Chương 46
“Nếu Nhi không kể, thì chắc Trân không bao giờ biết được.” Ngọc Trân thắc mắc. “Nhưng sao mọi người lại không nói gì vậy ta?” Cô nói vậy thôi, chứ nếu tin tức Yến Nhi bị mất trí nhớ lan sang Mỹ, thì có lẽ Quang Vinh đã về nước từ sớm.
Yến Nhi giải thích. “Vì chuyện cũng không vui vẻ gì, nên mọi người mới quyết định giữ bí mật.”
“Tội nghiệp bà ghê á.” Tuệ Linh thấy thương bạn mình. “Thế bác sĩ có nói khi nào bà lấy lại được trí nhớ không?”
Yến Nhi lắc đầu. “Không. Họ bảo trường hợp này không chắc chắn nói được.” Cô nhìn đồng hồ cũng đã trễ giờ. “Thôi mọi người ngồi lại chơi nha, Nhi có hẹn nên phải về trước.”
Ngọc Trân gật đầu. “Ừm, Nhi đi trước đi.”
“Bữa sau gặp nhau ha.” Tuệ Linh khẽ cười.
“Ừm, bữa sau gặp.” Yến Nhi đứng dậy vẫy tay. “Nhi đi trước nha.”
Đợi Yến Nhi đi khỏi, Tuệ Linh mới nói. “Tội nghiệp bà ấy nhỉ. Tụi mình không biết nên cứ trách bà ấy. Tự dưng thấy đau lòng dễ sợ.”
Thu Hà nhếch môi. “Thấy đáng lắm.”
“Bà nói gì vậy?” Tuệ Linh không thể chấp nhận.
Thu Hà hứ lên. “Tôi nói không đúng à. Ngày xưa gian trá, mập mờ với cha Vinh, khiến con Trân khổ lên, khổ xuống. Ăn ở ác đức, đùa giỡn tình cảm của người khác, gặp tai nạn là đúng rồi.”
Tuệ Linh lắc đầu ngán ngẩm. Người phụ nữ này cô cảm thấy cạn lời, không thể khuyên bảo. Lớn rồi tưởng tính tình thay đổi, ai ngờ vẫn như vậy.
Ngọc Trân lúc này ngồi suy nghĩ, nếu như Yến Nhi không mất trí nhớ, thì có lẽ sự ghét bỏ Quang Vinh ngày xưa vẫn còn trong ký ức. Nhưng giờ mất trí nhớ rồi, những sự kiện xảy ra năm xưa giờ không còn lưu trữ. Vậy nếu Quang Vinh cưa cẩm lại, Yến Nhi bị tán đổ thì sao. Không được, cô phải giữ bí mật chuyện này. Quang Vinh không thể biết.
“Chuyện này hai bà nhớ giữ bí mật, đừng nói với ai hết nha.” Ngọc Trân dặn dò.
Lúc này ở bên ngoài, Yến Nhi liên tục điện thoại cho Nhật Minh, nhưng điện thoại lại không liên lạc được. Nghĩ đến việc anh bận đột xuất, cô đành nhìn lên trời thở dài. Chắc anh đang phẫu thuật cho bệnh nhân nào đó thôi.
Trong khi đó nói về Nhật Minh, sau cú va chạm bất ngờ, đầu anh đã đập vào túi khí. Cả tòa nhà đổ ầm xuống về phía anh. May mắn anh không hề hấn gì, mặc dù nếu tảng đá lớn kia chỉ bay lệch vài phân, hẳn nó sẽ không găm thẳng xuống mui xe anh như vậy. Một tiếng nổ nữa lại vang lên khiến anh phải giật mình. Đảo mắt nhìn quanh, dòng xe phía trước bị kẹt cứng, tiếng còi inh ỏi vang lên không ngừng, người thì tháo chạy, kẻ thì đang gào thét gì đó.
Lật đật mở cửa xe bước ra để quan sát tình hình, mọi thứ đang hiện diện trước mắt, khiến anh vô cùng ngạc nhiên. Xe, chiếc thì đâm sầm lấy nhau, chiếc bị chôn vùi trong đất đá, chiếc bị cột đèn ngã đè xuống, chiếc thì bị lật tung lên trời. Người thì nằm trên mặt đất, kẻ thì loạng choạng đứng dậy, tiếng la hét xen lẫn tiếng gào khóc vang lên.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, anh lập tức lấy lại bình tĩnh và móc điện thoại gọi cứu hộ. “Alo, tôi là bác sĩ Nguyễn Nhật Minh của bệnh viện Hoàng Gia. Đã xảy ra một vụ nổ lớn ở khu Bình An, quận Thanh Hà.” Anh đảo mắt nhìn quanh. “Nhiều tòa nhà đã đổ sập, nhiều người đang bị thương, xin mọi người tới nhanh.” Anh lập tức cúp máy rồi lao đi.
Nghe tiếng kêu thất thanh phía trước, Nhật Minh nhanh chóng lao tới. “Em là bác sĩ, để em kiểm tra giúp chị.” Anh lay bệnh nhân. “Chú ơi.” Không phản ứng, anh kiểm tra đồng tử thì thấy giãn. “Chú bất tỉnh lâu chưa chị?”
“Ông ấy vừa mới ngất đi.” Người phụ nữ bên cạnh òa khóc.
Kiểm tra nhịp thở bằng cách đặt tai vào gần miệng và mũi của ông chú. Không thấy dấu hiệu, anh liền đặt tay lên cổ của ông chú để kiểm tra mạch cảnh. Tiếp đến là mạch ở cổ tay. Không thấy mạch đập, anh lập tức quỳ xuống để CPR theo quy trình cấp cứu. Đặt một tay lên ngực ông chú, đặt chồng tay kia lên, đan vào nhau và bắt đầu quá trình ép tim.
“Ông ấy không sao phải không bác sĩ?” Người phụ nữ mếu máo.
Vì quá tập trung nên anh không thể trả lời người phụ nữ. Sau khi ép tim, anh liền thổi hơi vào miệng ông chú. Cứ ba mươi lần ép tim thì hai lần thổi ngạt. Anh liên tục thực hiện quy trình CPR – hồi sức tim phổi đã được huấn luyện từ thời sinh viên y khoa. Cuối cùng thì nỗ lực của anh đã thành công, khi mạch đã đập và ông chú cũng đã thở lại. Tuy yếu nhưng đó là dấu hiệu của sự sống đã trở về.
Anh mệt nhọc nói. “Chị có bút đó không?”
“Hả?” Người phụ nữ chưa hiểu.
Anh nhắc lại. “Bút viết?” Anh quơ tay ra hiệu.
Người phụ nữ lắc đầu. “Không có bác sĩ ạ.”
Anh nghĩ ngợi. “Thế son môi?”
“Có.” Người phụ nữ lục trong túi áo và lấy ra thỏi son.
Anh lập tức xắn tay áo ông chú lên và ghi dòng chữ “mã ĐỎ - vừa CPR xong”. Trong cấp cứu thảm họa có quy định bốn ký hiệu màu. Đỏ là càng nhanh càng tốt, cần ưu tiên cấp cứu, mức độ nặng, có thể tử vong. Màu vàng là có thể chuyển biến nặng, mức độ vừa. Màu xanh là không có tổn thương đáng kể, trấn an tinh thần, mức độ nhẹ. Màu đen là đã tử vong, không cần cấp cứu, không còn hy vọng.
“Chị ở đây, cố gắng trò chuyện với chú để duy trì sự tỉnh táo. Nếu chú lại ngất đi, hoặc mạch không đập, chị cứ thực hiện CPR.” Anh quên là người bình thường không thể hiểu từ gọi tắt vừa nói. “Thực hiện hồi sức tim phổi như em vừa làm. Đợi khi nào nhân viên cấp cứu tới, chị hãy bảo chú vừa ngừng tim, mới hồi sức tim phổi xong. Cần đưa về bệnh viện để kiểm tra.” Anh dặn dò. “Ba mươi lần ép tim, thì hai lần thổi ngạt. Chị nhớ chứ?”
Người phụ nữ gật đầu nhắc lại. “Ba mươi lần ép tim thì hai lần thổi ngạt.”
“Đúng rồi.” Anh giơ thỏi sơn lên. “Em mượn nhé.” Sau đó anh tiếp tục chạy tới những người bị thương khác.
Lẽ ra anh phải ở lại bên chú ấy, nhưng với tình hình nhiều người đang bị thương, anh buộc lòng phải lao đi và giao lại cho chị ấy. Tình hình hiện tại đang rất nguy cấp và hiện tại chỉ có mỗi anh.
Nhân viên cứu hộ cuối cùng cũng có mặt. “Anh là người vừa sơ cứu các nạn nhân?” Anh chàng hỏi khi thấy vài bệnh nhân được phân loại bằng son môi.
“Vâng, tôi là bác sĩ ở bệnh viện Hoàng Gia.” Vừa làm thủ thật CPR, Nhật Minh vừa quay lại nói. “Anh có thể cho tôi mượn bảng màu phân loại và dụng cụ sơ cứu được không?”
“Được, được, anh cứ cầm lấy.” Nam nhân viên dặn dò. “Cô ở lại giúp đỡ vị bác sĩ này nhé.” Nói xong anh chàng chạy đi.
“Dạ vâng.” Nhân viên y tá hỏi. “Em có thể giúp được gì cho bác sĩ?” Vừa hỏi, cô vừa soi đèn pin chiếu sáng.
Nhật Minh hỏi. “Em tên gì?” Trong tình hình hoảng loạn này, anh cần biết tên để gọi vào những lúc cần thiết.
“Xuyến ạ.” Y tá đáp.
“Em có đem máy sốc điện cầm tay đúng không?” Nhật Minh nghĩ tới lúc sốc tim nạn nhân. “Chuẩn bị giúp anh, mức 150 J.”
Y tá Xuyến hiểu “J” là gọi tắt của từ “Joules”, biểu thị cho năng lượng của máy sốc điện. “Dạ vâng.” Khởi động máy, vặn mức 150 J, Y tá Xuyến hô lớn. “Chuẩn bị. Shock”.
Sau khi phóng điện, ngực nạn nhân liền nảy lên. Nhanh chóng kiểm tra mạch, không thấy dấu hiệu đập lại, Nhật Minh liền nói. “Mức 200 J.”
Y tá Xuyến thực hiện thao tác của mình. “200 J. Chuẩn bị. Shock.”
Lần này khi kiểm tra thì Nhật Minh đã thấy mạch đập lại. “Xuyến, lấy anh bảng màu.”
Y tá Xuyến đã chuẩn bị trước. “Dạ đây ạ.” Cô đưa thêm bút viết.
Nhật Minh nhanh chóng lấy nhãn phân loại màu đỏ và đeo vào cổ tay nạn nhân và ghi thêm một vài ghi chú. Anh quay lại nhìn nhân viên cứu hộ hét lớn. “Mấy anh ơi.”
“Đây.” Một nhân viên cứu hộ hét lại.
Nhật Minh gật đầu ra hiệu. “Chúng ta đi thôi.”
“Bác sĩ mang tạm áo vào đã ạ.” Y tá Xuyến nhắc nhở.
“À, quên.” Nhật Minh mang vội chiếc áo dành cho nhân viên cấp cứu ở hiện trường, mục đích để phân biệt và dễ phân chia công việc.
Tiếp tục chạy tới những nạn nhân khác nằm trong đống đổ nát, với sự giúp đỡ của y tá Xuyến, mọi thao tác cấp cứu được xử lý nhanh hơn. Gãy xương đùi, sau khi cố định sơ và cầm máu, anh đeo nhãn màu vàng vào cổ tay nạn nhân. Người bị vùi trong đất đá, mạch không còn đập, cơ thể đã lạnh, anh đành buộc nhãn màu đen.
Cấp cứu trong thảm họa, mọi thứ cần phải phân loại chuẩn xác và nhanh chóng. Nhìn thấy cảnh tang thương trước mắt, xúc động cần phải được nén lại, đây là lúc cần phải tập trung cứu chữa cho nạn nhân, hơn việc bi thương than khóc. Anh và y tá Xuyến đều hiểu rõ điều đó.
“Trước mắt chị cần bình tĩnh lại đã.” Vừa khuyên, Nhật Minh vừa đeo nhãn màu xanh lên cổ tay của chị gái.
Trong khi đó, Yến Nhi lúc này đang ở nhà. Sau khi tắm rửa xong, cô ngồi xuống ghế sofa và cầm điện thoại lên. Anh vẫn chưa gọi lại, vẫn chưa nhắn tin, có nghĩa anh vẫn đang bận. Cảm thấy trống vắng, cô liền lướt mạng xã hội để xem tin tức. Mọi thứ bây giờ đều đang được phủ sóng bởi tin tức vụ nổ ở khu Bình An, khá gần nơi công ty cô làm việc. Thấy vậy cô liền mở tivi lên để xem thời sự, cô hy vọng những đồng nghiệp của mình, nếu có đi ngang qua khu Bình An thì sẽ an toàn.
“Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, nguyên nhân ban đầu dẫn đến việc sụp đổ nhiều tòa nhà ở khu Bình An, được cho là nổ đường ống khí đốt.” Âm thanh từ tivi phát ra. “Kể từ vụ thảm họa hàng không, khi máy bay mang số hiệu DMA – 8892 rơi xuống cách đây nhiều năm. Ước tính đến thời điểm hiện tại, với thương vong của vụ nổ đã lên tới hơn trăm người, đây là thảm họa lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.”
Yến Nhi chăm chú xem thời sự. Đây hẳn là lý do anh bận không nghe máy.
“Thời điểm vụ nổ xảy ra đúng với lúc tan tầm, nên khiến nhiều người đang di chuyển trên đường cũng gặp phải thương vong. Dẫn đến tình trạng kẹt xe, khiến cho công tác cứu hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường.” Hình ảnh hiện trường được phát lên, nhiều chiếc xe bị phá hủy trên đường.
Lúc này Yến Nhi thật sự hoảng hốt khi nhận ra một trong những chiếc xe trong bản tin thời sự. Chiếc Bentley màu đen với biển số “43TH – 1221” quen thuộc đang bị sắt đá đè bẹp.
“Chỉ là trùng hợp thôi đúng không?” Yến Nhi như đang tự an tâm chính mình. Cô run rẩy gọi cho anh.
Bản tin thời sự tiếp tục vang lên. “Công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành, nhiều người mắc kẹt dưới đống đổ nát đã được giải cứu, nhưng nhiều người khác hiện vẫn đang mất tích.”
“Sao lại không gọi được?” Yến Nhi lo lắng, nức nở đến mức mắt cô ngấn lệ. [Shin nghe máy đi. Sao Shin không bắt máy. Gọi lại cho Nhi đi]. Cô vô thức nhắn một loạt tin cho anh, mặc cho từ ngữ lủng củng.
Trở lại với Nhật Minh, lúc này anh đang đặt nội khí quản cho nạn nhân. Anh đặt lưỡi đèn cong ngay dưới góc tiểu thiệt và đáy lưỡi. Sau đó anh lấy ống nội khí quản, đưa vào phía bên phải của lưỡi đèn, anh đẩy nhẹ nhàng vào khí quản, vừa qua khỏi hai dây thanh âm thì dừng lại. Sau khi kiểm tra phổi nạn nhân bằng cách bóp ambu, và kiểm tra ống nội khí quản đã đúng vị trí, anh liền cố định ống bằng băng keo quanh miệng nạn nhân.
“Xong rồi.” Anh nhìn y tá Xuyến gật đầu.
“Cẩn thận.” Một nhân viên cứu hộ hét lớn.
Đúng lúc ấy, anh đảo mắt thấy được một tảng đá lớn đang rớt xuống, nhanh chóng kéo y tá Xuyến về phía mình, anh đè lên người cô để che chắn bảo vệ.
Yến Nhi giải thích. “Vì chuyện cũng không vui vẻ gì, nên mọi người mới quyết định giữ bí mật.”
“Tội nghiệp bà ghê á.” Tuệ Linh thấy thương bạn mình. “Thế bác sĩ có nói khi nào bà lấy lại được trí nhớ không?”
Yến Nhi lắc đầu. “Không. Họ bảo trường hợp này không chắc chắn nói được.” Cô nhìn đồng hồ cũng đã trễ giờ. “Thôi mọi người ngồi lại chơi nha, Nhi có hẹn nên phải về trước.”
Ngọc Trân gật đầu. “Ừm, Nhi đi trước đi.”
“Bữa sau gặp nhau ha.” Tuệ Linh khẽ cười.
“Ừm, bữa sau gặp.” Yến Nhi đứng dậy vẫy tay. “Nhi đi trước nha.”
Đợi Yến Nhi đi khỏi, Tuệ Linh mới nói. “Tội nghiệp bà ấy nhỉ. Tụi mình không biết nên cứ trách bà ấy. Tự dưng thấy đau lòng dễ sợ.”
Thu Hà nhếch môi. “Thấy đáng lắm.”
“Bà nói gì vậy?” Tuệ Linh không thể chấp nhận.
Thu Hà hứ lên. “Tôi nói không đúng à. Ngày xưa gian trá, mập mờ với cha Vinh, khiến con Trân khổ lên, khổ xuống. Ăn ở ác đức, đùa giỡn tình cảm của người khác, gặp tai nạn là đúng rồi.”
Tuệ Linh lắc đầu ngán ngẩm. Người phụ nữ này cô cảm thấy cạn lời, không thể khuyên bảo. Lớn rồi tưởng tính tình thay đổi, ai ngờ vẫn như vậy.
Ngọc Trân lúc này ngồi suy nghĩ, nếu như Yến Nhi không mất trí nhớ, thì có lẽ sự ghét bỏ Quang Vinh ngày xưa vẫn còn trong ký ức. Nhưng giờ mất trí nhớ rồi, những sự kiện xảy ra năm xưa giờ không còn lưu trữ. Vậy nếu Quang Vinh cưa cẩm lại, Yến Nhi bị tán đổ thì sao. Không được, cô phải giữ bí mật chuyện này. Quang Vinh không thể biết.
“Chuyện này hai bà nhớ giữ bí mật, đừng nói với ai hết nha.” Ngọc Trân dặn dò.
Lúc này ở bên ngoài, Yến Nhi liên tục điện thoại cho Nhật Minh, nhưng điện thoại lại không liên lạc được. Nghĩ đến việc anh bận đột xuất, cô đành nhìn lên trời thở dài. Chắc anh đang phẫu thuật cho bệnh nhân nào đó thôi.
Trong khi đó nói về Nhật Minh, sau cú va chạm bất ngờ, đầu anh đã đập vào túi khí. Cả tòa nhà đổ ầm xuống về phía anh. May mắn anh không hề hấn gì, mặc dù nếu tảng đá lớn kia chỉ bay lệch vài phân, hẳn nó sẽ không găm thẳng xuống mui xe anh như vậy. Một tiếng nổ nữa lại vang lên khiến anh phải giật mình. Đảo mắt nhìn quanh, dòng xe phía trước bị kẹt cứng, tiếng còi inh ỏi vang lên không ngừng, người thì tháo chạy, kẻ thì đang gào thét gì đó.
Lật đật mở cửa xe bước ra để quan sát tình hình, mọi thứ đang hiện diện trước mắt, khiến anh vô cùng ngạc nhiên. Xe, chiếc thì đâm sầm lấy nhau, chiếc bị chôn vùi trong đất đá, chiếc bị cột đèn ngã đè xuống, chiếc thì bị lật tung lên trời. Người thì nằm trên mặt đất, kẻ thì loạng choạng đứng dậy, tiếng la hét xen lẫn tiếng gào khóc vang lên.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, anh lập tức lấy lại bình tĩnh và móc điện thoại gọi cứu hộ. “Alo, tôi là bác sĩ Nguyễn Nhật Minh của bệnh viện Hoàng Gia. Đã xảy ra một vụ nổ lớn ở khu Bình An, quận Thanh Hà.” Anh đảo mắt nhìn quanh. “Nhiều tòa nhà đã đổ sập, nhiều người đang bị thương, xin mọi người tới nhanh.” Anh lập tức cúp máy rồi lao đi.
Nghe tiếng kêu thất thanh phía trước, Nhật Minh nhanh chóng lao tới. “Em là bác sĩ, để em kiểm tra giúp chị.” Anh lay bệnh nhân. “Chú ơi.” Không phản ứng, anh kiểm tra đồng tử thì thấy giãn. “Chú bất tỉnh lâu chưa chị?”
“Ông ấy vừa mới ngất đi.” Người phụ nữ bên cạnh òa khóc.
Kiểm tra nhịp thở bằng cách đặt tai vào gần miệng và mũi của ông chú. Không thấy dấu hiệu, anh liền đặt tay lên cổ của ông chú để kiểm tra mạch cảnh. Tiếp đến là mạch ở cổ tay. Không thấy mạch đập, anh lập tức quỳ xuống để CPR theo quy trình cấp cứu. Đặt một tay lên ngực ông chú, đặt chồng tay kia lên, đan vào nhau và bắt đầu quá trình ép tim.
“Ông ấy không sao phải không bác sĩ?” Người phụ nữ mếu máo.
Vì quá tập trung nên anh không thể trả lời người phụ nữ. Sau khi ép tim, anh liền thổi hơi vào miệng ông chú. Cứ ba mươi lần ép tim thì hai lần thổi ngạt. Anh liên tục thực hiện quy trình CPR – hồi sức tim phổi đã được huấn luyện từ thời sinh viên y khoa. Cuối cùng thì nỗ lực của anh đã thành công, khi mạch đã đập và ông chú cũng đã thở lại. Tuy yếu nhưng đó là dấu hiệu của sự sống đã trở về.
Anh mệt nhọc nói. “Chị có bút đó không?”
“Hả?” Người phụ nữ chưa hiểu.
Anh nhắc lại. “Bút viết?” Anh quơ tay ra hiệu.
Người phụ nữ lắc đầu. “Không có bác sĩ ạ.”
Anh nghĩ ngợi. “Thế son môi?”
“Có.” Người phụ nữ lục trong túi áo và lấy ra thỏi son.
Anh lập tức xắn tay áo ông chú lên và ghi dòng chữ “mã ĐỎ - vừa CPR xong”. Trong cấp cứu thảm họa có quy định bốn ký hiệu màu. Đỏ là càng nhanh càng tốt, cần ưu tiên cấp cứu, mức độ nặng, có thể tử vong. Màu vàng là có thể chuyển biến nặng, mức độ vừa. Màu xanh là không có tổn thương đáng kể, trấn an tinh thần, mức độ nhẹ. Màu đen là đã tử vong, không cần cấp cứu, không còn hy vọng.
“Chị ở đây, cố gắng trò chuyện với chú để duy trì sự tỉnh táo. Nếu chú lại ngất đi, hoặc mạch không đập, chị cứ thực hiện CPR.” Anh quên là người bình thường không thể hiểu từ gọi tắt vừa nói. “Thực hiện hồi sức tim phổi như em vừa làm. Đợi khi nào nhân viên cấp cứu tới, chị hãy bảo chú vừa ngừng tim, mới hồi sức tim phổi xong. Cần đưa về bệnh viện để kiểm tra.” Anh dặn dò. “Ba mươi lần ép tim, thì hai lần thổi ngạt. Chị nhớ chứ?”
Người phụ nữ gật đầu nhắc lại. “Ba mươi lần ép tim thì hai lần thổi ngạt.”
“Đúng rồi.” Anh giơ thỏi sơn lên. “Em mượn nhé.” Sau đó anh tiếp tục chạy tới những người bị thương khác.
Lẽ ra anh phải ở lại bên chú ấy, nhưng với tình hình nhiều người đang bị thương, anh buộc lòng phải lao đi và giao lại cho chị ấy. Tình hình hiện tại đang rất nguy cấp và hiện tại chỉ có mỗi anh.
Nhân viên cứu hộ cuối cùng cũng có mặt. “Anh là người vừa sơ cứu các nạn nhân?” Anh chàng hỏi khi thấy vài bệnh nhân được phân loại bằng son môi.
“Vâng, tôi là bác sĩ ở bệnh viện Hoàng Gia.” Vừa làm thủ thật CPR, Nhật Minh vừa quay lại nói. “Anh có thể cho tôi mượn bảng màu phân loại và dụng cụ sơ cứu được không?”
“Được, được, anh cứ cầm lấy.” Nam nhân viên dặn dò. “Cô ở lại giúp đỡ vị bác sĩ này nhé.” Nói xong anh chàng chạy đi.
“Dạ vâng.” Nhân viên y tá hỏi. “Em có thể giúp được gì cho bác sĩ?” Vừa hỏi, cô vừa soi đèn pin chiếu sáng.
Nhật Minh hỏi. “Em tên gì?” Trong tình hình hoảng loạn này, anh cần biết tên để gọi vào những lúc cần thiết.
“Xuyến ạ.” Y tá đáp.
“Em có đem máy sốc điện cầm tay đúng không?” Nhật Minh nghĩ tới lúc sốc tim nạn nhân. “Chuẩn bị giúp anh, mức 150 J.”
Y tá Xuyến hiểu “J” là gọi tắt của từ “Joules”, biểu thị cho năng lượng của máy sốc điện. “Dạ vâng.” Khởi động máy, vặn mức 150 J, Y tá Xuyến hô lớn. “Chuẩn bị. Shock”.
Sau khi phóng điện, ngực nạn nhân liền nảy lên. Nhanh chóng kiểm tra mạch, không thấy dấu hiệu đập lại, Nhật Minh liền nói. “Mức 200 J.”
Y tá Xuyến thực hiện thao tác của mình. “200 J. Chuẩn bị. Shock.”
Lần này khi kiểm tra thì Nhật Minh đã thấy mạch đập lại. “Xuyến, lấy anh bảng màu.”
Y tá Xuyến đã chuẩn bị trước. “Dạ đây ạ.” Cô đưa thêm bút viết.
Nhật Minh nhanh chóng lấy nhãn phân loại màu đỏ và đeo vào cổ tay nạn nhân và ghi thêm một vài ghi chú. Anh quay lại nhìn nhân viên cứu hộ hét lớn. “Mấy anh ơi.”
“Đây.” Một nhân viên cứu hộ hét lại.
Nhật Minh gật đầu ra hiệu. “Chúng ta đi thôi.”
“Bác sĩ mang tạm áo vào đã ạ.” Y tá Xuyến nhắc nhở.
“À, quên.” Nhật Minh mang vội chiếc áo dành cho nhân viên cấp cứu ở hiện trường, mục đích để phân biệt và dễ phân chia công việc.
Tiếp tục chạy tới những nạn nhân khác nằm trong đống đổ nát, với sự giúp đỡ của y tá Xuyến, mọi thao tác cấp cứu được xử lý nhanh hơn. Gãy xương đùi, sau khi cố định sơ và cầm máu, anh đeo nhãn màu vàng vào cổ tay nạn nhân. Người bị vùi trong đất đá, mạch không còn đập, cơ thể đã lạnh, anh đành buộc nhãn màu đen.
Cấp cứu trong thảm họa, mọi thứ cần phải phân loại chuẩn xác và nhanh chóng. Nhìn thấy cảnh tang thương trước mắt, xúc động cần phải được nén lại, đây là lúc cần phải tập trung cứu chữa cho nạn nhân, hơn việc bi thương than khóc. Anh và y tá Xuyến đều hiểu rõ điều đó.
“Trước mắt chị cần bình tĩnh lại đã.” Vừa khuyên, Nhật Minh vừa đeo nhãn màu xanh lên cổ tay của chị gái.
Trong khi đó, Yến Nhi lúc này đang ở nhà. Sau khi tắm rửa xong, cô ngồi xuống ghế sofa và cầm điện thoại lên. Anh vẫn chưa gọi lại, vẫn chưa nhắn tin, có nghĩa anh vẫn đang bận. Cảm thấy trống vắng, cô liền lướt mạng xã hội để xem tin tức. Mọi thứ bây giờ đều đang được phủ sóng bởi tin tức vụ nổ ở khu Bình An, khá gần nơi công ty cô làm việc. Thấy vậy cô liền mở tivi lên để xem thời sự, cô hy vọng những đồng nghiệp của mình, nếu có đi ngang qua khu Bình An thì sẽ an toàn.
“Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, nguyên nhân ban đầu dẫn đến việc sụp đổ nhiều tòa nhà ở khu Bình An, được cho là nổ đường ống khí đốt.” Âm thanh từ tivi phát ra. “Kể từ vụ thảm họa hàng không, khi máy bay mang số hiệu DMA – 8892 rơi xuống cách đây nhiều năm. Ước tính đến thời điểm hiện tại, với thương vong của vụ nổ đã lên tới hơn trăm người, đây là thảm họa lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.”
Yến Nhi chăm chú xem thời sự. Đây hẳn là lý do anh bận không nghe máy.
“Thời điểm vụ nổ xảy ra đúng với lúc tan tầm, nên khiến nhiều người đang di chuyển trên đường cũng gặp phải thương vong. Dẫn đến tình trạng kẹt xe, khiến cho công tác cứu hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường.” Hình ảnh hiện trường được phát lên, nhiều chiếc xe bị phá hủy trên đường.
Lúc này Yến Nhi thật sự hoảng hốt khi nhận ra một trong những chiếc xe trong bản tin thời sự. Chiếc Bentley màu đen với biển số “43TH – 1221” quen thuộc đang bị sắt đá đè bẹp.
“Chỉ là trùng hợp thôi đúng không?” Yến Nhi như đang tự an tâm chính mình. Cô run rẩy gọi cho anh.
Bản tin thời sự tiếp tục vang lên. “Công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành, nhiều người mắc kẹt dưới đống đổ nát đã được giải cứu, nhưng nhiều người khác hiện vẫn đang mất tích.”
“Sao lại không gọi được?” Yến Nhi lo lắng, nức nở đến mức mắt cô ngấn lệ. [Shin nghe máy đi. Sao Shin không bắt máy. Gọi lại cho Nhi đi]. Cô vô thức nhắn một loạt tin cho anh, mặc cho từ ngữ lủng củng.
Trở lại với Nhật Minh, lúc này anh đang đặt nội khí quản cho nạn nhân. Anh đặt lưỡi đèn cong ngay dưới góc tiểu thiệt và đáy lưỡi. Sau đó anh lấy ống nội khí quản, đưa vào phía bên phải của lưỡi đèn, anh đẩy nhẹ nhàng vào khí quản, vừa qua khỏi hai dây thanh âm thì dừng lại. Sau khi kiểm tra phổi nạn nhân bằng cách bóp ambu, và kiểm tra ống nội khí quản đã đúng vị trí, anh liền cố định ống bằng băng keo quanh miệng nạn nhân.
“Xong rồi.” Anh nhìn y tá Xuyến gật đầu.
“Cẩn thận.” Một nhân viên cứu hộ hét lớn.
Đúng lúc ấy, anh đảo mắt thấy được một tảng đá lớn đang rớt xuống, nhanh chóng kéo y tá Xuyến về phía mình, anh đè lên người cô để che chắn bảo vệ.