Chương : 8
Mưa phùn nhẹ nhàng rơi trên mặt đất, giống như vô số tơ bạc được kéo ra. Ngoài cửa sổ cũng là một mảnh mông lung, như bị bao phủ bởi một tầng lụa trắng.
Cố Nhàn thấy Thanh thư ngơ ngác nhìn ra ngoài cửa sổ, cười hỏi: “Hồng Đậu, con đang nhìn cái gì?”
Mưa Giang Nam, không giống với kinh thành. Nhưng bây giờ nàng còn chưa từng đi qua kinh thành, nói ra lại bị hoài nghi là yêu tà quấn thân: “Nương, người đổi tên cho ta, ta không thích cái tên Hồng Đậu này.”
Hồng Đậu sinh tại phương Nam,
Xuân này mau đến lại lên mấy nhành.
Chàng ơi ghé hái cho nhanh,
Đậu xinh gợi nhắc tình này tương tư.
*Chú thích: Bài thơ này tên "Tương Tư", tác giả là Vương Duy.
Vì vậy, ở trong tư tưởng văn nhân Hồng Đậu là tín vật gửi gắm tương tư, tượng trưng cho sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cặp tình nhân. Tên của nàng gọi là Hồng Đậu, vốn là làm chứng cho tình yêu của cha mẹ. Đáng tiếc trải qua đời trước, Thanh Thư đã nhìn thấu Lâm Thừa Ngọc.
Gì mà tương tư, gì mà tình cảm sâu đậm, đều là gạt người. Nếu Lâm Thừa Ngọc có một chút tình cảm với nương của nàng, đời trước sẽ không đẩy nàng vào hố lửa Thôi gia, sau đó nàng bị Thôi Kiến Bách hạ độc cũng chẳng quan tâm, tùy ý Thôi Kiến Bách đưa nàng vào chỗ ăn thịt người như Sư Hà am.
Cố Nhàn khẽ giật mình, một lúc lâu sau mới hỏi: “Đang yên lành sao tự nhiên lại muốn đổi tên?” Cố Nhàn rất thích cái tên Hồng Đậu này, chứng tỏ trượng phu đối với nàng tình thâm ý trọng.
Thanh Thư đã sớm nghĩ kỹ lý do thoái thác: “Đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu bắp, đậu tằm. Những thứ đậu này, có thể thấy được khắp nơi trên đường cái. Nương, danh tự này không tốt. Nương, người lấy cho ta một cái tên khác đi!”
“Hồng Đậu nhà chúng ta lớn rồi, cũng biết để ý.” Thật ra Cố Nhàn cũng không suy nghĩ nhiều, rất nhiều đứa bé khi trưởng thành đều chê nhũ danh quê mùa. Chính bản thân Cố Nhàn, sau khi hiểu chuyện cũng không cho Cố lão thái thái gọi nhũ danh của mình.
Thanh Thư nhẹ nhàng lắc lắc Cố Nhàn: “Nương, người lấy cho ta một cái tên đi.”
Mặt Cố Nhàn vui vẻ nói: “Hồng Đậu là nhũ danh, con đã không thích, sau này nương sẽ gọi đại danh của con.”
“Vậy đại danh của ta là gì?” Lúc nói lời này, Thanh thư có chút khẩn trương. Tên này gắn bó nàng gần hai mươi năm, nàng đã quen, mong đừng thay đổi.
Cố Nhàn cười nói: “Đại danh của con gọi là Thanh thư, nương hi vọng con có thể thanh nhàn thoải mái mà sống hết đời.” Đại danh này lấy ở thời điểm làm hộ tịch, chỉ có điều quen gọi nhũ danh, nên không có nói đến đại danh.
Cái tên Thanh Thư này được lấy từ bài "Phong Phú" được viết bởi nhà văn Trạm Phương Sinh dưới triều nhà Tấn: "Lại mang khí phiêu linh, không nhanh không chậm, vi vu vi vu, vi vi thanh thư."
Thanh Thư ôm tay Cố Nhàn, mặt mày hớn hở: “Nương, ta thích danh tự này.”
Nàng tưởng cái tên Lâm Thanh thư này là lâm Thừa Ngọc thuận miệng lấy, lại không ngờ là mẹ ruột lấy, hơn nữa còn có ngụ ý tốt như vậy.
Mẹ con hai người nói chuyện với nhau, Cố Nhàn lấy một quyển sách từ trên mặt bàn tới nói: “Hôm qua kể cho con mười cố sự về thành ngữ, con còn nhớ rõ không?”
“Đều nhớ kỹ. Thành ngữ thứ nhất chỉ tin đồn, giảng về thời kỳ chiến quốc có một người tên là Ngải Tử từ Sở quốc trở về Tề quốc, vừa mới vào đô thành đã gặp một người tên Mao Không thích nói suông. Mao Không thần bí tiết lộ cho Ngải Tử, nói người nhà mình có một con vịt một lần đẻ trăm trứng…”
Mười cố sự của thành ngữ, được Thanh Thư thuật lại chính xác không sai một từ.
Lúc Thanh thư còn rất nhỏ, Cố Nhàn đã cầm sách đọc cho Thanh Thư nghe. Theo Cố Nhàn nghĩ, nên bồi dưỡng từ nhỏ. Đáng tiếc trước đó vì Thanh Thư còn nhỏ, học cái gì cũng nháy mắt đã quên. Cho nên Cố Nhàn cũng làm như giết thời gian, không nghiêm túc dạy.
Lần này, Thanh Thư cho nàng một kinh hỉ. Cố Nhàn vui vẻ nói: “Hồng Đậu nhà ta thật thông minh.” Mong con thành rồng thành phượng trong biển người, nữ nhi thông minh như vậy, làm mẹ sao có thể không cao hứng.
Lại cảm thấy Bách Gia Thiên Tự Văn này khô cằn, sợ Thanh Thư học không hiểu, hôm qua Cố Nhàn cố ý mua một bản "Sách vỡ lòng" về dạy Thanh thư. Làm cho Cố Nhàn vui mừng chính là từ sau khi Thanh Thư sinh bệnh, trí nhớ lại đặc biệt tốt, dạy một lần đã nhớ kỹ. Không giống như trước, dạy ba bốn lần mới có thể nhớ.
Kiếp trước Thanh thư ở Lâm gia không biết chữ, đến kinh thành Lâm Thừa Ngọc thấy nàng không biết chữ, cố ý để Thôi thị mời tiên sinh dạy nàng. Nhưng khi nàng vừa học xong mấy quyển sách vỡ lòng, tiên sinh đã bị đuổi rồi.
Cố Nhàn lại giảng cho Thanh Thư mười cố sự thành ngữ, thấy Thanh Thư muốn nàng dạy nhiều thêm, ngắt mũi Thanh Thư: “Tham thì thâm, mười cái là đủ.”
Mỗi ngày mười câu thành ngữ, một tháng chính là ba trăm câu. Con số này, đã rất lớn.
“Nương, người dạy ta viết chữ đi!” Đời trước dù nàng biết chữ, nhưng chữ cũng không dễ nhìn. Bây giờ đã có cơ hội, nàng tất nhiên phải thay đổi việc này.
Cố Nhàn lắc đầu nói: “Không được, con bây giờ còn nhỏ xương còn chưa cứng cáp không nên luyện chữ. Nếu không, sau này ngón tay sẽ bị biến dạng.”
Thanh Thư không phải một đứa trẻ bình thường, biết tình huống mà Cố Nhàn nói là có thật, nhưng chỉ cần không quá mức sẽ không có việc gì.
Không thuyết phục được Thanh Thư, Cố Nhàn đành phải đồng ý: “Luyện chữ cũng có thể, nhưng mỗi ngày chỉ cho viết năm tờ chữ lớn.” Người khác sợ đứa trẻ nhà mình lười biếng không học, nhưng Cố Nhàn thấy điệu bộ này của Thanh Thư lại lo con bé quá chăm chỉ.
Thanh Thư cực kỳ vui mừng: “Cảm ơn nương.” Nói xong, còn hôn lên mặt Cố Nhàn một cái.
Vì sợ giẫm lên viết xe đổ, Thanh Thư làm gì cũng cẩn thận. Thậm chí đến nói chuyện, cũng phải suy xét lại một lần trong đầu. Cũng may lần này không phí công vất vả, Cố Nhàn với Trần ma ma đều không sinh nghi.
Cố Nhàn lấy một bản “Cần lễ bia” của Nhan Chân Khan làm bảng chữ mẫu cho nàng viết lại. Bản này là bản gốc, là lúc còn ở phủ thành Cố lão thái thái gửi đến cho nàng, vô cùng trân quý.
Hồng Đậu vừa mở giấy viết ra, chợt nghe thấy một hồi tiếng bước chân dồn dập vang lên ở ngoài nhà.
Cố Nhàn đứng lên.
Lúc đầu Thanh Thư có chút bận tâm, không thông báo đã tiến vào mà còn có trận thế này, nàng lo lắng có người đến gây sự. Nhưng nhìn thần sắc Cố Nhàn lạnh nhạt, nàng biết mình cả nghĩ rồi: “Nương, ai tới a?”
Không đợi Cố Nhàn đáp lời, rèm trúc đã bị vén lên. Bốn người từ ngoài tiến vào, đi đầu là một lão thái thái tinh thần phấn chấn.
Vừa vào nhà Cố lão thái thái đã nhìn thấy Thanh Thư, sáp lại kéo lấy nàng: “Ai da bảo bối đáng thương của ta, sao con lại biến thành bộ dáng này, thế này là chịu bao nhiêu khổ a!”
Chẳng qua bà đi phủ thành hơn nửa tháng, con bé ngoan ngoãn như vậy mà lại biến thành cái dạng này. Sớm biết như vậy, bà sẽ không đi phủ thành.
Chỉ nghe xưng hô, đã biết bà ngoại thương yêu nàng từ trong tâm khảm. Nước mắt Thanh Thư rất nhanh liền tuôn ra: “Bà ngoại.”
Cố lão thái thái đau lòng nhưng cũng có chút hoài nghi, nhẹ nhàng vỗ lưng Thanh Thư ôn nhu nói: “Ngoan, không khóc, mai bà ngoại dẫn con đi dạo phố. Con muốn cái gì, bà ngoại đều mua cho con.”
Thanh Thư rất thích đi dạo phố, có thể ăn thật nhiều đồ ăn ngon. Mỗi lần, đều ăn đến nỗi bụng nhỏ cũng căng lên.
Thanh Thư lau nước mắt nói: “Ta không cần cái gì hết, ta chỉ cần bà ngoại sống lâu trăm tuổi.”
Cố Lão thái thái rất cao hứng, hôn Thanh Thư một cái nói: “Bảo bối của ta thật hiếu thuận.”
Đứa bé này, không phí tâm thương yêu.
Trên mặt Cố Nhàn cũng hiện ra ý cười. Từ sau lần sinh bệnh này Thanh Thư không những trở nên càng nhu thuận, còn rất tri kỷ.
editor: Cuối cùng thì Thanh thư cũng gặp được bà ngoại, đây là người thực lòng muốn làm chỗ dựa cho Thanh thư, bà ấy còn rất đáng yêu nha. Mấy chương sau các bạn sẽ được thấy.
Cố Nhàn thấy Thanh thư ngơ ngác nhìn ra ngoài cửa sổ, cười hỏi: “Hồng Đậu, con đang nhìn cái gì?”
Mưa Giang Nam, không giống với kinh thành. Nhưng bây giờ nàng còn chưa từng đi qua kinh thành, nói ra lại bị hoài nghi là yêu tà quấn thân: “Nương, người đổi tên cho ta, ta không thích cái tên Hồng Đậu này.”
Hồng Đậu sinh tại phương Nam,
Xuân này mau đến lại lên mấy nhành.
Chàng ơi ghé hái cho nhanh,
Đậu xinh gợi nhắc tình này tương tư.
*Chú thích: Bài thơ này tên "Tương Tư", tác giả là Vương Duy.
Vì vậy, ở trong tư tưởng văn nhân Hồng Đậu là tín vật gửi gắm tương tư, tượng trưng cho sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cặp tình nhân. Tên của nàng gọi là Hồng Đậu, vốn là làm chứng cho tình yêu của cha mẹ. Đáng tiếc trải qua đời trước, Thanh Thư đã nhìn thấu Lâm Thừa Ngọc.
Gì mà tương tư, gì mà tình cảm sâu đậm, đều là gạt người. Nếu Lâm Thừa Ngọc có một chút tình cảm với nương của nàng, đời trước sẽ không đẩy nàng vào hố lửa Thôi gia, sau đó nàng bị Thôi Kiến Bách hạ độc cũng chẳng quan tâm, tùy ý Thôi Kiến Bách đưa nàng vào chỗ ăn thịt người như Sư Hà am.
Cố Nhàn khẽ giật mình, một lúc lâu sau mới hỏi: “Đang yên lành sao tự nhiên lại muốn đổi tên?” Cố Nhàn rất thích cái tên Hồng Đậu này, chứng tỏ trượng phu đối với nàng tình thâm ý trọng.
Thanh Thư đã sớm nghĩ kỹ lý do thoái thác: “Đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu bắp, đậu tằm. Những thứ đậu này, có thể thấy được khắp nơi trên đường cái. Nương, danh tự này không tốt. Nương, người lấy cho ta một cái tên khác đi!”
“Hồng Đậu nhà chúng ta lớn rồi, cũng biết để ý.” Thật ra Cố Nhàn cũng không suy nghĩ nhiều, rất nhiều đứa bé khi trưởng thành đều chê nhũ danh quê mùa. Chính bản thân Cố Nhàn, sau khi hiểu chuyện cũng không cho Cố lão thái thái gọi nhũ danh của mình.
Thanh Thư nhẹ nhàng lắc lắc Cố Nhàn: “Nương, người lấy cho ta một cái tên đi.”
Mặt Cố Nhàn vui vẻ nói: “Hồng Đậu là nhũ danh, con đã không thích, sau này nương sẽ gọi đại danh của con.”
“Vậy đại danh của ta là gì?” Lúc nói lời này, Thanh thư có chút khẩn trương. Tên này gắn bó nàng gần hai mươi năm, nàng đã quen, mong đừng thay đổi.
Cố Nhàn cười nói: “Đại danh của con gọi là Thanh thư, nương hi vọng con có thể thanh nhàn thoải mái mà sống hết đời.” Đại danh này lấy ở thời điểm làm hộ tịch, chỉ có điều quen gọi nhũ danh, nên không có nói đến đại danh.
Cái tên Thanh Thư này được lấy từ bài "Phong Phú" được viết bởi nhà văn Trạm Phương Sinh dưới triều nhà Tấn: "Lại mang khí phiêu linh, không nhanh không chậm, vi vu vi vu, vi vi thanh thư."
Thanh Thư ôm tay Cố Nhàn, mặt mày hớn hở: “Nương, ta thích danh tự này.”
Nàng tưởng cái tên Lâm Thanh thư này là lâm Thừa Ngọc thuận miệng lấy, lại không ngờ là mẹ ruột lấy, hơn nữa còn có ngụ ý tốt như vậy.
Mẹ con hai người nói chuyện với nhau, Cố Nhàn lấy một quyển sách từ trên mặt bàn tới nói: “Hôm qua kể cho con mười cố sự về thành ngữ, con còn nhớ rõ không?”
“Đều nhớ kỹ. Thành ngữ thứ nhất chỉ tin đồn, giảng về thời kỳ chiến quốc có một người tên là Ngải Tử từ Sở quốc trở về Tề quốc, vừa mới vào đô thành đã gặp một người tên Mao Không thích nói suông. Mao Không thần bí tiết lộ cho Ngải Tử, nói người nhà mình có một con vịt một lần đẻ trăm trứng…”
Mười cố sự của thành ngữ, được Thanh Thư thuật lại chính xác không sai một từ.
Lúc Thanh thư còn rất nhỏ, Cố Nhàn đã cầm sách đọc cho Thanh Thư nghe. Theo Cố Nhàn nghĩ, nên bồi dưỡng từ nhỏ. Đáng tiếc trước đó vì Thanh Thư còn nhỏ, học cái gì cũng nháy mắt đã quên. Cho nên Cố Nhàn cũng làm như giết thời gian, không nghiêm túc dạy.
Lần này, Thanh Thư cho nàng một kinh hỉ. Cố Nhàn vui vẻ nói: “Hồng Đậu nhà ta thật thông minh.” Mong con thành rồng thành phượng trong biển người, nữ nhi thông minh như vậy, làm mẹ sao có thể không cao hứng.
Lại cảm thấy Bách Gia Thiên Tự Văn này khô cằn, sợ Thanh Thư học không hiểu, hôm qua Cố Nhàn cố ý mua một bản "Sách vỡ lòng" về dạy Thanh thư. Làm cho Cố Nhàn vui mừng chính là từ sau khi Thanh Thư sinh bệnh, trí nhớ lại đặc biệt tốt, dạy một lần đã nhớ kỹ. Không giống như trước, dạy ba bốn lần mới có thể nhớ.
Kiếp trước Thanh thư ở Lâm gia không biết chữ, đến kinh thành Lâm Thừa Ngọc thấy nàng không biết chữ, cố ý để Thôi thị mời tiên sinh dạy nàng. Nhưng khi nàng vừa học xong mấy quyển sách vỡ lòng, tiên sinh đã bị đuổi rồi.
Cố Nhàn lại giảng cho Thanh Thư mười cố sự thành ngữ, thấy Thanh Thư muốn nàng dạy nhiều thêm, ngắt mũi Thanh Thư: “Tham thì thâm, mười cái là đủ.”
Mỗi ngày mười câu thành ngữ, một tháng chính là ba trăm câu. Con số này, đã rất lớn.
“Nương, người dạy ta viết chữ đi!” Đời trước dù nàng biết chữ, nhưng chữ cũng không dễ nhìn. Bây giờ đã có cơ hội, nàng tất nhiên phải thay đổi việc này.
Cố Nhàn lắc đầu nói: “Không được, con bây giờ còn nhỏ xương còn chưa cứng cáp không nên luyện chữ. Nếu không, sau này ngón tay sẽ bị biến dạng.”
Thanh Thư không phải một đứa trẻ bình thường, biết tình huống mà Cố Nhàn nói là có thật, nhưng chỉ cần không quá mức sẽ không có việc gì.
Không thuyết phục được Thanh Thư, Cố Nhàn đành phải đồng ý: “Luyện chữ cũng có thể, nhưng mỗi ngày chỉ cho viết năm tờ chữ lớn.” Người khác sợ đứa trẻ nhà mình lười biếng không học, nhưng Cố Nhàn thấy điệu bộ này của Thanh Thư lại lo con bé quá chăm chỉ.
Thanh Thư cực kỳ vui mừng: “Cảm ơn nương.” Nói xong, còn hôn lên mặt Cố Nhàn một cái.
Vì sợ giẫm lên viết xe đổ, Thanh Thư làm gì cũng cẩn thận. Thậm chí đến nói chuyện, cũng phải suy xét lại một lần trong đầu. Cũng may lần này không phí công vất vả, Cố Nhàn với Trần ma ma đều không sinh nghi.
Cố Nhàn lấy một bản “Cần lễ bia” của Nhan Chân Khan làm bảng chữ mẫu cho nàng viết lại. Bản này là bản gốc, là lúc còn ở phủ thành Cố lão thái thái gửi đến cho nàng, vô cùng trân quý.
Hồng Đậu vừa mở giấy viết ra, chợt nghe thấy một hồi tiếng bước chân dồn dập vang lên ở ngoài nhà.
Cố Nhàn đứng lên.
Lúc đầu Thanh Thư có chút bận tâm, không thông báo đã tiến vào mà còn có trận thế này, nàng lo lắng có người đến gây sự. Nhưng nhìn thần sắc Cố Nhàn lạnh nhạt, nàng biết mình cả nghĩ rồi: “Nương, ai tới a?”
Không đợi Cố Nhàn đáp lời, rèm trúc đã bị vén lên. Bốn người từ ngoài tiến vào, đi đầu là một lão thái thái tinh thần phấn chấn.
Vừa vào nhà Cố lão thái thái đã nhìn thấy Thanh Thư, sáp lại kéo lấy nàng: “Ai da bảo bối đáng thương của ta, sao con lại biến thành bộ dáng này, thế này là chịu bao nhiêu khổ a!”
Chẳng qua bà đi phủ thành hơn nửa tháng, con bé ngoan ngoãn như vậy mà lại biến thành cái dạng này. Sớm biết như vậy, bà sẽ không đi phủ thành.
Chỉ nghe xưng hô, đã biết bà ngoại thương yêu nàng từ trong tâm khảm. Nước mắt Thanh Thư rất nhanh liền tuôn ra: “Bà ngoại.”
Cố lão thái thái đau lòng nhưng cũng có chút hoài nghi, nhẹ nhàng vỗ lưng Thanh Thư ôn nhu nói: “Ngoan, không khóc, mai bà ngoại dẫn con đi dạo phố. Con muốn cái gì, bà ngoại đều mua cho con.”
Thanh Thư rất thích đi dạo phố, có thể ăn thật nhiều đồ ăn ngon. Mỗi lần, đều ăn đến nỗi bụng nhỏ cũng căng lên.
Thanh Thư lau nước mắt nói: “Ta không cần cái gì hết, ta chỉ cần bà ngoại sống lâu trăm tuổi.”
Cố Lão thái thái rất cao hứng, hôn Thanh Thư một cái nói: “Bảo bối của ta thật hiếu thuận.”
Đứa bé này, không phí tâm thương yêu.
Trên mặt Cố Nhàn cũng hiện ra ý cười. Từ sau lần sinh bệnh này Thanh Thư không những trở nên càng nhu thuận, còn rất tri kỷ.
editor: Cuối cùng thì Thanh thư cũng gặp được bà ngoại, đây là người thực lòng muốn làm chỗ dựa cho Thanh thư, bà ấy còn rất đáng yêu nha. Mấy chương sau các bạn sẽ được thấy.