Chương : 25
Bà Phương làm xong màn giới thiệu rồi đi luôn.
Để lại tôi với vẻ mặt ngơ ngác cùng với người con trai cao lớn kia của bà.
“Cậu nhóc” ngoan ngoãn đáng yêu của tôi đi đâu mất rồi?
Tôi ngước mắt lên quan sát kỹ càng ngũ quan của người đàn ông cao hơn tôi gần nửa cái đầu, yết hầu chợt trở nên khô khan, cổ họng cũng có cảm giác chua chua.
Tôi chỉ vào chỗ ngồi đối diện, nói: “Phương tiên sinh, anh ngồi xuống trước đã.”
“Cảm ơn.” Nói xong câu đó anh ta mới ngồi xuống, đã thế lại còn ngồi xuống một cách rất ngay ngắn nữa chứ.
Tôi cảm thấy linh hồn của mình như đang bị chấn động.
Tôi sai rồi, hóa ra “tương phản manh” cũng là một loại “đáng yêu” (*).
(*) 反差萌 (Tương phản manh): Ý chỉ một người có hai đặc tính trái ngược nhưng đồng thời cũng củng cố cho nhau. Ở trường hợp này, anh công – Phương tiên sinh là một người đàn ông trưởng thành, tác phong nghiêm chỉnh lễ độ nhưng ngược lại cũng có phần hơi khép nép (cứ thử tưởng tượng ra hình ảnh một người đàn ông cao lớn ngồi thẳng tắp, hai đầu gối khép lại, hai tay để ngay ngắn ở trước người, đã thế anh công lại còn có tính cách ngại ngùng e dè của một đứa trẻ nữa chứ, khiến cho tư thế ngồi của anh ý trông rất ngố), tóm lại những sự trái ngược của những đặc tính này đã tạo nên được sự đáng yêu cho anh công.
Tôi vươn một tay ra, tự giới thiệu: “Tôi là Tiếu Lạp Sênh, anh cứ gọi tôi là Lạp Sênh là được rồi.”
Anh ta do dự một chút rồi mới nắm lấy tay của tôi, bàn tay của anh ta rất to, lòng bàn tay thô ráp, khô ráo mà ấm áp. Anh ta nhìn tôi, ánh mắt dịu dàng mà bình tĩnh, nhỏ giọng nói: “Xin chào, tôi là Phương Phương.”
“Xin chào.”
“Xin chào.”
Tiếp theo đó chính là một khoảng trầm mặc quỷ dị.
Tôi có cảm giác như mình đã bị cái mớ kiến thức trong sách lừa mất rồi. Trong sách chỉ nói đến vấn đề trẻ em tự kỷ muốn thế này thế nọ, thế nhưng lại chẳng hề nhắc tới chuyện phải làm thế nào trong trường hợp trẻ “em” biến thành trẻ “lớn”.
Hèn gì trước kia thầy tôi toàn bảo “tận tín thư bất như vô thư” (*).
(*) 尽信书不如无书 (Tận tín thư bất như vô thư): Ý nói không nên tin 100% vào sách vở.
Đợi khi nào về đến nhà tôi nhất định sẽ phải cho toàn bộ mớ sách đó lên Nhàn Ngư (*) để bán hết đi mới được.
(*) 闲鱼 (Nhàn ngư): Đây là 1 app bán hàng secondhand online trên mạng TQ.
Không biết có phải là do tôi bị ảo giác hay không, nhưng tôi phát hiện ra bất kỳ ai đi ngang qua tôi cũng đều sẽ dừng tầm mắt ở trên người tôi khoảng độ một giây.
Tôi tự nhìn lại bản thân mình, áo hoodie màu xám, trong túi áo là những tấm thẻ nhỏ với đủ loại màu sắc, túi xách phía sau thì phình lên, bên trong chất đầy đồ ăn vặt cùng các loại đồ chơi, trong tay cầm một chú cá voi nhỏ đáng yêu, ở phía trước bàn còn có một cốc nước có cắm thêm một chiếc ô nhỏ.
Rồi tôi lại nhìn về phía người đàn ông đang ngồi đối diện với mình, quần áo trang nhã gọn gàng, mái tóc nhạt màu hơi quăn lại, đôi mắt màu xanh da trời trong veo xinh đẹp, cử chỉ đúng mực, nho nhã lịch sự.
Có cảm giác như tôi mới chính là người đang bị mắc chứng tự kỷ vậy.
# Mình là notebook A của Phương Phương #
Cuối cùng thì cũng được nắm tay rồi! Mềm thật đấy! Vui quá đi thôi =v=
Để lại tôi với vẻ mặt ngơ ngác cùng với người con trai cao lớn kia của bà.
“Cậu nhóc” ngoan ngoãn đáng yêu của tôi đi đâu mất rồi?
Tôi ngước mắt lên quan sát kỹ càng ngũ quan của người đàn ông cao hơn tôi gần nửa cái đầu, yết hầu chợt trở nên khô khan, cổ họng cũng có cảm giác chua chua.
Tôi chỉ vào chỗ ngồi đối diện, nói: “Phương tiên sinh, anh ngồi xuống trước đã.”
“Cảm ơn.” Nói xong câu đó anh ta mới ngồi xuống, đã thế lại còn ngồi xuống một cách rất ngay ngắn nữa chứ.
Tôi cảm thấy linh hồn của mình như đang bị chấn động.
Tôi sai rồi, hóa ra “tương phản manh” cũng là một loại “đáng yêu” (*).
(*) 反差萌 (Tương phản manh): Ý chỉ một người có hai đặc tính trái ngược nhưng đồng thời cũng củng cố cho nhau. Ở trường hợp này, anh công – Phương tiên sinh là một người đàn ông trưởng thành, tác phong nghiêm chỉnh lễ độ nhưng ngược lại cũng có phần hơi khép nép (cứ thử tưởng tượng ra hình ảnh một người đàn ông cao lớn ngồi thẳng tắp, hai đầu gối khép lại, hai tay để ngay ngắn ở trước người, đã thế anh công lại còn có tính cách ngại ngùng e dè của một đứa trẻ nữa chứ, khiến cho tư thế ngồi của anh ý trông rất ngố), tóm lại những sự trái ngược của những đặc tính này đã tạo nên được sự đáng yêu cho anh công.
Tôi vươn một tay ra, tự giới thiệu: “Tôi là Tiếu Lạp Sênh, anh cứ gọi tôi là Lạp Sênh là được rồi.”
Anh ta do dự một chút rồi mới nắm lấy tay của tôi, bàn tay của anh ta rất to, lòng bàn tay thô ráp, khô ráo mà ấm áp. Anh ta nhìn tôi, ánh mắt dịu dàng mà bình tĩnh, nhỏ giọng nói: “Xin chào, tôi là Phương Phương.”
“Xin chào.”
“Xin chào.”
Tiếp theo đó chính là một khoảng trầm mặc quỷ dị.
Tôi có cảm giác như mình đã bị cái mớ kiến thức trong sách lừa mất rồi. Trong sách chỉ nói đến vấn đề trẻ em tự kỷ muốn thế này thế nọ, thế nhưng lại chẳng hề nhắc tới chuyện phải làm thế nào trong trường hợp trẻ “em” biến thành trẻ “lớn”.
Hèn gì trước kia thầy tôi toàn bảo “tận tín thư bất như vô thư” (*).
(*) 尽信书不如无书 (Tận tín thư bất như vô thư): Ý nói không nên tin 100% vào sách vở.
Đợi khi nào về đến nhà tôi nhất định sẽ phải cho toàn bộ mớ sách đó lên Nhàn Ngư (*) để bán hết đi mới được.
(*) 闲鱼 (Nhàn ngư): Đây là 1 app bán hàng secondhand online trên mạng TQ.
Không biết có phải là do tôi bị ảo giác hay không, nhưng tôi phát hiện ra bất kỳ ai đi ngang qua tôi cũng đều sẽ dừng tầm mắt ở trên người tôi khoảng độ một giây.
Tôi tự nhìn lại bản thân mình, áo hoodie màu xám, trong túi áo là những tấm thẻ nhỏ với đủ loại màu sắc, túi xách phía sau thì phình lên, bên trong chất đầy đồ ăn vặt cùng các loại đồ chơi, trong tay cầm một chú cá voi nhỏ đáng yêu, ở phía trước bàn còn có một cốc nước có cắm thêm một chiếc ô nhỏ.
Rồi tôi lại nhìn về phía người đàn ông đang ngồi đối diện với mình, quần áo trang nhã gọn gàng, mái tóc nhạt màu hơi quăn lại, đôi mắt màu xanh da trời trong veo xinh đẹp, cử chỉ đúng mực, nho nhã lịch sự.
Có cảm giác như tôi mới chính là người đang bị mắc chứng tự kỷ vậy.
# Mình là notebook A của Phương Phương #
Cuối cùng thì cũng được nắm tay rồi! Mềm thật đấy! Vui quá đi thôi =v=