnh viện lâu như vậy, tiếp xúc với đủ loại người, nhưng khí khái oai phong toát ra như vậy, lại là người đầu tiên cô nhìn thấy. Bóng lưng săn chắc đầy cuốn hút ấy, khiến cô không thể rời mắt, mặc dù nhiều bác sĩ nam khác đang xuất hiện.
“Có bác sĩ Huy đây rồi, tôi cảm thấy an tâm hơn hẳn.” Bác sĩ Đình Trí bước tới đứng bên cạnh.
Bác sĩ Đức Huy mắt vẫn nhìn thẳng ra bên ngoài. “Chào phó khoa.”
Mai Lan đứng phía sau nhanh chóng nhận ra, một trời, một vực là có thật. Phó khoa của cô cũng giỏi thật đấy, nhưng khi đứng bên cạnh vị bác sĩ kia, cô lại thấy khập khiễng vô cùng, từ khí chất, chiều cao, đến dáng vẻ oai phong của một nam thần.
“Chào viện phó.” Một bác sĩ nói.
Mai Lan quay lại và thấy viện phó Tùng bước tới. “Dạ, chào viện phó.”
Bác sĩ Huy quay lại cúi nhẹ đầu chào.
Phó khoa Tim mạch, bác sĩ Đình Trí cũng lên tiếng. “Chào viện phó.”
Viện phó Tùng đứng giữa mọi người nói lớn. “Như mọi người đã biết, không những bệnh viện của chúng ta thông báo Code Orange, mà những bệnh viện khác đều đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Vụ nổ ở khu Bình An đã gây ra rất nhiều thương vương, bệnh viện của chúng là một trong những bệnh viện gần hiện trường tai nạn nhất.”
Khu Bình An, Mai Lan vừa xem tin tức xong, thảm họa đáng tiếc đối với người dân của Thanh Hải.
“Do vậy, sẽ có nhiều nạn nhân được đưa tới bệnh viện.” Viện phó Tùng nói. “Với tư cách là người có quyền hạn cao nhất tại thời điểm này, tôi xin chỉ định bác sĩ Đức Huy.” Ông chỉ tay sang. “Là người sẽ chịu trách nhiệm, quản lý việc ứng phó thảm họa. Tôi yêu cầu mọi người phải nghe theo sự hướng dẫn, sắp xếp, cũng như phân công của bác sĩ Huy. Ai cãi lệnh, hoặc phản đối sẽ bị bệnh viện xử lý kỷ luật theo quy định.” Ông hất cằm ra lệnh cho bác sĩ Huy phát biểu.
Thì ra vị bác sĩ này là Đức Huy. Cô đã tiếp xúc vài lần, nhưng sao bây giờ mới cảm thấy ấn tượng.
Bác sĩ Đức Huy từ tốn nói. “Chúng ta sẽ phân loại nạn nhân theo quy định cấp cứu hàng loạt. Những nạn nhân đeo vòng màu đỏ, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực cấp cứu, hồi sức. Nạn nhân đeo vòng màu vàng, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực phòng tạm lưu để theo dõi. Nạn nhân đeo vòng màu xanh, chúng ta sẽ chuyển sang khu vực chờ để quan sát.”
Lúc mới vào bệnh viện, Mai Lan đã từng đi tập huấn về vấn đề này.
“Chị Ly, hãy liên lạc với phòng công tác xã hội và bảo họ chúng ta cần nhân viên tư vấn tâm lý.” Bác sĩ Đức Huy nghĩ sẽ có nhiều nạn nhân bị hoảng loạn. “Trong số mọi người, ai là bác sĩ thuộc khoa Thần kinh và Chấn thương Chỉnh hình?” Những nạn nhân đầu tiên đang trên đường chuyển tới bệnh viện đều thuộc những khoa này.
Một vài bác sĩ giơ cánh tay lên.
Tiếng còi hú bắt đầu vang to dần, bác sĩ Đức Huy gật đầu rồi liền nói. “Mong mọi người giúp đỡ.”
Cửa phòng cấp cứu mở ra, nhân viên cứu hộ đẩy băng ca cấp cứu vào. “Nạn nhân chấn thương vùng đầu, huyết áp giảm, vừa mất ý thức. Bác sĩ ở hiện trường bảo, tám điểm glasgow.”
“Mã đỏ, cần bác sĩ thần kinh.” Bác sĩ Đức Huy nói lớn.
Bác sĩ khoa thần kinh liền chạy tới. “Đây.”
Một băng ca khác được chuyển đến, bác sĩ Đức Huy nhìn thấy gãy xương chân. “Mã vàng, gãy xương chân.”
Y tá Ly liền bước tới. “Đi phía này.” Cô chỉ tay về khu tạm lưu.” Vừa đi theo băng ca, cô vừa nói. “Ở đây cần một bác sĩ.”
“Mã đỏ, để tôi.” Bác sĩ Đình Trí phản ứng nhanh khi thấy nạn nhân tiếp theo.
Những người từng làm việc với bác sĩ Đức Huy, hoặc làm việc ở phòng cấp cứu đều nắm bắt, phản ứng nhanh khi nạn nhân được chuyển vào. Nhịp độ, ứng biến, mọi người như thể một “team” làm việc nhuần nhuyễn, hiểu ý, phụ trợ lẫn nhau.
Trong khi đó một vài y tá, bác sĩ vẫn bị động chưa biết mình nên làm gì, không thể bắt kịp được guồng máy đang hoạt động suôn sẻ kia. Điều này không phải là lỗi tại họ, mà thuộc về trách nhiệm của người quản lý, điều mà bác sĩ Đức Huy cũng thừa hiểu được.
Do vậy, bác sĩ Đức Huy liền phân công. “Bên này cần một người giúp siêu âm.”
“Đây.” Một bác sĩ nghĩ mình có thể làm được việc này.
“Cần người đặt ống nội khí quản.” Bác sĩ Huy tiếp tục ra lệnh.
Một bác sĩ trẻ khác liền chạy tới. “Dạ đây ạ.”
Bác sĩ Huy đảo mắt nhìn nhanh. “Giường số mười hai cần một y tá phụ giúp.”
“Vâng.” Một y tá lập tức chạy tới.
Viện phó Tùng gật đầu cảm thấy vừa ý, niềm tin của ông đặt không sai chỗ. Phòng cấp cứu hỗn loạn như vậy, nhưng giờ đã nằm trong sự kiểm soát của bác sĩ Huy. Lý do ông để cho vị bác sĩ này chỉ đạo, cũng bởi lẽ Huy đã có nhiều kinh nghiệm trong những đợt cấp cứu thảm họa.
“Nạn nhân bị bỏng nặng.” Nhân viên cứu hộ thông báo.
“Anh di chuyển qua đây giúp.” Bác sĩ Huy ra lệnh chuyển nạn nhân từ băng ca sang giường bệnh. “Hai, ba.” Anh nói. “Cảm ơn mấy anh.” Đảo mắt nhìn quanh thấy một y tá đang đứng gần đó. “Y tá.”
Y tá nghe tiếng gọi liền đáp. “Vâng, bác sĩ.”
“Giúp tôi cởi bỏ quần áo nạn nhân.” Bác sĩ Huy phân công.
Bác sĩ Mai Lan chạy tới. “Em có thể giúp được gì ạ?”
Những lúc cấp cứu thảm họa như thế này, mọi người cần phải chủ động hỗ trợ lẫn nhau. Không thuộc chuyên môn thì hãy giúp đỡ những gì mình biết. Đấy là bài học mà mọi người cần phải nắm vững. Do vậy khi những bác sĩ khác đứng chình ình ra, thì cô và một vài người đã xông xáo chạy đi hỗ trợ.
“Rửa sạch vết thương, phá các mụn nước, bôi thuốc mỡ.” Bác sĩ Huy vừa làm, vừa nói. “Em làm giúp được chứ?”
Bác sĩ Mai Lan gật đầu. “Dạ được.”
Bác sĩ Đức Huy nhìn y tá. “Truyền Ringer Lactate, 20ml/kg, một giờ đầu.”
“Ringer Lactate, 20ml/kg, một giờ đầu.” Y tá nhắc lại theo quy trình.
Bác sĩ Đức Huy ghi nhanh vài ghi chú rồi nhắc. “Hãy dùng Cephalosporin thế hệ ba nhé.” Đây là kháng sinh dùng trong trường hợp nguy cơ nhiễm trùng cao.
“Em nhớ rồi ạ.” Y tá đáp.
Bác sĩ Huy lập tức chạy đi. “Bác sĩ Hứa.”
Bác sĩ Hứa đứng gần đó đáp. “Vâng.”
“Nạn nhân giường số tám, bỏng cấp độ ba. Trông cậy vào bác sĩ.” Bác sĩ Hứa chuyên xử lý các ca bỏng, nên Đức Huy rất an tâm giao bệnh nhân lại.
“Ok, sếp.” Bác sĩ Hứa vừa đáp, vừa xử lý nạn nhân trước mặt.
Bác sĩ Mai Lan sau khi thực hiện những việc được giao, bác sĩ Hứa cũng đã có mặt để tiếp tục chữa trị bệnh nhân. Vì thấy mình không có chuyên môn, cũng như bác sĩ Hứa bảo nên tranh thủ tiếp nhận cứu chữa bệnh nhân khác, Mai Lan liền vâng lời di chuyển.
“Đã tiêm 0,5 mg atropin, thưa bác sĩ.” Một y tá nói.
Bác sĩ Đức Huy từ tốn nói. “Cảm ơn chị.” Anh bắt đầu sát khuẩn vùng làm thủ thuật dẫn lưu màng phổi.
Bác sĩ Mai Lan lúc này bước tới, nhìn thấy bác sĩ Huy đang chọc thăm dò ở khoang liên sườn bốn, năm, cô liền ngầm đoán. “Dẫn lưu màng phổi?” Chợt thấy mình quên kính ngữ, cô liền nói thêm. “Ạ.”
“Vâng.” Bác sĩ Huy đáp ngắn gọn khi trong quá trình chọc thăm dò màng phổi. Sau đó anh tiếp tục rạch da khoảng 0,7 cm, rồi dùng kẹp tách các thớ cơ thành ngực.
Mai Lan chăm chú quan sát cách bác sĩ Huy đặt dẫn lưu vào khoang màng phổi. Kẹp đầu ngoài ống dẫn lưu, luồn ống dẫn lưu, đẩy vào khoang màng phổi. Một loạt các thao tác khó nhằn như vậy, cần phải luyện tập, thực hành nhiều lần mới có thể thuần thục. Vậy mà bác sĩ Huy lại thực hiện nhanh nhẹn, chuẩn xác, không một động tác thừa, như thể bảo người tốt nghiệp đại học chuyên toán làm phép tính cộng vậy.
Đức Huy sau khi nối ống dẫn lưu, anh cố định ống vào da bằng một đường chỉ. Rồi đặt một đường khâu chữ U quanh ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra. Lúc này thì tiếng còi hú xe cứu thương lại vang lên, nhận thấy nữ bác sĩ đang rảnh tay, anh liền nói. “Mai Lan, em tháo kẹp ra, nối với máy hút. Sau đó chụp phim kiểm tra vị trí ống dẫn, và độ giãn nở của phổi giúp anh được không?”
Mai Lan bất ngờ khi bác sĩ Huy gọi tên mình. Cô há hốc đứng hình nhìn anh.
Không thấy trả lời, Đức Huy gặng hỏi. “Mai Lan?”
“Dạ?” Lúc này Mai Lan mới giật mình đáp. “Dạ được bác sĩ.”
Đức Huy vỗ vai. “Trông cậy vào em nhé.” Anh lao ra phía cửa và nhận ra bóng hình quen thuộc đang chạy vào, là cậu nhóc.
Nhật Minh vừa đẩy băng ca, vừa nói. “Anh Huy, nạn nhân có nguy cơ bị chèn ép tim.”
Đức Huy gật đầu. “Mọi người di chuyển phía này.” Anh chỉ tay về phía khu cấp cứu hồi sức. “Hai, ba.” Anh cùng Nhật Minh và nhân viên khiêng nạn nhân từ băng ca sang giường. “Máy siêu âm.”
Một y tá đáp. “Dạ vâng.”
“Em đi kiểm tra vết thương đi.” Đức Huy nhận ra Nhật Minh đang khoác trên mình trang phục cấp cứu thảm họa. Mình mẩy trầy xước, bầm dập, bụi bặm, tay băng bó, máu me văng khắp áo, anh nghĩ cu cậu đã ở hiện trường.
Nhật Minh lắc đầu. “Dạ, em không sao. Em có thể giúp mọi người.”
Đức Huy lo lắng sức khỏe cho Nhật Minh, khi thấy mặt cu cậu trắng bệch, hơi thở dồn dập, chưa kể đến vết thương có thể đang gặp phải. “Giờ em cần phải nghỉ ngơi và kiểm tra vết thương.”
Nhật Minh không chịu. “Em vẫn khỏe. Em vẫn có thể giúp mọi người.”
Đức Huy nhíu mày. “Tình hình bây giờ đã được kiểm soát rồi. Mọi người vẫn có thể xử lý được. Giờ em cần phải nghỉ ngơi cho khỏe. Nếu em ở đây, ngày mai ai sẽ thay mọi người cứu chữa bệnh nhân?”
Nhật Minh nghĩ cũng thấy hợp lý. Mai ai sẽ thay những bác sĩ, y tá trực cấp cứu thâu đêm này.
“Máy siêu âm đây ạ.” Một y tá đẩy tới.
Đức Huy liền nói. “Em giúp anh đưa bác sĩ này đi kiểm tra vết thương.” Anh nhìn Nhật Minh chậc lưỡi. “Đi đi, đừng ở đó làm phiền anh.”
Trưởng khoa Tim mạch Thùy Oanh lúc này cũng có mặt ở bệnh viện. Cô nhanh chóng chạy tới khu cấp cứu để phụ giúp mọi người. Nếu không phải vì kẹt xe, cô đã tới sớm hơn. “Em có thể giúp gì đây?”
Đức Huy lúc này đang xem hình ảnh siêu âm cùng với bác sĩ Mai Lan. Thấy ánh mắt mong mỏi muốn giúp đỡ, anh nhìn một vài giây rồi nói. “Nạn nhân bị chèn ép tim, cần phải phẫu thuật gấp, em có thể giúp anh không?”
Trưởng khoa Thùy Oanh gật đầu. “Được.”
Đức Huy quay sang Mai Lan. “Em còn sức để phụ mổ ca phẫu thuật này không?” Anh thấy cô nhóc này tối nay chạy hơi nhiều.
“Dạ được.” Mai Lan hớn hở đáp.
“Vậy em phụ mổ cho trưởng khoa Oanh nhé.” Đức Huy quay sang Thùy Oanh. “Mai Lan sẽ thuật lại cho em một vài chi tiết về bệnh án. Tối nay cô nhóc hơi vất vả.”
Trưởng khoa Thùy Oanh mỉm cười đầy tự hào. “Vậy em đi chuẩn bị đây.”
Mai Lan cũng nói. “Dạ, em đi luôn bác sĩ.”
Anh gật đầu rồi bấm điện thoại. “Em, Đức Huy đây, có một ca cần phẫu thuật gấp. Anh chuẩn bị phòng phẫu thuật giúp em với.”