Chương : 19
Một sự kiện đẫm máu
cắt ngang
vài giờ hạnh phúc huyền nhiệm.
Là biểu tượng đôi khi của Quỷ, đôi khi của Chúa phục sinh, chẳng có một con vật nào lại khó tin cậy hơn con gà trống. Dòng chúng tôi biết có những con gà trống chẳng bao giờ gáy lúc bình minh. Mặt khác, đặc biệt vào mùa Đông, Kinh Sớm bắt đầu từ lúc màn đêm hãy còn dày đặc và mọi sinh vật vẫn say ngủ. Vì một tu sĩ sẽ phải thức dậy rồi đọc kinh thật nhiều trong bóng tối, đợi ngày mới bừng lên và lấy ngọn lửa thành kính của lòng mình soi sáng bóng đêm. Do đó, nội qui đã qui định trong khi các tu sĩ anh em đi ngủ, phải có vài tu sĩ thức đêm để ngâm nga một số bài thánh ca cố định. Số bài này cho phép họ đo được số thời gian đã trôi qua; vì vậy, khi hết thời hạn ngủ quy định, họ sẽ đi đánh thức mọi người dậy.
Do vậy, đêm đó, chúng tôi được đánh thức bởi các tu sĩ đánh chuông đi qua suốt nhà nghỉ và nhà hành hương, trong khi một tu sĩ khác đi từ phòng này sang phòng kia, la lớn: “Chúng ta hãy ca ngợi Chúa”, rồi mọi người đồng thanh trả lời: “Tạ ơn Đức Chúa trời”.
Thầy trò tôi tuân theo nội qui của dòng Benedict: chưa đầy nửa giờ, chúng tôi đã sửa soạn xong để còn mừng ngày mới, đoạn chúng tôi đi xuống khu hát kinh. Nơi đây, các tu sĩ nằm xấp trên sàn, đọc mười lăm bài thánh ca đầu tiên để đợi các thầy dẫn tu sinh của mình vào. Xong, mỗi người ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của mình, và cả đoàn cất tiếng hát: “Lạy Chúa hãy hé mở môi con, và miệng con sẽ ca ngợi Chúa”.
Tiếng ca vọng lên vòm giáo đường, nghe như tiếng trẻ thơ cầu khẩn. Hai tu sĩ leo lên bục và bắt nhịp bài thánh ca thứ chín mươi tư “Ta đến reo mừng” và mọi người khác ca theo. Tôi cảm thấy lòng ấm áp một niềm tin mới. Các tu sĩ ngồi trên ghế, co ro thân hình trông giống hệt nhau trong bộ áo dòng. Sáu mươi chiếc bóng chập chờn dưới ngọn lửa trên chiếc giá ba chân lớn. Sáu mươi giọng hát hoà với nhau, ca ngợi Đấng toàn năng, và khi lắng nghe khúc hoà điệu cảm động đang đưa ta đến hạnh phúc thiên đường này, tôi tự hỏi phải chăng tu viện này thực sự là nơi còn ẩn giấu những bí mật, những âm mưu và sự đe doạ kinh khủng. Giờ đây, đối với tôi, tu viện trái lại là một mái nhà của những con người thánh thiện, là nơi chốn của đức hạnh, của tri thức, của sự khôn ngoan, hiền hoà, sức mạnh và thiêng liêng.
Sau sáu bài thánh ca, phần đọc thánh kinh bắt đầu. Vài tu sĩ đang gục đầu buồn ngủ, và một trong các tu sĩ trực đêm xách theo một chiếc đèn nhỏ, đi dọc theo các dãy ghế để đánh thức những người ngủ gục. Ai ngủ gục sẽ bị hình phạt xách đèn tiếp tục đi tuần. Sáu bài thánh ca khác được tiếp tục cất lên. Kế đó, Tu viện trưởng ban phước lành, người thứ bảy đọc kinh cầu, và mọi người cúi đầu về phía bàn thờ, tĩnh tâm tận hưởng giây phút ngọt ngào mà những ai không trải nghiệm những giây phút nhiệt tâm huyền bí và tận cùng bình an trong tâm hồn sẽ không thấu hiểu được. Sau cùng, mũ trùm xuống mặt, tất cả ngồi nghiêm trang cất giọng “Bài ca tạ ơn Chúa”. Tôi cũng ca ngợi Chúa, vì Ngài đã giải toả các nỗi ngờ vực và những cảm giác bất an mà tu viện đã gây cho tôi trong ngày đầu tiên…
*
* *
Trong khoảng thời gian giữa Kinh Sớm và Kinh Ngợi khen, các tu sĩ không trở về phòng của mình, mặc dầu đêm vẫn còn tối đen. Tu sinh theo thầy của họ sang nhà nguyện để học Thánh ca, vài tu sĩ ở lại giáo đường để chăm sóc các vật trang trí nhà thờ, còn phần lớn, như thầy trò chúng tôi, đi dạo trong nhà dòng để tĩnh tâm. Các người giúp việc đang ngủ và vẫn say giấc khi chúng tôi trở lại khu hát kinh dự kinh Ngợi khen, trời lúc ấy vẫn rất tối.
Chúng tôi ca Phúc âm và khi minh chứng Phúc âm đã đến soi sáng cho nhân loại thì sao mai, cùng với vẻ đẹp rực rỡ nhất của nó, như thể đang tràn ngập điện thờ. Ánh sáng, dù vẫn chưa đến, dường như đã soi lên các lời thánh ca, lên bông huệ huyền bí ngát hương nở trên các vòm cung trên trần. Tôi lặng lẽ cầu nguyện và thầm nhủ: “Ôi, Thượng đế: Con tạ ơn Ngài vì giây phút sướng vui khôn tả này. Trái tim ngu ngốc của ta ơi, mi sợ hãi điều gì chứ?”
Đột nhiên, từ hướng cửa Bắc vọng lại tiếng người nói ồn ào. Tôi không hiểu tại sao những người giúp việc sửa soạn công việc của họ lại dám làm rộn các buổi kinh lễ như thế. Vào lúc đó ba người nuôi heo bước vào, mặt lộ vẻ kinh hoàng, họ chạy thẳng đến Tu viện trưởng và thầm thì vào tai người điều chi đó. Thoạt tiên, Tu viện trưởng khoát tay trấn tĩnh họ, như thể người không muốn làm gián đoạn buổi lễ, nhưng các người giúp việc khác đã tràn vào, và tiếng la nghe lớn hơn.
- Một người! Một người chết! – Có người nói lớn và những người khác la tiếp - Một tu sĩ. Không thấy đôi giày xăng đan ư?
Lời cầu kinh im bặt và Tu viện trưởng chạy vội ra ngoài, vẫy tay cho viên Quản hầm theo người. Thầy William đuổi theo họ, và bấy giờ, các tu sĩ cũng rời ghế vội vã ùa ra ngoài.
Trời đã hừng sáng và tuyết trên mặt đất khiến trời càng sáng hơn. Phía sau khu hát kinh, ngay trước các khu chuồng, nơi hôm qua có cái vại lớn đựng tiết heo, người ta thấy một vật thể kỳ lạ, hình thù giống cây Thập giá, ló ra khỏi miệng vại, trông như thể hai cái cọc đã được cắm xuống đất và giẻ rách phủ lên đó để doạ chim chóc.
Nhưng đó là hai chân người, chân của một người đầu bị cắm sâu vào vại máu.
Tu viện trưởng ra lệnh lôi xác ra khỏi khối chất lỏng kinh sợ ấy. Hai người nuôi heo lưỡng lự bước đến bên chiếc vại, kéo cái thây máu me đáng thương ra: máu vấy đầy lên người họ. Như người ta đã giải thích cho tôi, tiết heo này đã được lấy ngay sau khi thọc huyết, được khuấy và để ngoài trời lạnh nên nó không bị đông lại. Thế nhưng lớp tiết heo bao bọc xác chết giờ đang bắt đầu cô lại, nó đã thấm đẫm chiếc áo dòng nên không nhận dạng được mặt mũi nữa. Một người giúp việc xách một xô nước đến và xối lên khuôn mặt kẻ bất hạnh. Một người khác cúi xuống lấy khăn lau mặt. Thế rồi trước mắt chúng tôi hiện lên khuôn mặt trắng nhợt của Venantius, học giả người Hy Lạp mà chúng tôi đã hầu chuyện bên cạnh các bản chép tay của Adelmo chiều hôm trước.
Tu viện trưởng bước đến – Sư huynh William, như Huynh thấy đó, một việc gì đó đang diễn tiến bên trong tu viện này, một việc đòi hỏi tất cả trí tuệ của Huynh. Xin Huynh hãy hành động ngay.
Thầy William chỉ vào xác chết và hỏi:
- Huynh ấy có mặt trong khu hát kinh lúc hành lễ hay không?
- Không – Tu viện trưởng nói – Cha thấy ghế của Huynh ấy trống.
- Không có ai khác vắng mặt à?
- Có lẽ không, nhưng Cha không để ý kỹ.
Thầy William lưỡng lự trước khi hỏi câu kế, và ông thì thầm hỏi, cố để không ai khác nghe được.
- Berengar có mặt nơi ghế của Huynh ấy không?
Tu viện trưởng nhìn thầy với vẻ vừa áy náy vừa kinh ngạc, như muốn tỏ ra rằng ông bàng hoàng nhận thấy thầy tôi cũng nuôi dưỡng một nỗi ngờ vực mà chính ông đã có, vì những nguyên nhân hiển nhiên hơn. Rồi ông đáp nhanh:
- Huynh ấy có mặt ở đó, ngồi ở ghế đầu, gần kề bên phải tôi.
- Hẳn rồi, tất cả những điều này là vô nghĩa, con không tin có người đi xuyên đằng sau điện thờ để vào khu hát kinh, và do đó, thây ma có lẽ đã ở đó nhiều giờ, ít nhất là từ lúc mọi người đã đi ngủ.
- Chắc vậy, những người giúp việc dậy sớm nhất vào lúc hừng sáng, do đó họ mới khám phá ra xác chết trước tiên.
Thầy William cúi xuống thi hài, như thể thầy đã quen tiếp xúc với xác chết. Thầy nhúng miếng giẻ bên cạnh vào xô nước và lau kỹ khuôn mặt Venantius. Trong khi đó, các tu sĩ khác đang đứng quanh, kinh hãi bàn tán xôn xao, khiến Tu viện trưởng phải buộc họ yên lặng. Trong số những người tiến đến gần có Severinus, người chịu trách nhiệm về sức khoẻ trong tu viện. Ông này cúi xuống bên cạnh thầy tôi. Để nghe họ nói chuyện và để hỗ trợ thầy William, vì thầy cần một mảnh vải sạch khác, tôi nhập cuộc, cố đè nén nỗi kinh hãi và ghê tởm của mình.
Thầy William hỏi: - Huynh có bao giờ trông thấy một người chết trôi chưa?
Severinus trả lời: - Nhiều lần rồi, và nếu tôi đoán trúng điều huynh muốn ám chỉ, thì người chết trôi không có bộ mặt như thế này: mặt mũi họ trương lên hết.
- Như thế, Huynh ấy đã chết, rồi ai đó mới ném xác vào vại máu.
- Tại sao người ta lại làm như thế?
- Tại sao lại giết Huynh ấy ư? Chúng ta đang đương đầu với một kẻ có đầu óc bất thường. Nhưng bây giờ cần phải xem thi thể có vết thương hay vết bầm gì không? Tôi đề nghị đem xác vào phòng tắm, cởi quần áo, tắm rửa và xét nghiệm. Tôi sẽ đến đấy với Huynh ngay.
Trong khi Severinus được Tu viện trưởng cho phép bảo các người nuôi heo đem xác đi, thầy tôi đề nghị Tu viện trưởng bảo các tu sĩ trở về khu hát kinh, theo đường cũ, và các người giúp việc cũng về nghỉ: do đó, hiện trường được trống trải. Cuối cùng, chỉ còn lại thầy trò tôi đứng bên cạnh chiếc vại máu đã trào ra khi người ta lôi thây ma gớm ghiếc ra ngoài. Mặt tuyết quanh đó đỏ lòm, và ở những nơi bị xối nước tuyết tan thành từng vũng nhỏ. Chỗ người ta đặt xác hằn lên một vệt lớn màu đỏ bầm. Thầy William nói, hất đầu về phía các dấu chân hỗn loạn do các tu sĩ và những người giúp việc để lại.
- Thật là lung tung, Adso ơi, tuyết trắng là một thứ giấy tuyệt vời, trên đó thân người để lại những hàng chữ rất dễ đọc, nhưng bản viết này lại được cạo sửa quá tồi tệ, có lẽ chúng ta chẳng đọc được điều gì thích thú đâu. Khoảng đất từ nhà thờ đến đây, các tu sĩ đã tấp nập ngược xuôi, còn khoảng từ nhà kho, chuồng trại đến đây thì các người giúp việc đã ùa đến. Cái khoảng trống duy nhất không có ai đi lại là giữa kho thóc và Đại dinh. Thử xem chúng ta có tìm được điều gì đáng chú ý không?
- Thầy mong sẽ tìm thấy gì?
- Nếu Huynh ấy không tự lao đầu vào vại, thầy cho rằng có kẻ nào đó đã vác xác Huynh đến đó, sau khi Huynh ấy đã chết hẳn. Một người vác xác một người khác sẽ để lại những vết chân sâu trên tuyết. Do đó, hãy nhìn xem có tìm được quanh đây vài dấu chân khác với các dấu chân của các tu sĩ rầm rập chạy đến làm hỏng bản giấy tuyết của chúng ta hay không.
cắt ngang
vài giờ hạnh phúc huyền nhiệm.
Là biểu tượng đôi khi của Quỷ, đôi khi của Chúa phục sinh, chẳng có một con vật nào lại khó tin cậy hơn con gà trống. Dòng chúng tôi biết có những con gà trống chẳng bao giờ gáy lúc bình minh. Mặt khác, đặc biệt vào mùa Đông, Kinh Sớm bắt đầu từ lúc màn đêm hãy còn dày đặc và mọi sinh vật vẫn say ngủ. Vì một tu sĩ sẽ phải thức dậy rồi đọc kinh thật nhiều trong bóng tối, đợi ngày mới bừng lên và lấy ngọn lửa thành kính của lòng mình soi sáng bóng đêm. Do đó, nội qui đã qui định trong khi các tu sĩ anh em đi ngủ, phải có vài tu sĩ thức đêm để ngâm nga một số bài thánh ca cố định. Số bài này cho phép họ đo được số thời gian đã trôi qua; vì vậy, khi hết thời hạn ngủ quy định, họ sẽ đi đánh thức mọi người dậy.
Do vậy, đêm đó, chúng tôi được đánh thức bởi các tu sĩ đánh chuông đi qua suốt nhà nghỉ và nhà hành hương, trong khi một tu sĩ khác đi từ phòng này sang phòng kia, la lớn: “Chúng ta hãy ca ngợi Chúa”, rồi mọi người đồng thanh trả lời: “Tạ ơn Đức Chúa trời”.
Thầy trò tôi tuân theo nội qui của dòng Benedict: chưa đầy nửa giờ, chúng tôi đã sửa soạn xong để còn mừng ngày mới, đoạn chúng tôi đi xuống khu hát kinh. Nơi đây, các tu sĩ nằm xấp trên sàn, đọc mười lăm bài thánh ca đầu tiên để đợi các thầy dẫn tu sinh của mình vào. Xong, mỗi người ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của mình, và cả đoàn cất tiếng hát: “Lạy Chúa hãy hé mở môi con, và miệng con sẽ ca ngợi Chúa”.
Tiếng ca vọng lên vòm giáo đường, nghe như tiếng trẻ thơ cầu khẩn. Hai tu sĩ leo lên bục và bắt nhịp bài thánh ca thứ chín mươi tư “Ta đến reo mừng” và mọi người khác ca theo. Tôi cảm thấy lòng ấm áp một niềm tin mới. Các tu sĩ ngồi trên ghế, co ro thân hình trông giống hệt nhau trong bộ áo dòng. Sáu mươi chiếc bóng chập chờn dưới ngọn lửa trên chiếc giá ba chân lớn. Sáu mươi giọng hát hoà với nhau, ca ngợi Đấng toàn năng, và khi lắng nghe khúc hoà điệu cảm động đang đưa ta đến hạnh phúc thiên đường này, tôi tự hỏi phải chăng tu viện này thực sự là nơi còn ẩn giấu những bí mật, những âm mưu và sự đe doạ kinh khủng. Giờ đây, đối với tôi, tu viện trái lại là một mái nhà của những con người thánh thiện, là nơi chốn của đức hạnh, của tri thức, của sự khôn ngoan, hiền hoà, sức mạnh và thiêng liêng.
Sau sáu bài thánh ca, phần đọc thánh kinh bắt đầu. Vài tu sĩ đang gục đầu buồn ngủ, và một trong các tu sĩ trực đêm xách theo một chiếc đèn nhỏ, đi dọc theo các dãy ghế để đánh thức những người ngủ gục. Ai ngủ gục sẽ bị hình phạt xách đèn tiếp tục đi tuần. Sáu bài thánh ca khác được tiếp tục cất lên. Kế đó, Tu viện trưởng ban phước lành, người thứ bảy đọc kinh cầu, và mọi người cúi đầu về phía bàn thờ, tĩnh tâm tận hưởng giây phút ngọt ngào mà những ai không trải nghiệm những giây phút nhiệt tâm huyền bí và tận cùng bình an trong tâm hồn sẽ không thấu hiểu được. Sau cùng, mũ trùm xuống mặt, tất cả ngồi nghiêm trang cất giọng “Bài ca tạ ơn Chúa”. Tôi cũng ca ngợi Chúa, vì Ngài đã giải toả các nỗi ngờ vực và những cảm giác bất an mà tu viện đã gây cho tôi trong ngày đầu tiên…
*
* *
Trong khoảng thời gian giữa Kinh Sớm và Kinh Ngợi khen, các tu sĩ không trở về phòng của mình, mặc dầu đêm vẫn còn tối đen. Tu sinh theo thầy của họ sang nhà nguyện để học Thánh ca, vài tu sĩ ở lại giáo đường để chăm sóc các vật trang trí nhà thờ, còn phần lớn, như thầy trò chúng tôi, đi dạo trong nhà dòng để tĩnh tâm. Các người giúp việc đang ngủ và vẫn say giấc khi chúng tôi trở lại khu hát kinh dự kinh Ngợi khen, trời lúc ấy vẫn rất tối.
Chúng tôi ca Phúc âm và khi minh chứng Phúc âm đã đến soi sáng cho nhân loại thì sao mai, cùng với vẻ đẹp rực rỡ nhất của nó, như thể đang tràn ngập điện thờ. Ánh sáng, dù vẫn chưa đến, dường như đã soi lên các lời thánh ca, lên bông huệ huyền bí ngát hương nở trên các vòm cung trên trần. Tôi lặng lẽ cầu nguyện và thầm nhủ: “Ôi, Thượng đế: Con tạ ơn Ngài vì giây phút sướng vui khôn tả này. Trái tim ngu ngốc của ta ơi, mi sợ hãi điều gì chứ?”
Đột nhiên, từ hướng cửa Bắc vọng lại tiếng người nói ồn ào. Tôi không hiểu tại sao những người giúp việc sửa soạn công việc của họ lại dám làm rộn các buổi kinh lễ như thế. Vào lúc đó ba người nuôi heo bước vào, mặt lộ vẻ kinh hoàng, họ chạy thẳng đến Tu viện trưởng và thầm thì vào tai người điều chi đó. Thoạt tiên, Tu viện trưởng khoát tay trấn tĩnh họ, như thể người không muốn làm gián đoạn buổi lễ, nhưng các người giúp việc khác đã tràn vào, và tiếng la nghe lớn hơn.
- Một người! Một người chết! – Có người nói lớn và những người khác la tiếp - Một tu sĩ. Không thấy đôi giày xăng đan ư?
Lời cầu kinh im bặt và Tu viện trưởng chạy vội ra ngoài, vẫy tay cho viên Quản hầm theo người. Thầy William đuổi theo họ, và bấy giờ, các tu sĩ cũng rời ghế vội vã ùa ra ngoài.
Trời đã hừng sáng và tuyết trên mặt đất khiến trời càng sáng hơn. Phía sau khu hát kinh, ngay trước các khu chuồng, nơi hôm qua có cái vại lớn đựng tiết heo, người ta thấy một vật thể kỳ lạ, hình thù giống cây Thập giá, ló ra khỏi miệng vại, trông như thể hai cái cọc đã được cắm xuống đất và giẻ rách phủ lên đó để doạ chim chóc.
Nhưng đó là hai chân người, chân của một người đầu bị cắm sâu vào vại máu.
Tu viện trưởng ra lệnh lôi xác ra khỏi khối chất lỏng kinh sợ ấy. Hai người nuôi heo lưỡng lự bước đến bên chiếc vại, kéo cái thây máu me đáng thương ra: máu vấy đầy lên người họ. Như người ta đã giải thích cho tôi, tiết heo này đã được lấy ngay sau khi thọc huyết, được khuấy và để ngoài trời lạnh nên nó không bị đông lại. Thế nhưng lớp tiết heo bao bọc xác chết giờ đang bắt đầu cô lại, nó đã thấm đẫm chiếc áo dòng nên không nhận dạng được mặt mũi nữa. Một người giúp việc xách một xô nước đến và xối lên khuôn mặt kẻ bất hạnh. Một người khác cúi xuống lấy khăn lau mặt. Thế rồi trước mắt chúng tôi hiện lên khuôn mặt trắng nhợt của Venantius, học giả người Hy Lạp mà chúng tôi đã hầu chuyện bên cạnh các bản chép tay của Adelmo chiều hôm trước.
Tu viện trưởng bước đến – Sư huynh William, như Huynh thấy đó, một việc gì đó đang diễn tiến bên trong tu viện này, một việc đòi hỏi tất cả trí tuệ của Huynh. Xin Huynh hãy hành động ngay.
Thầy William chỉ vào xác chết và hỏi:
- Huynh ấy có mặt trong khu hát kinh lúc hành lễ hay không?
- Không – Tu viện trưởng nói – Cha thấy ghế của Huynh ấy trống.
- Không có ai khác vắng mặt à?
- Có lẽ không, nhưng Cha không để ý kỹ.
Thầy William lưỡng lự trước khi hỏi câu kế, và ông thì thầm hỏi, cố để không ai khác nghe được.
- Berengar có mặt nơi ghế của Huynh ấy không?
Tu viện trưởng nhìn thầy với vẻ vừa áy náy vừa kinh ngạc, như muốn tỏ ra rằng ông bàng hoàng nhận thấy thầy tôi cũng nuôi dưỡng một nỗi ngờ vực mà chính ông đã có, vì những nguyên nhân hiển nhiên hơn. Rồi ông đáp nhanh:
- Huynh ấy có mặt ở đó, ngồi ở ghế đầu, gần kề bên phải tôi.
- Hẳn rồi, tất cả những điều này là vô nghĩa, con không tin có người đi xuyên đằng sau điện thờ để vào khu hát kinh, và do đó, thây ma có lẽ đã ở đó nhiều giờ, ít nhất là từ lúc mọi người đã đi ngủ.
- Chắc vậy, những người giúp việc dậy sớm nhất vào lúc hừng sáng, do đó họ mới khám phá ra xác chết trước tiên.
Thầy William cúi xuống thi hài, như thể thầy đã quen tiếp xúc với xác chết. Thầy nhúng miếng giẻ bên cạnh vào xô nước và lau kỹ khuôn mặt Venantius. Trong khi đó, các tu sĩ khác đang đứng quanh, kinh hãi bàn tán xôn xao, khiến Tu viện trưởng phải buộc họ yên lặng. Trong số những người tiến đến gần có Severinus, người chịu trách nhiệm về sức khoẻ trong tu viện. Ông này cúi xuống bên cạnh thầy tôi. Để nghe họ nói chuyện và để hỗ trợ thầy William, vì thầy cần một mảnh vải sạch khác, tôi nhập cuộc, cố đè nén nỗi kinh hãi và ghê tởm của mình.
Thầy William hỏi: - Huynh có bao giờ trông thấy một người chết trôi chưa?
Severinus trả lời: - Nhiều lần rồi, và nếu tôi đoán trúng điều huynh muốn ám chỉ, thì người chết trôi không có bộ mặt như thế này: mặt mũi họ trương lên hết.
- Như thế, Huynh ấy đã chết, rồi ai đó mới ném xác vào vại máu.
- Tại sao người ta lại làm như thế?
- Tại sao lại giết Huynh ấy ư? Chúng ta đang đương đầu với một kẻ có đầu óc bất thường. Nhưng bây giờ cần phải xem thi thể có vết thương hay vết bầm gì không? Tôi đề nghị đem xác vào phòng tắm, cởi quần áo, tắm rửa và xét nghiệm. Tôi sẽ đến đấy với Huynh ngay.
Trong khi Severinus được Tu viện trưởng cho phép bảo các người nuôi heo đem xác đi, thầy tôi đề nghị Tu viện trưởng bảo các tu sĩ trở về khu hát kinh, theo đường cũ, và các người giúp việc cũng về nghỉ: do đó, hiện trường được trống trải. Cuối cùng, chỉ còn lại thầy trò tôi đứng bên cạnh chiếc vại máu đã trào ra khi người ta lôi thây ma gớm ghiếc ra ngoài. Mặt tuyết quanh đó đỏ lòm, và ở những nơi bị xối nước tuyết tan thành từng vũng nhỏ. Chỗ người ta đặt xác hằn lên một vệt lớn màu đỏ bầm. Thầy William nói, hất đầu về phía các dấu chân hỗn loạn do các tu sĩ và những người giúp việc để lại.
- Thật là lung tung, Adso ơi, tuyết trắng là một thứ giấy tuyệt vời, trên đó thân người để lại những hàng chữ rất dễ đọc, nhưng bản viết này lại được cạo sửa quá tồi tệ, có lẽ chúng ta chẳng đọc được điều gì thích thú đâu. Khoảng đất từ nhà thờ đến đây, các tu sĩ đã tấp nập ngược xuôi, còn khoảng từ nhà kho, chuồng trại đến đây thì các người giúp việc đã ùa đến. Cái khoảng trống duy nhất không có ai đi lại là giữa kho thóc và Đại dinh. Thử xem chúng ta có tìm được điều gì đáng chú ý không?
- Thầy mong sẽ tìm thấy gì?
- Nếu Huynh ấy không tự lao đầu vào vại, thầy cho rằng có kẻ nào đó đã vác xác Huynh đến đó, sau khi Huynh ấy đã chết hẳn. Một người vác xác một người khác sẽ để lại những vết chân sâu trên tuyết. Do đó, hãy nhìn xem có tìm được quanh đây vài dấu chân khác với các dấu chân của các tu sĩ rầm rập chạy đến làm hỏng bản giấy tuyết của chúng ta hay không.