Chương : 9
ĐÁ VÔI KỶ DEVON
Rất nhiều thời gian trôi qua, nhưng rồi sa mạc lại nhắc tôi nhớ tới nó.
Năm 1931 tôi tới thị trấn Lipny, thuộc tỉnh Oriol, để nghỉ hè. Hồi ấy tôi đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và vì thế tôi muốn tới một tỉnh lỵ nhỏ bé nào đó, nơi không có một ai quen biết, để có thể tập trung tư tưởng và không bị bất cứ ai, bất cứ việc gì cản trở tôi sáng tác.
Tôi chưa đến Lipny lần nào. Tôi thích thị trấn này vì nó sạch sẽ, vì ở đó có rất nhiều hoa quỳ đang nở, vì ở đó có những con đường lát bằng đá nguyên phiến và con sông "Cây thông nhanh", con sông đã đục vào trong tầng đá vôi vàng kỷ Devon thành một khe núi.
Tôi thuê một căn phòng ngoại ô trong một ngôi nhà gỗ ọp ẹp. Ngôi nhà ở ngay trên bờ vực đổ xuống sông. Đằng sau nhà là một khu vườn héo quay héo quắt, nó chạy dài tới những bụi cây ở bờ sông và lẫn vào những bụi cây ấy.
Ông chủ nhà của tôi đã đứng tuổi, tính rụt rè, làm nghề bán báo ở quán sách ngoài ga. Ông có một bà vợ gầy còm, ủ ê và hai cô con gái: cô lớn tên là Anfisa, cô nhỏ tên là Polina.
Polina người yếu đuối và xanh xao. Khi nói chuyện với tôi, cô cứ bối rối hết gỡ ra lại tết vào cái bím tóc màu hạt dẻ xám. Polina mười bảy tuổi.
Anfisa là một thiếu nữ có thân hình cân đối, trạc mười chín. Cô có gương mặt xanh xao, đôi mắt xám cương nghị và giọng nói trầm. Anfisa vận đồ đen như một nữ tu và hầu như chẳng làm việc gì trong nhà, chỉ nằm hàng giờ ngoài vườn trên cỏ khô và đọc sách.
Trên gác xép của ông chủ ngổn ngang rất nhiều sách bị chuột gặm, phần lớn là những tác phẩm cổ điển của các nhà văn nước ngoài do nhà xuất bản Soikin ấn hành. Tôi cũng lên gác xép lấy những cuốn sách nọ ra đọc.
Một vài lần đứng trên vườn nhìn xuống, tôi bắt gặp Anfisa trên bờ sông "Cây thông nhanh". Cô ngồi bên dưới bờ sông dựng đứng, gần một bụi sơn trà. Bên cạnh cô là một chú bé ốm yếu ít nói, trạc mười sáu, có bộ tóc vàng và đôi mắt to, chăm chú.
Anfisa giấu giếm mang thức ăn ra bờ sông cho cậu ta. Cậu ta ăn, còn Anfisa thì dịu dàng nhìn nó và đôi khi lấy tay vuốt tóc nó.
Một lần tôi trông thấy cô ta đột nhiên lấy tay ôm mặt và toàn thân run lên vì nức nở. Cậu bé thôi không ăn nữa, sợ hãi nhìn Anfisa. Tôi lặng lẽ bỏ đi, cố không nghĩ đến Anfisa và thằng bé trong một thời gian dài.
Thế mà tôi đã ngây thơ cho rằng ở thị trấn Lipny vắng vẻ này không ai có thể lôi tôi ra khỏi đám người và việc mà tôi sẽ viết trong cuốn tiểu thuyết của mình! Nhưng cuộc đời đã phá tan tức khắc những hy vọng ngây thơ của tôi. Tất nhiên, khi tôi còn chưa dò ra được chuyện gì đã xảy ra với Anfisa thì đừng nói chi đến tập trung tư tưởng, đến yên tĩnh để làm việc.
Ngay từ trước, khi tôi nhìn thấy cô và thằng bé, nhìn đôi mắt mệt mỏi của cô, tôi đã đoán rằng trong đời cô này hẳn có chuyện gì bí mật và đau khổ đây.
Đúng như vậy.
Sau đó vài hôm, đang đêm, những tràng sấm làm tôi thức giấc. Ở Lipny luôn có giông. Người ở đây giải thích rằng do dưới lòng đất thị trấn có những dải quặng sắt và quặng đã "hút" giông bão tới.
Đêm tối lồng lộn ngoài cửa sổ, lúc thì toác hoác thành một ngọn lửa trắng ào ạt, lúc thì khép lại thành bóng tối đen kịt, đến nỗi không còn trông thấy gì nữa. Ở bên kia tường vọng đến những giọng nói xúc động. Sau đó tôi nghe thấy Anfisa giận dữ kêu lên:
- Ai đã nghĩ ra chuyện đó? Điều luật nào viết rằng con không được yêu người ta? Đưa đây cho con xem cái luật ấy? Đã đẻ con ra, xin bố mẹ hãy để cho con sống. Bố mẹ ác độc vừa vừa chứ! Anh ấy mỗi ngày một tàn lụi như ngọn nến. Như một ngọn nến! - cô kêu lên và nghẹn lời.
- Thôi, bà ơi, bà hãy bình tâm lại đi nào - ông chủ nhà quát vợ bằng một giọng thiếu tin tưởng - Mặc cho cái con ngốc ấy nó muốn sống thế nào tùy nó. Không thể nào bảo nó được đâu. Còn tiền, Anfisa ạ, bất kể là thế nào tao cũng không thí cho mày đâu!
- Con không cần đến đồng tiền khốn nạn của các người! - Anfisa hét lên - Tự con sẽ kiếm lấy, con sẽ mang anh ấy đi Krym. May chăng anh ấy có thể sống thêm được năm nữa. Dù sao con cũng sẽ bỏ nhà con đi. Các người sẽ đẹp mặt lắm đấy. Hãy nhớ lấy lời con.
Tôi cố đoán xem chuyện gì đang xảy ra. Ở ngoài hành lang nhỏ bên kia cửa ra vào có người nào đó cũng đang khóc sụt sịt.
Tôi mở cửa và trong ánh chớp lóe lên vụng trộm, tôi nhìn thấy Polina. Trong chiếc khăn san dài, cô đứng gục đầu vào tường.
Tôi khẽ gọi. Một tiếng sét phá tan bầu trời, tưởng chừng nó chỉ cần giáng xuống một cái là cả ngôi nhà nhỏ bé sẽ bị nhận xuống đất đến tận mái. Polina sợ hãi nắm lấy tay tôi.
- Trời ơi! - cô thì thào - Rồi cơ sự sẽ ra sao đây? Mà trời thì giông bão thế này.
Polina thì thào kể cho tôi nghe chuyện Anfisa. Thì ra Anfisa yêu say đắm Kolya, con trai bà quả phụ Karpovna. Bà Karpovna sống bằng nghề giặt quần áo thuê cho mọi nhà. Đó là một người đàn bà hiền lành, ít nói. Còn Kolya thì ốm yếu, nó bị lao. Anfisa thì cứng đầu cứng cổ, nóng nẩy, không ai bảo được. Cô ta chỉ một mực hoặc là làm theo ý mình, hoặc là tự tử.
Bỗng nhiên tiếng lao xao bên kia tường bặt hẳn, Polina chạy về phòng. Tôi đi nằm nhưng vẫn chú ý lắng nghe, mãi không ngủ được. Ở bên phòng nhà chủ vẫn yên lặng. Lúc ấy tôi mới bắt đầu thiêm thiếp. Trong cơn mơ mơ màng màng - tôi nghe thấy sấm rền lười biếng và tiếng chó sủa. Rồi tôi ngủ hẳn.
Tôi ngủ chắc chỉ được một lát. Tiếng đập cửa mạnh làm tôi thức dậy. Đó là ông chủ.
- Tai vạ cho chúng tôi rồi, ông ơi! - ông đứng ngoài cửa, nói bằng giọng hấp hối. - Xin ông bỏ qua cho việc chúng tôi làm phiền ông.
- Có chuyện gì xảy ra vậy, ông?
- Con Anfisa nhà tôi bỏ trốn rồi. Nó mặc nguyên quần áo ngủ. Tôi đi Slobodka, đến bà Karpovna đây. Có lẽ nó chạy đến đàng ấy. Còn ông, xin phiền ông đến với chúng tôi một lát. Nhà tôi đang bị ngất.
Tôi vội vã mặc quần áo, mang thuốc an thần cho bà lão. Polina gọi tôi và tôi đi ra thềm cùng với cô. Tôi không thể giải thích vì sao, nhưng tôi biết là điều bất hạnh sẽ xảy ra ngay lúc ấy.
Polina nói khẽ:
- Ta đi ra bờ sông đi.
- Có đèn không?
- Có.
- Đưa mau ra đây.
Polina mang ra một cây đèn mờ và chúng tôi trượt theo cái bờ lở trơn tuột dẫn ra sông.
Tôi tin chắc rằng Anfisa đang ở đâu đây, ngay bên cạnh chúng tôi.
- Anfis.. a.. a.. a...!
Bất thần Polina tuyệt vọng gào lên. Không hiểu sao tiếng gào ấy làm cho tôi sợ. "Cô ta kêu gào vô ích! - tôi nghĩ - Vô ích"!
Những tia chớp lấp loáng bên kia sông, kiệt lực và lặng lẽ. Sấm rền xa xa. Mưa lộp độp trong những bụi cây bên bờ lở.
Chúng tôi đi xuôi dòng sông. Ngọn đèn tỏa ánh sáng mờ mờ. Rồi ở ngay trên đầu chúng tôi, một tia chớp đến chậm làm bầu trời sáng rực lên và trong ánh chớp tôi nhìn thấy một vật gì trăng trắng phía trước.
Rất nhiều thời gian trôi qua, nhưng rồi sa mạc lại nhắc tôi nhớ tới nó.
Năm 1931 tôi tới thị trấn Lipny, thuộc tỉnh Oriol, để nghỉ hè. Hồi ấy tôi đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và vì thế tôi muốn tới một tỉnh lỵ nhỏ bé nào đó, nơi không có một ai quen biết, để có thể tập trung tư tưởng và không bị bất cứ ai, bất cứ việc gì cản trở tôi sáng tác.
Tôi chưa đến Lipny lần nào. Tôi thích thị trấn này vì nó sạch sẽ, vì ở đó có rất nhiều hoa quỳ đang nở, vì ở đó có những con đường lát bằng đá nguyên phiến và con sông "Cây thông nhanh", con sông đã đục vào trong tầng đá vôi vàng kỷ Devon thành một khe núi.
Tôi thuê một căn phòng ngoại ô trong một ngôi nhà gỗ ọp ẹp. Ngôi nhà ở ngay trên bờ vực đổ xuống sông. Đằng sau nhà là một khu vườn héo quay héo quắt, nó chạy dài tới những bụi cây ở bờ sông và lẫn vào những bụi cây ấy.
Ông chủ nhà của tôi đã đứng tuổi, tính rụt rè, làm nghề bán báo ở quán sách ngoài ga. Ông có một bà vợ gầy còm, ủ ê và hai cô con gái: cô lớn tên là Anfisa, cô nhỏ tên là Polina.
Polina người yếu đuối và xanh xao. Khi nói chuyện với tôi, cô cứ bối rối hết gỡ ra lại tết vào cái bím tóc màu hạt dẻ xám. Polina mười bảy tuổi.
Anfisa là một thiếu nữ có thân hình cân đối, trạc mười chín. Cô có gương mặt xanh xao, đôi mắt xám cương nghị và giọng nói trầm. Anfisa vận đồ đen như một nữ tu và hầu như chẳng làm việc gì trong nhà, chỉ nằm hàng giờ ngoài vườn trên cỏ khô và đọc sách.
Trên gác xép của ông chủ ngổn ngang rất nhiều sách bị chuột gặm, phần lớn là những tác phẩm cổ điển của các nhà văn nước ngoài do nhà xuất bản Soikin ấn hành. Tôi cũng lên gác xép lấy những cuốn sách nọ ra đọc.
Một vài lần đứng trên vườn nhìn xuống, tôi bắt gặp Anfisa trên bờ sông "Cây thông nhanh". Cô ngồi bên dưới bờ sông dựng đứng, gần một bụi sơn trà. Bên cạnh cô là một chú bé ốm yếu ít nói, trạc mười sáu, có bộ tóc vàng và đôi mắt to, chăm chú.
Anfisa giấu giếm mang thức ăn ra bờ sông cho cậu ta. Cậu ta ăn, còn Anfisa thì dịu dàng nhìn nó và đôi khi lấy tay vuốt tóc nó.
Một lần tôi trông thấy cô ta đột nhiên lấy tay ôm mặt và toàn thân run lên vì nức nở. Cậu bé thôi không ăn nữa, sợ hãi nhìn Anfisa. Tôi lặng lẽ bỏ đi, cố không nghĩ đến Anfisa và thằng bé trong một thời gian dài.
Thế mà tôi đã ngây thơ cho rằng ở thị trấn Lipny vắng vẻ này không ai có thể lôi tôi ra khỏi đám người và việc mà tôi sẽ viết trong cuốn tiểu thuyết của mình! Nhưng cuộc đời đã phá tan tức khắc những hy vọng ngây thơ của tôi. Tất nhiên, khi tôi còn chưa dò ra được chuyện gì đã xảy ra với Anfisa thì đừng nói chi đến tập trung tư tưởng, đến yên tĩnh để làm việc.
Ngay từ trước, khi tôi nhìn thấy cô và thằng bé, nhìn đôi mắt mệt mỏi của cô, tôi đã đoán rằng trong đời cô này hẳn có chuyện gì bí mật và đau khổ đây.
Đúng như vậy.
Sau đó vài hôm, đang đêm, những tràng sấm làm tôi thức giấc. Ở Lipny luôn có giông. Người ở đây giải thích rằng do dưới lòng đất thị trấn có những dải quặng sắt và quặng đã "hút" giông bão tới.
Đêm tối lồng lộn ngoài cửa sổ, lúc thì toác hoác thành một ngọn lửa trắng ào ạt, lúc thì khép lại thành bóng tối đen kịt, đến nỗi không còn trông thấy gì nữa. Ở bên kia tường vọng đến những giọng nói xúc động. Sau đó tôi nghe thấy Anfisa giận dữ kêu lên:
- Ai đã nghĩ ra chuyện đó? Điều luật nào viết rằng con không được yêu người ta? Đưa đây cho con xem cái luật ấy? Đã đẻ con ra, xin bố mẹ hãy để cho con sống. Bố mẹ ác độc vừa vừa chứ! Anh ấy mỗi ngày một tàn lụi như ngọn nến. Như một ngọn nến! - cô kêu lên và nghẹn lời.
- Thôi, bà ơi, bà hãy bình tâm lại đi nào - ông chủ nhà quát vợ bằng một giọng thiếu tin tưởng - Mặc cho cái con ngốc ấy nó muốn sống thế nào tùy nó. Không thể nào bảo nó được đâu. Còn tiền, Anfisa ạ, bất kể là thế nào tao cũng không thí cho mày đâu!
- Con không cần đến đồng tiền khốn nạn của các người! - Anfisa hét lên - Tự con sẽ kiếm lấy, con sẽ mang anh ấy đi Krym. May chăng anh ấy có thể sống thêm được năm nữa. Dù sao con cũng sẽ bỏ nhà con đi. Các người sẽ đẹp mặt lắm đấy. Hãy nhớ lấy lời con.
Tôi cố đoán xem chuyện gì đang xảy ra. Ở ngoài hành lang nhỏ bên kia cửa ra vào có người nào đó cũng đang khóc sụt sịt.
Tôi mở cửa và trong ánh chớp lóe lên vụng trộm, tôi nhìn thấy Polina. Trong chiếc khăn san dài, cô đứng gục đầu vào tường.
Tôi khẽ gọi. Một tiếng sét phá tan bầu trời, tưởng chừng nó chỉ cần giáng xuống một cái là cả ngôi nhà nhỏ bé sẽ bị nhận xuống đất đến tận mái. Polina sợ hãi nắm lấy tay tôi.
- Trời ơi! - cô thì thào - Rồi cơ sự sẽ ra sao đây? Mà trời thì giông bão thế này.
Polina thì thào kể cho tôi nghe chuyện Anfisa. Thì ra Anfisa yêu say đắm Kolya, con trai bà quả phụ Karpovna. Bà Karpovna sống bằng nghề giặt quần áo thuê cho mọi nhà. Đó là một người đàn bà hiền lành, ít nói. Còn Kolya thì ốm yếu, nó bị lao. Anfisa thì cứng đầu cứng cổ, nóng nẩy, không ai bảo được. Cô ta chỉ một mực hoặc là làm theo ý mình, hoặc là tự tử.
Bỗng nhiên tiếng lao xao bên kia tường bặt hẳn, Polina chạy về phòng. Tôi đi nằm nhưng vẫn chú ý lắng nghe, mãi không ngủ được. Ở bên phòng nhà chủ vẫn yên lặng. Lúc ấy tôi mới bắt đầu thiêm thiếp. Trong cơn mơ mơ màng màng - tôi nghe thấy sấm rền lười biếng và tiếng chó sủa. Rồi tôi ngủ hẳn.
Tôi ngủ chắc chỉ được một lát. Tiếng đập cửa mạnh làm tôi thức dậy. Đó là ông chủ.
- Tai vạ cho chúng tôi rồi, ông ơi! - ông đứng ngoài cửa, nói bằng giọng hấp hối. - Xin ông bỏ qua cho việc chúng tôi làm phiền ông.
- Có chuyện gì xảy ra vậy, ông?
- Con Anfisa nhà tôi bỏ trốn rồi. Nó mặc nguyên quần áo ngủ. Tôi đi Slobodka, đến bà Karpovna đây. Có lẽ nó chạy đến đàng ấy. Còn ông, xin phiền ông đến với chúng tôi một lát. Nhà tôi đang bị ngất.
Tôi vội vã mặc quần áo, mang thuốc an thần cho bà lão. Polina gọi tôi và tôi đi ra thềm cùng với cô. Tôi không thể giải thích vì sao, nhưng tôi biết là điều bất hạnh sẽ xảy ra ngay lúc ấy.
Polina nói khẽ:
- Ta đi ra bờ sông đi.
- Có đèn không?
- Có.
- Đưa mau ra đây.
Polina mang ra một cây đèn mờ và chúng tôi trượt theo cái bờ lở trơn tuột dẫn ra sông.
Tôi tin chắc rằng Anfisa đang ở đâu đây, ngay bên cạnh chúng tôi.
- Anfis.. a.. a.. a...!
Bất thần Polina tuyệt vọng gào lên. Không hiểu sao tiếng gào ấy làm cho tôi sợ. "Cô ta kêu gào vô ích! - tôi nghĩ - Vô ích"!
Những tia chớp lấp loáng bên kia sông, kiệt lực và lặng lẽ. Sấm rền xa xa. Mưa lộp độp trong những bụi cây bên bờ lở.
Chúng tôi đi xuôi dòng sông. Ngọn đèn tỏa ánh sáng mờ mờ. Rồi ở ngay trên đầu chúng tôi, một tia chớp đến chậm làm bầu trời sáng rực lên và trong ánh chớp tôi nhìn thấy một vật gì trăng trắng phía trước.