Chương : 8
HỎA TINH
Tôi sẽ cố nhớ lại xem ý sáng tác cuốn truyện dài "Kara-Bugaz" của tôi đã nảy ra như thế nào?
Trong thời thơ ấu của tôi ở Kiev, tối nào trên ngọn đồi Vlađimir trên sông Đnepr cũng thấy xuất hiện một ông lão đội mũ sụp vành bụi bặm. Ông lão mang theo một kính thiên lý cổ lỗ và loay hoay rất lâu để đặt nó lên một cái giá ba chân cong queo bằng sắt.
Người ta gọi ông lão là "nhà chiêm tinh" và cho rằng ông ta người Ý vì lúc nào ông cũng cố ý nói lơ lớ tiếng Nga theo lối nói của người nước ngoài.
Sau khi đặt xong kính thiên lý, ông lão nói bằng một giọng thuộc lòng, đều đều:
- Thưa các signor và các signorina! Buona juorno! Chỉ bỏ ra có năm kopek là các quý ông quý bà sẽ được bay từ trái đất lên mặt trăng và các vì tinh tú khác. Tôi xin đặc biệt khuyên các vị hãy nhìn lên sao Hỏa hung dữ, ngôi sao có màu máu người. Ai mà bị sao Hỏa chiếu mệnh, người đó sẽ bị trúng đạn chết tươi trong chiến tranh.
Một hôm tôi cùng đi với cha tôi lên đồi Vlađimir và được nhìn thấy sao Hỏa qua kính thiên lý.
Tôi nhìn thấy một cái vực thẳm đen ngòm và một quả cầu đo đỏ thản nhiên lơ lửng giữa cái vực thẳm đó mà không cần tựa vào vật gì. Trong khi tôi còn đang nhìn nó thì quả cầu bắt đầu từ từ tiến ra phía cạnh kính thiên lý và trốn vào sau vành kính bằng đồng. "Nhà chiêm tinh" khẽ quay kính thiên lý lại và lôi sao Hỏa về chỗ cũ. Nhưng nó lại bắt đầu dịch dần về phía vành kính.
- Thế nào? - cha tôi hỏi. - Con có nhìn thấy gì không?
- Có - tôi trả lời - Con còn nhìn thấy cả những con sông đào nữa kia.
Tôi biết rằng trên sao Hỏa có người - dân Hỏa tinh - và biết rằng không hiểu để làm gì mà họ đã đào những con sông rõ to trên thiên thể của họ.
- Thôi, tôi xin anh đi! - cha tôi nói - Đừng nói dóc! Con chẳng thấy sông đào sông điếc nào hết. Chỉ có một người nhìn thấy chúng, đó là nhà thiên văn Ý tên là Skiaparelli. Mà ông ta cũng phải nhìn bằng kính thiên lý lớn kia.
Cái tên Skiaparelli của đồng bào "nhà chiêm tinh" chẳng gây được ấn tượng nào cho ông ta.
- Con còn nhìn thấy một hành tinh nào bên cạnh sao Hỏa về phía bên trái nữa cơ - tôi nói không chắc chắn - Nhưng không hiểu tại sao nó cứ chạy lung tung ở trên trời.
- Hành tinh quái gì đâu! - "nhà chiêm tinh" hồn hậu kêu lên - Lại một hạt bụi quỷ quái nào rơi vào mắt cháu đấy thôi.
Ông ta tóm chặt lấy cằm tôi và khéo léo lấy ra một hạt bụi trong mắt.
Cái cảnh sao Hỏa làm cho tôi lạnh người, khiếp đảm. Tôi thở phào khi rời khỏi cái kính thiên lý. Và đường phố Kiev với ánh đèn mờ, tiếng lộc cộc của những chiếc xe độc mã chở khách, mùi hoa dẻ tàn bụi bặm, trở thành đầm ấm và vững chắc đối với tôi.
Không, hồi đó tôi không hề có ý muốn bỏ trái đất để bay lên mặt trăng hay sao Hỏa!
- Tại sao nó lại đỏ thế hả bố? - tôi hỏi cha tôi.
Cha tôi kể cho tôi nghe rằng sao Hỏa là một hành tinh đang hấp hối, rằng nó xưa kia cũng đẹp như trái đất của chúng ta, nó có biển, có những rặng núi thấp và cây cối um tùm xanh tốt. Nhưng dần dần sông biển khô cạn đi, cây cối chết hết, núi non sụt lở không còn vết tích gì và thế là sao Hỏa biến thành một sa mạc khổng lồ. Chắc hẳn núi ở trên sao Hỏa cấu tạo bởi đá đỏ, vì thế mà cát sao Hỏa cũng có màu đỏ nhạt.
- Thế ra sao Hỏa là một quả cầu bằng cát? - tôi hỏi.
- Đúng, có lẽ gọi nó như thế thì đúng hơn. - cha tôi nói - Chuyện đã xảy ra với sao Hỏa rồi sẽ xảy ra với trái đất của chúng ta. Trái đất sẽ biến thành sa mạc. Nhưng điều đó sẽ đến sau hàng triệu triệu năm nữa. Cho nên chẳng việc quái gì mà sợ! Vả lại cuối cùng, đến lúc ấy, người ta sẽ nghĩ ra cách chấm dứt cái trò quái gở nọ.
Tôi trả lời rằng tôi không sợ. Nhưng quả tình tôi lấy làm bực mình cho trái đất của chúng ta và cũng lo thay cho nó. Hơn nữa, hồi ở nhà anh cả tôi lại còn cho tôi biết thêm rằng ngay giờ đây sa mạc đã chiếm gần nửa diện tích trái đất rồi.
Từ ngày ấy nỗi sợ hãi sa mạc (mặc dầu tôi chưa hề trông thấy nó) cứ ám ảnh tôi mãi. Và mặc dầu tôi thường xuyên đọc trong tạp chí "Vòng quanh thế giới" những truyện ngắn hấp dẫn về sa mạc Sahara, về những trận bão cát và những "con tàu sa mạc", tức là những con lạc đà, nhưng những cái đó vẫn không cám dỗ nổi tôi.
Chẳng bao lâu sau tôi đã được làm quen lần đầu với sa mạc. Nhưng cái đó chỉ làm cho tôi thêm sợ nó.
Cả gia đình tôi đi nghỉ hè ở quê nhà, về với ông nội Maksim Grigorevich.
Mùa hè năm ấy ấm và nhiều mưa. Cỏ mọc rậm rịt. Đám tầm ma bên hàng rào cao bằng đầu người. Trên đồng, lúa mạch đang trổ bông. Từ những mảnh vườn rau bên nhà xông lên mùi thìa là. Mọi cái đều báo trước một vụ mùa tốt đẹp.
Nhưng một hôm, tôi đang ngồi bên cạnh ông tôi trên bờ sông câu cá bống, bỗng ông tôi đứng phắt dậy, lấy tay che nắng, chăm chú nhìn sang những cánh đồng bên kia sông hồi lâu, rồi giận dữ nhổ toẹt một bãi nước bọt và nói:
- Nó lại kéo đến rồi kìa, đồ quỷ! Chết tiệt cái giống ấy đi cho rồi!
Tôi nhìn theo ông tôi, nhưng tôi không thấy gì hết ngoài một đợt sóng đục và dài.
Nó tiến lại phía chúng tôi rất nhanh. Tôi tưởng sắp có giông, nhưng ông tôi bảo:
- Không phải đâu, cháu ơi, đấy là gió nóng đấy! Cái hỏa lò khốn kiếp! Gió từ Bukhara, từ sa mạc thổi lại đấy. Rồi nó thiêu sạch cho mà xem! Tai hại quá, nó đang đến đấy, Kostik ạ. Rồi ta còn không thở được với nó nữa kia.
Đợt nóng hung tợn lao nhanh trên mặt đất, tiến thẳng về phía chúng tôi. Ông tôi vội vã quấn sợi dây câu dài làm bằng xơ bồ đào lại và bảo:
- Chạy ngay về nhà kẻo bụi vào đầy mắt bây giờ. Ông sẽ lết theo cháu. Chạy đi!
Tôi hộc tốc chạy về nhà, nhưng gió nóng đã đuổi kịp tôi giữa đường. Những cơn lốc xào xạc cát, lao nhanh, cuốn lông gà lông chim với những vỏ bào nhẹ lên trời. Chung quanh tôi là cả một sự mù mịt nặng nề. Mặt trời tự dưng trở thành rũ rượi và đỏ như máu, không khác gì sao Hỏa. Những cây liễu nghiêng ngả, rú rít. Đằng sau tôi gió thổi tới nóng đến nỗi tưởng chừng áo sơ-mi bắt đầu âm ỉ cháy trên lưng. Bụi lạo xạo ở răng và phả vào mặt.
Cô tôi - bà Feodosya Maksimovna - đứng ở ngưỡng cửa, tay cầm ảnh Chúa bọc trong một cái khăn thêu.
- Lạy Chúa tôi, xin Chúa tha tội cho chúng tôi và cứu vớt chúng tôi cùng - cô tôi sợ hãi lẩm nhẩm - Lạy Đức Mẹ Maria đồng trinh, xin Mẹ hãy ban phúc lành cho chúng con được tai qua nạn khỏi.
Một cơn lốc xoáy ào vào nhà, quay cuồng. Những tấm kính gắn mát tít không kỹ kêu loảng xoảng. Rơm ở đầu mái tranh dựng ngược lên. Từ dưới mái nhà những con sẻ bay vụt ra như thể những viên đạn màu đen.
Lúc đó cha tôi không có mặt ở đấy, Người còn ở lạiKiev. Mẹ tôi lo sợ ra mặt.
Tôi còn nhớ: cái nóng mỗi lúc một tăng vào lúc đó mới thật đáng sợ hơn hết. Tưởng chừng chỉ một hai tiếng đồng hồ nữa thôi, rơm trên mái sẽ bốc cháy rồi sau đó sẽ đến lượt tóc và quần áo trên người chúng tôi. Vì thế, tôi òa khóc.
Đến tối, lá trên những cây liễu sum suê héo quắt lại, rũ xuống như những mảnh giẻ xám. Ở chân mọi hàng rào gió dồn lại từng đống bụi đen nhờ nhờ, mịn như bột mì.
Sáng ngày ra, những cái lá héo khô đét lại. Có thể lấy tay bóp những cái lá rụng vụn như cám. Gió thổi mạnh thêm. Nó bắt đầu vặt đi những tán lá chết bẩn thỉu và rất nhiều cây đã trở thành trần trụi, đen đủi như trong tiết thu tàn.
Ông tôi ra thăm đồng rồi trở về, vẻ mặt bối rối và thảm hại. Ông không sao thắt được cái nơ đỏ trên cổ chiếc áo sơ-mi vải thô. Tay run run, ông nói:
- Qua đêm nay mà gió không lặng thì cứ là chết khô tuốt. Cả vườn cây lẫn vườn rau.
Nhưng gió không dịu đi. Nó thổi suốt hai tuần, sau đó ngưng một chút rồi lại mạnh lên. Đất biến thành tro xám ngay trước mắt.
Phụ nữ kêu khóc trong các nhà. Đàn ông buồn bã ngồi gục ở đầu hồi tránh gió. Họ lấy gậy chọc chọc xuống đất, chốc chốc lại than:
- Đá chứ không phải là đất nữa! Cứ như thể thần chết tóm chặt gáy mình, thật không còn biết chạy đâu cho thoát.
Cha tôi từ Kiev tới và đưa chúng tôi trở về thành phố. Khi tôi hỏi cha tôi về gió nóng thì người trả lời miễn cưỡng:
- Mùa màng thế là mất trắng. Sa mạc đang tiến dần về Ukraina.
- Thế có làm cách nào tránh được cái đó không, bố? - tôi hỏi.
- Không có cách gì hết. Làm thế nào xây nổi một bức tường đá dài hai nghìn dặm.
- Tại sao không? - tôi nói - Người Trung Hoa chả xây được Vạn lý trường thành là gì.
- Nhưng họ là người Trung Hoa - cha tôi trả lời - Họ là những người thợ bậc thầy.
Cùng với năm tháng những ấn tượng lúc thiếu thời tưởng đã quên đi. Nhưng, tất nhiên, nó vẫn tiếp tục sống trong đáy sâu ký ức, và thỉnh thoảng lại trồi ra ngoài. Nhất là trong những lúc hạn hán. Chúng bao giờ cũng dấy lên trong lòng tôi một nỗi lo lắng khó hiểu.
Đến lúc trưởng thành thì tôi đã đem lòng yêu mến miền Trung Nga. Có thể là cái tươi mát của thiên nhiên vùng này, sự trù phú, những sông hồ trong và mát, những khu rừng ẩm ướt, những cơn mưa bụi ảm đạm, đã dẫn tôi tới tình yêu ấy.
Vì thế mà khi hạn hán tràn đến vùng Trung Nga, như một mũi dao nhọn nóng đỏ đâm vào nó, thì nỗi lo lắng của tôi đã biến thành cơn giận dữ bất lực trước sa mạc.
Tôi sẽ cố nhớ lại xem ý sáng tác cuốn truyện dài "Kara-Bugaz" của tôi đã nảy ra như thế nào?
Trong thời thơ ấu của tôi ở Kiev, tối nào trên ngọn đồi Vlađimir trên sông Đnepr cũng thấy xuất hiện một ông lão đội mũ sụp vành bụi bặm. Ông lão mang theo một kính thiên lý cổ lỗ và loay hoay rất lâu để đặt nó lên một cái giá ba chân cong queo bằng sắt.
Người ta gọi ông lão là "nhà chiêm tinh" và cho rằng ông ta người Ý vì lúc nào ông cũng cố ý nói lơ lớ tiếng Nga theo lối nói của người nước ngoài.
Sau khi đặt xong kính thiên lý, ông lão nói bằng một giọng thuộc lòng, đều đều:
- Thưa các signor và các signorina! Buona juorno! Chỉ bỏ ra có năm kopek là các quý ông quý bà sẽ được bay từ trái đất lên mặt trăng và các vì tinh tú khác. Tôi xin đặc biệt khuyên các vị hãy nhìn lên sao Hỏa hung dữ, ngôi sao có màu máu người. Ai mà bị sao Hỏa chiếu mệnh, người đó sẽ bị trúng đạn chết tươi trong chiến tranh.
Một hôm tôi cùng đi với cha tôi lên đồi Vlađimir và được nhìn thấy sao Hỏa qua kính thiên lý.
Tôi nhìn thấy một cái vực thẳm đen ngòm và một quả cầu đo đỏ thản nhiên lơ lửng giữa cái vực thẳm đó mà không cần tựa vào vật gì. Trong khi tôi còn đang nhìn nó thì quả cầu bắt đầu từ từ tiến ra phía cạnh kính thiên lý và trốn vào sau vành kính bằng đồng. "Nhà chiêm tinh" khẽ quay kính thiên lý lại và lôi sao Hỏa về chỗ cũ. Nhưng nó lại bắt đầu dịch dần về phía vành kính.
- Thế nào? - cha tôi hỏi. - Con có nhìn thấy gì không?
- Có - tôi trả lời - Con còn nhìn thấy cả những con sông đào nữa kia.
Tôi biết rằng trên sao Hỏa có người - dân Hỏa tinh - và biết rằng không hiểu để làm gì mà họ đã đào những con sông rõ to trên thiên thể của họ.
- Thôi, tôi xin anh đi! - cha tôi nói - Đừng nói dóc! Con chẳng thấy sông đào sông điếc nào hết. Chỉ có một người nhìn thấy chúng, đó là nhà thiên văn Ý tên là Skiaparelli. Mà ông ta cũng phải nhìn bằng kính thiên lý lớn kia.
Cái tên Skiaparelli của đồng bào "nhà chiêm tinh" chẳng gây được ấn tượng nào cho ông ta.
- Con còn nhìn thấy một hành tinh nào bên cạnh sao Hỏa về phía bên trái nữa cơ - tôi nói không chắc chắn - Nhưng không hiểu tại sao nó cứ chạy lung tung ở trên trời.
- Hành tinh quái gì đâu! - "nhà chiêm tinh" hồn hậu kêu lên - Lại một hạt bụi quỷ quái nào rơi vào mắt cháu đấy thôi.
Ông ta tóm chặt lấy cằm tôi và khéo léo lấy ra một hạt bụi trong mắt.
Cái cảnh sao Hỏa làm cho tôi lạnh người, khiếp đảm. Tôi thở phào khi rời khỏi cái kính thiên lý. Và đường phố Kiev với ánh đèn mờ, tiếng lộc cộc của những chiếc xe độc mã chở khách, mùi hoa dẻ tàn bụi bặm, trở thành đầm ấm và vững chắc đối với tôi.
Không, hồi đó tôi không hề có ý muốn bỏ trái đất để bay lên mặt trăng hay sao Hỏa!
- Tại sao nó lại đỏ thế hả bố? - tôi hỏi cha tôi.
Cha tôi kể cho tôi nghe rằng sao Hỏa là một hành tinh đang hấp hối, rằng nó xưa kia cũng đẹp như trái đất của chúng ta, nó có biển, có những rặng núi thấp và cây cối um tùm xanh tốt. Nhưng dần dần sông biển khô cạn đi, cây cối chết hết, núi non sụt lở không còn vết tích gì và thế là sao Hỏa biến thành một sa mạc khổng lồ. Chắc hẳn núi ở trên sao Hỏa cấu tạo bởi đá đỏ, vì thế mà cát sao Hỏa cũng có màu đỏ nhạt.
- Thế ra sao Hỏa là một quả cầu bằng cát? - tôi hỏi.
- Đúng, có lẽ gọi nó như thế thì đúng hơn. - cha tôi nói - Chuyện đã xảy ra với sao Hỏa rồi sẽ xảy ra với trái đất của chúng ta. Trái đất sẽ biến thành sa mạc. Nhưng điều đó sẽ đến sau hàng triệu triệu năm nữa. Cho nên chẳng việc quái gì mà sợ! Vả lại cuối cùng, đến lúc ấy, người ta sẽ nghĩ ra cách chấm dứt cái trò quái gở nọ.
Tôi trả lời rằng tôi không sợ. Nhưng quả tình tôi lấy làm bực mình cho trái đất của chúng ta và cũng lo thay cho nó. Hơn nữa, hồi ở nhà anh cả tôi lại còn cho tôi biết thêm rằng ngay giờ đây sa mạc đã chiếm gần nửa diện tích trái đất rồi.
Từ ngày ấy nỗi sợ hãi sa mạc (mặc dầu tôi chưa hề trông thấy nó) cứ ám ảnh tôi mãi. Và mặc dầu tôi thường xuyên đọc trong tạp chí "Vòng quanh thế giới" những truyện ngắn hấp dẫn về sa mạc Sahara, về những trận bão cát và những "con tàu sa mạc", tức là những con lạc đà, nhưng những cái đó vẫn không cám dỗ nổi tôi.
Chẳng bao lâu sau tôi đã được làm quen lần đầu với sa mạc. Nhưng cái đó chỉ làm cho tôi thêm sợ nó.
Cả gia đình tôi đi nghỉ hè ở quê nhà, về với ông nội Maksim Grigorevich.
Mùa hè năm ấy ấm và nhiều mưa. Cỏ mọc rậm rịt. Đám tầm ma bên hàng rào cao bằng đầu người. Trên đồng, lúa mạch đang trổ bông. Từ những mảnh vườn rau bên nhà xông lên mùi thìa là. Mọi cái đều báo trước một vụ mùa tốt đẹp.
Nhưng một hôm, tôi đang ngồi bên cạnh ông tôi trên bờ sông câu cá bống, bỗng ông tôi đứng phắt dậy, lấy tay che nắng, chăm chú nhìn sang những cánh đồng bên kia sông hồi lâu, rồi giận dữ nhổ toẹt một bãi nước bọt và nói:
- Nó lại kéo đến rồi kìa, đồ quỷ! Chết tiệt cái giống ấy đi cho rồi!
Tôi nhìn theo ông tôi, nhưng tôi không thấy gì hết ngoài một đợt sóng đục và dài.
Nó tiến lại phía chúng tôi rất nhanh. Tôi tưởng sắp có giông, nhưng ông tôi bảo:
- Không phải đâu, cháu ơi, đấy là gió nóng đấy! Cái hỏa lò khốn kiếp! Gió từ Bukhara, từ sa mạc thổi lại đấy. Rồi nó thiêu sạch cho mà xem! Tai hại quá, nó đang đến đấy, Kostik ạ. Rồi ta còn không thở được với nó nữa kia.
Đợt nóng hung tợn lao nhanh trên mặt đất, tiến thẳng về phía chúng tôi. Ông tôi vội vã quấn sợi dây câu dài làm bằng xơ bồ đào lại và bảo:
- Chạy ngay về nhà kẻo bụi vào đầy mắt bây giờ. Ông sẽ lết theo cháu. Chạy đi!
Tôi hộc tốc chạy về nhà, nhưng gió nóng đã đuổi kịp tôi giữa đường. Những cơn lốc xào xạc cát, lao nhanh, cuốn lông gà lông chim với những vỏ bào nhẹ lên trời. Chung quanh tôi là cả một sự mù mịt nặng nề. Mặt trời tự dưng trở thành rũ rượi và đỏ như máu, không khác gì sao Hỏa. Những cây liễu nghiêng ngả, rú rít. Đằng sau tôi gió thổi tới nóng đến nỗi tưởng chừng áo sơ-mi bắt đầu âm ỉ cháy trên lưng. Bụi lạo xạo ở răng và phả vào mặt.
Cô tôi - bà Feodosya Maksimovna - đứng ở ngưỡng cửa, tay cầm ảnh Chúa bọc trong một cái khăn thêu.
- Lạy Chúa tôi, xin Chúa tha tội cho chúng tôi và cứu vớt chúng tôi cùng - cô tôi sợ hãi lẩm nhẩm - Lạy Đức Mẹ Maria đồng trinh, xin Mẹ hãy ban phúc lành cho chúng con được tai qua nạn khỏi.
Một cơn lốc xoáy ào vào nhà, quay cuồng. Những tấm kính gắn mát tít không kỹ kêu loảng xoảng. Rơm ở đầu mái tranh dựng ngược lên. Từ dưới mái nhà những con sẻ bay vụt ra như thể những viên đạn màu đen.
Lúc đó cha tôi không có mặt ở đấy, Người còn ở lạiKiev. Mẹ tôi lo sợ ra mặt.
Tôi còn nhớ: cái nóng mỗi lúc một tăng vào lúc đó mới thật đáng sợ hơn hết. Tưởng chừng chỉ một hai tiếng đồng hồ nữa thôi, rơm trên mái sẽ bốc cháy rồi sau đó sẽ đến lượt tóc và quần áo trên người chúng tôi. Vì thế, tôi òa khóc.
Đến tối, lá trên những cây liễu sum suê héo quắt lại, rũ xuống như những mảnh giẻ xám. Ở chân mọi hàng rào gió dồn lại từng đống bụi đen nhờ nhờ, mịn như bột mì.
Sáng ngày ra, những cái lá héo khô đét lại. Có thể lấy tay bóp những cái lá rụng vụn như cám. Gió thổi mạnh thêm. Nó bắt đầu vặt đi những tán lá chết bẩn thỉu và rất nhiều cây đã trở thành trần trụi, đen đủi như trong tiết thu tàn.
Ông tôi ra thăm đồng rồi trở về, vẻ mặt bối rối và thảm hại. Ông không sao thắt được cái nơ đỏ trên cổ chiếc áo sơ-mi vải thô. Tay run run, ông nói:
- Qua đêm nay mà gió không lặng thì cứ là chết khô tuốt. Cả vườn cây lẫn vườn rau.
Nhưng gió không dịu đi. Nó thổi suốt hai tuần, sau đó ngưng một chút rồi lại mạnh lên. Đất biến thành tro xám ngay trước mắt.
Phụ nữ kêu khóc trong các nhà. Đàn ông buồn bã ngồi gục ở đầu hồi tránh gió. Họ lấy gậy chọc chọc xuống đất, chốc chốc lại than:
- Đá chứ không phải là đất nữa! Cứ như thể thần chết tóm chặt gáy mình, thật không còn biết chạy đâu cho thoát.
Cha tôi từ Kiev tới và đưa chúng tôi trở về thành phố. Khi tôi hỏi cha tôi về gió nóng thì người trả lời miễn cưỡng:
- Mùa màng thế là mất trắng. Sa mạc đang tiến dần về Ukraina.
- Thế có làm cách nào tránh được cái đó không, bố? - tôi hỏi.
- Không có cách gì hết. Làm thế nào xây nổi một bức tường đá dài hai nghìn dặm.
- Tại sao không? - tôi nói - Người Trung Hoa chả xây được Vạn lý trường thành là gì.
- Nhưng họ là người Trung Hoa - cha tôi trả lời - Họ là những người thợ bậc thầy.
Cùng với năm tháng những ấn tượng lúc thiếu thời tưởng đã quên đi. Nhưng, tất nhiên, nó vẫn tiếp tục sống trong đáy sâu ký ức, và thỉnh thoảng lại trồi ra ngoài. Nhất là trong những lúc hạn hán. Chúng bao giờ cũng dấy lên trong lòng tôi một nỗi lo lắng khó hiểu.
Đến lúc trưởng thành thì tôi đã đem lòng yêu mến miền Trung Nga. Có thể là cái tươi mát của thiên nhiên vùng này, sự trù phú, những sông hồ trong và mát, những khu rừng ẩm ướt, những cơn mưa bụi ảm đạm, đã dẫn tôi tới tình yêu ấy.
Vì thế mà khi hạn hán tràn đến vùng Trung Nga, như một mũi dao nhọn nóng đỏ đâm vào nó, thì nỗi lo lắng của tôi đã biến thành cơn giận dữ bất lực trước sa mạc.