Chương 42
Để Hưng đưa Hân vào trong trước, Nguyễn Thị Tuyết Nhi vẫn ngồi nói chuyện với nhóm người.
"Nghe nói gần chỗ núi đá có một ngôi làng, mọi người biết gì về họ không?" Cô mở miệng.
"Chúng tôi cũng không biết nhiều, chỉ biết chỗ đó kêu làng rơm, lúc đó chúng tôi chỉ ở bên ngoài bàn luận, không có vào trong. Nhìn từ bên ngoài các ngôi nhà ở đều được xây bằng rơm." Người đàn ông tên Tân trả lời: "Lúc tiếp chúng tôi là một người nam, tuổi khoảng chừng ba mươi trở lại. Không biết phải là thủ lĩnh ở đó không?"
Đàn ông?
Nguyễn Thị Tuyết Nhi hơi nhướng mày, hỏi câu tiếp theo: "Lúc đó mọi người vì sao không chịu gia nhập vào làng của họ?"
"Họ đưa ra điều kiện vô cùng kì lạ, đàn ông thì bắt đi làm việc. Còn phụ nữ khi tới đó trước tiên bắt buộc là phải mang thai." Tình trả lời cô: "Khi chúng tôi thắc mắc hiện giờ làm sao có điều kiện để sinh nở, họ nói họ có cách. Sau khi bàn bạc một hồi, bên chúng tôi không chịu nên không gia nhập."
Tân tiếp lời: "Chắc là do điều kiện như thế nên làng của họ rất ít người, đa số là đàn ông."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi suy nghĩ, có lẽ họ muốn nhanh tạo dân số. Nhưng tại sao, nuôi một đứa trẻ không phải chuyện dễ dàng. Còn chưa kể lúc mang thai sẽ còn cả trăm thứ để lo, mà họ lại chắc chắc là sẽ lo được.
Sau buổi trò chuyện, cô vào nói chuyện này cho mọi người nghe.
Bên cạnh Dương Thị Ánh Mai nghe xong rùng mình, khuôn mặt xanh mét nói: "Không phải họ dùng trẻ em để làm thức ăn đó chứ?"
Mọi người bị câu nói của nàng làm cho giật mình, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi giao cho Huy và Tâm tới gần nơi đó dò thám thử, kêu lên sư tử cùng đi, hai tên nhóc này nhanh nhẹn lẹ làn, giao cho việc này là tốt nhất.
Con sư tử mọi người đã quen thấy nó, hiện tại cũng không có sợ.
Huy, Tâm nhận lệnh, sáng sớm hôm sau cầm lấy cơm Lê Thị Bích Châu làm, liền lên đường.
Nhóm người kia sau khi cùng dùng cơm sáng, đều được phân tổ phù hợp mà làm việc.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng Hân, Tình, Xuân cùng đi tới nhà may. Giao cho đội trưởng chỉ họ làm việc, cô lại vòng ra chỗ xây tường.
Vì có thêm người cho nên tần suất làm việc của mọi người cũng nhanh hơn.
Một bên chẻ đá, dùng súc vật vận chuyển lại chỗ xây tường, một bên trộn vữa, một bên xây tường.
Để xây tường các nàng tận dụng những nguyên liệu dùng được. Như một chỗ tường là vôi, đất sét và cát, một chỗ là rơm đất sét và đá. Để tiện việc di chuyển vật liệu, cô dùng trâu, bò Nâu và con ngựa hôm qua Hưng đem tới để chúng nó vận chuyển.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng bắt tay vào phụ, cô lấy giỏ bỏ đá rồi để đó cho mọi người chất lên súc vật.
Cô làm chuyện này đã như cơm bữa, nhóm Lan thấy nhiều rồi nên không có sao. Nhưng Hưng và mấy người mới tới thấy thì ngạc nhiên.
Làm tới giữa trưa mọi người ngừng tay vào ăn cơm rồi nghỉ ngơi, xong lại tiếp tục làm việc. Nguyễn Thị Bạch Kiều cùng Thái Thị Ngọc Hoa cũng đã ra phụ.
Các nàng làm tới mặt trời sắp khuất, nghe thấy phía xa có tiếng lộc cộc. Cô biết là nhóm của Ngô Thị Cẩm Tiên về tới, ngừng tay tiếp đón.
Ngô Thị Cẩm Tiên đánh trâu tới nơi, cô liền nói nàng đi thẳng vào trong làng, sau đó nói với Lan một tiếng cũng đi theo.
Đằng kia nhóm của Ngô Thị Cẩm Tiên cẩn thận đem mấy giỏ đựng mía, mật ong xuống, tiếp theo lại chuyền xuống gần mười mấy ống tre.
"Ống tre đựng gì thế Cẩm Tiên?" Hồng cầm thấy ống tre nặng trịch, hỏi.
"Là mủ cao su." Ngô Thị Cẩm Tiên trả lời nàng: "Chị đừng để nó nghiêng nha, tụi em đậy nó sơ sơ hà. Coi chừng đổ."
"Được!"
Hồng làm theo cẩn thận dựng đứng mấy ống tre, rồi đặt ngay ngắn trên đất.
"Mấy đứa tìm thấy cao su ở đâu đấy?" Hồng hỏi.
Ngô Thị Cẩm Tiên nhảy xuống xe, nói: "Nơi đó xa lắm chị, tụi em vô tình đi lạc vô, cũng không biết đó là cây cao su, cũng may là có Yên nói, cô ấy cũng là người cạo ra mủ luôn."
"Tụi em phụ trách chặt tre để đựng." Bên cạnh mấy người cười nhe răng nói.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi tới thấy mấy ống tre để trên đất tưởng đâu là mật ong, định cảm thán nàng lấy quá nhiều. Thì nghe Hồng nói đó là mủ cao su.
Cô ngạc nhiên, cầm lên một ống xem, thật là mủ cao su.
"Thật không ngờ."
"Thủ lĩnh biết chế tạo nó không?" Hồng nói: "Mủ cao su này dùng để chế tạo ra lốp bánh xe, dây thun,...phải không?
Cô bỏ ống tre xuống rồi lắc đầu: "Cái này thì thua, để chút nữa tới giờ cơm em hỏi thử mọi người xem có ai biết không."
"Được." Hồng gật đầu: "Vậy tôi đem vào nhà em để ở phía sau nha?"
"Ừm."
Hồng cầm đồ đi rồi, Nguyễn Thị Tuyết Nhi mới nhìn qua đống mía, quyết định xử lý chúng luôn.
Ngồi xuống lựa tới lựa lui, sau khi chọn xong, cô xoay người lấy trên vách dây gai, bó lại đống mía đã chọn kĩ, một bó dưới mười lăm kí và cột thật chặt.
Cô làm tới bó thứ ba, thấy Ngô Thị Cẩm Tiên đi lại, sẵn còn xe trâu liền nhờ nàng đem mấy bó mía ra ngoài ao.
Ngô Thị Cẩm Tiên làm theo, sau khi đem ra mía ra tới nơi, được cô chỉ đạo liền đóng cọc cột dây cố định để bó mía không bị trôi đi, rồi quăng mấy bó mía xuống ao.
Giờ đã muộn, cho nên cô không định lựa mía để làm đường, nói Ngô Thị Cẩm Tiên đi tắm rửa, chính mình đi dắt trâu lại chuồng.
Không qua bao lâu mặt trời đã lặn, trời xẩm xẩm tối, bên nhà ăn dưới ánh đèn dầu mờ mờ, hương thơm của cơm và thức ăn lan tỏa khắp nơi. Lê Thị Bích Châu cùng Gái và Huệ tay chân bận rộn đảo đồ ăn.
Phía xa, mọi người cũng tốp ba tốp năm làm xong xách đồ trở về, từng người về nhà rửa mình mẩy, rồi ùa ra nhà ăn.
Mọi người không ai bảo ai, từng người lại phụ bưng thức ăn, dọn chén đũa, rồi chỗ ai nấy ngồi bắt đầu ăn cơm chiều.
Sau khi cơm nước no nê, mỗi người phụ một tay sau khi dọn dẹp sạch sẽ, cô nói mọi người ở lại trò chuyện.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn quanh mở miệng: "Chuyện là hôm nay Cẩm Tiên em ấy có đem về một ít mủ cao su, có ai trong mọi người am hiểu lĩnh vực này không?"
Nhìn tất cả đều lắc đầu cô có chút thất vọng, sau khi nói một ít chuyện nữa cũng thả mọi người đi về.
Buổi tối trong phòng, cô cùng Nguyễn Thị Bạch Kiều trò chuyện.
Hiện tại hai người các cô vẫn còn ngủ chung, Nguyễn Thị Bạch Kiều lại không có ý định ra riêng nên cô cũng không ý kiến.
Với lại sâu trong lòng cô, cũng không muốn cùng nàng tách ra. Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghĩ, nếu thật sự tách ra, chắc chính mình sẽ bị mất ngủ dài dài.
"Em đã nghĩ ra tên của làng chúng ta rồi!" Nguyễn Thị Tuyết Nhi ngồi trên giường nói: "Kêu là Bạch Vũ, chị thấy thế nào?"
"Hay!" Nàng lời ít mà ý nhiều.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhăn mũi: "Chị không hỏi cái tên này là có ý nghĩa gì sao?"
"Thế nó có ý nghĩa gì, thủ lĩnh có thể nói cho tôi biết không?"
Nguyễn Thị Bạch Kiều đổi giọng, nhưng thiếu nữ bên cạnh giọng nói vô cùng nghiêm túc, cô nói:
"Chị còn nhớ em gặp chị là lúc trời mưa không? nó là kỉ niệm của em. Sau khi gặp chị xong sau này mới gặp được mọi người. Cho nên ngày đó như là một cột mốc đáng nhớ vậy!"
Nguyễn Thị Bạch Kiều nghe nàng nói xong cũng hồi tưởng lại ngày hôm đó, trong bóng tối từ từ kéo lên môi.
Nếu lúc đó không gặp được Nguyễn Thị Tuyết Nhi có lẽ Nguyễn Thị Bạch Kiều đã sớm chết.
Từ lúc gặp nhau, người con gái này cho nàng hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, hết cung bậc cảm xúc kia đến cung bậc cảm xúc nọ. Hỉ nộ ái ố, tất cả mọi thứ.
Nguyễn Thị Bạch Kiều lợi dụng trong bóng tối đưa tay lên ngực, cảm nhận trái tim từ từ nhảy lên, lại nhìn qua cô.
Cô hiện tại như một đóa hoa sen, không biết từ bao giờ bắt đầu từ từ nở rộ rồi chiếm lấy một góc trong tim nàng.
"Một cái tên ý nghĩa. Rất hay"
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe nàng lại đổi một câu, biết là trong câu kia mang theo lời khen thật lòng, trong lòng vui vẻ.
Buổi sáng ngày hôm sau, Nguyễn Thị Tuyết Nhi dậy sớm ra ngoài ao xem mấy bó mía, thấy chúng vẫn ổn lại chưa đủ hai mươi bốn tiếng nên để nó tiếp tục ngâm. Rồi đi ra chỗ làm nhà mượn hai người vào xới đất.
Sau khi xới đất cũng mất hết nửa ngày, thời gian ngâm mía cũng đã đủ, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng mấy người hom mía.
Mía là không kén đất cũng vô cùng dễ sống. Cô chỉ các nàng đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép phủ kín đất từ 3-5 cm, làm gần 10 luống đất, do đất khô nên cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất, sau đó là tưới lên.
Làm xong việc cũng gần xế chiều, để cho mọi người đi làm việc của mình, cô xách dao vào nhà rọc mía.
Trên đường đi gặp Hồng, nghe thấy cô đi rọc mía cũng đi theo.
Nghe nàng nói trên cây mía có vài thứ dùng để chữa bệnh, cô cũng gật gù ngạc nhiên.
- Như mầm mía, củ gai, ích mẫu, củ ấu, sa nhân. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống, chia làm 2 lần trong ngày. Công dụng giữ an thai.
- Nước mía cộng nước cốt gừng, chia uống trong ngày. Dùng trong trường hợp có thai buồn nôn.
- Cạo phấn trắng ở thân cây mía rắc vào nơi tổn thương, giúp cầm máu.
- Lõi trắng ở ngọn cây mía, giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp vào nơi tổn thương, băng cố định lại. Chữa chín mé.(Chín mé ngón tay, ngón chân là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp.)
Người làm mía lấy đường người làm mía lấy thuốc, cặm cụi làm tới trời xẩm tối. Mía làm xong để qua một bên, lá một bên cho gia súc.
Hồng sau khi phụ đem lá mía ra chuồng thức ăn gia súc, rồi gom đủ đồ của mình đi rồi.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng cầm theo mấy cây mía đi ra ngoài rửa sạch rồi ra nhà ăn, trong lúc chờ mọi người về, cô chặt từng khúc vừa ăn để đó.
Lê Thị Bích Châu các nàng cũng đã nấu cơm xong, rảnh tay cùng cô nói chuyện phiếm, chẳng mấy chốc xa xa mọi người cũng trở về.
Cơm nước no nên xong, mọi người ngồi chơi ăn mía. Đưa cho mấy đứa nhỏ mỗi đứa một cây cho chúng tự gặm, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng chuyền qua cho Nguyễn Thị Bạch Kiều một cây.
Cô nhìn nàng mặt nghiêm túc gặm mía, lại không biết cách, cảm thấy buồn cười.
Đứng dậy cầm một cây qua bên bếp dùng dao tướt vỏ rồi chặc từng mắc, bỏ vào một cái dĩa đem ra cho nàng.
"Đây, cho chị cái này, đưa cây kia cho em!" Cô đưa qua cái dĩa.
Nguyễn Thị Bạch Kiều nghe lời làm theo chuyền ra cây mía bị mình cắn dở đưa cô, rồi bưng cái dĩa.
Cầm một cục bỏ vào miệng, liếc nhìn Nguyễn Thị Tuyết Nhi đang cầm lên cây mía nàng từng ăn cho vào trong miệng, Nguyễn Thị Bạch Kiều cảm thấy trong miệng mía lúc này ngọt tới mức có thể khiến nàng bị tiểu đường.
Bên kia Hân ngồi trên ghế vừa ăn vừa cùng Hồng nói chuyện.
"Hôm nay phát hiện ra vài thứ có thể giúp an thai, tôi sẽ sớm làm ra, lúc đó sẽ đưa tới cho cô." Hồng nói.
"Cảm ơn chị." Hân gật đầu.
Bên cạnh Hưng nghe hai người nói chuyện, cũng gật đầu với Hồng.
Lúc sắp tàn cuộc, Nguyễn Thị Tuyết Nhi nói với Trần Thị Lan Phương ngày mai cùng cô làm ra máy ép mía, nàng ăn mía mồm miệng không rõ dạ một tiếng.
"Nghe nói gần chỗ núi đá có một ngôi làng, mọi người biết gì về họ không?" Cô mở miệng.
"Chúng tôi cũng không biết nhiều, chỉ biết chỗ đó kêu làng rơm, lúc đó chúng tôi chỉ ở bên ngoài bàn luận, không có vào trong. Nhìn từ bên ngoài các ngôi nhà ở đều được xây bằng rơm." Người đàn ông tên Tân trả lời: "Lúc tiếp chúng tôi là một người nam, tuổi khoảng chừng ba mươi trở lại. Không biết phải là thủ lĩnh ở đó không?"
Đàn ông?
Nguyễn Thị Tuyết Nhi hơi nhướng mày, hỏi câu tiếp theo: "Lúc đó mọi người vì sao không chịu gia nhập vào làng của họ?"
"Họ đưa ra điều kiện vô cùng kì lạ, đàn ông thì bắt đi làm việc. Còn phụ nữ khi tới đó trước tiên bắt buộc là phải mang thai." Tình trả lời cô: "Khi chúng tôi thắc mắc hiện giờ làm sao có điều kiện để sinh nở, họ nói họ có cách. Sau khi bàn bạc một hồi, bên chúng tôi không chịu nên không gia nhập."
Tân tiếp lời: "Chắc là do điều kiện như thế nên làng của họ rất ít người, đa số là đàn ông."
Nguyễn Thị Tuyết Nhi suy nghĩ, có lẽ họ muốn nhanh tạo dân số. Nhưng tại sao, nuôi một đứa trẻ không phải chuyện dễ dàng. Còn chưa kể lúc mang thai sẽ còn cả trăm thứ để lo, mà họ lại chắc chắc là sẽ lo được.
Sau buổi trò chuyện, cô vào nói chuyện này cho mọi người nghe.
Bên cạnh Dương Thị Ánh Mai nghe xong rùng mình, khuôn mặt xanh mét nói: "Không phải họ dùng trẻ em để làm thức ăn đó chứ?"
Mọi người bị câu nói của nàng làm cho giật mình, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi giao cho Huy và Tâm tới gần nơi đó dò thám thử, kêu lên sư tử cùng đi, hai tên nhóc này nhanh nhẹn lẹ làn, giao cho việc này là tốt nhất.
Con sư tử mọi người đã quen thấy nó, hiện tại cũng không có sợ.
Huy, Tâm nhận lệnh, sáng sớm hôm sau cầm lấy cơm Lê Thị Bích Châu làm, liền lên đường.
Nhóm người kia sau khi cùng dùng cơm sáng, đều được phân tổ phù hợp mà làm việc.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng Hân, Tình, Xuân cùng đi tới nhà may. Giao cho đội trưởng chỉ họ làm việc, cô lại vòng ra chỗ xây tường.
Vì có thêm người cho nên tần suất làm việc của mọi người cũng nhanh hơn.
Một bên chẻ đá, dùng súc vật vận chuyển lại chỗ xây tường, một bên trộn vữa, một bên xây tường.
Để xây tường các nàng tận dụng những nguyên liệu dùng được. Như một chỗ tường là vôi, đất sét và cát, một chỗ là rơm đất sét và đá. Để tiện việc di chuyển vật liệu, cô dùng trâu, bò Nâu và con ngựa hôm qua Hưng đem tới để chúng nó vận chuyển.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng bắt tay vào phụ, cô lấy giỏ bỏ đá rồi để đó cho mọi người chất lên súc vật.
Cô làm chuyện này đã như cơm bữa, nhóm Lan thấy nhiều rồi nên không có sao. Nhưng Hưng và mấy người mới tới thấy thì ngạc nhiên.
Làm tới giữa trưa mọi người ngừng tay vào ăn cơm rồi nghỉ ngơi, xong lại tiếp tục làm việc. Nguyễn Thị Bạch Kiều cùng Thái Thị Ngọc Hoa cũng đã ra phụ.
Các nàng làm tới mặt trời sắp khuất, nghe thấy phía xa có tiếng lộc cộc. Cô biết là nhóm của Ngô Thị Cẩm Tiên về tới, ngừng tay tiếp đón.
Ngô Thị Cẩm Tiên đánh trâu tới nơi, cô liền nói nàng đi thẳng vào trong làng, sau đó nói với Lan một tiếng cũng đi theo.
Đằng kia nhóm của Ngô Thị Cẩm Tiên cẩn thận đem mấy giỏ đựng mía, mật ong xuống, tiếp theo lại chuyền xuống gần mười mấy ống tre.
"Ống tre đựng gì thế Cẩm Tiên?" Hồng cầm thấy ống tre nặng trịch, hỏi.
"Là mủ cao su." Ngô Thị Cẩm Tiên trả lời nàng: "Chị đừng để nó nghiêng nha, tụi em đậy nó sơ sơ hà. Coi chừng đổ."
"Được!"
Hồng làm theo cẩn thận dựng đứng mấy ống tre, rồi đặt ngay ngắn trên đất.
"Mấy đứa tìm thấy cao su ở đâu đấy?" Hồng hỏi.
Ngô Thị Cẩm Tiên nhảy xuống xe, nói: "Nơi đó xa lắm chị, tụi em vô tình đi lạc vô, cũng không biết đó là cây cao su, cũng may là có Yên nói, cô ấy cũng là người cạo ra mủ luôn."
"Tụi em phụ trách chặt tre để đựng." Bên cạnh mấy người cười nhe răng nói.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi đi tới thấy mấy ống tre để trên đất tưởng đâu là mật ong, định cảm thán nàng lấy quá nhiều. Thì nghe Hồng nói đó là mủ cao su.
Cô ngạc nhiên, cầm lên một ống xem, thật là mủ cao su.
"Thật không ngờ."
"Thủ lĩnh biết chế tạo nó không?" Hồng nói: "Mủ cao su này dùng để chế tạo ra lốp bánh xe, dây thun,...phải không?
Cô bỏ ống tre xuống rồi lắc đầu: "Cái này thì thua, để chút nữa tới giờ cơm em hỏi thử mọi người xem có ai biết không."
"Được." Hồng gật đầu: "Vậy tôi đem vào nhà em để ở phía sau nha?"
"Ừm."
Hồng cầm đồ đi rồi, Nguyễn Thị Tuyết Nhi mới nhìn qua đống mía, quyết định xử lý chúng luôn.
Ngồi xuống lựa tới lựa lui, sau khi chọn xong, cô xoay người lấy trên vách dây gai, bó lại đống mía đã chọn kĩ, một bó dưới mười lăm kí và cột thật chặt.
Cô làm tới bó thứ ba, thấy Ngô Thị Cẩm Tiên đi lại, sẵn còn xe trâu liền nhờ nàng đem mấy bó mía ra ngoài ao.
Ngô Thị Cẩm Tiên làm theo, sau khi đem ra mía ra tới nơi, được cô chỉ đạo liền đóng cọc cột dây cố định để bó mía không bị trôi đi, rồi quăng mấy bó mía xuống ao.
Giờ đã muộn, cho nên cô không định lựa mía để làm đường, nói Ngô Thị Cẩm Tiên đi tắm rửa, chính mình đi dắt trâu lại chuồng.
Không qua bao lâu mặt trời đã lặn, trời xẩm xẩm tối, bên nhà ăn dưới ánh đèn dầu mờ mờ, hương thơm của cơm và thức ăn lan tỏa khắp nơi. Lê Thị Bích Châu cùng Gái và Huệ tay chân bận rộn đảo đồ ăn.
Phía xa, mọi người cũng tốp ba tốp năm làm xong xách đồ trở về, từng người về nhà rửa mình mẩy, rồi ùa ra nhà ăn.
Mọi người không ai bảo ai, từng người lại phụ bưng thức ăn, dọn chén đũa, rồi chỗ ai nấy ngồi bắt đầu ăn cơm chiều.
Sau khi cơm nước no nê, mỗi người phụ một tay sau khi dọn dẹp sạch sẽ, cô nói mọi người ở lại trò chuyện.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhìn quanh mở miệng: "Chuyện là hôm nay Cẩm Tiên em ấy có đem về một ít mủ cao su, có ai trong mọi người am hiểu lĩnh vực này không?"
Nhìn tất cả đều lắc đầu cô có chút thất vọng, sau khi nói một ít chuyện nữa cũng thả mọi người đi về.
Buổi tối trong phòng, cô cùng Nguyễn Thị Bạch Kiều trò chuyện.
Hiện tại hai người các cô vẫn còn ngủ chung, Nguyễn Thị Bạch Kiều lại không có ý định ra riêng nên cô cũng không ý kiến.
Với lại sâu trong lòng cô, cũng không muốn cùng nàng tách ra. Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghĩ, nếu thật sự tách ra, chắc chính mình sẽ bị mất ngủ dài dài.
"Em đã nghĩ ra tên của làng chúng ta rồi!" Nguyễn Thị Tuyết Nhi ngồi trên giường nói: "Kêu là Bạch Vũ, chị thấy thế nào?"
"Hay!" Nàng lời ít mà ý nhiều.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nhăn mũi: "Chị không hỏi cái tên này là có ý nghĩa gì sao?"
"Thế nó có ý nghĩa gì, thủ lĩnh có thể nói cho tôi biết không?"
Nguyễn Thị Bạch Kiều đổi giọng, nhưng thiếu nữ bên cạnh giọng nói vô cùng nghiêm túc, cô nói:
"Chị còn nhớ em gặp chị là lúc trời mưa không? nó là kỉ niệm của em. Sau khi gặp chị xong sau này mới gặp được mọi người. Cho nên ngày đó như là một cột mốc đáng nhớ vậy!"
Nguyễn Thị Bạch Kiều nghe nàng nói xong cũng hồi tưởng lại ngày hôm đó, trong bóng tối từ từ kéo lên môi.
Nếu lúc đó không gặp được Nguyễn Thị Tuyết Nhi có lẽ Nguyễn Thị Bạch Kiều đã sớm chết.
Từ lúc gặp nhau, người con gái này cho nàng hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, hết cung bậc cảm xúc kia đến cung bậc cảm xúc nọ. Hỉ nộ ái ố, tất cả mọi thứ.
Nguyễn Thị Bạch Kiều lợi dụng trong bóng tối đưa tay lên ngực, cảm nhận trái tim từ từ nhảy lên, lại nhìn qua cô.
Cô hiện tại như một đóa hoa sen, không biết từ bao giờ bắt đầu từ từ nở rộ rồi chiếm lấy một góc trong tim nàng.
"Một cái tên ý nghĩa. Rất hay"
Nguyễn Thị Tuyết Nhi nghe nàng lại đổi một câu, biết là trong câu kia mang theo lời khen thật lòng, trong lòng vui vẻ.
Buổi sáng ngày hôm sau, Nguyễn Thị Tuyết Nhi dậy sớm ra ngoài ao xem mấy bó mía, thấy chúng vẫn ổn lại chưa đủ hai mươi bốn tiếng nên để nó tiếp tục ngâm. Rồi đi ra chỗ làm nhà mượn hai người vào xới đất.
Sau khi xới đất cũng mất hết nửa ngày, thời gian ngâm mía cũng đã đủ, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cùng mấy người hom mía.
Mía là không kén đất cũng vô cùng dễ sống. Cô chỉ các nàng đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép phủ kín đất từ 3-5 cm, làm gần 10 luống đất, do đất khô nên cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất, sau đó là tưới lên.
Làm xong việc cũng gần xế chiều, để cho mọi người đi làm việc của mình, cô xách dao vào nhà rọc mía.
Trên đường đi gặp Hồng, nghe thấy cô đi rọc mía cũng đi theo.
Nghe nàng nói trên cây mía có vài thứ dùng để chữa bệnh, cô cũng gật gù ngạc nhiên.
- Như mầm mía, củ gai, ích mẫu, củ ấu, sa nhân. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống, chia làm 2 lần trong ngày. Công dụng giữ an thai.
- Nước mía cộng nước cốt gừng, chia uống trong ngày. Dùng trong trường hợp có thai buồn nôn.
- Cạo phấn trắng ở thân cây mía rắc vào nơi tổn thương, giúp cầm máu.
- Lõi trắng ở ngọn cây mía, giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp vào nơi tổn thương, băng cố định lại. Chữa chín mé.(Chín mé ngón tay, ngón chân là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp.)
Người làm mía lấy đường người làm mía lấy thuốc, cặm cụi làm tới trời xẩm tối. Mía làm xong để qua một bên, lá một bên cho gia súc.
Hồng sau khi phụ đem lá mía ra chuồng thức ăn gia súc, rồi gom đủ đồ của mình đi rồi.
Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng cầm theo mấy cây mía đi ra ngoài rửa sạch rồi ra nhà ăn, trong lúc chờ mọi người về, cô chặt từng khúc vừa ăn để đó.
Lê Thị Bích Châu các nàng cũng đã nấu cơm xong, rảnh tay cùng cô nói chuyện phiếm, chẳng mấy chốc xa xa mọi người cũng trở về.
Cơm nước no nên xong, mọi người ngồi chơi ăn mía. Đưa cho mấy đứa nhỏ mỗi đứa một cây cho chúng tự gặm, Nguyễn Thị Tuyết Nhi cũng chuyền qua cho Nguyễn Thị Bạch Kiều một cây.
Cô nhìn nàng mặt nghiêm túc gặm mía, lại không biết cách, cảm thấy buồn cười.
Đứng dậy cầm một cây qua bên bếp dùng dao tướt vỏ rồi chặc từng mắc, bỏ vào một cái dĩa đem ra cho nàng.
"Đây, cho chị cái này, đưa cây kia cho em!" Cô đưa qua cái dĩa.
Nguyễn Thị Bạch Kiều nghe lời làm theo chuyền ra cây mía bị mình cắn dở đưa cô, rồi bưng cái dĩa.
Cầm một cục bỏ vào miệng, liếc nhìn Nguyễn Thị Tuyết Nhi đang cầm lên cây mía nàng từng ăn cho vào trong miệng, Nguyễn Thị Bạch Kiều cảm thấy trong miệng mía lúc này ngọt tới mức có thể khiến nàng bị tiểu đường.
Bên kia Hân ngồi trên ghế vừa ăn vừa cùng Hồng nói chuyện.
"Hôm nay phát hiện ra vài thứ có thể giúp an thai, tôi sẽ sớm làm ra, lúc đó sẽ đưa tới cho cô." Hồng nói.
"Cảm ơn chị." Hân gật đầu.
Bên cạnh Hưng nghe hai người nói chuyện, cũng gật đầu với Hồng.
Lúc sắp tàn cuộc, Nguyễn Thị Tuyết Nhi nói với Trần Thị Lan Phương ngày mai cùng cô làm ra máy ép mía, nàng ăn mía mồm miệng không rõ dạ một tiếng.