Chương : 5
Cái cây đã mọc cao hơn một chút.
Từ hơn một tháng nay, ngày nào Sophia cũng đứng ở gác hai quan sát những người láng giềng mới. Việc đó gây hứng thú cho bà. Có gì là xấu nhỉ? Ba người đàn ông khá trẻ, không có đàn bà, không có trẻ con. Đúng là chỉ có ba người. Bà lập tức nhận ra người đã bị gỉ sắt dính vào trán vì áp trán vào song sắt và là người nói với bà rằng cái cây ấy là cây sồi. Lại nhìn thấy anh ta ở đó làm bà vui. Anh ta đã đưa hai người nữa dáng vẻ rất khác nhau đến ở cùng anh ta. Một người cao lớn tóc hoe vàng đi dép và người kia vẻ sôi sục mặc bộ đồ xám. Bà bắt đầu nhận ra họ không khó khăn gì. Sophia tự hỏi rình mò họ như vậy có thích đáng không. Thích đáng hay không thì việc đó cũng làm bà giải trí, làm bà vững tâm và làm bà nghĩ tới một mánh khoé. Vậy là bà tiếp tục. Họ thường khoa chân múa tay trong suốt cả tháng tư này. Vận chuyển những tấm ván, những xô chậu, những túi đồ trên những chiếc xe cút kít và những cái hòm trên những xe ấy. Người ta gọi những cái bằng sắt với những bánh xe ở dưới là gì nhỉ? Tất nhiên nó phải có một cái tên. Phải, những cái xe đẩy hàng ở ga. Họ mang những cái hòm trên những xe đẩy hàng. Tốt. Vậy là những công việc. Họ nhiều lần qua vườn từ đủ mọi hướng và như vậy Sophia đã có thể biết tên họ khi để cửa sổ hé mở. Người mảnh khảnh mặc đồ đen là Marc. Người tóc hoe vàng chậm chạp là Mathias. Còn người đeo cavát là Lucien. Ngay cả khi đục thủng những cái lỗ trên tường, anh ta vẫn đeo cavát. Sophia đưa tay lên sờ chiếc khăn quàng của mình. Dẫu sao, mỗi người có cái ngón riêng của mình.
Qua cửa sổ ở bên tủ hốc tường gác hai, Sophia còn có thể thấy những gì diễn ra bên trong căn nhà tồi tàn. Những cửa sổ được sửa chữa không có rèm che và bà nghĩ chúng không bao giờ có rèm cả. Hầu như mỗi người chiếm một tầng gác. Vấn đề đặt ra là người tóc hoe vàng làm việc ở tầng gác của mình ở trần nửa người trên, hoặc hầu như khoả thân, hoặc hoàn toàn trần như nhộng, tuỳ lúc. Theo bà có thể đoán, thì anh ta có vẻ hoàn toàn dễ chịu. Buồn phiền thật. Người tóc hoe vàng có vẻ ưa nhìn, việc đó không thành vấn đề. Nhưng về việc này, Sophia cảm thấy mình thực sự không được phép đứng ngạo nghễ ở tủ hốc tường nhỏ. Về phần những công việc mà đôi khi họ có vẻ bận bù đầu nhưng lại làm một cách bền bỉ, ấy là đọc và viết nhiều trong đó. Những giá sách chất đầy sách. Sophia sinh ra trong vùng sỏi đá ở Delphes và được đưa đến thế giới qua tiếng hát duy nhất của mình, khâm phục mọi người bận bịu đọc sách ở một cái bàn dưới ánh sáng yếu ớt.
Thế rồi, tuần trước, một người nào khác đã đến. Lại một người đàn ông, nhưng già hơn nhiều. Sophia nghĩ tới một chuyến thăm. Nhưng không phải, người đàn ông khá già đã ở lại. Lâu dài ư? Dẫu sao đi nữa thì ông ta đang ở đây, trong sườn núi. Vẫn cứ là kỳ cục. Còn lâu mới là người đẹp nhất. Nhưng là người già nhất. Sáu mươi, bảy mươi tuổi. Người ta có thể ngỡ rằng từ cái miệng ấy thốt ra một tiếng nói vang to, nhưng trái lại là một âm tiết thật dịu dàng và nhỏ làm cho Sophia chưa hiểu một lời nào của ông ta nói ra. Thân hình thẳng, cao, rất có vẻ thủ lĩnh quân sự bị truất quyền, ông ta không mó tay giúp vào các công việc. Ông ta giám sát, hay nói chuyện. Không thể biết được tên ông già này. Trong khi chờ đợi, Sophia gọi ông ta là Alexandre cao lớn hoặc lão già quấy rầy tuỳ theo tâm trạng của ông ta.
Người mà người ta nghe tiếng nhiều nhất là Lucien, kẻ đeo cavát. Tiếng nói của anh ta vang xa và hầu như anh ta thích thú bình luận bằng một giọng khoẻ khoắn và đưa ra đủ mọi lệnh nhưng hai người kia ít nghe theo. Bà đã thử nói chuyện này với Pierre, nhưng ông không quan tâm tới những người láng giềng, không hơn gì cái cây. Chừng nào những người láng giềng không còn gây nên tiếng ồn trong căn nhà tồi tàn mục nát thì đó là tất cả những điều còn phải nói tới. Đồng ý, Pierre say mê về những công việc xã hội. Đồng ý, hằng ngày ông thấy chuyển qua những chồng hồ sơ ghê gớm về những cô gái chửa hoang dưới những cây cầu, những kẻ mặt ngoài xấu xa, những đứa trẻ hai tuổi không gia đình, những lão già hổn hển trong những tầng hầm mái và ông sưu tập tất cả những thứ đó chuyển cho Tổng trưởng. Và Pierre thực sự là con người làm công việc của mình một cách chu đáo. Cho dù Sophia không chịu nổi cái cách mà đôi khi ông nói tới những người thua thiệt “của ông” mà ông xếp từng loại và dưới loại như ông đã xếp loại những người hâm mộ. Pierre đã xếp bà vào loại nào khi ở tuổi mười hai, bà giới thiệu những chiếc khăn tay thêu cho những người du lịch ở Delphes? Bà thua thiệt gì? Cuối cùng đồng ý. Ta có thể hiểu rằng với tất cả những cái đó trong tay, ông coi thường cái cây hoặc bốn người láng giềng mới. Nhưng vẫn cứ thế thôi. Tại sao không bao giờ nói tới chuyện này? Dù chỉ đúng một phút?
Từ hơn một tháng nay, ngày nào Sophia cũng đứng ở gác hai quan sát những người láng giềng mới. Việc đó gây hứng thú cho bà. Có gì là xấu nhỉ? Ba người đàn ông khá trẻ, không có đàn bà, không có trẻ con. Đúng là chỉ có ba người. Bà lập tức nhận ra người đã bị gỉ sắt dính vào trán vì áp trán vào song sắt và là người nói với bà rằng cái cây ấy là cây sồi. Lại nhìn thấy anh ta ở đó làm bà vui. Anh ta đã đưa hai người nữa dáng vẻ rất khác nhau đến ở cùng anh ta. Một người cao lớn tóc hoe vàng đi dép và người kia vẻ sôi sục mặc bộ đồ xám. Bà bắt đầu nhận ra họ không khó khăn gì. Sophia tự hỏi rình mò họ như vậy có thích đáng không. Thích đáng hay không thì việc đó cũng làm bà giải trí, làm bà vững tâm và làm bà nghĩ tới một mánh khoé. Vậy là bà tiếp tục. Họ thường khoa chân múa tay trong suốt cả tháng tư này. Vận chuyển những tấm ván, những xô chậu, những túi đồ trên những chiếc xe cút kít và những cái hòm trên những xe ấy. Người ta gọi những cái bằng sắt với những bánh xe ở dưới là gì nhỉ? Tất nhiên nó phải có một cái tên. Phải, những cái xe đẩy hàng ở ga. Họ mang những cái hòm trên những xe đẩy hàng. Tốt. Vậy là những công việc. Họ nhiều lần qua vườn từ đủ mọi hướng và như vậy Sophia đã có thể biết tên họ khi để cửa sổ hé mở. Người mảnh khảnh mặc đồ đen là Marc. Người tóc hoe vàng chậm chạp là Mathias. Còn người đeo cavát là Lucien. Ngay cả khi đục thủng những cái lỗ trên tường, anh ta vẫn đeo cavát. Sophia đưa tay lên sờ chiếc khăn quàng của mình. Dẫu sao, mỗi người có cái ngón riêng của mình.
Qua cửa sổ ở bên tủ hốc tường gác hai, Sophia còn có thể thấy những gì diễn ra bên trong căn nhà tồi tàn. Những cửa sổ được sửa chữa không có rèm che và bà nghĩ chúng không bao giờ có rèm cả. Hầu như mỗi người chiếm một tầng gác. Vấn đề đặt ra là người tóc hoe vàng làm việc ở tầng gác của mình ở trần nửa người trên, hoặc hầu như khoả thân, hoặc hoàn toàn trần như nhộng, tuỳ lúc. Theo bà có thể đoán, thì anh ta có vẻ hoàn toàn dễ chịu. Buồn phiền thật. Người tóc hoe vàng có vẻ ưa nhìn, việc đó không thành vấn đề. Nhưng về việc này, Sophia cảm thấy mình thực sự không được phép đứng ngạo nghễ ở tủ hốc tường nhỏ. Về phần những công việc mà đôi khi họ có vẻ bận bù đầu nhưng lại làm một cách bền bỉ, ấy là đọc và viết nhiều trong đó. Những giá sách chất đầy sách. Sophia sinh ra trong vùng sỏi đá ở Delphes và được đưa đến thế giới qua tiếng hát duy nhất của mình, khâm phục mọi người bận bịu đọc sách ở một cái bàn dưới ánh sáng yếu ớt.
Thế rồi, tuần trước, một người nào khác đã đến. Lại một người đàn ông, nhưng già hơn nhiều. Sophia nghĩ tới một chuyến thăm. Nhưng không phải, người đàn ông khá già đã ở lại. Lâu dài ư? Dẫu sao đi nữa thì ông ta đang ở đây, trong sườn núi. Vẫn cứ là kỳ cục. Còn lâu mới là người đẹp nhất. Nhưng là người già nhất. Sáu mươi, bảy mươi tuổi. Người ta có thể ngỡ rằng từ cái miệng ấy thốt ra một tiếng nói vang to, nhưng trái lại là một âm tiết thật dịu dàng và nhỏ làm cho Sophia chưa hiểu một lời nào của ông ta nói ra. Thân hình thẳng, cao, rất có vẻ thủ lĩnh quân sự bị truất quyền, ông ta không mó tay giúp vào các công việc. Ông ta giám sát, hay nói chuyện. Không thể biết được tên ông già này. Trong khi chờ đợi, Sophia gọi ông ta là Alexandre cao lớn hoặc lão già quấy rầy tuỳ theo tâm trạng của ông ta.
Người mà người ta nghe tiếng nhiều nhất là Lucien, kẻ đeo cavát. Tiếng nói của anh ta vang xa và hầu như anh ta thích thú bình luận bằng một giọng khoẻ khoắn và đưa ra đủ mọi lệnh nhưng hai người kia ít nghe theo. Bà đã thử nói chuyện này với Pierre, nhưng ông không quan tâm tới những người láng giềng, không hơn gì cái cây. Chừng nào những người láng giềng không còn gây nên tiếng ồn trong căn nhà tồi tàn mục nát thì đó là tất cả những điều còn phải nói tới. Đồng ý, Pierre say mê về những công việc xã hội. Đồng ý, hằng ngày ông thấy chuyển qua những chồng hồ sơ ghê gớm về những cô gái chửa hoang dưới những cây cầu, những kẻ mặt ngoài xấu xa, những đứa trẻ hai tuổi không gia đình, những lão già hổn hển trong những tầng hầm mái và ông sưu tập tất cả những thứ đó chuyển cho Tổng trưởng. Và Pierre thực sự là con người làm công việc của mình một cách chu đáo. Cho dù Sophia không chịu nổi cái cách mà đôi khi ông nói tới những người thua thiệt “của ông” mà ông xếp từng loại và dưới loại như ông đã xếp loại những người hâm mộ. Pierre đã xếp bà vào loại nào khi ở tuổi mười hai, bà giới thiệu những chiếc khăn tay thêu cho những người du lịch ở Delphes? Bà thua thiệt gì? Cuối cùng đồng ý. Ta có thể hiểu rằng với tất cả những cái đó trong tay, ông coi thường cái cây hoặc bốn người láng giềng mới. Nhưng vẫn cứ thế thôi. Tại sao không bao giờ nói tới chuyện này? Dù chỉ đúng một phút?