Chương 12: Những dự định của dương lão sư (1)
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Dinh phủ mới toanh của nhà họ Liễu đã tiếp đón vị khách quý quan trọng nhất.
Dương Hiến Dung vẫn cải trang thành nam nhân, trên tay nàng cầm hai cuộn giấy, nàng đang nhìn cách bài trí của tiền sảnh. Tiền sảnh được trang trí rất đẹp mắt, những vật dụng được trưng bày cũng rất tinh xảo. Nàng nhìn sơ qua, trong lòng liền hiểu rõ, Liễu công tử nhất định là một người giàu sang và khéo ăn nói. Nhìn nhà cửa hoa lệ như thế này, đồ đạc được bày biện cũng toàn là những vật phẩm có giá trị, những bức thư pháp được treo trên tường cũng đều là tranh vẽ của các nghệ nhân nổi tiếng. Dinh phủ này thật đúng là của nhà quyền thế mà, có sự nhầm lẫn gì ở đây sao?
"Cách bài trí này không phải là chủ ý của ta."
Một giọng nam trầm thấp vang lên từ phía sau, Dương Hiến Dung vội vàng quay người lại. A Diệu và A Lạc cùng nhau bước ra. A Diệu đã đổi sang y phục màu đen tuyền, y phục này vô cùng vừa vặn với chàng. Quấn quanh eo chàng là chiếc thắt lưng màu đỏ được thêu cùng với miếng ngọc bội tuyệt đẹp, phong thái khí phách này thật không tầm thường.
Nàng nhìn sang người nam đang đứng bên cạnh A Diệu, trên trán người này quấn một dải băng màu đen, hai cánh tay hắn toàn là cơ bắp cuồn cuộn, thân thể thì cường tráng, trông hắn rất giống người giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Mặc dù hắn đang mặc quần áo của người hầu, nhưng nhìn hắn không có nửa phần co rúm như một kẻ thấp hèn. Với mái tóc xoăn màu hạt dẻ và dáng người oai vệ như vậy, chắc chắn hắn là người ngoại quốc.
Dương Hiến Dung thi lễ, cử chỉ của nàng rất mực khuôn phép, ngay cả góc áo cũng không hề lay động: “Liễu công tử.”
A Diệu đáp lễ, phép tắc lễ nghi của chàng cũng rất chuẩn mực không có chút sai sót: “Dương cô nương, à không phải, dựa vào gia thế của cô nương, ta nên gọi là Dương tiểu thư mới đúng.”
“Thật ra, ta cũng không để ý khi huynh gọi ta là cô nương đâu.” Ngược lại, nàng rất thích khi được gọi là ‘cô nương’, điều đó có nghĩa là nàng không cần phải mang danh tiểu thư mọi lúc mọi nơi nữa, nàng quá mệt mỏi với cái danh này rồi.
A Diệu lắc đầu: "Tốt hơn hết ta vẫn nên giữ lễ." Chàng chỉ vào A Lạc đang đứng bên cạnh và giới thiệu, "Đứng bên cạnh ta là người hầu A Lạc. Ta và hắn đã lớn lên cùng nhau từ nhỏ, mang danh chủ tớ nhưng thật ra hắn cũng là huynh đệ của ta."
Dương Hiến Dung chợt bừng tỉnh. Hóa ra họ có quan hệ thân thiết như vậy, chẳng trách nàng nhìn hắn không có chút rụt rè nào của một người hầu.
Đây là lần thứ ba A Lạc tiếp xúc với Dương Hiến Dung, thế nhưng hắn phải giả vờ như lần đầu gặp mặt và cúi người thi lễ với nàng. Lễ nghi nghiêm chỉnh là vậy, song khi cúi đầu A Lạc vẫn không ngừng đảo tròn mắt: Tiểu hồ ly quỷ quyệt, chúng ta lại gặp nhau rồi.
Dương Hiến Dung nhìn A Lạc bằng ánh nhìn tinh nghịch, nàng nói: "Tên A Lạc sao? Ta cũng biết một người tên là A Lạc."
Mí mắt A Lạc giật giật, hắn quên mất lễ nghi xã giao đã học trước đó, vội vàng ngẩng đầu hỏi: "Thật sao? Hắn ở đâu? Bao nhiêu tuổi rồi?"
Chỉ có những người cùng cấp bậc và ngang hàng với nhau mới dùng giọng điệu tùy ý nói chuyện như thế. Nếu là một người hầu mà dám cả gan liều lĩnh nói chuyện với chủ của mình như vậy thì hắn sắp được ăn bữa thịt chiên trên ván tre rồi đấy. May mắn thay, Dương Hiến Dung không mấy quan tâm, nàng trả lời bằng một giọng điệu bình đẳng: "Đó là người hầu của gia đình ta. Ông ấy đã già cho nên đã về nơi chín suối mất rồi."
A Lạc nói ‘Ồ’ một tiếng. Trong thiên hạ này cũng có rất nhiều người tên A Lạc đấy nhỉ, nhất là người hầu nữa.
Nhìn chiếc mũi khá cao, đôi mắt sâu và mái tóc dài xoăn của A Lạc, Dương Hiến Dung không khỏi thắc mắc: “Hắn đến từ thị tộc nào vậy?"
A Diệu mỉm cười và trả lời thay cho A Lạc: “Huynh ấy là người Hạt, sau khi gia đình huynh ấy có vụ hỗn chiến, huynh ấy được đưa vào nhà ta.”
“Người Hạt……” Dương Hiến Dung như đã hiểu ra.
A Lạc hiếu kỳ hỏi: “Lẽ nào cô nương cũng biết những người Hạt khác ư?”
Dương Hiến Dung vội vàng lắc đầu, nàng đưa cuộn giấy trong tay mình cho A Diệu: "Đây là cách mà ta đã nói với huynh."
A Diệu mở cuộn giấy ra xem và nhìn dòng chữ đầu tiên [Gia phả nhà họ Liễu ở Hà Đông]
“Đây là nước cờ đầu tiên để có thể mở rộng quan hệ với các nhà sĩ tộc. Trước khi chúng ta đi thăm hỏi những nhà quyền quý đó thì huynh cần phải học thuộc lòng cho trôi chảy những gì được viết trong cuộn giấy này.” Mưu kế của Dương Hiến Dung là: Trước tiên họ nên tìm hiểu thử xem, ai có thể là mẫu thân của Liễu công tử, sau đó họ sẽ cùng nhau trà trộn vào những nhà sĩ tộc. Chàng từng nói, nếu mẫu thân chàng nhìn thấy cây trâm ấy sẽ nhận ra chàng ngay lập tức, thế nên bọn họ phải tiếp cận đối phương ở khoảng cách gần nhất.
Để có thể đặt chân vào những nhà giàu sang quyền thế, bản thân người ấy cũng phải thuộc tầng lớp quý tộc.
Nhà họ Liễu rời khỏi kinh thành cũng đã hơn mười năm nay, một khi bọn họ giả mạo là người trong gia tộc đảm bảo sẽ không có chuyện gì xảy ra. Dương Hiến Dung đã tìm được một người nam có độ tuổi phù hợp để làm con trưởng trong gia phả nhà họ Liễu. Cho dù, có người từng nhìn thấy những thành viên nhà họ Liễu từ mười năm trước thì khi đó người này cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi, thế nên tuyệt đối sẽ không có chuyện bị lộ tẩy. Đợi đến khi tin tức đến được huyện Giải ở Hà Đông thì chắc chắn cũng phải mất vài tháng và lúc ấy chàng cũng đã tìm được mẫu thân của mình rồi.
A Diệu thoáng ngạc nhiên, còn A Lạc thì không nhịn được mà quay lưng lại cười khúc khích.
Dương Hiến Dung vội vàng giải thích: "Những sĩ phu này nhất định sẽ tới khảo nghiệm gia phả của huynh. Họ sẽ mời những bậc lão sư thông thạo về gia phả học để cùng huynh thẩm tra đối chiếu dòng họ từ đời này sang đời khác, những việc làm trên của các sĩ phu là để đề phòng huynh giả danh quý tộc. Vì lẽ đó, nếu huynh không thể vượt qua được màn khảo nghiệm này, huynh chẳng những không được tiến vào trong, mà trường hợp nghiêm trọng nhất là huynh sẽ bị rơi đầu."
A Diệu nhìn cuộn giấy trong tay thở dài hỏi: “Cô nương tìm được thứ này ở đâu vậy?”
“Ta mua được với giá khá cao.” Chỉ cần nàng chịu chi tiền, nàng sẽ tìm thấy vài cuốn gia phả được làm giả ở trên chợ đen.
A Lạc khịt mũi nói: “Người này đã câu được hai con cá lớn đấy, kiếm được hai phần tiền luôn rồi.” Hắn lấy ra cuộn giấy về [Gia phả nhà họ Liễu ở Hà Đông] mà Cổ Li đã đưa cho hắn, hai bản hoàn toàn giống y nhau.
Lúc đầu Dương Hiến Dung thấy hai cuộn giấy hoàn toàn giống nhau thì rất sửng sốt, song sau đó cả ba người đều nhìn nhau rồi cùng phá lên cười. Dương Hiến Dung và A Lạc nhanh chóng làm quen với nhau như vậy đấy, trông họ cười đùa vui vẻ như người trong một nhà.
Hôm nay, bọn họ sẽ bắt đầu bài học quan trọng nhất, đó là [Gia phả của những nhà quyền quý]. Giảng sư chính là Dương Hiến Dung.
Nàng mở một cuộn giấy khác và treo nó lên, tiếp theo nàng ngắt một cành liễu để làm thước dạy học, sau đó nàng bắt đầu giảng bài cho hai học trò đang đứng ở phía dưới.
Trên giấy là hình vẽ của một cái cây nhìn rất lộn xộn và rắc rối, giống như một cây đại thụ có rễ sâu lá tốt, chỉ có điều cây đại thụ này hoàn toàn bị đảo ngược. Phần khung trên cùng có ghi: Họ Lang Nha vương, họ Thạch ở Bột Hải, họ Dương ở Thái Sơn, họ Đỗ ở Tấn Lăng, họ Vương ở Thái Nguyên, họ Hà ở Trần Quận và họ Tạ ở Dương Hạ.
“Một gia tộc quyền thế chắc chắn sẽ có những người mang dòng dõi huyết thống cao sang và cũng sẽ có những người làm quan từ thế hệ này sang thế hệ khác.” Dương Hiến Dung liên tục dùng thước chỉ vào rễ cây bị đảo ngược phía trên cuộn giấy, nàng bắt đầu nói, “Bảy đại gia tộc trên đây chính là những gia tộc nổi bật nhất hiện giờ, tổ tiên của họ có thể bắt nguồn từ thời nhà Hán và kéo dài đến hàng trăm năm nay.”
Học trò A Lạc giơ tay lên hỏi: “Tại sao lại có sự phân biệt giữa tầng lớp sĩ tộc và dân thường như thế, và tại sao những người trong gia tộc lại vĩnh viễn không được phép thay đổi thân phận mình?”
Bản thân A Lạc đã từng sống ở phía Bắc Trường Thành, hắn hít gió phơi sương mà cao lớn nên người, thế nên hắn không thể nào hiểu được những quy luật kỳ quái của những người Hán này. Bất luận là người Hạt hay là người Hung Nô, họ đều dùng nắm đấm để nói chuyện, người có tài cao sức mạnh đều sẽ có tiền đồ rộng mở. Vì vậy, cho dù là nô lệ nhưng hắn vẫn luôn tin rằng, hắn có thể thay đổi vận mệnh bằng chính võ thuật của mình.
Dương Hiến Dung thở dài, nàng đáp lại câu hỏi của A Lạc: “Đây là chế độ Cửu phẩm Trung chính được thiết lập ở triều đại trước rồi.”
Vào cuối thời Đông Hán, thiên hạ trở nên đại loạn, chính quyền trung ương chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Lúc này, những nhà hào môn thế gia đều có điền trang rộng lớn nên họ đã tự cung tự cấp lương thực cho mình và lập nên những rào chắn dùng để phòng ngự, thậm chí họ còn có cả quân đội riêng do chính họ nuôi dưỡng. Có những lúc chính quyền trung ương đưa ra chỉ thị gửi đến các quận huyện, các nhà môn phiệt vẫn cứ phớt lờ mà không thèm đáp lại, ai mà không biết Hán Hiến Đế là bù nhìn, thế nên họ không thi hành thì làm gì được họ.
Nói đến đây có một nhân vật nổi danh không thể không nhắc đến đó chính là Tào Tháo. Ông vốn xuất thân là dòng dõi con nhà Hán, Tào Tháo dùng cả cuộc đời mình để chống lại những thế lực môn phiệt, ông luôn lựa chọn nhân tài dựa trên việc họ có tài năng hay không, chỉ những người có tài năng mới được ông tiến cử. Tào Tháo là người rất có tài đánh giặc, những mánh khóe đánh trận của ông luôn khiến cho các nhà hào môn phải sợ hãi mà ngoan ngoãn nghe theo. Cho đến khi con trai của ông là Tào Phi lên nắm quyền, năng lực và uy danh của hắn không bằng một phần cha mình, vậy mà hắn lại có vọng tưởng soán ngôi vua, làm sao có thể? Thế nên, hắn chỉ có thể lấy lòng những nhà môn phiệt: ‘Đến đây, về phe ta đi nào, mai sau ta sẽ cho con cháu các ngươi được hưởng quyền lợi nếu như các ngươi ra sức ủng hộ ta.’
Sau khi Tào Phi xưng đế, hắn đã thiết lập nên ‘Đại trung chính’ ở quận huyện của mình. Tào Phi đem nhân tài phân định thành chín thứ hạng[1] (gọi là Cửu phẩm).
Hắn tiến cử các quan chức để khảo hạch những nhân tài này, thế nên tất cả nhân tài đều hoàn toàn phụ thuộc vào Đại trung chính. Những người được gọi là Đại trung chính là những người xuất thân từ một gia đình quý tộc, ở nơi họ sống chắc chắn sẽ có những mối quan hệ khá phức tạp như giữa bà con họ hàng, giữa bằng hữu cũng như giữa tình thầy trò cũ và đương nhiên họ sẽ tiến cử những người trong gia tộc mình và những người họ quen biết. Lâu ngày, các nhà hào môn đều dần dần quy tụ về kinh thành, hơn phân nửa các quan viên trong triều đều là huynh đệ hoặc tỷ phu trong dòng họ với nhau, về sau những con người đó sẽ được chia sẻ vinh hoa phú quý với Hoàng đế.
Mãi đến khi gia tộc Tư Mã soán ngôi nhà Ngụy, họ Tư Mã vốn xuất thân từ một dòng dõi quý tộc, có tổ tiên ba đời đều là những người mưu mô xảo quyệt, nham hiểm và độc ác. Họ có thể soán ngôi một cách thuận lợi như vậy là nhờ giành được sự ủng hộ của các gia tộc quyền thế. Bất kể Hoàng đế là ngươi mang họ Tào hay họ Tư Mã, chỉ cần các nhà hào môn được hưởng vinh hoa phú quý và giàu có qua nhiều đời là họ sẽ ủng hộ hết mình.
Tào Phi đáng thương đang ở dưới suối vàng mà biết được những điều nàng đang nói, chắc chắn ông ta sẽ tức giận mà thổ huyết đến ba lần.
Đây cũng là lý do vì sao Thứ sử Thạch Sùng ở Kinh Châu so với Hoàng đế lại giàu có hơn hẳn. Hắn từng đập vỡ nát cây san hô đỏ của Hoàng đế, Hoàng đế khi ấy cũng chỉ ngồi nhìn mà thôi. Tư Đồ Hà Thiệu[2] cũng từng đưa cả đầu bếp của mình tham gia vào yến tiệc trong hoàng cung và ông không bao giờ từ chối những món ăn được nấu trong phòng ăn của hoàng gia, vậy mà hết thảy những việc ấy vẫn không làm Hoàng đế tức giận. Không nghĩ là Hoàng đế Tư Mã Viêm lại có tấm lòng khoan dung đến thế, ông không hề muốn làm mất lòng những gia tộc này. Sau đó, Tư Mã Viêm để lại giang sơn cho đứa con trai ngốc nghếch của mình là Tư Mã Trung, vì Tư Mã Trung quá ngốc nên Hoàng hậu xấu xí thâm độc của hắn là Giả Nam Phong muốn lên nắm quyền hành, thế nhưng muốn nắm trong tay quyền lực buộc Hoàng hậu phải có quan hệ tốt với những môn phiệt, vậy nên những đại gia tộc này dần dần trở nên lộng hành ngang ngược, ỷ thế làm bậy và không kiêng dè một ai.
Hình vẽ từng cành lá ngọn cây trên cuộn giấy chính là minh họa cho nhân khẩu ngày càng đông của các gia đình quý tộc. Cái bánh to như vậy, một vài người trong gia tộc còn chưa được ăn huống hồ là xung quanh còn có một đám dân thường muốn chen chân vào. Nếu muốn thế hệ con cháu mình có một cuộc sống sung sướng tốt đẹp về sau, những nhà hào môn phải có sự phòng bị cẩn thận bằng cách loại trừ từng người một muốn giành lấy cái bánh to này.
Vậy nếu những người dân thường muốn vươn lên bằng chính khả năng của mình để có một chức quan trong triều đình thì sao? Không đời nào có chuyện đó! Bởi vì trong việc tiến cử nhân tài, hàng thượng phẩm không dành cho con cái nhà nghèo. Ở thời đại này, không có khoa thi sát hạch, vì vậy những người thuộc tầng lớp nghèo hèn không thể vượt qua được Đại trung chính. Vậy nếu cầu thân với những tiểu thư con nhà quý tộc để thành cá chép hóa rồng vượt vũ môn? Càng không dễ dàng như vậy! Các vị tiểu thư quý tộc đa phần đều tự bán mình, họ còn có thể quan hệ bất chính với những người trong gia tộc cũng không thành vấn đề, dù sao cái giá họ bán mình cũng không hề rẻ.
Dần dần, các quan trong triều sẽ cùng nhau thống nhất việc đặt ra các quy luật, đương nhiên họ sẽ không bao giờ dựa theo tài năng chân chính để chọn người ra làm quan, họ chỉ dựa theo danh vọng cao thấp của sĩ tộc và thường dân để mà chọn người này hoặc bỏ người kia. Thế nên những đại gia tộc đều dựa theo các quy luật đó mà thi hành thì họ mới có thể đảm bảo cho con cháu mình có cuộc đời vinh hoa phú quý mãi về sau.
Dương Hiến Dung nói nhiều đến mức khô cả miệng lưỡi, rốt cuộc A Lạc mới hiểu ra được mọi vấn đề.
A Lạc nhìn sang A Diệu, hắn cảm thấy có chút may mắn bởi vì hắn là nô lệ của người Hung Nô. Nếu như người Hung Nô cũng có sự phân chia thân phận và địa vị như người Hán, thì hắn không bao giờ có mong ước thay đổi số phận mình, sự phân biệt xuất thân như trên là điều hắn không muốn nhìn thấy nhất. Có ai muốn thế hệ sau của mình mang thân phận nô lệ thấp hèn đâu kia chứ?
..............................
[1] Cửu phẩm: thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung hạ, hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.
[2]Hà Thiệu: (236-301), ông sinh ra ở huyện Dương Hạ (nay là huyện Thái Khang, Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam). Là một vị đại thần thời Tây Tấn.
..................................
Dinh phủ mới toanh của nhà họ Liễu đã tiếp đón vị khách quý quan trọng nhất.
Dương Hiến Dung vẫn cải trang thành nam nhân, trên tay nàng cầm hai cuộn giấy, nàng đang nhìn cách bài trí của tiền sảnh. Tiền sảnh được trang trí rất đẹp mắt, những vật dụng được trưng bày cũng rất tinh xảo. Nàng nhìn sơ qua, trong lòng liền hiểu rõ, Liễu công tử nhất định là một người giàu sang và khéo ăn nói. Nhìn nhà cửa hoa lệ như thế này, đồ đạc được bày biện cũng toàn là những vật phẩm có giá trị, những bức thư pháp được treo trên tường cũng đều là tranh vẽ của các nghệ nhân nổi tiếng. Dinh phủ này thật đúng là của nhà quyền thế mà, có sự nhầm lẫn gì ở đây sao?
"Cách bài trí này không phải là chủ ý của ta."
Một giọng nam trầm thấp vang lên từ phía sau, Dương Hiến Dung vội vàng quay người lại. A Diệu và A Lạc cùng nhau bước ra. A Diệu đã đổi sang y phục màu đen tuyền, y phục này vô cùng vừa vặn với chàng. Quấn quanh eo chàng là chiếc thắt lưng màu đỏ được thêu cùng với miếng ngọc bội tuyệt đẹp, phong thái khí phách này thật không tầm thường.
Nàng nhìn sang người nam đang đứng bên cạnh A Diệu, trên trán người này quấn một dải băng màu đen, hai cánh tay hắn toàn là cơ bắp cuồn cuộn, thân thể thì cường tráng, trông hắn rất giống người giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Mặc dù hắn đang mặc quần áo của người hầu, nhưng nhìn hắn không có nửa phần co rúm như một kẻ thấp hèn. Với mái tóc xoăn màu hạt dẻ và dáng người oai vệ như vậy, chắc chắn hắn là người ngoại quốc.
Dương Hiến Dung thi lễ, cử chỉ của nàng rất mực khuôn phép, ngay cả góc áo cũng không hề lay động: “Liễu công tử.”
A Diệu đáp lễ, phép tắc lễ nghi của chàng cũng rất chuẩn mực không có chút sai sót: “Dương cô nương, à không phải, dựa vào gia thế của cô nương, ta nên gọi là Dương tiểu thư mới đúng.”
“Thật ra, ta cũng không để ý khi huynh gọi ta là cô nương đâu.” Ngược lại, nàng rất thích khi được gọi là ‘cô nương’, điều đó có nghĩa là nàng không cần phải mang danh tiểu thư mọi lúc mọi nơi nữa, nàng quá mệt mỏi với cái danh này rồi.
A Diệu lắc đầu: "Tốt hơn hết ta vẫn nên giữ lễ." Chàng chỉ vào A Lạc đang đứng bên cạnh và giới thiệu, "Đứng bên cạnh ta là người hầu A Lạc. Ta và hắn đã lớn lên cùng nhau từ nhỏ, mang danh chủ tớ nhưng thật ra hắn cũng là huynh đệ của ta."
Dương Hiến Dung chợt bừng tỉnh. Hóa ra họ có quan hệ thân thiết như vậy, chẳng trách nàng nhìn hắn không có chút rụt rè nào của một người hầu.
Đây là lần thứ ba A Lạc tiếp xúc với Dương Hiến Dung, thế nhưng hắn phải giả vờ như lần đầu gặp mặt và cúi người thi lễ với nàng. Lễ nghi nghiêm chỉnh là vậy, song khi cúi đầu A Lạc vẫn không ngừng đảo tròn mắt: Tiểu hồ ly quỷ quyệt, chúng ta lại gặp nhau rồi.
Dương Hiến Dung nhìn A Lạc bằng ánh nhìn tinh nghịch, nàng nói: "Tên A Lạc sao? Ta cũng biết một người tên là A Lạc."
Mí mắt A Lạc giật giật, hắn quên mất lễ nghi xã giao đã học trước đó, vội vàng ngẩng đầu hỏi: "Thật sao? Hắn ở đâu? Bao nhiêu tuổi rồi?"
Chỉ có những người cùng cấp bậc và ngang hàng với nhau mới dùng giọng điệu tùy ý nói chuyện như thế. Nếu là một người hầu mà dám cả gan liều lĩnh nói chuyện với chủ của mình như vậy thì hắn sắp được ăn bữa thịt chiên trên ván tre rồi đấy. May mắn thay, Dương Hiến Dung không mấy quan tâm, nàng trả lời bằng một giọng điệu bình đẳng: "Đó là người hầu của gia đình ta. Ông ấy đã già cho nên đã về nơi chín suối mất rồi."
A Lạc nói ‘Ồ’ một tiếng. Trong thiên hạ này cũng có rất nhiều người tên A Lạc đấy nhỉ, nhất là người hầu nữa.
Nhìn chiếc mũi khá cao, đôi mắt sâu và mái tóc dài xoăn của A Lạc, Dương Hiến Dung không khỏi thắc mắc: “Hắn đến từ thị tộc nào vậy?"
A Diệu mỉm cười và trả lời thay cho A Lạc: “Huynh ấy là người Hạt, sau khi gia đình huynh ấy có vụ hỗn chiến, huynh ấy được đưa vào nhà ta.”
“Người Hạt……” Dương Hiến Dung như đã hiểu ra.
A Lạc hiếu kỳ hỏi: “Lẽ nào cô nương cũng biết những người Hạt khác ư?”
Dương Hiến Dung vội vàng lắc đầu, nàng đưa cuộn giấy trong tay mình cho A Diệu: "Đây là cách mà ta đã nói với huynh."
A Diệu mở cuộn giấy ra xem và nhìn dòng chữ đầu tiên [Gia phả nhà họ Liễu ở Hà Đông]
“Đây là nước cờ đầu tiên để có thể mở rộng quan hệ với các nhà sĩ tộc. Trước khi chúng ta đi thăm hỏi những nhà quyền quý đó thì huynh cần phải học thuộc lòng cho trôi chảy những gì được viết trong cuộn giấy này.” Mưu kế của Dương Hiến Dung là: Trước tiên họ nên tìm hiểu thử xem, ai có thể là mẫu thân của Liễu công tử, sau đó họ sẽ cùng nhau trà trộn vào những nhà sĩ tộc. Chàng từng nói, nếu mẫu thân chàng nhìn thấy cây trâm ấy sẽ nhận ra chàng ngay lập tức, thế nên bọn họ phải tiếp cận đối phương ở khoảng cách gần nhất.
Để có thể đặt chân vào những nhà giàu sang quyền thế, bản thân người ấy cũng phải thuộc tầng lớp quý tộc.
Nhà họ Liễu rời khỏi kinh thành cũng đã hơn mười năm nay, một khi bọn họ giả mạo là người trong gia tộc đảm bảo sẽ không có chuyện gì xảy ra. Dương Hiến Dung đã tìm được một người nam có độ tuổi phù hợp để làm con trưởng trong gia phả nhà họ Liễu. Cho dù, có người từng nhìn thấy những thành viên nhà họ Liễu từ mười năm trước thì khi đó người này cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi, thế nên tuyệt đối sẽ không có chuyện bị lộ tẩy. Đợi đến khi tin tức đến được huyện Giải ở Hà Đông thì chắc chắn cũng phải mất vài tháng và lúc ấy chàng cũng đã tìm được mẫu thân của mình rồi.
A Diệu thoáng ngạc nhiên, còn A Lạc thì không nhịn được mà quay lưng lại cười khúc khích.
Dương Hiến Dung vội vàng giải thích: "Những sĩ phu này nhất định sẽ tới khảo nghiệm gia phả của huynh. Họ sẽ mời những bậc lão sư thông thạo về gia phả học để cùng huynh thẩm tra đối chiếu dòng họ từ đời này sang đời khác, những việc làm trên của các sĩ phu là để đề phòng huynh giả danh quý tộc. Vì lẽ đó, nếu huynh không thể vượt qua được màn khảo nghiệm này, huynh chẳng những không được tiến vào trong, mà trường hợp nghiêm trọng nhất là huynh sẽ bị rơi đầu."
A Diệu nhìn cuộn giấy trong tay thở dài hỏi: “Cô nương tìm được thứ này ở đâu vậy?”
“Ta mua được với giá khá cao.” Chỉ cần nàng chịu chi tiền, nàng sẽ tìm thấy vài cuốn gia phả được làm giả ở trên chợ đen.
A Lạc khịt mũi nói: “Người này đã câu được hai con cá lớn đấy, kiếm được hai phần tiền luôn rồi.” Hắn lấy ra cuộn giấy về [Gia phả nhà họ Liễu ở Hà Đông] mà Cổ Li đã đưa cho hắn, hai bản hoàn toàn giống y nhau.
Lúc đầu Dương Hiến Dung thấy hai cuộn giấy hoàn toàn giống nhau thì rất sửng sốt, song sau đó cả ba người đều nhìn nhau rồi cùng phá lên cười. Dương Hiến Dung và A Lạc nhanh chóng làm quen với nhau như vậy đấy, trông họ cười đùa vui vẻ như người trong một nhà.
Hôm nay, bọn họ sẽ bắt đầu bài học quan trọng nhất, đó là [Gia phả của những nhà quyền quý]. Giảng sư chính là Dương Hiến Dung.
Nàng mở một cuộn giấy khác và treo nó lên, tiếp theo nàng ngắt một cành liễu để làm thước dạy học, sau đó nàng bắt đầu giảng bài cho hai học trò đang đứng ở phía dưới.
Trên giấy là hình vẽ của một cái cây nhìn rất lộn xộn và rắc rối, giống như một cây đại thụ có rễ sâu lá tốt, chỉ có điều cây đại thụ này hoàn toàn bị đảo ngược. Phần khung trên cùng có ghi: Họ Lang Nha vương, họ Thạch ở Bột Hải, họ Dương ở Thái Sơn, họ Đỗ ở Tấn Lăng, họ Vương ở Thái Nguyên, họ Hà ở Trần Quận và họ Tạ ở Dương Hạ.
“Một gia tộc quyền thế chắc chắn sẽ có những người mang dòng dõi huyết thống cao sang và cũng sẽ có những người làm quan từ thế hệ này sang thế hệ khác.” Dương Hiến Dung liên tục dùng thước chỉ vào rễ cây bị đảo ngược phía trên cuộn giấy, nàng bắt đầu nói, “Bảy đại gia tộc trên đây chính là những gia tộc nổi bật nhất hiện giờ, tổ tiên của họ có thể bắt nguồn từ thời nhà Hán và kéo dài đến hàng trăm năm nay.”
Học trò A Lạc giơ tay lên hỏi: “Tại sao lại có sự phân biệt giữa tầng lớp sĩ tộc và dân thường như thế, và tại sao những người trong gia tộc lại vĩnh viễn không được phép thay đổi thân phận mình?”
Bản thân A Lạc đã từng sống ở phía Bắc Trường Thành, hắn hít gió phơi sương mà cao lớn nên người, thế nên hắn không thể nào hiểu được những quy luật kỳ quái của những người Hán này. Bất luận là người Hạt hay là người Hung Nô, họ đều dùng nắm đấm để nói chuyện, người có tài cao sức mạnh đều sẽ có tiền đồ rộng mở. Vì vậy, cho dù là nô lệ nhưng hắn vẫn luôn tin rằng, hắn có thể thay đổi vận mệnh bằng chính võ thuật của mình.
Dương Hiến Dung thở dài, nàng đáp lại câu hỏi của A Lạc: “Đây là chế độ Cửu phẩm Trung chính được thiết lập ở triều đại trước rồi.”
Vào cuối thời Đông Hán, thiên hạ trở nên đại loạn, chính quyền trung ương chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Lúc này, những nhà hào môn thế gia đều có điền trang rộng lớn nên họ đã tự cung tự cấp lương thực cho mình và lập nên những rào chắn dùng để phòng ngự, thậm chí họ còn có cả quân đội riêng do chính họ nuôi dưỡng. Có những lúc chính quyền trung ương đưa ra chỉ thị gửi đến các quận huyện, các nhà môn phiệt vẫn cứ phớt lờ mà không thèm đáp lại, ai mà không biết Hán Hiến Đế là bù nhìn, thế nên họ không thi hành thì làm gì được họ.
Nói đến đây có một nhân vật nổi danh không thể không nhắc đến đó chính là Tào Tháo. Ông vốn xuất thân là dòng dõi con nhà Hán, Tào Tháo dùng cả cuộc đời mình để chống lại những thế lực môn phiệt, ông luôn lựa chọn nhân tài dựa trên việc họ có tài năng hay không, chỉ những người có tài năng mới được ông tiến cử. Tào Tháo là người rất có tài đánh giặc, những mánh khóe đánh trận của ông luôn khiến cho các nhà hào môn phải sợ hãi mà ngoan ngoãn nghe theo. Cho đến khi con trai của ông là Tào Phi lên nắm quyền, năng lực và uy danh của hắn không bằng một phần cha mình, vậy mà hắn lại có vọng tưởng soán ngôi vua, làm sao có thể? Thế nên, hắn chỉ có thể lấy lòng những nhà môn phiệt: ‘Đến đây, về phe ta đi nào, mai sau ta sẽ cho con cháu các ngươi được hưởng quyền lợi nếu như các ngươi ra sức ủng hộ ta.’
Sau khi Tào Phi xưng đế, hắn đã thiết lập nên ‘Đại trung chính’ ở quận huyện của mình. Tào Phi đem nhân tài phân định thành chín thứ hạng[1] (gọi là Cửu phẩm).
Hắn tiến cử các quan chức để khảo hạch những nhân tài này, thế nên tất cả nhân tài đều hoàn toàn phụ thuộc vào Đại trung chính. Những người được gọi là Đại trung chính là những người xuất thân từ một gia đình quý tộc, ở nơi họ sống chắc chắn sẽ có những mối quan hệ khá phức tạp như giữa bà con họ hàng, giữa bằng hữu cũng như giữa tình thầy trò cũ và đương nhiên họ sẽ tiến cử những người trong gia tộc mình và những người họ quen biết. Lâu ngày, các nhà hào môn đều dần dần quy tụ về kinh thành, hơn phân nửa các quan viên trong triều đều là huynh đệ hoặc tỷ phu trong dòng họ với nhau, về sau những con người đó sẽ được chia sẻ vinh hoa phú quý với Hoàng đế.
Mãi đến khi gia tộc Tư Mã soán ngôi nhà Ngụy, họ Tư Mã vốn xuất thân từ một dòng dõi quý tộc, có tổ tiên ba đời đều là những người mưu mô xảo quyệt, nham hiểm và độc ác. Họ có thể soán ngôi một cách thuận lợi như vậy là nhờ giành được sự ủng hộ của các gia tộc quyền thế. Bất kể Hoàng đế là ngươi mang họ Tào hay họ Tư Mã, chỉ cần các nhà hào môn được hưởng vinh hoa phú quý và giàu có qua nhiều đời là họ sẽ ủng hộ hết mình.
Tào Phi đáng thương đang ở dưới suối vàng mà biết được những điều nàng đang nói, chắc chắn ông ta sẽ tức giận mà thổ huyết đến ba lần.
Đây cũng là lý do vì sao Thứ sử Thạch Sùng ở Kinh Châu so với Hoàng đế lại giàu có hơn hẳn. Hắn từng đập vỡ nát cây san hô đỏ của Hoàng đế, Hoàng đế khi ấy cũng chỉ ngồi nhìn mà thôi. Tư Đồ Hà Thiệu[2] cũng từng đưa cả đầu bếp của mình tham gia vào yến tiệc trong hoàng cung và ông không bao giờ từ chối những món ăn được nấu trong phòng ăn của hoàng gia, vậy mà hết thảy những việc ấy vẫn không làm Hoàng đế tức giận. Không nghĩ là Hoàng đế Tư Mã Viêm lại có tấm lòng khoan dung đến thế, ông không hề muốn làm mất lòng những gia tộc này. Sau đó, Tư Mã Viêm để lại giang sơn cho đứa con trai ngốc nghếch của mình là Tư Mã Trung, vì Tư Mã Trung quá ngốc nên Hoàng hậu xấu xí thâm độc của hắn là Giả Nam Phong muốn lên nắm quyền hành, thế nhưng muốn nắm trong tay quyền lực buộc Hoàng hậu phải có quan hệ tốt với những môn phiệt, vậy nên những đại gia tộc này dần dần trở nên lộng hành ngang ngược, ỷ thế làm bậy và không kiêng dè một ai.
Hình vẽ từng cành lá ngọn cây trên cuộn giấy chính là minh họa cho nhân khẩu ngày càng đông của các gia đình quý tộc. Cái bánh to như vậy, một vài người trong gia tộc còn chưa được ăn huống hồ là xung quanh còn có một đám dân thường muốn chen chân vào. Nếu muốn thế hệ con cháu mình có một cuộc sống sung sướng tốt đẹp về sau, những nhà hào môn phải có sự phòng bị cẩn thận bằng cách loại trừ từng người một muốn giành lấy cái bánh to này.
Vậy nếu những người dân thường muốn vươn lên bằng chính khả năng của mình để có một chức quan trong triều đình thì sao? Không đời nào có chuyện đó! Bởi vì trong việc tiến cử nhân tài, hàng thượng phẩm không dành cho con cái nhà nghèo. Ở thời đại này, không có khoa thi sát hạch, vì vậy những người thuộc tầng lớp nghèo hèn không thể vượt qua được Đại trung chính. Vậy nếu cầu thân với những tiểu thư con nhà quý tộc để thành cá chép hóa rồng vượt vũ môn? Càng không dễ dàng như vậy! Các vị tiểu thư quý tộc đa phần đều tự bán mình, họ còn có thể quan hệ bất chính với những người trong gia tộc cũng không thành vấn đề, dù sao cái giá họ bán mình cũng không hề rẻ.
Dần dần, các quan trong triều sẽ cùng nhau thống nhất việc đặt ra các quy luật, đương nhiên họ sẽ không bao giờ dựa theo tài năng chân chính để chọn người ra làm quan, họ chỉ dựa theo danh vọng cao thấp của sĩ tộc và thường dân để mà chọn người này hoặc bỏ người kia. Thế nên những đại gia tộc đều dựa theo các quy luật đó mà thi hành thì họ mới có thể đảm bảo cho con cháu mình có cuộc đời vinh hoa phú quý mãi về sau.
Dương Hiến Dung nói nhiều đến mức khô cả miệng lưỡi, rốt cuộc A Lạc mới hiểu ra được mọi vấn đề.
A Lạc nhìn sang A Diệu, hắn cảm thấy có chút may mắn bởi vì hắn là nô lệ của người Hung Nô. Nếu như người Hung Nô cũng có sự phân chia thân phận và địa vị như người Hán, thì hắn không bao giờ có mong ước thay đổi số phận mình, sự phân biệt xuất thân như trên là điều hắn không muốn nhìn thấy nhất. Có ai muốn thế hệ sau của mình mang thân phận nô lệ thấp hèn đâu kia chứ?
..............................
[1] Cửu phẩm: thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung hạ, hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.
[2]Hà Thiệu: (236-301), ông sinh ra ở huyện Dương Hạ (nay là huyện Thái Khang, Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam). Là một vị đại thần thời Tây Tấn.
..................................