Chương : 7
Là Naomi. Scootchie đã mất tích rồi, Alex.
Cuộc họp khẩn cấp nhất của đại gia đình Cross diễn ra trong bếp như thường lệ. Nana pha thêm cà phê, và một chút trà thảo mộc cho mình. Trước tiên, tôi đưa lũ trẻ lên giường đi ngủ. Sau đó tôi khui một chai Black Jack và lần lượt rót những ly rượu whiskey mạnh nhất cho tất cả mọi người.
Tôi được biết đứa cháu gái hai mươi hai tuổi đã mất tích ở Bắc Carolina bốn ngày nay. Cảnh sát tại nơi đó đợi chừng ấy thời gian mới liên lạc với gia đình chúng tôi ở Washington. Cũng là cảnh sát, tôi thấy điều này thật khó hiểu. Trong những trường hợp mất tích thông thường, cảnh sát chỉ cần chờ hai ngày là có thể thông báo. Bốn ngày thì đúng là vô lý.
Naomi Cross là sinh viên luật ở trường đại học Duke. Cô bé học Rà soát Luật và đứng gần đầu lớp. Cô cháu gái là niềm tự hào của cả gia đình, và của chính tôi. Chúng tôi đặt tên thân mặt cho cô bé từ hồi nó mới ba, bốn tuổi. Scootchie. Thuở nhỏ, cô bé cứ lê mông bám lấy mọi người. Cô bé thích lê mông, thích ôm và được ôm. Sau khi anh trai Aaron của tôi qua đời, tôi cùng Cilla nuôi dạy cô bé. Việc này chẳng hề khó khăn - cô bé luôn dễ thương, hài hước, biết nghe lời và rất thông minh.
Scootchie bị mất tích. Ở Bắc Carolina. Bốn ngày rồi.
“Tôi vừa nói chuyện với một thám tử tên là Ruskin,” - Sampson nói với mọi người trong bếp. Cậu ta cố gắng không xử sự như cảnh sát đường phố nhưng không kìm được. Cậu ta đã vào cuộc. Nghiêm nghị và cứng rắn. Cái nhìn đăm đăm của Sampson, “Xem ra thám tử Ruskin nắm khá rõ vụ mất tích của Naomi. Qua điện thoại có thể thấy anh ta là một cảnh sát mẫu mực. Dù vậy vẫn có gì đó rất lạ. Anh ta cho tôi biết một người bạn học chung trường luật với Naomi đã thông báo về việc cô bé mất tích. Tên cô ta là Mary Ellen Klouk.”
Tôi đã gặp cô bạn ấy của Naomi. Cô bé là dân Garden City, Long Island, cũng là một luật sư tương lai. Naomi dẫn Mary Ellen về nhà ở Washington chơi vài lần. Chúng tôi đã cùng nhau đi nghe vở Messiah của Handel trong một dịp Giáng sinh ở trung tâm Kennedy.
Sampson tháo cặp kính đen ra và cất đi, điều hiếm khi cậu ta làm. Cậu ta rất yêu quý Naomi, và cũng bị sốc như tất cả chúng tôi. Cô bé gọi Sampson nào là “Ma vương” rồi “Chúa tể Bóng tối”, và cậu ta thích được cô bé trêu chọc như vậy.
“Tại sao thám tử Ruskin không gọi cho chúng ta từ trước? Tại sao người ở trường đại học đó lại không gọi cho tôi?” chị dâu tôi hỏi. Cilla năm nay bốn mốt tuổi. Chị chả buồn giữ dáng nên vóc dáng khá đẫy đà. Tôi không chắc chị cao đến một mét bảy nhưng ắt hẳn phải nặng gần chín mươi cân. Chị từng nói với tôi rằng ở tuổi này chị không muốn quyến rũ đàn ông nữa.
“Tôi cũng không rõ tại sao,” Sampson trả lời thắc mắc của Cilla cho tất cả chúng tôi. “Họ đã bảo Mary Ellen Klouk không gọi cho chúng ta.
“Chính xác thì thám tử Ruskin nói gì về sự chậm trễ này?” tôi hỏi Sampson.
“Anh ta nói có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Anh ta không cho tôi biết rõ, dù tôi đã ra sức thuyết phục.”
“Cậu có nói mình sẽ đến gặp trực tiếp anh ta không?”
Sampson chậm rãi gật đầu: “E hèm. Anh ta bảo kết quả cũng thế cả thôi. Tớ bảo không tin. Anh ta nói cứ việc. Có vẻ chả ngán gì hết.”
“Người da màu à?” Nana hỏi. Bà là người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tự hào về điều đó. Bà nói mình già rồi, khó có thể sửa đổi cách cư xử cho hợp với xã hội hay chính trị. Bà không ưa dân da trắng, nhưng cái chính là bà thiếu tin tưởng ở họ.
“Không, cháu nghĩ vấn đề không nằm ở đó Nana ạ. Có cái gì đó khác cơ.” Sampson nhìn tôi qua chiếc bàn bếp. “Tớ nghĩ anh ta không thể nói ra.”
“FBI?” tôi hỏi. Đó là phỏng đoán hiển nhiên khi mọi việc trở nên quá bí mật thế này. FBI thường nắm rõ thông tin hơn cả tổng đài Bell Atlantic, báo Washington Post, và New York Times, nơi thông tin vốn là quyền lực.
“Rất có khả năng. Ruskin không thừa nhận điều đó khi nói chuyện trên điện thoại.”
“Tốt hơn tớ nên nói chuyện với anh ta,” tôi nói. “Có lẽ đến gặp anh ta là tốt nhất, cậu có nghĩ vậy không?”
“Chị nghĩ cách đó có ích đấy Alex,” Cilla nói với lên từ phía cuối bàn.
“Chắc tớ cũng bám càng,” Sampson nói, cười ngoác miệng như bản chất sói săn mồi của mình.
Mọi người gật đầu nghiêm nghị, ít nhất một lời cầu nguyện vang lên nơi căn bếp chật kín. Cilla đi vòng qua bàn, ôm tôi thật chặt. Người chị dâu tôi run rẩy như thân cây to rộng giữa cơn bão.
Sampson và tôi sẽ đi về phía Nam. Chúng tôi sẽ đưa Scootchie trở về.
Cuộc họp khẩn cấp nhất của đại gia đình Cross diễn ra trong bếp như thường lệ. Nana pha thêm cà phê, và một chút trà thảo mộc cho mình. Trước tiên, tôi đưa lũ trẻ lên giường đi ngủ. Sau đó tôi khui một chai Black Jack và lần lượt rót những ly rượu whiskey mạnh nhất cho tất cả mọi người.
Tôi được biết đứa cháu gái hai mươi hai tuổi đã mất tích ở Bắc Carolina bốn ngày nay. Cảnh sát tại nơi đó đợi chừng ấy thời gian mới liên lạc với gia đình chúng tôi ở Washington. Cũng là cảnh sát, tôi thấy điều này thật khó hiểu. Trong những trường hợp mất tích thông thường, cảnh sát chỉ cần chờ hai ngày là có thể thông báo. Bốn ngày thì đúng là vô lý.
Naomi Cross là sinh viên luật ở trường đại học Duke. Cô bé học Rà soát Luật và đứng gần đầu lớp. Cô cháu gái là niềm tự hào của cả gia đình, và của chính tôi. Chúng tôi đặt tên thân mặt cho cô bé từ hồi nó mới ba, bốn tuổi. Scootchie. Thuở nhỏ, cô bé cứ lê mông bám lấy mọi người. Cô bé thích lê mông, thích ôm và được ôm. Sau khi anh trai Aaron của tôi qua đời, tôi cùng Cilla nuôi dạy cô bé. Việc này chẳng hề khó khăn - cô bé luôn dễ thương, hài hước, biết nghe lời và rất thông minh.
Scootchie bị mất tích. Ở Bắc Carolina. Bốn ngày rồi.
“Tôi vừa nói chuyện với một thám tử tên là Ruskin,” - Sampson nói với mọi người trong bếp. Cậu ta cố gắng không xử sự như cảnh sát đường phố nhưng không kìm được. Cậu ta đã vào cuộc. Nghiêm nghị và cứng rắn. Cái nhìn đăm đăm của Sampson, “Xem ra thám tử Ruskin nắm khá rõ vụ mất tích của Naomi. Qua điện thoại có thể thấy anh ta là một cảnh sát mẫu mực. Dù vậy vẫn có gì đó rất lạ. Anh ta cho tôi biết một người bạn học chung trường luật với Naomi đã thông báo về việc cô bé mất tích. Tên cô ta là Mary Ellen Klouk.”
Tôi đã gặp cô bạn ấy của Naomi. Cô bé là dân Garden City, Long Island, cũng là một luật sư tương lai. Naomi dẫn Mary Ellen về nhà ở Washington chơi vài lần. Chúng tôi đã cùng nhau đi nghe vở Messiah của Handel trong một dịp Giáng sinh ở trung tâm Kennedy.
Sampson tháo cặp kính đen ra và cất đi, điều hiếm khi cậu ta làm. Cậu ta rất yêu quý Naomi, và cũng bị sốc như tất cả chúng tôi. Cô bé gọi Sampson nào là “Ma vương” rồi “Chúa tể Bóng tối”, và cậu ta thích được cô bé trêu chọc như vậy.
“Tại sao thám tử Ruskin không gọi cho chúng ta từ trước? Tại sao người ở trường đại học đó lại không gọi cho tôi?” chị dâu tôi hỏi. Cilla năm nay bốn mốt tuổi. Chị chả buồn giữ dáng nên vóc dáng khá đẫy đà. Tôi không chắc chị cao đến một mét bảy nhưng ắt hẳn phải nặng gần chín mươi cân. Chị từng nói với tôi rằng ở tuổi này chị không muốn quyến rũ đàn ông nữa.
“Tôi cũng không rõ tại sao,” Sampson trả lời thắc mắc của Cilla cho tất cả chúng tôi. “Họ đã bảo Mary Ellen Klouk không gọi cho chúng ta.
“Chính xác thì thám tử Ruskin nói gì về sự chậm trễ này?” tôi hỏi Sampson.
“Anh ta nói có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Anh ta không cho tôi biết rõ, dù tôi đã ra sức thuyết phục.”
“Cậu có nói mình sẽ đến gặp trực tiếp anh ta không?”
Sampson chậm rãi gật đầu: “E hèm. Anh ta bảo kết quả cũng thế cả thôi. Tớ bảo không tin. Anh ta nói cứ việc. Có vẻ chả ngán gì hết.”
“Người da màu à?” Nana hỏi. Bà là người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tự hào về điều đó. Bà nói mình già rồi, khó có thể sửa đổi cách cư xử cho hợp với xã hội hay chính trị. Bà không ưa dân da trắng, nhưng cái chính là bà thiếu tin tưởng ở họ.
“Không, cháu nghĩ vấn đề không nằm ở đó Nana ạ. Có cái gì đó khác cơ.” Sampson nhìn tôi qua chiếc bàn bếp. “Tớ nghĩ anh ta không thể nói ra.”
“FBI?” tôi hỏi. Đó là phỏng đoán hiển nhiên khi mọi việc trở nên quá bí mật thế này. FBI thường nắm rõ thông tin hơn cả tổng đài Bell Atlantic, báo Washington Post, và New York Times, nơi thông tin vốn là quyền lực.
“Rất có khả năng. Ruskin không thừa nhận điều đó khi nói chuyện trên điện thoại.”
“Tốt hơn tớ nên nói chuyện với anh ta,” tôi nói. “Có lẽ đến gặp anh ta là tốt nhất, cậu có nghĩ vậy không?”
“Chị nghĩ cách đó có ích đấy Alex,” Cilla nói với lên từ phía cuối bàn.
“Chắc tớ cũng bám càng,” Sampson nói, cười ngoác miệng như bản chất sói săn mồi của mình.
Mọi người gật đầu nghiêm nghị, ít nhất một lời cầu nguyện vang lên nơi căn bếp chật kín. Cilla đi vòng qua bàn, ôm tôi thật chặt. Người chị dâu tôi run rẩy như thân cây to rộng giữa cơn bão.
Sampson và tôi sẽ đi về phía Nam. Chúng tôi sẽ đưa Scootchie trở về.