Chương 8
Thứ Bảy, Bạch Vân Hạo phải học thêm Toán nửa ngày.
Chú Bạch Hựu Tất giúp nó tìm được một thầy giáo, tên là Cát Thăng Khanh.
Thầy Cát nói chuyện rất nhẹ nhàng, nói được mấy câu lại nhấp một ngụm trà. Đây là bệnh nghề nghiệp, giáo viên đứng trên bục giảng ngày nào cũng ra rả ra rả nên lúc bình thường nếu có thể thì sẽ không mở miệng nói chuyện.
Học được một nửa, thím Đới là quản gia ở đây bưng điểm tâm vào trong.
Thím Đới: Thầy Cát, Hạo Hạo, nghỉ ngơi chút đã chứ?
Cát Thăng Khanh liếc nhìn đồng hồ: Được, giải lao 15 phút đi, hai rưỡi vào học tiếp.
Hạo Hạo như thể được giải thoát, không có hứng ăn điểm tâm mà cầm máy chơi game chạy ra khỏi phòng sách. Thím Đới mỉm cười bảo Thăng Khanh nếm thử trái cây, là một loại thanh mai trắng giống mới.
Thím Đới ngày xưa là người phụ nữ bên cạnh Bạch Triều Tông, dần dà luống tuổi vẫn ở lại đây làm việc. Nghe nói trước đây bà là công nhân nam tiến, mới trẻ măng mà đã có con, hai mẹ con lang thang khắp nơi. Có người thấy bà còn trẻ, mặt mũi lại thanh tú nên bảo bà đi bán rượu ở mấy quán hát.
“Bán rượu” chỉ là cái tên gọi ngoài miệng, công việc thực sự là gì ai nấy điều hiểu rõ. Về sau bà được Bạch Triều Tông chuộc về rồi sinh cho lão một đứa con. Thế nhưng mụ vợ cả của lão làm rùm beng lắm, đứa nhỏ đó đưa cho người họ hàng nào nuôi nấng cũng chẳng biết nữa.
Trong căn phòng sách yên tĩnh, Cát Thăng Khanh ăn thử một viên thanh mai muối.
Vị ngọt thuần, thậm chí còn thé cổ. Y chau mày, không thích cái kiểu biến đổi gen làm mất hẳn mùi vị trái cây vốn có.
Bỗng nhiên, một người từ phía sau nhào đến ôm lấy y, mùi rượu và nước hoa nồng nặc xộc thẳng vào mũi. Hai người cùng đổ về phía trước. Chiếc bát nhỏ đựng đầy thanh mai muối đổ ra thảm rồi lăn xuống gầm bàn.
Bạch Đô Lương: Thăng Khanh! Em đến nhà anh lúc nào sao không nói với anh một tiếng?
Mùi rượu nồng nặc phả lên mặt Cát Thăng Khanh, vòng tay của hắn ôm chặt không buông, sờ soạng vạt áo và khóa thắt lưng của y, bàn tay nóng rực vuốt dọc theo cổ luồn vào trong áo.
Hai người giằng co nhau trong im lặng, Cát Thăng Khanh không ngừng giãy dụa, hất bàn tay lộn xộn của người kia ra.
Bạch Đô Lương: Là em trai anh gọi em đến à? Thăng Khanh, anh nhớ em chết đi được, em….
Cát Thăng Khanh dùng cùi chỏ lật ngã anh ta. Người đàn ông loạng choạng đứng dậy lại nhào tới lần nữa nhưng bả vai bị một cây bút đâm mạnh….
Bạch Đô Lương hét toáng lên, ôm lấy vai nằm vật ra sàn nhà. Cát Thăng Khanh sửa soạn lại áo quần xộc xệch, bỗng phát hiện ra phía cửa có người. Bạch Hựu Tất đứng ngoài cửa, đang mỉm cười quan sát cảnh tượng trước mắt.
Hắn chỉ tay lên trên: Không sao đâu, anh lên phòng sách trên tầng nghỉ ngơi đi.
–
Bạch Đô Lương tuy là con trai cả của nhà họ Bạch, nhưng cả ngày lêu lổng, bất tài vô dụng, thế nên mọi việc trong nhà đều do em trai Bạch Hựu Tất quản lý.
Thím Đới lấy áo sơ mi sạch lên tầng. Trên áo Cát Thăng Khanh đầy mùi rượu và nước miếng của người kia, y không chịu nổi, cởi áo ném thẳng vào thùng rác.
Bạch Hựu Tất cho người báo với Hạo Hạo buổi học hôm nay không phải học tiếp nữa.
Bạch Hựu Tất: Anh em chắc uống say rồi, trước đây anh ấy cũng thế.
Cát Thăng Khanh hừ lạnh: Anh ta lúc nào chẳng thế.
Bạch Hựu Tất: Mấy thứ khác có cần thay không? Sếp Tiền nói tối nay rảnh, nhờ em làm cầu nối cho hai người gặp mặt một bữa.
Cát Thăng Khanh hiểu mục đích của hắn là muốn buộc mình phải bỏ mảnh đất của trường Bạch Sơn để phía nhà đầu tư xây dự án. Họ biết y sẽ không dễ dàng đồng ý nên mới bắt Phó Vĩnh Quý làm con tin.
Cát Thăng Khanh: Sao tao biết được Vĩnh Quý còn sống hay không? Tao không tin mày.
Bạch Hựu Tất đoán được y sẽ nói thế: Anh Vĩnh Quý cũng đi, tối cùng gặp ở quán ăn.
Hắn ta nào có để tâm đến việc trả Vĩnh Quý cho Thăng Khanh – cả huyện Bạch Sơn này đều là địa bàn của nhà họ Bạch, hắn muốn bắt lúc nào mà chẳng được.
Lần này đơn giản chỉ là cảnh cáo, để Cát Thăng Khanh hiểu rằng mọi chuyện ở đây đều do nhà họ Bạch toàn quyền quyết định.
–
Địa điểm cho bữa tối là ở “Cầu Hai Tư”. Đó là một nhà hàng chỉ dành riêng cho hội viên, được xây dựng hoàn toàn dựa theo kiến trúc truyền thống, nằm giữa hai huyện Bạch Sơn và Châu Lưu.
Nơi đây vô cùng độc đáo, gồm một khu lâm viên và vài tòa nhà nhỏ. Với thiết kế tinh xảo, ở giữa còn có một hồ nước lớn, ngoài việc dùng bữa ở chòi hướng ra mặt hồ, thực khách còn có thể lên thuyền nhỏ ra giữa hồ dùng bữa và trò chuyện.
Tám rưỡi tối, nhà họ Bạch cho xe đưa Cát Thăng Khanh đến nhà hàng. Cứ mỗi tối, bãi đỗ xe của “Cầu Hai Tư” chẳng khác gì triển lãm xe hơi.
So với những chiếc xe sang chảnh hàng hiệu mà nói, người ta lại càng đối xử tận tình với những khách hàng bước xuống từ xe Ford bình dân hơn cả. Những vị khách đó phần lớn đều có chòi riêng chuyên dùng để tiếp khách để tránh bị người ngoài cài máy nghe lén.
Đám người đó không phải kẻ giàu có thì ắt cũng là người sang, xe hiệu là giàu có, vậy thì số còn lại là người sang. Mặc dù vùng này chẳng nổi tiếng là bao, nhưng lại được thêu dệt là lắm tiền nhiều của. Một mảnh đất vô giá trị dưới chân núi có thể bán được với giá ngút trời qua các gói thầu và dự án. Chẳng ai biết được những giá trị được tạo ra sau đó đã đi đâu về đâu, với người bình thường mà nói, mảnh đất nơi họ bước qua mãi chỉ là đất; nhưng ở “Cầu Hai Tư”, giữa những ngôi nhà căn chòi biệt lập lại là mặt đất được lát bằng vàng.
Xe lại lăn bánh, Cát Thăng Khanh bị bỏ lại bên ngoài lâm viên. Chẳng biết y đã đứng phơi gió bao lâu, phía xa xa là tiếng tỳ bà réo rắt vọng lại, không biết mệt mỏi kéo hết khúc này đến khúc khác….
Đợi mãi, cuối cùng cũng có mấy chiếc xe đỗ xịch trước mặt y. Tiền Chứng Minh và mấy tên đàn em của hắn từ trên xe bước xuống.
Tiền Chứng Minh nhìn Cát Thăng Khanh, không tiến tới bắt tay mà nở nụ cười khách sáo: Thầy giáo trường Bạch Sơn à? Tôi bao thuyền rồi, ta ra hồ nói chuyện một lát.
Cát Thăng Khanh không chút cảm kích: Phó Vĩnh Quý đâu? Chưa gặp anh ấy thì tôi sẽ không bàn bạc gì hết.
Tiền Chứng Minh cười nhẹ, lùi ra một bước; ngay sau đó, một tên đàn em của hắn xông lên trước, đấm một cú vào mặt Cát Thăng Khanh.
Phía ngoài nhà hàng đèn đuốc sáng rực là bóng tối hiu quạnh vốn có của vùng nông thôn. Những cú đánh như mưa giáng xuống người làm y không cách nào đánh trả, máu tươi từ mũi miệng cùng với những mảnh kính vỡ bỗng trở nên lộng lẫy dưới ánh trăng mờ ảo.
Mãi cho đến khi một chiếc xe van tiến đến. Cửa xe vừa mở, một người đàn ông thương tích đầy mình bị đá khỏi xe. Người nọ thấy Cát Thăng Khanh bị đánh, bất chấp vết thương của mình, cứ vậy lao đến húc văng đám người kia ra.
Là Phó Vĩnh Quý.
Toàn thân Cát Thăng Khanh ê ẩm, khắp người đầy vết thương, nhìn còn thê thảm hơn cả Phó Vĩnh Quý.
Tiền Chứng Minh cạy vết bẩn trong kẽ móng tay, rảo bước về phía cổng. Cô nhân viên đón khách tuy nhìn thấy hết mọi chuyện vừa xảy ra nhưng trên mặt vẫn nở nụ cười tươi tắn dẫn bọn họ vào trong.
Vĩnh Quý dìu Thăng Khanh, mũi y đang chảy máu nên cứ phải ngẩng cao đầu dùng tay đỡ, chiếc áo sơ mi trắng nhàu nhĩ xộc xệch. Thế nhưng nhân viên phục vụ ai nấy mặt mày bình tĩnh như không, lúc lên thuyền còn nhắc bọn họ bước cẩn thận.
Không gian bên trong thuyền rất rộng rãi, bàn ăn đã bày biện sẵn một bàn tiệc. Tiền Chứng Minh cùng hai người họ lên thuyền mà không đem theo ai khác, chắc là không thích nhiều người chật chỗ.
Mỗi món ăn của “Cầu Hai Tư” đều có câu chuyện riêng, có dụng cụ đựng riêng biệt, tên món ăn được viết bằng vàng sợi ngay bên trên. Nào là “Ngọc Nữ dâng đào”, “Suy nghĩ trào dâng”, “Điều lành”….
Ở giữa đặt một món có cái tên rất buồn cười, gọi là “Một bước lên mây”. Món này được chế biến bằng cách cắm con gà vào một ống thép rồi đem nướng chín, sau cùng bê cả ống thép lên bàn ăn.
Món gà đó phải nói là cực hút mắt, nếu không phải do bầu không khí hiện tại không hợp thì hai người họ đã chụp ảnh đem về cho bạn bè xem.
Tiền Chứng Minh chẳng có xíu hứng thú nào với đống sơn hào hải vị trước mắt, chỉ nhấp một ngụm trà: Tôi nói thẳng luôn, tôi đích thân đến đây gặp các cậu là mong chuyện này mau chóng có kết quả.
Hắn xoay chiếc bàn ăn bằng kính, đưa một tập tài liệu đến trước mặt Cát Thăng Khanh.
Tiền Chứng Minh: Thầy ký đi. Một chữ ký này bao nhiêu tiền thầy cứ việc nói.
Cát Thăng Khanh cầm giấy ướt lau đi vết máu trên mặt: Vụ đầu tư này nhà họ Bạch kiếm được bao nhiêu từ chỗ anh?
Tiền Chứng Minh: Dự án khu nghỉ mát Bạch Sơn có giá 78 triệu tệ. Dự án này mà thành thì người được lợi là nhà họ Bạch. Cả việc làm, thu nhập hay những khu vực xung quanh… đều một bước lên mây.
Cát Thăng Khanh cũng nhấp một ngụm trà súc miệng, rửa sạch mùi máu trong miệng mình: Ngọn núi hoang này mà đáng cái giá ấy? Bạch Hựu Tất lên nắm quyền Bạch thị cái là không thèm kiếm chác nhỏ lẻ nữa nhỉ, bắt đầu đầu cơ đất đai lôi kéo dự án đầu tư rồi cơ đấy.
Trước đây trong huyện có cả thảy năm ngôi trường, hiện giờ tất cả đều không còn nữa, ngoài mặt thì nói là do không đủ học sinh nhưng thực chất là mặt bằng đều đã bị đem đi đầu cơ.
Trường nội trú Bạch Sơn nhờ có vị trí địa lý quá xấu nên mới may mắn thoát được một kiếp.
Cát Thăng Khanh: Anh cứ xem như là tốt cho cả hai bên, bỏ qua cho bọn nhỏ đi.
Tiền Chứng Minh cúi đầu phì cười: Ai cũng nghĩ như cậu thì chỗ này mãi cũng không phát triển nổi đâu.
Phó Vĩnh Quý nãy giờ vẫn vùi đầu ăn cơm, nghe đến đây không chịu nổi nữa: Cả đám mấy người chẳng khác gì bọn ma cà rồng hút sạch máu của cái huyện này, lấy danh nghĩa khai hoang nhận trợ cấp rồi đầu cơ hết chỗ này đến chỗ khác, vét lớp màng nổi xong thì chạy, bỏ lại hàng tá công trường dở dang với một đống lộn xộn.
Vĩnh Quý: Tiền tiêu tám đời chưa hết mà còn chưa thấy đủ nữa? Cứ phải làm đến bước này à?
Tiền Chứng Minh đẩy mắt kính: Cậu học chuyên ngành gì, làm nghề gì? Có hiểu kinh tế không? Hiểu logic cơ bản không mà phát biểu?
Cát Thăng Khanh nghe không lọt tai nữa, đặt cốc xuống bàn đánh rầm một cái: Anh ấy học mười năm trường đời, cái gì cũng biết.
Nói xong bèn bước ra mui thuyền. Thuyền giờ đã trôi đến giữa hồ, chỉ có thể ấn nút gọi phục vụ thì mới có thuyền nhỏ đến kéo họ vào bờ. Cát Thăng Khanh chỉ muốn rời đi ngay dù cho có phải bơi trở lại.
Phó Vĩnh Quý tất nhiên là muốn đi cùng y.
Nhìn hai người cứng đầu đến mức ấy, Tiền Chứng Minh thấy thật nực cười. Hắn đứng dậy bước đến sau lưng hai người, muốn ra giá để xoa dịu bầu không khí căng thẳng hiện giờ.
Tiền Chứng Minh: Mỗi người ba trăm ngàn tệ, thấy sao?
Phó Vĩnh Quý nghĩ đến chuyện Cát Thăng Khanh bị ăn đấm, cơn giận vọt lên đỉnh đầu, quay người lại cho hắn một cú đá ngã lên bàn ăn: Cút!
Tiếng bát đũa loảng xoảng nghe mà hả dạ. Hai người lười chẳng muốn quay đầu lại nhìn, đang định nhảy xuống nước. Nhưng không hiểu sao Cát Thăng Khanh bỗng cảm thấy nơi này bỗng dưng yên tĩnh một cách lạ thường.
Y quay đầu lại nhìn, trên bàn ăn là một đống lộn xộn; cơ thể người đàn ông đang co giật liên hồi – lúc hắn ngã xuống không may cái đầu cắm thẳng vào món gà xiên đứng với cái tên cực kêu kia.
Ống thép treo con gà quay cắm vào sau đầu hắn ta rồi chọc thẳng ra bằng đường miệng.
Chú Bạch Hựu Tất giúp nó tìm được một thầy giáo, tên là Cát Thăng Khanh.
Thầy Cát nói chuyện rất nhẹ nhàng, nói được mấy câu lại nhấp một ngụm trà. Đây là bệnh nghề nghiệp, giáo viên đứng trên bục giảng ngày nào cũng ra rả ra rả nên lúc bình thường nếu có thể thì sẽ không mở miệng nói chuyện.
Học được một nửa, thím Đới là quản gia ở đây bưng điểm tâm vào trong.
Thím Đới: Thầy Cát, Hạo Hạo, nghỉ ngơi chút đã chứ?
Cát Thăng Khanh liếc nhìn đồng hồ: Được, giải lao 15 phút đi, hai rưỡi vào học tiếp.
Hạo Hạo như thể được giải thoát, không có hứng ăn điểm tâm mà cầm máy chơi game chạy ra khỏi phòng sách. Thím Đới mỉm cười bảo Thăng Khanh nếm thử trái cây, là một loại thanh mai trắng giống mới.
Thím Đới ngày xưa là người phụ nữ bên cạnh Bạch Triều Tông, dần dà luống tuổi vẫn ở lại đây làm việc. Nghe nói trước đây bà là công nhân nam tiến, mới trẻ măng mà đã có con, hai mẹ con lang thang khắp nơi. Có người thấy bà còn trẻ, mặt mũi lại thanh tú nên bảo bà đi bán rượu ở mấy quán hát.
“Bán rượu” chỉ là cái tên gọi ngoài miệng, công việc thực sự là gì ai nấy điều hiểu rõ. Về sau bà được Bạch Triều Tông chuộc về rồi sinh cho lão một đứa con. Thế nhưng mụ vợ cả của lão làm rùm beng lắm, đứa nhỏ đó đưa cho người họ hàng nào nuôi nấng cũng chẳng biết nữa.
Trong căn phòng sách yên tĩnh, Cát Thăng Khanh ăn thử một viên thanh mai muối.
Vị ngọt thuần, thậm chí còn thé cổ. Y chau mày, không thích cái kiểu biến đổi gen làm mất hẳn mùi vị trái cây vốn có.
Bỗng nhiên, một người từ phía sau nhào đến ôm lấy y, mùi rượu và nước hoa nồng nặc xộc thẳng vào mũi. Hai người cùng đổ về phía trước. Chiếc bát nhỏ đựng đầy thanh mai muối đổ ra thảm rồi lăn xuống gầm bàn.
Bạch Đô Lương: Thăng Khanh! Em đến nhà anh lúc nào sao không nói với anh một tiếng?
Mùi rượu nồng nặc phả lên mặt Cát Thăng Khanh, vòng tay của hắn ôm chặt không buông, sờ soạng vạt áo và khóa thắt lưng của y, bàn tay nóng rực vuốt dọc theo cổ luồn vào trong áo.
Hai người giằng co nhau trong im lặng, Cát Thăng Khanh không ngừng giãy dụa, hất bàn tay lộn xộn của người kia ra.
Bạch Đô Lương: Là em trai anh gọi em đến à? Thăng Khanh, anh nhớ em chết đi được, em….
Cát Thăng Khanh dùng cùi chỏ lật ngã anh ta. Người đàn ông loạng choạng đứng dậy lại nhào tới lần nữa nhưng bả vai bị một cây bút đâm mạnh….
Bạch Đô Lương hét toáng lên, ôm lấy vai nằm vật ra sàn nhà. Cát Thăng Khanh sửa soạn lại áo quần xộc xệch, bỗng phát hiện ra phía cửa có người. Bạch Hựu Tất đứng ngoài cửa, đang mỉm cười quan sát cảnh tượng trước mắt.
Hắn chỉ tay lên trên: Không sao đâu, anh lên phòng sách trên tầng nghỉ ngơi đi.
–
Bạch Đô Lương tuy là con trai cả của nhà họ Bạch, nhưng cả ngày lêu lổng, bất tài vô dụng, thế nên mọi việc trong nhà đều do em trai Bạch Hựu Tất quản lý.
Thím Đới lấy áo sơ mi sạch lên tầng. Trên áo Cát Thăng Khanh đầy mùi rượu và nước miếng của người kia, y không chịu nổi, cởi áo ném thẳng vào thùng rác.
Bạch Hựu Tất cho người báo với Hạo Hạo buổi học hôm nay không phải học tiếp nữa.
Bạch Hựu Tất: Anh em chắc uống say rồi, trước đây anh ấy cũng thế.
Cát Thăng Khanh hừ lạnh: Anh ta lúc nào chẳng thế.
Bạch Hựu Tất: Mấy thứ khác có cần thay không? Sếp Tiền nói tối nay rảnh, nhờ em làm cầu nối cho hai người gặp mặt một bữa.
Cát Thăng Khanh hiểu mục đích của hắn là muốn buộc mình phải bỏ mảnh đất của trường Bạch Sơn để phía nhà đầu tư xây dự án. Họ biết y sẽ không dễ dàng đồng ý nên mới bắt Phó Vĩnh Quý làm con tin.
Cát Thăng Khanh: Sao tao biết được Vĩnh Quý còn sống hay không? Tao không tin mày.
Bạch Hựu Tất đoán được y sẽ nói thế: Anh Vĩnh Quý cũng đi, tối cùng gặp ở quán ăn.
Hắn ta nào có để tâm đến việc trả Vĩnh Quý cho Thăng Khanh – cả huyện Bạch Sơn này đều là địa bàn của nhà họ Bạch, hắn muốn bắt lúc nào mà chẳng được.
Lần này đơn giản chỉ là cảnh cáo, để Cát Thăng Khanh hiểu rằng mọi chuyện ở đây đều do nhà họ Bạch toàn quyền quyết định.
–
Địa điểm cho bữa tối là ở “Cầu Hai Tư”. Đó là một nhà hàng chỉ dành riêng cho hội viên, được xây dựng hoàn toàn dựa theo kiến trúc truyền thống, nằm giữa hai huyện Bạch Sơn và Châu Lưu.
Nơi đây vô cùng độc đáo, gồm một khu lâm viên và vài tòa nhà nhỏ. Với thiết kế tinh xảo, ở giữa còn có một hồ nước lớn, ngoài việc dùng bữa ở chòi hướng ra mặt hồ, thực khách còn có thể lên thuyền nhỏ ra giữa hồ dùng bữa và trò chuyện.
Tám rưỡi tối, nhà họ Bạch cho xe đưa Cát Thăng Khanh đến nhà hàng. Cứ mỗi tối, bãi đỗ xe của “Cầu Hai Tư” chẳng khác gì triển lãm xe hơi.
So với những chiếc xe sang chảnh hàng hiệu mà nói, người ta lại càng đối xử tận tình với những khách hàng bước xuống từ xe Ford bình dân hơn cả. Những vị khách đó phần lớn đều có chòi riêng chuyên dùng để tiếp khách để tránh bị người ngoài cài máy nghe lén.
Đám người đó không phải kẻ giàu có thì ắt cũng là người sang, xe hiệu là giàu có, vậy thì số còn lại là người sang. Mặc dù vùng này chẳng nổi tiếng là bao, nhưng lại được thêu dệt là lắm tiền nhiều của. Một mảnh đất vô giá trị dưới chân núi có thể bán được với giá ngút trời qua các gói thầu và dự án. Chẳng ai biết được những giá trị được tạo ra sau đó đã đi đâu về đâu, với người bình thường mà nói, mảnh đất nơi họ bước qua mãi chỉ là đất; nhưng ở “Cầu Hai Tư”, giữa những ngôi nhà căn chòi biệt lập lại là mặt đất được lát bằng vàng.
Xe lại lăn bánh, Cát Thăng Khanh bị bỏ lại bên ngoài lâm viên. Chẳng biết y đã đứng phơi gió bao lâu, phía xa xa là tiếng tỳ bà réo rắt vọng lại, không biết mệt mỏi kéo hết khúc này đến khúc khác….
Đợi mãi, cuối cùng cũng có mấy chiếc xe đỗ xịch trước mặt y. Tiền Chứng Minh và mấy tên đàn em của hắn từ trên xe bước xuống.
Tiền Chứng Minh nhìn Cát Thăng Khanh, không tiến tới bắt tay mà nở nụ cười khách sáo: Thầy giáo trường Bạch Sơn à? Tôi bao thuyền rồi, ta ra hồ nói chuyện một lát.
Cát Thăng Khanh không chút cảm kích: Phó Vĩnh Quý đâu? Chưa gặp anh ấy thì tôi sẽ không bàn bạc gì hết.
Tiền Chứng Minh cười nhẹ, lùi ra một bước; ngay sau đó, một tên đàn em của hắn xông lên trước, đấm một cú vào mặt Cát Thăng Khanh.
Phía ngoài nhà hàng đèn đuốc sáng rực là bóng tối hiu quạnh vốn có của vùng nông thôn. Những cú đánh như mưa giáng xuống người làm y không cách nào đánh trả, máu tươi từ mũi miệng cùng với những mảnh kính vỡ bỗng trở nên lộng lẫy dưới ánh trăng mờ ảo.
Mãi cho đến khi một chiếc xe van tiến đến. Cửa xe vừa mở, một người đàn ông thương tích đầy mình bị đá khỏi xe. Người nọ thấy Cát Thăng Khanh bị đánh, bất chấp vết thương của mình, cứ vậy lao đến húc văng đám người kia ra.
Là Phó Vĩnh Quý.
Toàn thân Cát Thăng Khanh ê ẩm, khắp người đầy vết thương, nhìn còn thê thảm hơn cả Phó Vĩnh Quý.
Tiền Chứng Minh cạy vết bẩn trong kẽ móng tay, rảo bước về phía cổng. Cô nhân viên đón khách tuy nhìn thấy hết mọi chuyện vừa xảy ra nhưng trên mặt vẫn nở nụ cười tươi tắn dẫn bọn họ vào trong.
Vĩnh Quý dìu Thăng Khanh, mũi y đang chảy máu nên cứ phải ngẩng cao đầu dùng tay đỡ, chiếc áo sơ mi trắng nhàu nhĩ xộc xệch. Thế nhưng nhân viên phục vụ ai nấy mặt mày bình tĩnh như không, lúc lên thuyền còn nhắc bọn họ bước cẩn thận.
Không gian bên trong thuyền rất rộng rãi, bàn ăn đã bày biện sẵn một bàn tiệc. Tiền Chứng Minh cùng hai người họ lên thuyền mà không đem theo ai khác, chắc là không thích nhiều người chật chỗ.
Mỗi món ăn của “Cầu Hai Tư” đều có câu chuyện riêng, có dụng cụ đựng riêng biệt, tên món ăn được viết bằng vàng sợi ngay bên trên. Nào là “Ngọc Nữ dâng đào”, “Suy nghĩ trào dâng”, “Điều lành”….
Ở giữa đặt một món có cái tên rất buồn cười, gọi là “Một bước lên mây”. Món này được chế biến bằng cách cắm con gà vào một ống thép rồi đem nướng chín, sau cùng bê cả ống thép lên bàn ăn.
Món gà đó phải nói là cực hút mắt, nếu không phải do bầu không khí hiện tại không hợp thì hai người họ đã chụp ảnh đem về cho bạn bè xem.
Tiền Chứng Minh chẳng có xíu hứng thú nào với đống sơn hào hải vị trước mắt, chỉ nhấp một ngụm trà: Tôi nói thẳng luôn, tôi đích thân đến đây gặp các cậu là mong chuyện này mau chóng có kết quả.
Hắn xoay chiếc bàn ăn bằng kính, đưa một tập tài liệu đến trước mặt Cát Thăng Khanh.
Tiền Chứng Minh: Thầy ký đi. Một chữ ký này bao nhiêu tiền thầy cứ việc nói.
Cát Thăng Khanh cầm giấy ướt lau đi vết máu trên mặt: Vụ đầu tư này nhà họ Bạch kiếm được bao nhiêu từ chỗ anh?
Tiền Chứng Minh: Dự án khu nghỉ mát Bạch Sơn có giá 78 triệu tệ. Dự án này mà thành thì người được lợi là nhà họ Bạch. Cả việc làm, thu nhập hay những khu vực xung quanh… đều một bước lên mây.
Cát Thăng Khanh cũng nhấp một ngụm trà súc miệng, rửa sạch mùi máu trong miệng mình: Ngọn núi hoang này mà đáng cái giá ấy? Bạch Hựu Tất lên nắm quyền Bạch thị cái là không thèm kiếm chác nhỏ lẻ nữa nhỉ, bắt đầu đầu cơ đất đai lôi kéo dự án đầu tư rồi cơ đấy.
Trước đây trong huyện có cả thảy năm ngôi trường, hiện giờ tất cả đều không còn nữa, ngoài mặt thì nói là do không đủ học sinh nhưng thực chất là mặt bằng đều đã bị đem đi đầu cơ.
Trường nội trú Bạch Sơn nhờ có vị trí địa lý quá xấu nên mới may mắn thoát được một kiếp.
Cát Thăng Khanh: Anh cứ xem như là tốt cho cả hai bên, bỏ qua cho bọn nhỏ đi.
Tiền Chứng Minh cúi đầu phì cười: Ai cũng nghĩ như cậu thì chỗ này mãi cũng không phát triển nổi đâu.
Phó Vĩnh Quý nãy giờ vẫn vùi đầu ăn cơm, nghe đến đây không chịu nổi nữa: Cả đám mấy người chẳng khác gì bọn ma cà rồng hút sạch máu của cái huyện này, lấy danh nghĩa khai hoang nhận trợ cấp rồi đầu cơ hết chỗ này đến chỗ khác, vét lớp màng nổi xong thì chạy, bỏ lại hàng tá công trường dở dang với một đống lộn xộn.
Vĩnh Quý: Tiền tiêu tám đời chưa hết mà còn chưa thấy đủ nữa? Cứ phải làm đến bước này à?
Tiền Chứng Minh đẩy mắt kính: Cậu học chuyên ngành gì, làm nghề gì? Có hiểu kinh tế không? Hiểu logic cơ bản không mà phát biểu?
Cát Thăng Khanh nghe không lọt tai nữa, đặt cốc xuống bàn đánh rầm một cái: Anh ấy học mười năm trường đời, cái gì cũng biết.
Nói xong bèn bước ra mui thuyền. Thuyền giờ đã trôi đến giữa hồ, chỉ có thể ấn nút gọi phục vụ thì mới có thuyền nhỏ đến kéo họ vào bờ. Cát Thăng Khanh chỉ muốn rời đi ngay dù cho có phải bơi trở lại.
Phó Vĩnh Quý tất nhiên là muốn đi cùng y.
Nhìn hai người cứng đầu đến mức ấy, Tiền Chứng Minh thấy thật nực cười. Hắn đứng dậy bước đến sau lưng hai người, muốn ra giá để xoa dịu bầu không khí căng thẳng hiện giờ.
Tiền Chứng Minh: Mỗi người ba trăm ngàn tệ, thấy sao?
Phó Vĩnh Quý nghĩ đến chuyện Cát Thăng Khanh bị ăn đấm, cơn giận vọt lên đỉnh đầu, quay người lại cho hắn một cú đá ngã lên bàn ăn: Cút!
Tiếng bát đũa loảng xoảng nghe mà hả dạ. Hai người lười chẳng muốn quay đầu lại nhìn, đang định nhảy xuống nước. Nhưng không hiểu sao Cát Thăng Khanh bỗng cảm thấy nơi này bỗng dưng yên tĩnh một cách lạ thường.
Y quay đầu lại nhìn, trên bàn ăn là một đống lộn xộn; cơ thể người đàn ông đang co giật liên hồi – lúc hắn ngã xuống không may cái đầu cắm thẳng vào món gà xiên đứng với cái tên cực kêu kia.
Ống thép treo con gà quay cắm vào sau đầu hắn ta rồi chọc thẳng ra bằng đường miệng.