Chương : 10
Tiệc mừng thọ của cha tôi ngày hôm sau diễn ra vô cùng náo nhiệt. Bạn hữu gần xa của cha đều đến chúc thọ, lễ vật không thiếu thứ chi. Còn cha thì đặc biệt vui vẻ, gặp ai cũng kéo anh Cát theo, giới thiệu với mọi người. Tôi nghĩ cha tôi mừng thọ là phụ, cái chính là muốn thông báo với mọi người chàng rể yêu rể quí của cha.
Chiều hôm đó, nhà tôi đón một vị khách quý mà không ai ngờ tới – Bát vương gia.
Có lẽ ngài ấy biết Tú Bình đang ở nhà tôi nên mượn cớ đến thăm hỏi. Nghe danh ngài ấy đã lâu, đến giờ tôi mới được diện kiến. Bát vương xấp xỉ tuổi anh Cát nhưng dường như có vẻ già hơn một chút. Nhưng bù lại ngài mắt sáng mày ngài, khuôn mặt hiên ngang khí phách, nhìn qua cũng đoán được là một người địa vị không tầm thường. Chịu khó nhìn kĩ hơn, tôi lại thấy ngài ấy có nét hao hao Lý Nhật Trung, có lẽ do có cùng huyết thống.
Bát vương tuy hào sảng nhưng ăn nói có chừng mực. Cảm giác ngài mang lại không sổ sàng nhưng lại không quá xa cách. Năm xưa ngài làm tướng thì đánh bại Chiêm Thành, khi về đến Diễn Châu lại là một vị quan mẫu mực. Tôi nghĩ chị Bình gả cho ngài, biết đâu lại là chuyện tốt.
Bát vương đang cùng cả nhà tôi trò chuyện thì đầy tớ của ngài chạy vào, điệu bộ gấp gáp. Bát vương tâm trạng đang vui, giọng sang sảng: “Ở đây toàn là người nhà, có việc gì người cứ nói đi.”
Tên đầy tớ được cho phép liền trình báo: “Bẩm vương giá, Phụng Càn Vương có việc gấp cần gặp Người, hiện đang chờ ở phủ.”
Bát vương nhanh chóng từ biệt mọi người rồi vội vã cùng đầy tớ quay về. Trước khi đi còn ân cần nói với Tú Bình đôi ba câu, chị ấy nghe xong chỉ hòa nhã gật đầu. Tôi thì không còn tâm trí để ý đến chuyện gì khác ngoài ba chữ “Phụng Càn Vương” – đó chẳng phải là Lý Nhật Trung sao? Anh ta trở lại Diễn Châu rồi!
Mọi người đều ở lại nhà trên tiếp tục nói chuyện với nhau, chỉ có vợ chồng tôi rời khỏi. Cát không vào phòng mà ngồi lại ghế đá ngoài sân, tôi kêu Nhược Lan pha cho anh ấy ấm trà. Nhược Lan sau khi xong việc liền đến gần tôi, lo lắng hỏi: “Có chuyện gì đúng không cô hai? Em thấy cô nãy giờ thần trí cứ để nơi đâu.”
Tôi nhìn Nhược Lan bằng ánh mắt phức tạp, không biết có nên kể cho chị ấy nghe về chuyện Lý Nhật Trung hay không. Nhưng tự nghĩ, dù Nhược Lan biết thì mọi chuyện cũng có thay đổi được chi đâu, thế nên tôi quyết định không nói gì hết. Chuyện giữa tôi và tứ hoàng tử, thêm một người biết, lại càng thêm rắc rối.
*
* *
Sáng hôm sau Tú Bình rủ tôi đi chùa cầu phước cho cha. Địa điểm chúng tôi sẽ đến là chùa Bà Bụt nằm bên tả ngạn sông Lam, cách nhà tôi hai canh giờ đi bằng xe ngựa.
Xe ngựa chạy với tốc độ bình thường, băng qua những cánh đồng bát ngát. Khi tôi thắc mắc tại sao gần nhà nhiều chùa mà chị lại chọn một nơi xa như thế thì chị kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Mấy năm trước Bát vương gia đem quân đi đánh Chiêm Thành, trong một lần trọng thương, về đến Bạch Đường thì có một bà tiên hiện lên báo mộng với ngài rằng: “Quả sơn là nơi địa linh, muôn đời có thể hóa thân xứ ấy.” Ngài cho đây là điềm lành, liền cho người dựng chùa. Ban đầu chùa dựng lên đơn giản, chỉ giống như một am nhỏ bằng tre để thờ phụng, xây độ mười ngày đã xong. Không ngờ ngay sau đó liền thu phục được quân Chiêm Thành một cách dễ dàng. Sau đó ngài cho người xây dựng lại chùa thật kiên cố và cho mọi người gần xa đến đây cúng vái đến ngày nay. Ai đến rồi cũng công nhận nơi này thật sự hiển linh.
Tôi nghe Tú Bình kể xong, vừa ngưỡng mộ sự anh dũng của Bát vương và sự huyền bí của xuất xứ ngôi chùa, nhưng không quên trêu chọc Tú Bình: “Thì ra là chị một lòng muốn đến ngôi chùa cho chính phu quân tương lai của mình xây cất.”
Tú Bình bật cười: “Ha ha. Tìm hiểu một chút về người ta trước khi gả đi thì đâu có thiệt thòi gì. Chưa kể chị cũng muốn biết ngôi chùa ấy linh thiêng đến cỡ nào.”
Nghe giọng điệu Tú Bình, tôi tin chắc chuyện chị ấy gả đi giờ đây chỉ còn là vấn đề của thời gian mà thôi.
Xe đi được nửa đường, chúng tôi cho dừng lại bên bờ sông để ngựa uống nước. Tôi đem giỏ bánh đá chuẩn bị sẵn ra, Tú Bình có vẻ không thích: “Chị không ăn nổi nữa đâu. Mấy hôm nay ăn toàn những loại bánh này.”
Tôi nhún vai: “Vậy chị muốn ăn gì? Nhưng ở đây đâu có ai buôn bán gì đâu.”
Tú Bình nhìn quanh rồi phát hiện ra điều gì thú vị, chị ấy kêu lên thích thú: “Táo rừng kìa Chân, mình lại đó hái một ít lên xe ngồi ăn cho mát đi.”
Tú Bình nói rồi chưa đợi tôi đồng ý hay không đã kéo lấy tay tôi, lôi về phía có cây táo rừng xanh um. Mặc dù những trái táo xanh mướt kia nhìn rất hấp dẫn, nhưng để tiến được đến đó phải băng qua một khoảng đất đầy cỏ lau, cây nào cây nấy cao hơn vai tôi, chưa kể không biết có rắn rết hay thú hoang gì không nữa. Băng qua được phân nửa khoảng đất đầy cỏ, tôi thấy như có điều gì không ổn, thêm vào đó Tú Bình lại hỏi tôi: “Chân, em có nghe mùi gì tanh tanh không, giống như mùi máu vậy?”
Tôi càng nghe càng thấy sợ, chân nặng trịch không bước nổi nữa: “Em sợ lắm chị ơi, mình đi ra đi.”
Tú Bình nghe tôi nói thì sốt ruột: “Sợ gì mà sợ. Có chị bảo vệ em rồi, cọp beo gì chị cũng chấp hết. Đi nhanh rồi mình còn quay ra xe.”
Tôi không tin lời chị ấy, nhất quyết quay lưng đi, nghĩ rằng nếu tôi đi thì chị cũng sẽ bỏ cuộc và quay về xe cùng tôi. Nhưng chưa bước được mấy bước đã nghe Tú Bình kêu lên một tiếng. Chắc chắn chị ấy đang bày mưu để dụ dỗ tôi đây mà. Tôi quay lại, định bụng càu nhàu chị một trận.
“Chị…”
Thế nhưng lời tôi nói ra liền mắc nghẹn ở cổ, miệng cứng đờ. Phía sau Tú Bình là một người đàn ông mặt mày nhếch nhác, quần áo rách rưới, vết thương trên vai còn đang toạc ra, máu chảy ướt hết cả một vùng cơ thể. Hắn ta cầm một con dao kề vào cổ Tú Bình, đe dọa: “Im lặng, nếu không ta giết ả.”
Hắn nói xong, Tú Bình ngạc nhiên thủ thỉ: “Là anh à?”
Tôi không biết “Anh” mà Tú Bình đề cập là ai, tôi chỉ biết Tú Bình đang gặp nguy hiểm. Gã ấy vừa nghe Tú Bình lên tiếng, thẩn thờ nhìn lại chị ấy, đôi mày dãn ra một ít rồi từ từ đổ gục lên vai Tú Bình, con dao rơi xuống đất.
Tôi sợ hãi kêu lên: “Chị ơi, nhìn hắn thế kia không phải giết người thì cũng cướp của, nếu không thì không bị người ta đánh đến như vậy. Hay mình trói hắn lại, trình lên quan đi.”
Tú Bình vội vàng cởi chiếc áo khoác dính đầy máu của hắn trên người chị ra, lót xuống đất rồi đỡ hắn nằm lên.
“Trước đây chị có gặp qua anh ta một lần, anh ta còn cứu người nữa, chắc chắn đây không phải là người xấu.”
Tú Bình giải thích vậy nhưng tôi vẫn thấy gã ấy không đáng tin: “Nếu vậy thì chúng ta đi đi, cứ để mặc hắn ở lại đây. Sống chết là do ý trời.”
“Suỵt… dường như có rất đông người đến. Em ra xe ngựa trước đi. Nếu có ai hỏi về anh ta thì em nói không biết gì hết, còn chị thì đi vệ sinh, biết chưa.”
Tôi nghe lời Tú Bình vội vã quay về phía xe ngựa đang đợi. Nhược Lan trông thấy tôi chưa kịp hỏi xem tôi đi đâu thì một tốp binh lính đã đến. Tên cầm đầu số binh lính ấy trông có vẻ dữ tợn, tiến về phía tôi: “Nhóc con, người có thấy một gã tuổi ngoài hai mươi, vai bị thương nặng đi ngang qua đây không?”
Tôi phân vân không biết có nên nói thật cho hắn hay không. Nhưng lại nhớ đến lời dặn dò của Tú Bình, đành giả vờ: “Tôi mới đi ngang qua đây, dừng xe cho ngựa uống nước, không thấy ai nữa hết.”
Có vẻ chưa tin tưởng những gì tôi nói, hắn hỏi tiếp: “Cha mẹ ngươi đâu, sao lại để con nít đi lại một mình ở nơi vắng vẻ thế này?”
Tôi nghe hắn hỏi mà thấy giận run người. Không phải vì thái độ hắn xấc xược, mà là vì hắn xem tôi nhìn con nít, còn gọi tôi là “Nhóc con” nữa chứ.
Tôi không thèm phản ứng gì hết, mặc cho hắn dò xét. Hắn còn định tiến lại xem xét bên trong xe ngựa của tôi xem có giấu tội phạm hay không. Nhược Lan và phu xe Tám Hoành có ý ngăn cản. Từ xa, một tốp binh khác lại tới, tôi trông thấy người dẫn đầu không ai khác ngoài Bát vương gia.
“Sao rồi?” Bát vương hỏi tên lính bặm trợn chất vấn tôi nãy giờ.
Hắn thấy Bát vương liền quay ngoắt thái độ, lom khom cúi người như đứng trước tổ tông nhà hắn: “Bẩm vương gia, phản tặc thì chưa thấy nhưng con phát hiện con bé này còn nhỏ mà ở đây một mình, trông rất khả nghi. Có thể nó với tên kia là đồng phạm.”
Bát vương nhìn tôi một lúc, có vẻ nhận ra tôi nên ngài hỏi: “Ngươi chẳng phải là em họ của Tú Bình sao? Tại sao lại ở đây một mình?”
Tôi cúi đầu, lễ phép trả lời: “Bẩm vương gia nhớ không sai, con chính là em họ của chị Tú Bình. Số là hôm nay chị Bình cùng con định đi lên chùa Bà Bụt để cầu phước cho cha mẹ, ngang qua đây ngựa khát nước nên dừng lại nghỉ ngơi. Không ngờ chưa được bao lâu thì mấy vị đại nhân này đến, hạch hỏi đủ điều. Thật sự con không có gặp tên phản tặc nào hết, con cũng không phải là đồng phạm.”
Tôi trả lời, nét mặt sợ sệt. Bát vương thì nghe nói chúng tôi đi chùa Bà Bụt nên vẻ mặt cũng dãn ra đôi chút. Ngài hỏi tiếp: “Vậy ngươi ở đây, còn Tú Bình đâu?”
Tôi nhìn nhìn về phía bụi cỏ, ấp úng: “Dạ… chị Bình khi nãy có kêu đau bụng nên…”
Tôi không cần nói hết câu cũng đủ khiến Bát vương đỏ mặt, còn tốp binh lính phía sau thì che miệng tủm tỉm cười. Bát vương gia nói tiếp: “Có một tên phản tặc chạy trốn đến Diễn Châu này. Những nơi vắng vẻ như thế này rất nguy hiểm, nếu không có việc gì thì chớ ở lâu.”
Tôi ngoan ngoãn gật đầu: “Đa tạ vương gia đã nhắc nhở. Lát sau chị Bình ra đến chúng con sẽ đi ngay.”
Vương gia dường như đang gấp gáp nên cũng không lưu lại lâu để gặp mặt Tú Bình. Đợi ngài ấy đi một lúc lâu tôi mới dám kêu Tám Hoành cùng tôi đi đến chỗ Tú Bình. Ba chúng tôi vất vả lắm mới đưa được tên ấy vào xe ngựa. Tôi thuật lại những gì Bát vương vừa nói cho Tú Bình nghe. Xong, chị vẫn một mực lắc đầu: “Anh ta không phải phản tặc đâu. Anh ta là một người tốt. Em khoan hãy nói việc này cho ai biết. Chúng ta tìm một nơi vắng vẻ để cứu anh ta trước.”
Thế là chúng tôi không đi đến chùa Bà Bụt nữa mà quay xe về thị trấn. Trên dọc đường đi, nhìn vẻ lo lắng của Tú Bình mà tôi không khỏi chột dạ. Tên kia quần áo nhếch nhác, máu me đầy người, chắc hẳn phải làm việc xấu mới bị người ta đánh ra nông nổi này. Liệu hôm nay Tú Bình cứu y, có ảnh hưởng gì đến chuyện sau này hay không?
Chúng tôi để anh ta ở lại một ngôi miếu hoang gần ngoại ô. Trước đây ngôi miếu này cũng có người hành hương, nhưng từ khi bị sét đánh sập từ bốn năm trước, các sư cô trong đó cũng tản ra về các chùa, bỏ lại một đống hoang tàn. Mọi người nghĩ nơi này không được lòng trời nên mới sai Thiên Lôi giáng búa nên cũng không ai buồn tu sửa lại. Những ngày sau đó, Tú Bình âm thầm đem thức ăn, thuốc men đến cho hắn. Đến ngày thứ ba thấy chị về, tôi hỏi: “Hắn ta sao rồi chị?”
Tú Bình thở dài: “Đã tỉnh, nhưng chưa đi lại được.”
Tôi lo lắng nói với Tú Bình: “Hay chị cứ để mặc hắn đi. Dù gì cũng đã giữ lại được mạng cho hắn, xem như là làm hết khả năng rồi.”
Tôi khuyên hết lời nhưng Tú Bình vẫn không chịu nghe tôi, hằng ngày vẫn âm thầm chăm sóc anh ta. Thêm vài hôm nữa, tôi ra đường thì tình cờ thấy cáo thị đã được dán lên. Người trong hình chính xác là tên mà Tú Bình cứu. Bên dưới còn kèm chú thích:
“Truy nã Nùng Trí Cao – âm mưu làm phản. Phát lệnh truy nã toàn quốc. Ai phát hiện, giao thủ cấp thưởng một trăm bạc, bắt sống thưởng hai trăm bạc.”
Tôi hốt hoảng chạy về nhà tìm Tú Bình: “Chị ơi hắn ta là phản tặc đó. Triều đình phát lệnh truy nã rồi.”
Tú Bình đưa tay lên miệng ra dấu cho tôi im lặng. Bỗng một giọng nói vang lên sau lưng khiến tôi giật mình: “Ai là phản tặc?”
Tôi và Tú Bình đồng thời quay lại, Huỳnh Cát đã đứng đó tự bao giờ…
Chiều hôm đó, nhà tôi đón một vị khách quý mà không ai ngờ tới – Bát vương gia.
Có lẽ ngài ấy biết Tú Bình đang ở nhà tôi nên mượn cớ đến thăm hỏi. Nghe danh ngài ấy đã lâu, đến giờ tôi mới được diện kiến. Bát vương xấp xỉ tuổi anh Cát nhưng dường như có vẻ già hơn một chút. Nhưng bù lại ngài mắt sáng mày ngài, khuôn mặt hiên ngang khí phách, nhìn qua cũng đoán được là một người địa vị không tầm thường. Chịu khó nhìn kĩ hơn, tôi lại thấy ngài ấy có nét hao hao Lý Nhật Trung, có lẽ do có cùng huyết thống.
Bát vương tuy hào sảng nhưng ăn nói có chừng mực. Cảm giác ngài mang lại không sổ sàng nhưng lại không quá xa cách. Năm xưa ngài làm tướng thì đánh bại Chiêm Thành, khi về đến Diễn Châu lại là một vị quan mẫu mực. Tôi nghĩ chị Bình gả cho ngài, biết đâu lại là chuyện tốt.
Bát vương đang cùng cả nhà tôi trò chuyện thì đầy tớ của ngài chạy vào, điệu bộ gấp gáp. Bát vương tâm trạng đang vui, giọng sang sảng: “Ở đây toàn là người nhà, có việc gì người cứ nói đi.”
Tên đầy tớ được cho phép liền trình báo: “Bẩm vương giá, Phụng Càn Vương có việc gấp cần gặp Người, hiện đang chờ ở phủ.”
Bát vương nhanh chóng từ biệt mọi người rồi vội vã cùng đầy tớ quay về. Trước khi đi còn ân cần nói với Tú Bình đôi ba câu, chị ấy nghe xong chỉ hòa nhã gật đầu. Tôi thì không còn tâm trí để ý đến chuyện gì khác ngoài ba chữ “Phụng Càn Vương” – đó chẳng phải là Lý Nhật Trung sao? Anh ta trở lại Diễn Châu rồi!
Mọi người đều ở lại nhà trên tiếp tục nói chuyện với nhau, chỉ có vợ chồng tôi rời khỏi. Cát không vào phòng mà ngồi lại ghế đá ngoài sân, tôi kêu Nhược Lan pha cho anh ấy ấm trà. Nhược Lan sau khi xong việc liền đến gần tôi, lo lắng hỏi: “Có chuyện gì đúng không cô hai? Em thấy cô nãy giờ thần trí cứ để nơi đâu.”
Tôi nhìn Nhược Lan bằng ánh mắt phức tạp, không biết có nên kể cho chị ấy nghe về chuyện Lý Nhật Trung hay không. Nhưng tự nghĩ, dù Nhược Lan biết thì mọi chuyện cũng có thay đổi được chi đâu, thế nên tôi quyết định không nói gì hết. Chuyện giữa tôi và tứ hoàng tử, thêm một người biết, lại càng thêm rắc rối.
*
* *
Sáng hôm sau Tú Bình rủ tôi đi chùa cầu phước cho cha. Địa điểm chúng tôi sẽ đến là chùa Bà Bụt nằm bên tả ngạn sông Lam, cách nhà tôi hai canh giờ đi bằng xe ngựa.
Xe ngựa chạy với tốc độ bình thường, băng qua những cánh đồng bát ngát. Khi tôi thắc mắc tại sao gần nhà nhiều chùa mà chị lại chọn một nơi xa như thế thì chị kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Mấy năm trước Bát vương gia đem quân đi đánh Chiêm Thành, trong một lần trọng thương, về đến Bạch Đường thì có một bà tiên hiện lên báo mộng với ngài rằng: “Quả sơn là nơi địa linh, muôn đời có thể hóa thân xứ ấy.” Ngài cho đây là điềm lành, liền cho người dựng chùa. Ban đầu chùa dựng lên đơn giản, chỉ giống như một am nhỏ bằng tre để thờ phụng, xây độ mười ngày đã xong. Không ngờ ngay sau đó liền thu phục được quân Chiêm Thành một cách dễ dàng. Sau đó ngài cho người xây dựng lại chùa thật kiên cố và cho mọi người gần xa đến đây cúng vái đến ngày nay. Ai đến rồi cũng công nhận nơi này thật sự hiển linh.
Tôi nghe Tú Bình kể xong, vừa ngưỡng mộ sự anh dũng của Bát vương và sự huyền bí của xuất xứ ngôi chùa, nhưng không quên trêu chọc Tú Bình: “Thì ra là chị một lòng muốn đến ngôi chùa cho chính phu quân tương lai của mình xây cất.”
Tú Bình bật cười: “Ha ha. Tìm hiểu một chút về người ta trước khi gả đi thì đâu có thiệt thòi gì. Chưa kể chị cũng muốn biết ngôi chùa ấy linh thiêng đến cỡ nào.”
Nghe giọng điệu Tú Bình, tôi tin chắc chuyện chị ấy gả đi giờ đây chỉ còn là vấn đề của thời gian mà thôi.
Xe đi được nửa đường, chúng tôi cho dừng lại bên bờ sông để ngựa uống nước. Tôi đem giỏ bánh đá chuẩn bị sẵn ra, Tú Bình có vẻ không thích: “Chị không ăn nổi nữa đâu. Mấy hôm nay ăn toàn những loại bánh này.”
Tôi nhún vai: “Vậy chị muốn ăn gì? Nhưng ở đây đâu có ai buôn bán gì đâu.”
Tú Bình nhìn quanh rồi phát hiện ra điều gì thú vị, chị ấy kêu lên thích thú: “Táo rừng kìa Chân, mình lại đó hái một ít lên xe ngồi ăn cho mát đi.”
Tú Bình nói rồi chưa đợi tôi đồng ý hay không đã kéo lấy tay tôi, lôi về phía có cây táo rừng xanh um. Mặc dù những trái táo xanh mướt kia nhìn rất hấp dẫn, nhưng để tiến được đến đó phải băng qua một khoảng đất đầy cỏ lau, cây nào cây nấy cao hơn vai tôi, chưa kể không biết có rắn rết hay thú hoang gì không nữa. Băng qua được phân nửa khoảng đất đầy cỏ, tôi thấy như có điều gì không ổn, thêm vào đó Tú Bình lại hỏi tôi: “Chân, em có nghe mùi gì tanh tanh không, giống như mùi máu vậy?”
Tôi càng nghe càng thấy sợ, chân nặng trịch không bước nổi nữa: “Em sợ lắm chị ơi, mình đi ra đi.”
Tú Bình nghe tôi nói thì sốt ruột: “Sợ gì mà sợ. Có chị bảo vệ em rồi, cọp beo gì chị cũng chấp hết. Đi nhanh rồi mình còn quay ra xe.”
Tôi không tin lời chị ấy, nhất quyết quay lưng đi, nghĩ rằng nếu tôi đi thì chị cũng sẽ bỏ cuộc và quay về xe cùng tôi. Nhưng chưa bước được mấy bước đã nghe Tú Bình kêu lên một tiếng. Chắc chắn chị ấy đang bày mưu để dụ dỗ tôi đây mà. Tôi quay lại, định bụng càu nhàu chị một trận.
“Chị…”
Thế nhưng lời tôi nói ra liền mắc nghẹn ở cổ, miệng cứng đờ. Phía sau Tú Bình là một người đàn ông mặt mày nhếch nhác, quần áo rách rưới, vết thương trên vai còn đang toạc ra, máu chảy ướt hết cả một vùng cơ thể. Hắn ta cầm một con dao kề vào cổ Tú Bình, đe dọa: “Im lặng, nếu không ta giết ả.”
Hắn nói xong, Tú Bình ngạc nhiên thủ thỉ: “Là anh à?”
Tôi không biết “Anh” mà Tú Bình đề cập là ai, tôi chỉ biết Tú Bình đang gặp nguy hiểm. Gã ấy vừa nghe Tú Bình lên tiếng, thẩn thờ nhìn lại chị ấy, đôi mày dãn ra một ít rồi từ từ đổ gục lên vai Tú Bình, con dao rơi xuống đất.
Tôi sợ hãi kêu lên: “Chị ơi, nhìn hắn thế kia không phải giết người thì cũng cướp của, nếu không thì không bị người ta đánh đến như vậy. Hay mình trói hắn lại, trình lên quan đi.”
Tú Bình vội vàng cởi chiếc áo khoác dính đầy máu của hắn trên người chị ra, lót xuống đất rồi đỡ hắn nằm lên.
“Trước đây chị có gặp qua anh ta một lần, anh ta còn cứu người nữa, chắc chắn đây không phải là người xấu.”
Tú Bình giải thích vậy nhưng tôi vẫn thấy gã ấy không đáng tin: “Nếu vậy thì chúng ta đi đi, cứ để mặc hắn ở lại đây. Sống chết là do ý trời.”
“Suỵt… dường như có rất đông người đến. Em ra xe ngựa trước đi. Nếu có ai hỏi về anh ta thì em nói không biết gì hết, còn chị thì đi vệ sinh, biết chưa.”
Tôi nghe lời Tú Bình vội vã quay về phía xe ngựa đang đợi. Nhược Lan trông thấy tôi chưa kịp hỏi xem tôi đi đâu thì một tốp binh lính đã đến. Tên cầm đầu số binh lính ấy trông có vẻ dữ tợn, tiến về phía tôi: “Nhóc con, người có thấy một gã tuổi ngoài hai mươi, vai bị thương nặng đi ngang qua đây không?”
Tôi phân vân không biết có nên nói thật cho hắn hay không. Nhưng lại nhớ đến lời dặn dò của Tú Bình, đành giả vờ: “Tôi mới đi ngang qua đây, dừng xe cho ngựa uống nước, không thấy ai nữa hết.”
Có vẻ chưa tin tưởng những gì tôi nói, hắn hỏi tiếp: “Cha mẹ ngươi đâu, sao lại để con nít đi lại một mình ở nơi vắng vẻ thế này?”
Tôi nghe hắn hỏi mà thấy giận run người. Không phải vì thái độ hắn xấc xược, mà là vì hắn xem tôi nhìn con nít, còn gọi tôi là “Nhóc con” nữa chứ.
Tôi không thèm phản ứng gì hết, mặc cho hắn dò xét. Hắn còn định tiến lại xem xét bên trong xe ngựa của tôi xem có giấu tội phạm hay không. Nhược Lan và phu xe Tám Hoành có ý ngăn cản. Từ xa, một tốp binh khác lại tới, tôi trông thấy người dẫn đầu không ai khác ngoài Bát vương gia.
“Sao rồi?” Bát vương hỏi tên lính bặm trợn chất vấn tôi nãy giờ.
Hắn thấy Bát vương liền quay ngoắt thái độ, lom khom cúi người như đứng trước tổ tông nhà hắn: “Bẩm vương gia, phản tặc thì chưa thấy nhưng con phát hiện con bé này còn nhỏ mà ở đây một mình, trông rất khả nghi. Có thể nó với tên kia là đồng phạm.”
Bát vương nhìn tôi một lúc, có vẻ nhận ra tôi nên ngài hỏi: “Ngươi chẳng phải là em họ của Tú Bình sao? Tại sao lại ở đây một mình?”
Tôi cúi đầu, lễ phép trả lời: “Bẩm vương gia nhớ không sai, con chính là em họ của chị Tú Bình. Số là hôm nay chị Bình cùng con định đi lên chùa Bà Bụt để cầu phước cho cha mẹ, ngang qua đây ngựa khát nước nên dừng lại nghỉ ngơi. Không ngờ chưa được bao lâu thì mấy vị đại nhân này đến, hạch hỏi đủ điều. Thật sự con không có gặp tên phản tặc nào hết, con cũng không phải là đồng phạm.”
Tôi trả lời, nét mặt sợ sệt. Bát vương thì nghe nói chúng tôi đi chùa Bà Bụt nên vẻ mặt cũng dãn ra đôi chút. Ngài hỏi tiếp: “Vậy ngươi ở đây, còn Tú Bình đâu?”
Tôi nhìn nhìn về phía bụi cỏ, ấp úng: “Dạ… chị Bình khi nãy có kêu đau bụng nên…”
Tôi không cần nói hết câu cũng đủ khiến Bát vương đỏ mặt, còn tốp binh lính phía sau thì che miệng tủm tỉm cười. Bát vương gia nói tiếp: “Có một tên phản tặc chạy trốn đến Diễn Châu này. Những nơi vắng vẻ như thế này rất nguy hiểm, nếu không có việc gì thì chớ ở lâu.”
Tôi ngoan ngoãn gật đầu: “Đa tạ vương gia đã nhắc nhở. Lát sau chị Bình ra đến chúng con sẽ đi ngay.”
Vương gia dường như đang gấp gáp nên cũng không lưu lại lâu để gặp mặt Tú Bình. Đợi ngài ấy đi một lúc lâu tôi mới dám kêu Tám Hoành cùng tôi đi đến chỗ Tú Bình. Ba chúng tôi vất vả lắm mới đưa được tên ấy vào xe ngựa. Tôi thuật lại những gì Bát vương vừa nói cho Tú Bình nghe. Xong, chị vẫn một mực lắc đầu: “Anh ta không phải phản tặc đâu. Anh ta là một người tốt. Em khoan hãy nói việc này cho ai biết. Chúng ta tìm một nơi vắng vẻ để cứu anh ta trước.”
Thế là chúng tôi không đi đến chùa Bà Bụt nữa mà quay xe về thị trấn. Trên dọc đường đi, nhìn vẻ lo lắng của Tú Bình mà tôi không khỏi chột dạ. Tên kia quần áo nhếch nhác, máu me đầy người, chắc hẳn phải làm việc xấu mới bị người ta đánh ra nông nổi này. Liệu hôm nay Tú Bình cứu y, có ảnh hưởng gì đến chuyện sau này hay không?
Chúng tôi để anh ta ở lại một ngôi miếu hoang gần ngoại ô. Trước đây ngôi miếu này cũng có người hành hương, nhưng từ khi bị sét đánh sập từ bốn năm trước, các sư cô trong đó cũng tản ra về các chùa, bỏ lại một đống hoang tàn. Mọi người nghĩ nơi này không được lòng trời nên mới sai Thiên Lôi giáng búa nên cũng không ai buồn tu sửa lại. Những ngày sau đó, Tú Bình âm thầm đem thức ăn, thuốc men đến cho hắn. Đến ngày thứ ba thấy chị về, tôi hỏi: “Hắn ta sao rồi chị?”
Tú Bình thở dài: “Đã tỉnh, nhưng chưa đi lại được.”
Tôi lo lắng nói với Tú Bình: “Hay chị cứ để mặc hắn đi. Dù gì cũng đã giữ lại được mạng cho hắn, xem như là làm hết khả năng rồi.”
Tôi khuyên hết lời nhưng Tú Bình vẫn không chịu nghe tôi, hằng ngày vẫn âm thầm chăm sóc anh ta. Thêm vài hôm nữa, tôi ra đường thì tình cờ thấy cáo thị đã được dán lên. Người trong hình chính xác là tên mà Tú Bình cứu. Bên dưới còn kèm chú thích:
“Truy nã Nùng Trí Cao – âm mưu làm phản. Phát lệnh truy nã toàn quốc. Ai phát hiện, giao thủ cấp thưởng một trăm bạc, bắt sống thưởng hai trăm bạc.”
Tôi hốt hoảng chạy về nhà tìm Tú Bình: “Chị ơi hắn ta là phản tặc đó. Triều đình phát lệnh truy nã rồi.”
Tú Bình đưa tay lên miệng ra dấu cho tôi im lặng. Bỗng một giọng nói vang lên sau lưng khiến tôi giật mình: “Ai là phản tặc?”
Tôi và Tú Bình đồng thời quay lại, Huỳnh Cát đã đứng đó tự bao giờ…