Chương : 5
Khi mặt trời lên, mưa đã tạnh. Gabriel rời căn hộ an toàn lúc sáng sớm đi dọc những con phố vắng tanh tiến về hướng Vatican. Khi anh băng qua cầu, ánh sáng màu hồng mờ mờ chiếu trên ngọn tùng lọng mọc trên đỉnh đồi Janiculum, nhưng quảng trường Thánh Peter vẫn chìm trong bóng tối và đèn vẫn sáng trong khu Hàng Cột. Một quán cà phê mở cửa cách lối vào văn phòng báo chí Vatican không xa lắm. Gabriel uống hai tách cà phê cappuccino tại bàn cạnh lối đi và đọc báo buổi sáng. Không có tờ nhật báo chính ở Rome nào biết thư ký riêng của Giáo hoàng có chuyến viếng thăm chớp nhoáng đến Jerusalem ngày hôm qua - hay tối hôm qua trưởng các đội an ninh đã họp tại phòng ăn của Giáo hoàng để bàn cách đối phó với mối hiểm họa khủng bố đe dọa tính mạng Đức Thánh Cha.
Đến tám giờ, tại quảng trường Thánh Peter, người ta đã rục rịch chuẩn bị cho buổi nói chuyện trước công chúng. Lực lượng nhân công Vatican đang xếp ghế gấp và dựng những tấm ngăn bằng kim loại tạm thời trên khoảng đất trống trước Đại thánh đường, còn bộ phận an ninh đang gắn từ kế dọc hàng cột. Gabriel rời quán cà phê và đến đứng cạnh hàng rào bằng thép phân chia lãnh địa Tòa thánh với đất Ý. Anh tạo cho mình bộ dạng căng thẳng vụng về, nhìn đồng hồ vài lần, và chú ý đặc biệt đến vận hành của những chiếc từ kế. Nói tóm lại, anh có tất cả những biểu hiện và hành vi mà Lực lượng Carabinieri và Vigilanza, cảnh sát Vatican, nên canh chừng. Mười phút sau một viên cảnh sát Carabiniere mặc đồng phục mới đến bên anh hỏi giấy tờ tùy thân. Gabriel, bằng tiếng Ý hoàn hảo, thông báo với viên cảnh sát là anh đang làm việc cho phòng an ninh Vatican.
“Tôi xin lỗi”, viên cảnh sát nói và rời đi.
“Chờ đã”, Gabriel gọi với theo.
Viên cảnh sát dừng lại và quay người.
“Cậu không yêu cầu xem giấy tờ tùy thân của tôi à?”
Viên cảnh sát chìa tay ra. Anh ta thờ ơ nhìn thẻ chứng minh, sau đó trao nó lại.
“Đừng tin ai”, Gabriel dặn. “Hãy xét giấy tờ tùy thân. Nếu mọi chuyện có vẻ đáng nghi, hãy gọi cấp trên”.
Gabriel quay người bước tới cổng Thánh Anne. Nơi đây một nhóm nữ tu trong trang phục màu xám đang được cho vào chỉ bằng cách đơn giản nói “Annora”, tên của siêu thị tại Vatican. Anh thử nói “Annora”, và giống như các nữ tu sỹ, anh cũng được cho phép vào lãnh địa của Vatican. Vừa vào đến cổng, anh chìa thẻ chứng minh của Vatican và la mắng anh chàng cận vệ Thụy Sĩ bằng tiếng Đức vùng Berlin anh học được từ mẹ. Sau đó anh trở ra phố. Lát sau một cha xứ lớn tuổi tóc bạc trắng thông báo với người lính cận vệ rằng ông muốn vào khoa bào chế của Vatican. Người lính cận vệ giữ người đàn ông tại cổng cho đến khi ông ta trình thẻ nhận dạng từ túi áo.
Gabriel quyết định kiểm tra an ninh tại Vòm Chuông ở một lối khác dẫn vào Vatican. Anh đến đó năm phút sau, vừa kịp lúc nhìn thấy một Hồng y trong Hội đồng và hai phụ tá đi qua vòm mà thậm chí người lính cận vệ đứng nghiêm gần chỗ trú mưa của mình không buồn liếc mắt. Gabriel giơ thẻ trước mặt người lính.
“Tại sao cậu không hỏi vị Hồng y đó giấy tờ?”
“Chiếc mũ đỏ và cây thánh giá đeo ở ngực là giấy tờ tùy thân của ông ấy”.
“Không phải hôm nay”, Gabriel nói. “Hãy kiểm tra giấy tờ tùy thân của tất cả mọi người”.
Anh quay người bước dọc rìa ngoài của Hàng Cột, suy nghĩ về những cảnh tượng mình vừa nhìn thấy. Quảng trường Thánh Peter mặc dù rất rộng song là nơi an toàn. Nhưng nếu có kẽ hở trong lớp áo bảo vệ Vatican thì đó chính là lượng lớn người được tự do di chuyển đằng sau quảng trường. Anh nhớ lại những bức ảnh trên máy tính Ali Massoudi và tự hỏi không biết những tên khủng bố đã khám phá ra điều này chưa.
Anh băng qua quảng trường đến Cửa Đồng (Bronze Doors). Anh dễ dàng vào được cửa trước Tòa thánh. Thẻ của Gabriel được một người lính cận vệ mặc đồng phục khám xét bên ngoài, và sau đó bị khám lại lần nữa trong sảnh bởi một người lính mặc thường phục. Thẻ của phòng an ninh cho phép anh vào Toà thánh mà không cần kí tên tại bàn tiếp nhận, nhưng anh bị yêu cầu tháo vũ khí. Anh làm điều này một cách ngần ngừ.
Cầu thang Hoàng gia với những bậc bằng cẩm thạch đã ở ngay trước mặt anh, chúng sáng mờ mờ nhờ những chiếc đèn bằng sắt lớn. Gabriel lên cầu thang băng qua sân trong sang phía bên kia, nơi thang máy đang chờ sẵn đưa anh lên lầu ba. Anh dừng một chút ở hành lang ngoài ngắm tranh vẽ trên tường của Rafael, sau đó đi nhanh dọc hành lang rộng đến dãy phòng của Giáo hoàng. Donati mặc hồng y ngồi đằng sau bàn làm việc trong văn phòng nhỏ kế bên phòng của Giáo hoàng. Gabriel bước vào và đóng cửa.
“Bao nhiên người làm việc trong Vatican?”. Donati lặp lại câu hỏi của Gabriel. “Khoảng một nửa”.
Gabriel nhíu mày.
“Thứ lỗi cho tôi”, Donati nói. “Đây là câu đùa hồi xưa ở Vatican. Câu trả lời là 1200, trong đó có cả những cha xứ và Giám mục làm trong Quốc vụ khanh cùng rất nhiều giáo xứ và hội đồng cùng đội ngũ nhân viên hỗ trợ công việc của họ. Có cả những người không thuộc giáo hội nhưng giúp nơi này hoạt động: hướng dẫn viên du lịch, người quét rác, bảo trì, làm vườn, nhân viên trong những nơi như bưu điện, tiệm thuốc và siêu thị. Dĩ nhiên cũng phải kể đến Lực lượng an ninh”.
Gabriel giơ thẻ nhận dạng của Vatican lên. “Tất cả bọn họ đều có cái này chứ?”
“Không phải ai cũng được phép đặt chân vào Toà thánh, nhưng đúng là họ có quyền vào những nơi công cộng trong Vatican”.
“Ý Cha muốn nói là quảng trường và Đại thánh đường?”
“Đúng vậy”.
“Cha đã cho kiểm tra về nhân thân những người này chưa?”
“Chắc không phải anh đang ám chỉ Hồng y, Giám mục, Đức ông, và cha xứ đấy chứ?”.
“Chúng ta tạm thời để họ sang một bên”. Gabriel cau mày.
“Việc làm tại Vatican rất được trọng vọng. Lương không phải cao, nhưng tất cả các nhân viên đều có đặc quyền khi mua sắm tại tiệm thuốc và siêu thị. Giá được trợ cấp thấp hơn nhiều so với ở chợ Ý. Giá ở trạm đổ xăng cũng vậy. Ngoài việc này ra, giờ làm việc hợp lí, nghỉ lễ dài, những phúc lợi khác khá tốt”.
“Thế có kiểm tra nhân thân của những người làm việc ở đây không?”
“Công việc này rất có giá - và nó cũng không có nhiều - vì thế họ luôn tìm người trong gia đình. Việc kiểm tra nhân thân cũng khá nhanh”.
“Tôi lo ngại về việc này”, Gabriel nói. “Vậy những người như tôi thì sao? Những người có quyền tạm thời?”
“Ý anh hỏi là bao nhiêu người phải không?”. Donati nhún vai. “Vào bất cứ lúc nào cũng có khoảng vài trăm người được quyền tạm thời vào Vatican”.
“Hệ thống này làm việc như thế nào?”
“Thường các ủy ban hay hội đồng của Giáo hoàng được phép nhận người tư vấn chuyên môn hay nhân viên để hỗ trợ. Trưởng ban hay Phó ban bảo đảm nhân cách của cá nhân đó, sau đó phòng an ninh Vatican sẽ cấp thẻ”.
“Phòng an ninh có giữ các giấy tờ không?”
“Dĩ nhiên là có”.
Gabriel nhấc ống nghe lên đưa cho Donati.
Hai mươi phút sau điện thoại của Donati mới đổ chuông. Ông im lặng lắng nghe, sau đó dập máy nhìn Gabriel, lúc này đang đứng bên cửa sổ ngó ra đám đông đang bắt đầu đổ vào quảng trường.
“Họ đang bắt đầu tập hợp giấy tờ”.
“Đang bắt đầu sao?”
“Cần phải có sự đồng ý của Trưởng phòng. Ông ấy đang họp. Họ sẽ gửi cho anh trong 15 phút nữa”.
Gabriel nhìn đồng hồ đeo tay. Gần mười giờ rưỡi.
“Dời buổi lễ vào trong nhà đi”.
“Đức Thánh Cha không đồng ý”. Donati đến bên cửa sổ cạnh Gabriel. “Thêm nữa, cũng không kịp. Khách khứa bắt đầu đến rồi”.
Họ sắp xếp cho anh làm việc trong căn phòng nhỏ có cửa sổ đầy bồ hóng nhìn ra sân trong Belvedere, và cho một cựu cảnh sát Carabiniere mặt búng sữa tên Luca Angelli đến giúp anh tìm hồ sơ. Anh giới hạn việc tìm kiếm của mình ở những nhân công trong Vatican. Thậm chí Gabriel, một người vốn có tính nghi ngờ, cũng không tưởng tượng đến kịch bản trong đó cha xứ Thiên Chúa giáo, vô tình hay hữu ý, bị tuyển mộ vì sự nghiệp của al-Qaeda. Anh cũng không tìm kiếm hồ sơ của đội cận vệ Thụy Sĩ và Vigilanza. Những vị trí trong Vigilanza thường được trao cho những cựu quân nhân của Lực lượng Carabinieri hay cảnh sát Chính phủ. Còn về cận vệ Thụy Sĩ, họ chỉ được tuyển từ những gia đình mộ đạo ở Thụy Sĩ. Hầu hết trong số họ đến từ những bang nói tiếng Pháp hay tiếng Đức trong vùng rừng núi ở Thụy Sĩ, nơi khó có thể là thành lũy của Hồi giáo cực đoan.
Anh bắt đầu kiểm tra hồ sơ của những nhân viên làm việc trong Vatican. Để giới hạn cuộc tìm kiếm, anh chỉ xem hồ sơ những người được thuê trong vòng năm năm. Chỉ riêng việc này khiến anh mất ba mươi phút. Khi hoàn tất, anh để sang bên hồ sơ nửa tá nhân viên cần đánh giá cẩn thận hơn - một nhân viên trong tiệm thuốc Vatican, một người làm vườn, hai cậu bé làm việc trong nhà kho ở Annona, người canh gác trong bảo tàng Vatican, và một người phụ nữ làm việc trong cửa hàng bán đồ lưu niệm Vatican - rồi trao những hồ sơ còn lại cho Angelli.
Những hồ sơ sắp chuyển tới là của những nhân viên làm việc cho các giáo đoàn của Hội đồng Hồng y. Các giáo đoàn tương đương với các bộ của chính phủ, giải quyết những lĩnh vực trọng tâm đối với việc cai quản của nhà thờ như học thuyết, niềm tin, giáo sỹ, các vị thánh, và giáo dục giáo lý. Mỗi giáo đoàn do một Hồng y đứng đầu, mỗi Hồng y có một vài Giám mục và Đức ông giúp việc. Gabriel xem xét hồ sơ các giáo sỹ và nhân viên của chính giáo đoàn nhưng không tìm thấy điều anh quan tâm. Anh trao hồ sơ lại cho Angelli.
“Còn gì nữa?”
“Các ủy ban và hội đồng của Giáo hoàng”, Angelli trả lời. “Và những phòng khác”.
“Những phòng khác?”
“Phòng Quản lý tài sản Tòa thánh, phòng Kinh tế Tòa thánh…“
“Tôi hiểu rồi”, Gabriel cắt ngang. “Còn bao nhiêu hồ sơ?”
Angelli giơ tay cho biết đống hồ sơ cao hơn một bộ. Gabriel nhìn đồng hồ: 11 giờ 20 phút…
“Mang hồ sơ đến đây”.
Angelli bắt đầu bằng các ủy ban của Giáo hoàng. Gabriel lấy ra hai tập hồ sơ để xem xét thêm, một là cố vấn của Ủy ban Khảo cổ Thánh, và người còn lại là học giả người Argentina thuộc Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh. Anh đưa phần hồ sơ còn lại cho Angelli và nhìn đồng hồ: 11 giờ 45 phút… Anh đã hứa với Donati sẽ đứng canh gác bên cạnh Giáo hoàng trong buổi diễn thuyết trước công chúng vào giữa trưa. Anh chỉ còn thời gian xem xét thêm vài bộ hồ sơ.
“Bỏ qua phòng Kinh tế”, Gabriel ra lệnh. “Mang cho tôi hồ sơ của các hội đồng của Giáo hoàng”.
Một lúc sau Angelli quay trở mang theo chồng hồ sơ dày sáu bộ. Gabriel xem xét chúng theo thứ tự Angelli trao cho anh. Hội đồng Giáo hoàng về những người thế tục… Hội đồng Giáo hoàng về đoàn kết Thiên Chúa giáo… Hội đồng Giáo hoàng về gia đình… Hội đồng Giáo hoàng về công lý và hòa bình… Hội đồng Giáo hoàng về sự chăm sóc Mục sư đối với người di cư hay người làm việc lưu động… Hội đồng Giáo hoàng về văn bản pháp lý…
Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn giáo…
Gabriel giơ tay lên. Anh đã tìm thấy cái mình muốn.
Anh đọc một lúc, sau đó ngẩng phắt đầu lên. “Người đàn ông này thực sự có quyền ra vào Vatican không?”
Angelli cúi người xuống nhìn qua vai Gabriel. “Giáo sư Ibrahim el-Banna? Ông ấy đã ở đây hơn một năm”.
“Làm gì?”
“Ông ấy là thành viên ủy ban đặc biệt nghiên cứu cách cải thiện mối quan hệ giữa thế giới Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Tổng cộng có 12 thành viên lập thành một đội quốc tế với sáu học giả đạo Thiên Chúa và sáu người bên Hồi giáo đại diện cho nhiều nhánh Hồi giáo và trường về luật Hồi giáo. Ibrahim el-Banna là Giáo sư khoa luật Hồi giáo tại trường Đại học Al-Azhar ở Cairo. Ông cũng là một trong những học giả được kính trọng nhất thế giới trong trường luật Hồi giáo Hanafi. Hanafi nổi bật trong…”
“Hồi giáo Sunni”, Gabriel nói nốt câu cho Angelli nhằm nhấn mạnh. “Cậu không biết Al-Azhar là hang ổ của hoạt động quân sự Hồi giáo à? Nó bị điều khiển hoàn toàn bởi các lực lượng al-Qaeda và hội Huynh đệ Hồi giáo”.
“Nó cũng là một trong những trường lâu đời và có uy tín nhất về luật và thần học Hồi giáo trên thế giới. Giáo sư el-Banna được chọn vào vị trí này vì có quan điểm ôn hòa. Ông đã gặp Đức Thánh Cha vài lần. Có hai lần họ ở một mình với nhau”.
“Ủy ban làm việc ở đâu?”
“Giáo sư el-Banna có văn phòng gần quảng trường Piazza Santa Marta, cách Mái Vòm không xa”.
Gabriel nhìn đồng hồ: 11 giờ 55 phút… Không có cách nào để nói chuyện này với Donati nữa. Có lẽ bây giờ ông đã ở dưới lầu cùng Đức Thánh Cha, chuẩn bị bước vào quảng trường. Anh nhớ lại lời của Donati tối hôm trước tại Via Belvedere. Hãy tìm ra vấn đề. Nếu thấy điều gì không ổn, hãy tự giải quyết. Anh đứng dậy nhìn Angelli.
“Tôi muốn nói vài lời với Giáo sư”.
Angelli do dự. “Hoạt động này rất quan trọng với Đức Thánh Cha. Nếu ngài buộc tội Giáo sư mà không có lí do chính đáng, ông ấy sẽ bị xúc phạm và công việc của Ủy ban sẽ bị ảnh hưởng xấu”.
“Thà làm lãnh tụ Hồi giáo giận dữ hơn là tính mạng của Giáo hoàng bị cướp đi. Con đường nào nhanh nhất tới quảng trường Piazza Santa Marta?”
“Chúng ta sẽ đi đường tắt”, Angelli đáp. “Đi ngang qua đại thánh đường”.
Họ chạy vội xuống cầu thang Hoàng gia (Scala Regia) vào nhà nguyện làm lễ ban phuớc, sau đó lao chéo xuyên qua gian giữa rộng lớn của giáo đường. Phía dưới đài tưởng niệm Alexander VII là con đường dẫn đến quảng trường Piazza Santa Marta. Khi bước ra ngoài trong ánh nắng chói chang, họ nghe tràng vỗ tay vang dội vọng tới từ quảng trường Thánh Peter. Giáo hoàng đã đến buổi diễn thuyết công chúng. Angelli dẫn Gabriel băng qua quảng trường nhỏ tới khu văn phòng kiểu Baroque u ám. Trong hành lang, một nữ tu sỹ ngồi yên đằng sau bàn tiếp tân. Bà ta nhìn Gabriel và Angelli với vẻ không hài lòng khi họ lao vào trong.
“Ibrahim el-Banna”, Luca Angelli nói ngắn gọn.
Nữ tu sỹ chớp mắt nhanh hai lần. “Phòng 412”.
Họ trèo lên cầu thang, Angelli dẫn đường, Gabriel theo sát gót. Khi nghe tràng pháo tay khác vọng lại từ quảng trường, Gabriel thúc vào người Angelli. Người nhân viên an ninh này bắt đầu leo hai bậc một. Khi vào phòng 412, họ phát hiện cửa phòng bị đóng. Gabriel để tay lên then cài nhưng Angelli giữ tay anh lại rồi gõ cửa mạnh nhưng lịch sự.
“Giáo sư el-Banna? Giáo sư el-Banna? Ông có ở trong phòng không?”
Khi không có tiếng đáp trả, Gabriel đẩy Angelli sang bên và xem xét ổ khóa cổ. Bằng que kim loại mảnh trong ví, anh có thể dễ dàng mở cửa trong thời gian ngắn, nhưng tràng pháo tay khác từ quảng trường nhắc anh nhớ không còn thời gian. Anh nắm then cửa bằng hai tay và ghé vai đầy cửa. Cửa không suy suyển. Anh tông cửa lần thứ hai, sau đó là lần thứ ba. Ở lần thứ tư Angelli cũng tham gia. Cánh cửa gỗ nứt ra và đổ xuống, họ té nhủi vào bên trong.
Căn phòng trống rỗng. Không chỉ trống rỗng, Gabriel nghĩ. Bị dọn sạch. Không có sách, hồ sơ, bút viết hay giấy tờ. Chỉ có một chiếc bì thư nằm chính giữa bàn. Angelli với tay bật công tắc điện, nhưng Gabriel hét ngăn anh ta lại, sau đó đẩy anh chàng người Ý ra ngoài hành lang. Anh lấy cây bút trong túi dùng làm que chọc xem độ dày nội dung phong bì. Khi chắc chắn bên trong không có gì ngoài giấy, anh cầm lá thư lên cẩn thận mở ra. Bên trong là một tờ giấy gấp làm ba. Viết tay, chữ Arập:
Chúng ta tuyên bố chiến tranh với các người, hỡi những tên lính Thập tự chinh, bằng việc hủy diệt ngôi đền thờ nhiều thần không theo Hồi giáo và cái chết của Giáo hoàng tối cao, người mặc bạch y mà các người xem như thánh thần. Đây chính là sự trừng phạt đối với những tội ác ở Irắc, Abu Ghraib, và vịnh Guantánamo. Những cuộc tấn công sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Irắc không còn bị Mỹ chiếm đóng và người Palestine thoát khỏi nanh vuốt Do Thái. Chúng ta là Hội huynh đệ của Allah. Không có Chúa trời mà chỉ có Allah, và tất cả những lời dâng tặng đều p hải dành cho Allah.
Gabriel lao như bay xuống cầu thang, Angelli theo sát đằng sau.
Đến tám giờ, tại quảng trường Thánh Peter, người ta đã rục rịch chuẩn bị cho buổi nói chuyện trước công chúng. Lực lượng nhân công Vatican đang xếp ghế gấp và dựng những tấm ngăn bằng kim loại tạm thời trên khoảng đất trống trước Đại thánh đường, còn bộ phận an ninh đang gắn từ kế dọc hàng cột. Gabriel rời quán cà phê và đến đứng cạnh hàng rào bằng thép phân chia lãnh địa Tòa thánh với đất Ý. Anh tạo cho mình bộ dạng căng thẳng vụng về, nhìn đồng hồ vài lần, và chú ý đặc biệt đến vận hành của những chiếc từ kế. Nói tóm lại, anh có tất cả những biểu hiện và hành vi mà Lực lượng Carabinieri và Vigilanza, cảnh sát Vatican, nên canh chừng. Mười phút sau một viên cảnh sát Carabiniere mặc đồng phục mới đến bên anh hỏi giấy tờ tùy thân. Gabriel, bằng tiếng Ý hoàn hảo, thông báo với viên cảnh sát là anh đang làm việc cho phòng an ninh Vatican.
“Tôi xin lỗi”, viên cảnh sát nói và rời đi.
“Chờ đã”, Gabriel gọi với theo.
Viên cảnh sát dừng lại và quay người.
“Cậu không yêu cầu xem giấy tờ tùy thân của tôi à?”
Viên cảnh sát chìa tay ra. Anh ta thờ ơ nhìn thẻ chứng minh, sau đó trao nó lại.
“Đừng tin ai”, Gabriel dặn. “Hãy xét giấy tờ tùy thân. Nếu mọi chuyện có vẻ đáng nghi, hãy gọi cấp trên”.
Gabriel quay người bước tới cổng Thánh Anne. Nơi đây một nhóm nữ tu trong trang phục màu xám đang được cho vào chỉ bằng cách đơn giản nói “Annora”, tên của siêu thị tại Vatican. Anh thử nói “Annora”, và giống như các nữ tu sỹ, anh cũng được cho phép vào lãnh địa của Vatican. Vừa vào đến cổng, anh chìa thẻ chứng minh của Vatican và la mắng anh chàng cận vệ Thụy Sĩ bằng tiếng Đức vùng Berlin anh học được từ mẹ. Sau đó anh trở ra phố. Lát sau một cha xứ lớn tuổi tóc bạc trắng thông báo với người lính cận vệ rằng ông muốn vào khoa bào chế của Vatican. Người lính cận vệ giữ người đàn ông tại cổng cho đến khi ông ta trình thẻ nhận dạng từ túi áo.
Gabriel quyết định kiểm tra an ninh tại Vòm Chuông ở một lối khác dẫn vào Vatican. Anh đến đó năm phút sau, vừa kịp lúc nhìn thấy một Hồng y trong Hội đồng và hai phụ tá đi qua vòm mà thậm chí người lính cận vệ đứng nghiêm gần chỗ trú mưa của mình không buồn liếc mắt. Gabriel giơ thẻ trước mặt người lính.
“Tại sao cậu không hỏi vị Hồng y đó giấy tờ?”
“Chiếc mũ đỏ và cây thánh giá đeo ở ngực là giấy tờ tùy thân của ông ấy”.
“Không phải hôm nay”, Gabriel nói. “Hãy kiểm tra giấy tờ tùy thân của tất cả mọi người”.
Anh quay người bước dọc rìa ngoài của Hàng Cột, suy nghĩ về những cảnh tượng mình vừa nhìn thấy. Quảng trường Thánh Peter mặc dù rất rộng song là nơi an toàn. Nhưng nếu có kẽ hở trong lớp áo bảo vệ Vatican thì đó chính là lượng lớn người được tự do di chuyển đằng sau quảng trường. Anh nhớ lại những bức ảnh trên máy tính Ali Massoudi và tự hỏi không biết những tên khủng bố đã khám phá ra điều này chưa.
Anh băng qua quảng trường đến Cửa Đồng (Bronze Doors). Anh dễ dàng vào được cửa trước Tòa thánh. Thẻ của Gabriel được một người lính cận vệ mặc đồng phục khám xét bên ngoài, và sau đó bị khám lại lần nữa trong sảnh bởi một người lính mặc thường phục. Thẻ của phòng an ninh cho phép anh vào Toà thánh mà không cần kí tên tại bàn tiếp nhận, nhưng anh bị yêu cầu tháo vũ khí. Anh làm điều này một cách ngần ngừ.
Cầu thang Hoàng gia với những bậc bằng cẩm thạch đã ở ngay trước mặt anh, chúng sáng mờ mờ nhờ những chiếc đèn bằng sắt lớn. Gabriel lên cầu thang băng qua sân trong sang phía bên kia, nơi thang máy đang chờ sẵn đưa anh lên lầu ba. Anh dừng một chút ở hành lang ngoài ngắm tranh vẽ trên tường của Rafael, sau đó đi nhanh dọc hành lang rộng đến dãy phòng của Giáo hoàng. Donati mặc hồng y ngồi đằng sau bàn làm việc trong văn phòng nhỏ kế bên phòng của Giáo hoàng. Gabriel bước vào và đóng cửa.
“Bao nhiên người làm việc trong Vatican?”. Donati lặp lại câu hỏi của Gabriel. “Khoảng một nửa”.
Gabriel nhíu mày.
“Thứ lỗi cho tôi”, Donati nói. “Đây là câu đùa hồi xưa ở Vatican. Câu trả lời là 1200, trong đó có cả những cha xứ và Giám mục làm trong Quốc vụ khanh cùng rất nhiều giáo xứ và hội đồng cùng đội ngũ nhân viên hỗ trợ công việc của họ. Có cả những người không thuộc giáo hội nhưng giúp nơi này hoạt động: hướng dẫn viên du lịch, người quét rác, bảo trì, làm vườn, nhân viên trong những nơi như bưu điện, tiệm thuốc và siêu thị. Dĩ nhiên cũng phải kể đến Lực lượng an ninh”.
Gabriel giơ thẻ nhận dạng của Vatican lên. “Tất cả bọn họ đều có cái này chứ?”
“Không phải ai cũng được phép đặt chân vào Toà thánh, nhưng đúng là họ có quyền vào những nơi công cộng trong Vatican”.
“Ý Cha muốn nói là quảng trường và Đại thánh đường?”
“Đúng vậy”.
“Cha đã cho kiểm tra về nhân thân những người này chưa?”
“Chắc không phải anh đang ám chỉ Hồng y, Giám mục, Đức ông, và cha xứ đấy chứ?”.
“Chúng ta tạm thời để họ sang một bên”. Gabriel cau mày.
“Việc làm tại Vatican rất được trọng vọng. Lương không phải cao, nhưng tất cả các nhân viên đều có đặc quyền khi mua sắm tại tiệm thuốc và siêu thị. Giá được trợ cấp thấp hơn nhiều so với ở chợ Ý. Giá ở trạm đổ xăng cũng vậy. Ngoài việc này ra, giờ làm việc hợp lí, nghỉ lễ dài, những phúc lợi khác khá tốt”.
“Thế có kiểm tra nhân thân của những người làm việc ở đây không?”
“Công việc này rất có giá - và nó cũng không có nhiều - vì thế họ luôn tìm người trong gia đình. Việc kiểm tra nhân thân cũng khá nhanh”.
“Tôi lo ngại về việc này”, Gabriel nói. “Vậy những người như tôi thì sao? Những người có quyền tạm thời?”
“Ý anh hỏi là bao nhiêu người phải không?”. Donati nhún vai. “Vào bất cứ lúc nào cũng có khoảng vài trăm người được quyền tạm thời vào Vatican”.
“Hệ thống này làm việc như thế nào?”
“Thường các ủy ban hay hội đồng của Giáo hoàng được phép nhận người tư vấn chuyên môn hay nhân viên để hỗ trợ. Trưởng ban hay Phó ban bảo đảm nhân cách của cá nhân đó, sau đó phòng an ninh Vatican sẽ cấp thẻ”.
“Phòng an ninh có giữ các giấy tờ không?”
“Dĩ nhiên là có”.
Gabriel nhấc ống nghe lên đưa cho Donati.
Hai mươi phút sau điện thoại của Donati mới đổ chuông. Ông im lặng lắng nghe, sau đó dập máy nhìn Gabriel, lúc này đang đứng bên cửa sổ ngó ra đám đông đang bắt đầu đổ vào quảng trường.
“Họ đang bắt đầu tập hợp giấy tờ”.
“Đang bắt đầu sao?”
“Cần phải có sự đồng ý của Trưởng phòng. Ông ấy đang họp. Họ sẽ gửi cho anh trong 15 phút nữa”.
Gabriel nhìn đồng hồ đeo tay. Gần mười giờ rưỡi.
“Dời buổi lễ vào trong nhà đi”.
“Đức Thánh Cha không đồng ý”. Donati đến bên cửa sổ cạnh Gabriel. “Thêm nữa, cũng không kịp. Khách khứa bắt đầu đến rồi”.
Họ sắp xếp cho anh làm việc trong căn phòng nhỏ có cửa sổ đầy bồ hóng nhìn ra sân trong Belvedere, và cho một cựu cảnh sát Carabiniere mặt búng sữa tên Luca Angelli đến giúp anh tìm hồ sơ. Anh giới hạn việc tìm kiếm của mình ở những nhân công trong Vatican. Thậm chí Gabriel, một người vốn có tính nghi ngờ, cũng không tưởng tượng đến kịch bản trong đó cha xứ Thiên Chúa giáo, vô tình hay hữu ý, bị tuyển mộ vì sự nghiệp của al-Qaeda. Anh cũng không tìm kiếm hồ sơ của đội cận vệ Thụy Sĩ và Vigilanza. Những vị trí trong Vigilanza thường được trao cho những cựu quân nhân của Lực lượng Carabinieri hay cảnh sát Chính phủ. Còn về cận vệ Thụy Sĩ, họ chỉ được tuyển từ những gia đình mộ đạo ở Thụy Sĩ. Hầu hết trong số họ đến từ những bang nói tiếng Pháp hay tiếng Đức trong vùng rừng núi ở Thụy Sĩ, nơi khó có thể là thành lũy của Hồi giáo cực đoan.
Anh bắt đầu kiểm tra hồ sơ của những nhân viên làm việc trong Vatican. Để giới hạn cuộc tìm kiếm, anh chỉ xem hồ sơ những người được thuê trong vòng năm năm. Chỉ riêng việc này khiến anh mất ba mươi phút. Khi hoàn tất, anh để sang bên hồ sơ nửa tá nhân viên cần đánh giá cẩn thận hơn - một nhân viên trong tiệm thuốc Vatican, một người làm vườn, hai cậu bé làm việc trong nhà kho ở Annona, người canh gác trong bảo tàng Vatican, và một người phụ nữ làm việc trong cửa hàng bán đồ lưu niệm Vatican - rồi trao những hồ sơ còn lại cho Angelli.
Những hồ sơ sắp chuyển tới là của những nhân viên làm việc cho các giáo đoàn của Hội đồng Hồng y. Các giáo đoàn tương đương với các bộ của chính phủ, giải quyết những lĩnh vực trọng tâm đối với việc cai quản của nhà thờ như học thuyết, niềm tin, giáo sỹ, các vị thánh, và giáo dục giáo lý. Mỗi giáo đoàn do một Hồng y đứng đầu, mỗi Hồng y có một vài Giám mục và Đức ông giúp việc. Gabriel xem xét hồ sơ các giáo sỹ và nhân viên của chính giáo đoàn nhưng không tìm thấy điều anh quan tâm. Anh trao hồ sơ lại cho Angelli.
“Còn gì nữa?”
“Các ủy ban và hội đồng của Giáo hoàng”, Angelli trả lời. “Và những phòng khác”.
“Những phòng khác?”
“Phòng Quản lý tài sản Tòa thánh, phòng Kinh tế Tòa thánh…“
“Tôi hiểu rồi”, Gabriel cắt ngang. “Còn bao nhiêu hồ sơ?”
Angelli giơ tay cho biết đống hồ sơ cao hơn một bộ. Gabriel nhìn đồng hồ: 11 giờ 20 phút…
“Mang hồ sơ đến đây”.
Angelli bắt đầu bằng các ủy ban của Giáo hoàng. Gabriel lấy ra hai tập hồ sơ để xem xét thêm, một là cố vấn của Ủy ban Khảo cổ Thánh, và người còn lại là học giả người Argentina thuộc Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh. Anh đưa phần hồ sơ còn lại cho Angelli và nhìn đồng hồ: 11 giờ 45 phút… Anh đã hứa với Donati sẽ đứng canh gác bên cạnh Giáo hoàng trong buổi diễn thuyết trước công chúng vào giữa trưa. Anh chỉ còn thời gian xem xét thêm vài bộ hồ sơ.
“Bỏ qua phòng Kinh tế”, Gabriel ra lệnh. “Mang cho tôi hồ sơ của các hội đồng của Giáo hoàng”.
Một lúc sau Angelli quay trở mang theo chồng hồ sơ dày sáu bộ. Gabriel xem xét chúng theo thứ tự Angelli trao cho anh. Hội đồng Giáo hoàng về những người thế tục… Hội đồng Giáo hoàng về đoàn kết Thiên Chúa giáo… Hội đồng Giáo hoàng về gia đình… Hội đồng Giáo hoàng về công lý và hòa bình… Hội đồng Giáo hoàng về sự chăm sóc Mục sư đối với người di cư hay người làm việc lưu động… Hội đồng Giáo hoàng về văn bản pháp lý…
Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn giáo…
Gabriel giơ tay lên. Anh đã tìm thấy cái mình muốn.
Anh đọc một lúc, sau đó ngẩng phắt đầu lên. “Người đàn ông này thực sự có quyền ra vào Vatican không?”
Angelli cúi người xuống nhìn qua vai Gabriel. “Giáo sư Ibrahim el-Banna? Ông ấy đã ở đây hơn một năm”.
“Làm gì?”
“Ông ấy là thành viên ủy ban đặc biệt nghiên cứu cách cải thiện mối quan hệ giữa thế giới Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Tổng cộng có 12 thành viên lập thành một đội quốc tế với sáu học giả đạo Thiên Chúa và sáu người bên Hồi giáo đại diện cho nhiều nhánh Hồi giáo và trường về luật Hồi giáo. Ibrahim el-Banna là Giáo sư khoa luật Hồi giáo tại trường Đại học Al-Azhar ở Cairo. Ông cũng là một trong những học giả được kính trọng nhất thế giới trong trường luật Hồi giáo Hanafi. Hanafi nổi bật trong…”
“Hồi giáo Sunni”, Gabriel nói nốt câu cho Angelli nhằm nhấn mạnh. “Cậu không biết Al-Azhar là hang ổ của hoạt động quân sự Hồi giáo à? Nó bị điều khiển hoàn toàn bởi các lực lượng al-Qaeda và hội Huynh đệ Hồi giáo”.
“Nó cũng là một trong những trường lâu đời và có uy tín nhất về luật và thần học Hồi giáo trên thế giới. Giáo sư el-Banna được chọn vào vị trí này vì có quan điểm ôn hòa. Ông đã gặp Đức Thánh Cha vài lần. Có hai lần họ ở một mình với nhau”.
“Ủy ban làm việc ở đâu?”
“Giáo sư el-Banna có văn phòng gần quảng trường Piazza Santa Marta, cách Mái Vòm không xa”.
Gabriel nhìn đồng hồ: 11 giờ 55 phút… Không có cách nào để nói chuyện này với Donati nữa. Có lẽ bây giờ ông đã ở dưới lầu cùng Đức Thánh Cha, chuẩn bị bước vào quảng trường. Anh nhớ lại lời của Donati tối hôm trước tại Via Belvedere. Hãy tìm ra vấn đề. Nếu thấy điều gì không ổn, hãy tự giải quyết. Anh đứng dậy nhìn Angelli.
“Tôi muốn nói vài lời với Giáo sư”.
Angelli do dự. “Hoạt động này rất quan trọng với Đức Thánh Cha. Nếu ngài buộc tội Giáo sư mà không có lí do chính đáng, ông ấy sẽ bị xúc phạm và công việc của Ủy ban sẽ bị ảnh hưởng xấu”.
“Thà làm lãnh tụ Hồi giáo giận dữ hơn là tính mạng của Giáo hoàng bị cướp đi. Con đường nào nhanh nhất tới quảng trường Piazza Santa Marta?”
“Chúng ta sẽ đi đường tắt”, Angelli đáp. “Đi ngang qua đại thánh đường”.
Họ chạy vội xuống cầu thang Hoàng gia (Scala Regia) vào nhà nguyện làm lễ ban phuớc, sau đó lao chéo xuyên qua gian giữa rộng lớn của giáo đường. Phía dưới đài tưởng niệm Alexander VII là con đường dẫn đến quảng trường Piazza Santa Marta. Khi bước ra ngoài trong ánh nắng chói chang, họ nghe tràng vỗ tay vang dội vọng tới từ quảng trường Thánh Peter. Giáo hoàng đã đến buổi diễn thuyết công chúng. Angelli dẫn Gabriel băng qua quảng trường nhỏ tới khu văn phòng kiểu Baroque u ám. Trong hành lang, một nữ tu sỹ ngồi yên đằng sau bàn tiếp tân. Bà ta nhìn Gabriel và Angelli với vẻ không hài lòng khi họ lao vào trong.
“Ibrahim el-Banna”, Luca Angelli nói ngắn gọn.
Nữ tu sỹ chớp mắt nhanh hai lần. “Phòng 412”.
Họ trèo lên cầu thang, Angelli dẫn đường, Gabriel theo sát gót. Khi nghe tràng pháo tay khác vọng lại từ quảng trường, Gabriel thúc vào người Angelli. Người nhân viên an ninh này bắt đầu leo hai bậc một. Khi vào phòng 412, họ phát hiện cửa phòng bị đóng. Gabriel để tay lên then cài nhưng Angelli giữ tay anh lại rồi gõ cửa mạnh nhưng lịch sự.
“Giáo sư el-Banna? Giáo sư el-Banna? Ông có ở trong phòng không?”
Khi không có tiếng đáp trả, Gabriel đẩy Angelli sang bên và xem xét ổ khóa cổ. Bằng que kim loại mảnh trong ví, anh có thể dễ dàng mở cửa trong thời gian ngắn, nhưng tràng pháo tay khác từ quảng trường nhắc anh nhớ không còn thời gian. Anh nắm then cửa bằng hai tay và ghé vai đầy cửa. Cửa không suy suyển. Anh tông cửa lần thứ hai, sau đó là lần thứ ba. Ở lần thứ tư Angelli cũng tham gia. Cánh cửa gỗ nứt ra và đổ xuống, họ té nhủi vào bên trong.
Căn phòng trống rỗng. Không chỉ trống rỗng, Gabriel nghĩ. Bị dọn sạch. Không có sách, hồ sơ, bút viết hay giấy tờ. Chỉ có một chiếc bì thư nằm chính giữa bàn. Angelli với tay bật công tắc điện, nhưng Gabriel hét ngăn anh ta lại, sau đó đẩy anh chàng người Ý ra ngoài hành lang. Anh lấy cây bút trong túi dùng làm que chọc xem độ dày nội dung phong bì. Khi chắc chắn bên trong không có gì ngoài giấy, anh cầm lá thư lên cẩn thận mở ra. Bên trong là một tờ giấy gấp làm ba. Viết tay, chữ Arập:
Chúng ta tuyên bố chiến tranh với các người, hỡi những tên lính Thập tự chinh, bằng việc hủy diệt ngôi đền thờ nhiều thần không theo Hồi giáo và cái chết của Giáo hoàng tối cao, người mặc bạch y mà các người xem như thánh thần. Đây chính là sự trừng phạt đối với những tội ác ở Irắc, Abu Ghraib, và vịnh Guantánamo. Những cuộc tấn công sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Irắc không còn bị Mỹ chiếm đóng và người Palestine thoát khỏi nanh vuốt Do Thái. Chúng ta là Hội huynh đệ của Allah. Không có Chúa trời mà chỉ có Allah, và tất cả những lời dâng tặng đều p hải dành cho Allah.
Gabriel lao như bay xuống cầu thang, Angelli theo sát đằng sau.