Chương : 6
Lý Tịch có suy nghĩ cỡ nào cũng không ngờ được, ba ngày sau khi A Nam đưa tin thì Lý Thừa Hạ đi tới Dĩ sơn, theo sau còn có hoàng đế bệ hạ.
Lý Tịch trố mắt.
Không lẽ đầu năm nay thịnh hành trào lưu hoàng đế chạy rong ngoài đường à? Xin hỏi các châu huyện khác có vậy không?
Ngôn Ấp lầm lì ít nói, có điều cung cách Lý Thừa Hạ nói chuyện với hắn hết mực cung kính khiến không dân làng nào dám khinh thường nhân sĩ không rõ thân phận này.
Trong khi Lý Tịch còn chết lặng ra đó thì những người chờ đợi vừa sợ hãi vừa cung kính. Lý Thừa Hạ đưa ra yêu cầu gặp mặt với A Ngưu. Lúc vào núi, trừ Ngôn Ấp và Lý Thừa Hạ ra cũng chỉ có bốn tùy tùng đi theo. Lý Tịch nhận ra đó là những thị vệ dưới trướng của Lý Thừa Hạ.
Cải trang vi hành theo truyền thuyết lại tùy tiện đến thế sao? Lý Tịch đổ mồ hôi ròng rã.
Thời gian đàm phán ngắn hơn Lý Tịch tưởng tượng nhiều, chỉ mới nửa buổi hai bên đã đạt được hiệp nghị. Lý Tịch rất tò mò muốn biết kết quả thế nào, nhưng khi Ngôn Ấp ra khỏi phòng đã liếc y một cái làm y im bặt.
Được rồi, ý hoàng đế bệ hạ là “việc này ngươi phải lo nhiều rồi,” rồi chủ động gỡ cái gánh nặng này, vậy y cần hỏi gì nữa? Nghĩ vậy nên Lý Tịch đưa ra cái mặt vô tư vô lự.
Không lâu sau, Lý Tịch cũng hay tin là những châu lân cận cũng có chuyện “thổ phỉ” gây chuyện. Theo tình báo thì chúng cố tình liên hệ với A Ngưu của Hân châu, cướp thuế ngân dùng làm kinh phí cho chuyện khởi nghĩa. Sau khi hoàng đế nghe tin này đã mau chóng đuổi theo đến Hân châu, tự tiện giành nhiệm vụ của quân binh Hân châu đi “thảo phạt thổ phỉ”, tự mình dẫn binh tiêu diệt thổ phỉ.
Dựa vào tâm tính của Ngôn Ấp, sau khi thuyết phục A Ngưu xong hắn sẽ muốn đi khỏi ngay. Có điều hắn lại bị đám người A Ngưu ngăn, lý do là “chúng ta phải cảm tạ người đã thay dân ở đây giết tên cẩu quan Niên Phong.”
Lý Tịch nghe đoạn nói chuyện này thì trong lòng nhảy dựng lên: Vô sỉ nha, vô sỉ nha! Rõ ràng hắn da mặt dày dám cướp công lao người ta!
Điều bất ngờ là Ngôn Ấp lại nhận lời.
Chiều hôm đó, A Ngưu dẫn dân chúng ra khỏi núi, đến tối tất cả đốt lửa dựng trại trên sân nhà của A Ngưu. Với sự trợ giúp của Ngôn Ấp nên lửa trại có cả rượu và thịt. Đáng ra bọn A Ngưu tính là mọi người sẽ xúm lại nhúm lửa nướng khoai. Thật ra sẽ có một số người không có phần ăn khoai, chỉ giúp chuyện thêm củi lửa thôi.
Tóm lại là sau khi đốt lửa xong, đám người kia giống như hổ đói nhào vào cắn xé thịt thà, sảng khoái uống rượu ừng ực. Trong mấy năm qua, đây là lần đầu tiên họ được ăn thịt.
Lý Tịch cũng được tặng một dĩa thịt. Có điều y thường ăn đồ lạt và rau cải, nay thấy dĩa thịt rướm mỡ đậm đà thì mau mắn chuyển hết qua dĩa của đứa nhỏ đang mút tay tròn mắt thèm nhỏ dãi bên cạnh. Đứa bé được cho thịt cười hết sức dễ thương. Lý Tịch rờ cái bụng đói meo của mình mà rầm rì: Lúc về phải ráng bồi bổ mới được.
Đồng thời, y cũng quyết tâm hôm nay có thể tha hồ ngủ ngon trong phòng mình. Lúc đói thì có làm gì chỉ càng đói cồn cào hơn thôi.
Đương nhiên, nguyện vọng nhỏ nhoi sắp với được của y đã bị hiện thực dập tắt. Dưới “vũ lực uy hiếp” của A Ngưu và Hắc Cẩu, Lý Tịch bị kéo đến đống lửa ngồi cạnh Ngôn Ấp. Nghe nói là A Ngưu thấy “hai người chắc nói chuyện với nhau được.” Lý Tịch xấu hổ nhìn Ngôn Ấp mặt không đổi sắc, cái cảm giác phải giả bộ không nhận ra thật sự rất xấu hổ. Nhưng Ngôn Ấp thì như không có vấn đề gì, thản nhiên nghe A Ngưu giới thiệu, xong thì mỉm cười khách sáo với người xa lạ kia: “Lý đại phu quả thật là có trái tim nồng hậu.”
Lý Tịch không thể không đáp câu “không dám, không dám,” trong bụng thấy ngượng vô kể. Y không ngờ Ngôn Ấp kiên định cũng có biểu tình giả tạo thế này.
Kế đến, bà con trong núi đem món rượu nếp tự ủ ra. Màu rượu trắng đục pha lẫn hương vị nhẫn sáp làm Lý Tịch âm thầm cười. Y thật lòng muốn nhìn Ngôn Ấp bêu xấu. Hệ quả mà nói, Ngôn Ấp uống một hơi như đang nhấp mật ngọt. Bất chợt Lý Tịch ngộ ra, lúc Ngôn Ấp còn là Ninh vương từng xông pha trận mạc biên cương, chắc còn cùng uống máu ngựa, cùng ăn cám bã với quân lính khá thường xuyên, có thể nói giờ đã là đãi ngộ “phi phàm” rồi.
Ngôn Ấp quay sang kính rượu với y. Dưới ánh lửa phừng phực, sắc mặt hắn dợm cười hỉnh. Lý Tịch run bắn trong lòng: Chẳng lẽ đã bị nhìn thấu?
Kết quả, Ngôn Ấp mời rượu y xong thì quay qua nói chuyện với Lý Thừa Hạ.
Tiếng cười nói rộn rã vang lên bên tai, hòa lẫn trong đó còn có tiếng hát. Lời ca dân dã do người làng tự chế vang lên đầy thuần phác, tiếng cười vui vẻ bao lấy lửa trại. Trên gương mặt ai cũng đầy ắp hy vọng. Lý Tịch bật cười, lấy đũa đánh nhịp theo, bất giác cảm nhận được giá trị thật của chuyến đi này.
Tưng bừng nửa buổi, dần dần dân làng cũng yên ắng bớt mà cùng nhìn về một hướng. Lý Tịch hơi ngà say, quay đầu lại thì thấy mấy thanh niên đang bưng một cái trống cũ ra. Phải bốn thanh niên mới khiêng nổi cái trống đó lên đài, trông chừng nó còn lớn hơn cái lu nước gấp mấy lần. Lý Tịch kinh ngạc, đoạn y hỏi nhỏ A Ngưu ngồi bên cạnh: “Cái đó là gì vậy?”
A Ngưu cười rạng rỡ: “Đấy là trống cầu phúc, trong thôn chúng ta thường dùng để cầu cho mưa thuận gió hòa.”
Lý Tịch hiểu ra nên gật đầu.
Đám người khiêng trống lên xong thì đi xuống. Chiếc trống đồ sộ nằm trên đài cao như gò đất nổi, lan tỏa cảm giác an tĩnh.
Mọi tiếng động đều ngưng trệ. Mọi ánh mắt đều dõi nhìn chiếc trống. Tất cả liền đứng dậy.
Một vị lão làng từ tốn bước đến trước trống, Lý Tịch nhận ra đó là trưởng làng, tên là Thẩm Kim. Ngay cả A Ngưu cũng ngoan ngoãn cúi đầu.
Thẩm Kim đứng trước trống, dáng lưng ông gù trông hết sức khập khiễng với chiếc trống to lớn.
Đoạn, Thẩm Kim cầm dùi trống lên. Trong ánh lửa bập bùng, ông nổi trống.
Tiếng trống như giọt mưa đều đặn vang lên, tất cả đều cung kính lắng nghe. Thanh âm trống càng lúc càng âm hưởng, vang động lòng những người đứng nơi đây.
Thẩm Kim nhắm mắt lại, dưới sắc lửa bập bùng, chỉ có bàn tay đánh trống như nhảy múa. Tiếng trống không dồn dập, mà đều đặn hòa hợp với nhịp tim trong dòng máu.
Lý Tịch nhìn cảnh tượng mới mẻ này lại quay sang nhìn Ngôn Ấp, y cao hứng phát hiện Ngôn Ấp cũng chăm chú nhìn cảnh đánh trống.
Một hồi sau, có tiếng khác từ tốn hòa vào tiếng trống. Đó là tiếng ca của A Ngưu.
Giọng hắn đĩnh đạc như gió sà mặt đất, từ tốn hát vang:
Chiều tà gió thổi ***g lộng man man
Để cho thiên trạch chiếu soi huy hoàng
Dần dà tất cả đều hòa âm theo lời ca giản dị kia: Để cho thiên trạch chiếu soi huy hoàng.
Lý Tịch cũng nghiêm túc lặng đứng.
Tiếng trống vơi dần rồi ngừng hẳn. Thẩm Kim cầm đôi dùi trống kính cẩn đến trước mặt Ngôn Ấp, đoạn ông chậm rãi quỳ xuống dâng dùi cho hắn.
Ngôn Ấp ngẩn người nghe Thẩm Kim nói: “Quý nhân nơi xa, xin ngài cầu phúc cho chúng ta năm nay được niên thọ lâu dài.”
Ngôn Ấp cười khẽ, nhận lấy dùi trống rồi đi lên.
Ánh lửa phừng phực sáng ngời lên Ngôn Ấp, dạ ra uy vũ ngất trời. Hắn nâng dùi, từ tốn đánh từng nhịp đều. “Tùng, tùng,” một tiếng lại nối một tiếng dao động cả khoảng không.
Thanh âm như mang theo bụi đất ngàn năm trầm mặc gieo vào lòng người. Một hồi dùi đánh xuống là lòng người nín thở, lại một tiếng trống, cứ thế dần dần đánh ngân như vó ngựa sảng khoái phi giữa đồng quê xuân. Hồi trống dồn dập dấy tinh thần người hào hứng. Đến cuối, tiếng trống hòa với ánh lửa phập phừng đánh tan đi rối ren trong lòng.
Bỗng tiếng trống ngừng đập, bốn bề lắng đọng, chỉ còn tiếng ca của Ngôn Ấp âm vang:
Cầu năm thông dân thịnh, khúc thiên hạo ca
Ngất sơn sáng láng, thuận theo trường đạo
Cung kính thần linh, bảo hộ nhà Trần ta
Tiếng hắn không lớn nhưng áp đảo khiến lòng người rung động. Con người kia tựa như trời sinh đã định sẽ đứng giữa thiên địa mà cất lời ca tùy hứng. Thanh âm hắn như dao động được cả thiên địa, nhưng thực chất là dao động lòng họ.
Dứt lời hát, Ngôn Ấp lại nổi trống.
Trong ánh lửa, cánh tay hắn chắc nịch đánh từng nhịp đều, mặt da trống rung từng hồi như vương vấn ma lực của ca từ kia.
Tiếng trống cầu phúc này, mỗi âm mỗi nhịp đều tỏa ra lòng tin và ý chí kiên định. Người đứng trước ánh lửa như tọa giữa đất trời mà gióng trống.
Mỗi dùi trống là mỗi tiếng dội vào tâm.
Mãi khi trống ngừng đánh mà chưa ai cử động. Ngôn Ấp trả dùi trống cho Thẩm Kim xong, xung quanh mới rần rần tiếng hoan hô.
Lý Tịch choáng ngợp. Lạ quá, nhân vật kỳ quái trước mặt này lại thuần nhã đến thế sao?
Ngôn Ấp đưa mắt nhìn sắc mặt của Lý Tịch thì bật cười. Trong ý cười dạ ra nét kiêu ngạo.
-0-
Hôm đó, Ngôn Ấp bị ép ngủ chung với Lý Tịch. Nghe gió thổi phong phanh là trong làng chỉ có mỗi một gian tạm tươm tất. Ngôn Ấp là đại quan, Lý Tịch là đại quý nhân, thế là bị ép ở chung với nhau thế đấy.
Lý Tịch nghe tin này xong thì dựng cả lông gáy. Y cười với A Ngưu: “Hai người ngủ chung không được tự nhiên cho lắm. A Ngưu, hay là ta ngủ chung với ngươi vậy?”
A Ngưu ngơ ngáo nhìn vị đại phu đang giương cặp mắt cầu cứu với mình: “Nhà ta chật hẹp lắm, ta ngủ chung với Hắc Cẩu. Ta nghĩ đại phu ngủ không quen đâu.”
Lý Tịch chuyển ánh mắt cầu cứu sang mấy người xung quanh, có điều ai cũng ra vẻ muốn giúp nhưng lực bất tòng tâm. Lý Tịch đang lo lắng thì bỗng Ngôn Ấp vỗ vai y: “Cứ ngủ chung đi, không sao đâu.”
Lý Tịch cười sượng ngắc, run lẩy bẩy đáp: “Dạ…” A Ngưu đứng nhìn mà thấy quái lạ hết sức.
-0-
Cả người Lý Tịch cứng đờ. Các người cứ tưởng tượng đi, phải ở chung với con sư tử vừa mạnh vừa dữ là hiểu Lý Tịch đang thống khổ biết bao nhiêu. Ngôn Ấp đa tạ đám người A Ngưu xong thì điềm tĩnh bước vào phòng ngủ. Hắn chỉ Lý Tịch bảo: “Ngươi ngủ dưới đất, ta ngủ trên giường.”
Lý Tịch ngoan ngoãn nằm ngủ dưới đất. Y nhắm nhiền mắt lại, cố gắng không dám nghĩ đến những vấn nạn sau:
Thế dưới đất có gì nào?
Dưới đất có rất nhiều thứ nghen, giả tỉ như trùng nè, chuột nè, ruồi trâu nè, như…
Ngôn Ấp đặt lưng nằm rồi thì nhìn xuống, thấy mí mắt Lý Tịch cứ giựt giựt. Dưới ánh nến, sắc mặt y hơi xanh xao thì phải.
Ngôn Ấp nhịn không được mà mỉm cười, suy nghĩ một chốc thì bật dậy đá Lý Tịch một cái: “Ngồi dậy. Giường lớn vậy, ngủ chung đi.”
Ngủ trên long tháp là tội chết đó nha… Lý Tịch còn đang suy nghĩ thì nháng thấy có cái gì động đậy đằng kia, tức thì y mau mắn ôm gối chăn bay lên giường. Đây là giường của trưởng làng, không phải long tháp đâu nhé!
Ngôn Ấp nằm xuống giường, đẩy cái người đang nhắm nghiền mắt kia ra: “Nhích vào.”
Lý Tịch mở mắt thì thấy vách tường sát mặt mình, nhưng nghĩ đến thân phận người phía sau mình, y càng cố dí mũi mình ép sát vách.
Ngôn Ấp nhắm mắt ngủ.
Hai người nằm cách nhau chừng một sải tay. Trên chăn có mấy chỗ đắp vá, gió lùa vào làm Lý Tịch run người.
Bỗng Ngôn Ấp hỏi y: “Ngươi thấy đám người này thế nào?”
Lý Tịch yên lặng một hồi mới trả lời: “Họ đều là người tốt.”
“Thế nên, ngươi cho chỉ có Niên Phong mới đáng chết?”
“Dạ.”
Ngôn Ấp lặng thinh, đoạn hỏi: “Ngươi cảm thấy là do quan bức dân tạo phản sao?”
“Dạ.”
Ngôn Ấp bật cười khẽ: “Ta phát hiện càng lúc ngươi càng thẳng thắn.”
Lý Tịch im lặng, không hiểu ý đối phương là gì.
Đoạn y phát hiện, Ngôn Ấp trở mình thổi tắt nến khiến xung quanh tối sầm, chỉ sót ánh trăng nhạt màu từ cửa sổ. Lý Tịch cắn chặt răng mới bớt run: Dù có là giường tốt nhất trong truyền thuyết đi nữa, mấy ngày qua ngủ ở nơi đây khiến y thấy như ngủ trên giường băng. Mỗi sáng thức dậy, y thấy người như tôm đông lạnh, chân cứng đến quéo cả. Có điều cái người nằm cách dang tay kia lại ấm áp quá.
Lý Tịch lầm bầm rủa: Cứ tự phụ mình đến từ bắc cương, bộ giỏi lắm sao!
Y vừa rủa mà vừa co cụm, nhắm nghiền mắt ráng cho bớt run.
Lạnh quá đi.
-0-
Ban đêm, Ngôn Ấp sực tỉnh. Giấc ngủ hắn thường không sâu, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến hắn mở mắt ngay. Huống hồ giờ có người tự tiện áp sát hắn, tay chân đều ôm quắp cả người hắn.
Phản ứng đầu tiên của hắn là tính ném cái tên to gan lớn mật này ra xa. Nhưng hắn sực nhớ đây là đại thần của mình, hơn nữa là bản thân đề nghị cho y ngủ chung trên giường.
Ngôn Ấp cắn chặt răng: Được rồi, ta nhịn.
Lý Tịch vùi đầu vào trong chăn, trong khoảng cách chật hẹp khiến Ngôn Ấp đặc biệt mẫn cảm với hơi thở của y. Hơi thở y phả vào vai hắn lạnh lẽo.
Ngôn Ấp bực mình kéo Lý Tịch ra khỏi chăn, kết quả y vẫn không thức, lại còn vô thức vùi mình sâu hơn vào chăn như con côn trùng bị kéo khỏi vỏ thì càng gắng sức rúc mình vào hơn.
Đáng ra Ngôn Ấp phải bực tức mới đúng. Có điều không hiểu sao hắn lại bật cười. Tiếng cười khẽ trong đêm có phần lớn tiếng. Đến vậy mà có người vẫn không thức dậy, tay chân vẫn bấu chặt Ngôn Ấp.
Nói thật, có người ôm khiến Ngôn Ấp thấy không thoải mái. Trước giờ hắn không thích ai đến gần mình. Hiện giờ thì sao chịu nổi chứ?
Đối phương càng vùi mình vào người hắn sâu hơn, với lại toàn thân còn run bần bật. Rờ thì thấy tay chân y lạnh ngắt như đá, giống như ở ngoài biên cương một đêm đông mới chui vào chăn.
Quan văn đúng là thân thể suy nhược. Ngôn Ấp khinh thường nghĩ thầm, đoạn nhắm mắt lại.
-0-
Lúc Lý Tịch thức dậy vì lạnh thì đã không có ai ở bên. Cả người y cuộn tròn trong chăn kín mít mà không thấy ấm, cũng như mỗi ngày y sống trong núi vậy.
Hờ… Y vừa ngáp vừa nghĩ: Có điều nằm ngủ thế này mãi không biết trời trăng là gì. Dù sao ngủ kiểu gì cũng đều thấy lạnh, thôi ngồi dậy hoạt động chút.
Lý Tịch vừa mặc áo quần vừa nghĩ, không cần kể chuyện này cho Chu bá hay, bằng không thì quản gia đại nhân tận tâm sẽ lôi cái chăn bông khả ái của y ra mà thay cái chăn lạnh cứng như băng này.
Sống chết gì cũng không thể cho Chu bá hay!
Y cứ tự nhủ như vậy.
-0-
Hôm đó, đoàn người Ngôn Ấp vừa đi khỏi thì nửa buổi sau Lý Tịch cũng xin cáo từ, thúc ngựa chạy đến phủ Hân châu. Quả nhiên, phòng ngủ của mình, cũng là căn phòng tốt nhất trong phủ đã bị người khác hiên ngang chiếm. Ngôn Ấp đang thương lượng nghị sự với đám người Lý Thừa Hạ. Hắn thấy y thì gật nhẹ một cái rồi quay đi.
Lý Tịch cúi đầu đứng đằng sau, vì xộc vào giữa chừng nên y không biết tình hình đang bàn gì. Có điều y đứng nghe một hồi đã hiểu ý của hoàng đế bệ hạ. Hắn tính thừa dịp làn sóng “đạo tặc” còn chưa lên cao trào muốn đi “trấn áp” trước. Hiện giờ họ đang thương lượng “diệu kế” để công kích.
Bất giác, Lý Tịch nghĩ đến A Ngưu. Không biết trong số đám “thổ phỉ” đó, có bao nhiêu người giống như A Ngưu bị bức bách vào đường cùng, không còn con đường sống. Lý Tịch nhìn sắc mặt lạnh lùng của Ngôn Ấp mà thở dài.
Dù hoàng đế cưỡi ngựa cầm cương có khôn khéo đến đâu, mãi mãi cũng không bỏ được cơn khát máu đi chinh phục. Người cầm đao gươm luôn quen xông pha chiến trường, bảo họ lãnh hội cái từ bi của Phật tổ quả là chuyện rất khó.
Chuyện bàn mưu tính kế khiến Lý Tịch bất giác cúi đầu thấp hơn.
Bản thân y biết mình nên làm chút gì đó, nhưng cứ ngước lên thì lại câm nín.
Y chỉ cần nhìn khuôn mặt băng giá và đôi mắt hằn máu của Ngôn Ấp đã nghẹn cả lời.
Ngôn Ấp nghe ý kiến của thuộc hạ xong mới quay sang nhìn Lý Tịch. Tuy hắn có chào Lý Tịch một câu nhưng không nhìn kỹ y lắm. Đến sau, hắn mới thấy sắc mặt y có chút xanh nhợt đứng giữa những võ tướng nghiêm nghị kia.
Hắn tính nhạo y một câu “Suy cho cùng cũng là quan văn,” thế nhưng, nhìn đôi mắt trong ngần kia hắn lại lặng thinh. Ngôn Ấp biết, muốn nói gì thì đợi nói riêng với y sẽ tốt hơn.
Hắn biết bản thân sẽ không thích những lời Lý Tịch muốn nói.
Ngôn Ấp chỉ cần nhớ đoạn đối thoại với Lý Tịch tối qua thì hắn đã thấm. Rõ ràng Lý Tịch không có tự giác của bề tôi. Y giống với thân phận đóng giả ở Dĩ sơn hơn, là một đại phu hòa nhã khiến ai cũng thích hơn là một khâm thử đại thần.
Hắn vẫn tin, chẳng qua khí phách giết Niên Phong kia của y là phù dung sớm nở tối tàn, suy cho cùng quan văn cũng là quan văn. Sở trường của Lý Tịch là xử lý văn án chứ không phải tranh đấu ngoài đời.
Thế nên, sau khi Ngôn Ấp phất tay cho đám thuộc hạ lui cũng chưa cho phép y mở lời.
Căn phòng yên ắng bốn bề trong tiếng lửa tí tách bập bùng, ngọn lửa gần tàn vì đã cháy khá lâu. Sau khi Ngôn Ấp lạnh nhạt bảo “Lý Tịch ở lại” thì y vẫn khom người hành lễ như vậy.
Ngôn Ấp từ tốn đem bản đồ chiến lược gấp lại, bỏ vào tráp xong mới thong thả đi đến trước hỏa lô – đương nhiên cũng là chỗ Lý Tịch đang đứng nãy giờ. Thật ra từ lúc Lý Tịch bước vào phòng, y đã tới đứng sát hỏa lô.
Lý Tịch nhìn đôi hài của Ngôn Ấp xuất hiện trong tầm mắt mình, hắn dừng lại cách y một sải tay mới hỏi: “Lý Tịch, ngươi muốn nói điều gì à?”
Lý Tịch suy ngẫm một hồi mới trịnh trọng thưa: “Thần kính xin hoàng thượng cân nhắc. Dân lưu lạc vì nghèo khổ mà bị bức làm ác, chứ không phải ác từ lòng mà ra. Chẳng qua họ không có đường lựa chọn thôi.”
“Sao ngươi biết họ bị bức không có đường chọn lựa?” Thanh sắc lạnh lùng của Ngôn Ấp pha lẫn ý chế nhạo.
“Sau khi rời kinh, thần đã xem qua những tài liệu của các châu huyện. Mấy năm nay, các châu nào cũng có tình trạng bệnh tật, chẳng qua là năm nay bùng phát mạnh lên. Cũng như người nhiễm bệnh không phải chết ngay, mà là bị con bệnh hoành hành rất lâu mới chết.”
Ngôn Ấp thong thả đi lại trước hỏa lô: “Ngươi có biết đám bạo dân kia nói ta là gì không?”
Lý Tịch lặng yên.
Ngôn Ấp nói tiếp: “Chúng nói ta bất tuân đạo trời, tàn bạo vô nhân tính, hãm hại cháu mình nên thiên tai mới đổ xuống. Chúng nói ta là bạo chúa, là thứ tạp chủng thân phận thấp hèn nên trời mới không dung.”
Tay Lý Tịch toát mồ hôi lạnh. Tiếng nói Ngôn Ấp không có cao giọng hoặc tức tối, mà như người ta nói chuyện bình thường. Nhưng Lý Tịch với hiểu biết thô thiển cũng biết Ngôn Ấp đang tức giận.
Lý Tịch không ngờ cũng có tên ngốc nào đó thật tình đi bẩm báo hết cho hoàng đế bệ hạ. Xem ra ngu trung quả không phải tốt đẹp gì.
“Chỉ mỗi bằng đó, chúng có chết trăm lần cũng không đủ. Ngươi nói chúng là do nghèo khổ mà bị bức làm ác, vậy có thể phỉ báng triều đình, nhục mạ quân vương thế sao?”
Lý Tịch cúi người: “Không thể.”
“Nếu không thể, có phải chúng đáng chết hay không?” Giọng nói Ngôn Ấp vẫn lạnh lùng.
Lý Tịch thầm than: Bản thân có trốn được không đây? Rõ ràng kẻ thóa mạ Ngôn Ấp là người khác, tại sao mình phải ở đây làm vật thế thân chớ? Y chỉ nghĩ một điều: Oan quá nha!
Ngôn Ấp nhìn đối phương. Hắn biết uy lực bản thân đang tức giận khiến người cảm thấy bức ép. Kể cả ngày thường, những tướng quân thân nhuộm máu từ sa trường về, ăn uống tỉnh bơ cũng run rẩy trước sắc mặt âm trầm của hắn. Mà nay, một quan văn gầy gò chịu không nổi một cú đá lại không hề run rẩy.
Nhân lúc Lý Tịch không thấy, ánh mắt Ngôn Ấp lộ ra nét tán thưởng.
Quả là nam nhân.
Hắn lập lại câu vừa nãy: “Có phải bọn chúng đáng chết hay không?”
“Không đáng.” Lý Tịch thở dài.
Bước chân thong thả của Ngôn Ấp dừng lại, đoạn quay sang nhìn Lý Tịch. Hai người không ai cử động.
Dù trong tích tắc, nhưng Lý Tịch cảm nhận được hơi thở ngưng đọng của người kia.
Xin hỏi có phải sát khí hay không? Đầu óc rối như tơ của y nháng qua ý nghĩ lạc đề này.
Hỏa lô lại phát ra tiếng lửa tí tách, lửa nháng rồi dợm lịm, cứ thế mà chập chờn.
Ngôn Ấp cười lạnh: “Lý Tịch, ngẩng đầu lên.”
Lý Tịch hơi do dự, nhưng cũng ngẩng lên.
Cạnh hỏa lô, ánh mắt nam nhân này thoáng hằn máu như quỷ. Lý Tịch lặng yên nhìn thẳng đối phương. Rồi trong đầu lại nghĩ vẩn vơ nữa: Kỳ quái quá, sao mình cứ đần độn đến nước này chứ?
Chẳng phải từ đầu y không hề có ý định làm quan đó sao? Tại sao vì cái gì, giờ mở miệng ra là cứ tùy tiện nói chuyện dễ rơi đầu là lẽ gì chứ?
Rốt cuộc, địa vị mình là gì mà đi đối mặt với quân vương?
Rốt cuộc, mình là cái gì mà dám đương đầu nhìn trực diện đối phương?
Ngôn Ấp cười lạnh, nhìn ánh mắt bình thản của tên thần tử dám đối mặt với mình, hắn chậm rãi giơ tay lên.
Toàn thân Lý Tịch cứng đờ.
Dù bệ hạ như đại thụ ngự trên trời không để ý đám ngu dân đó, nhưng mà thần để ý. Thần hy vọng, quân vương mà thần phụng sự là vị vua không ai bức ép được.”
Lý Tịch trố mắt.
Không lẽ đầu năm nay thịnh hành trào lưu hoàng đế chạy rong ngoài đường à? Xin hỏi các châu huyện khác có vậy không?
Ngôn Ấp lầm lì ít nói, có điều cung cách Lý Thừa Hạ nói chuyện với hắn hết mực cung kính khiến không dân làng nào dám khinh thường nhân sĩ không rõ thân phận này.
Trong khi Lý Tịch còn chết lặng ra đó thì những người chờ đợi vừa sợ hãi vừa cung kính. Lý Thừa Hạ đưa ra yêu cầu gặp mặt với A Ngưu. Lúc vào núi, trừ Ngôn Ấp và Lý Thừa Hạ ra cũng chỉ có bốn tùy tùng đi theo. Lý Tịch nhận ra đó là những thị vệ dưới trướng của Lý Thừa Hạ.
Cải trang vi hành theo truyền thuyết lại tùy tiện đến thế sao? Lý Tịch đổ mồ hôi ròng rã.
Thời gian đàm phán ngắn hơn Lý Tịch tưởng tượng nhiều, chỉ mới nửa buổi hai bên đã đạt được hiệp nghị. Lý Tịch rất tò mò muốn biết kết quả thế nào, nhưng khi Ngôn Ấp ra khỏi phòng đã liếc y một cái làm y im bặt.
Được rồi, ý hoàng đế bệ hạ là “việc này ngươi phải lo nhiều rồi,” rồi chủ động gỡ cái gánh nặng này, vậy y cần hỏi gì nữa? Nghĩ vậy nên Lý Tịch đưa ra cái mặt vô tư vô lự.
Không lâu sau, Lý Tịch cũng hay tin là những châu lân cận cũng có chuyện “thổ phỉ” gây chuyện. Theo tình báo thì chúng cố tình liên hệ với A Ngưu của Hân châu, cướp thuế ngân dùng làm kinh phí cho chuyện khởi nghĩa. Sau khi hoàng đế nghe tin này đã mau chóng đuổi theo đến Hân châu, tự tiện giành nhiệm vụ của quân binh Hân châu đi “thảo phạt thổ phỉ”, tự mình dẫn binh tiêu diệt thổ phỉ.
Dựa vào tâm tính của Ngôn Ấp, sau khi thuyết phục A Ngưu xong hắn sẽ muốn đi khỏi ngay. Có điều hắn lại bị đám người A Ngưu ngăn, lý do là “chúng ta phải cảm tạ người đã thay dân ở đây giết tên cẩu quan Niên Phong.”
Lý Tịch nghe đoạn nói chuyện này thì trong lòng nhảy dựng lên: Vô sỉ nha, vô sỉ nha! Rõ ràng hắn da mặt dày dám cướp công lao người ta!
Điều bất ngờ là Ngôn Ấp lại nhận lời.
Chiều hôm đó, A Ngưu dẫn dân chúng ra khỏi núi, đến tối tất cả đốt lửa dựng trại trên sân nhà của A Ngưu. Với sự trợ giúp của Ngôn Ấp nên lửa trại có cả rượu và thịt. Đáng ra bọn A Ngưu tính là mọi người sẽ xúm lại nhúm lửa nướng khoai. Thật ra sẽ có một số người không có phần ăn khoai, chỉ giúp chuyện thêm củi lửa thôi.
Tóm lại là sau khi đốt lửa xong, đám người kia giống như hổ đói nhào vào cắn xé thịt thà, sảng khoái uống rượu ừng ực. Trong mấy năm qua, đây là lần đầu tiên họ được ăn thịt.
Lý Tịch cũng được tặng một dĩa thịt. Có điều y thường ăn đồ lạt và rau cải, nay thấy dĩa thịt rướm mỡ đậm đà thì mau mắn chuyển hết qua dĩa của đứa nhỏ đang mút tay tròn mắt thèm nhỏ dãi bên cạnh. Đứa bé được cho thịt cười hết sức dễ thương. Lý Tịch rờ cái bụng đói meo của mình mà rầm rì: Lúc về phải ráng bồi bổ mới được.
Đồng thời, y cũng quyết tâm hôm nay có thể tha hồ ngủ ngon trong phòng mình. Lúc đói thì có làm gì chỉ càng đói cồn cào hơn thôi.
Đương nhiên, nguyện vọng nhỏ nhoi sắp với được của y đã bị hiện thực dập tắt. Dưới “vũ lực uy hiếp” của A Ngưu và Hắc Cẩu, Lý Tịch bị kéo đến đống lửa ngồi cạnh Ngôn Ấp. Nghe nói là A Ngưu thấy “hai người chắc nói chuyện với nhau được.” Lý Tịch xấu hổ nhìn Ngôn Ấp mặt không đổi sắc, cái cảm giác phải giả bộ không nhận ra thật sự rất xấu hổ. Nhưng Ngôn Ấp thì như không có vấn đề gì, thản nhiên nghe A Ngưu giới thiệu, xong thì mỉm cười khách sáo với người xa lạ kia: “Lý đại phu quả thật là có trái tim nồng hậu.”
Lý Tịch không thể không đáp câu “không dám, không dám,” trong bụng thấy ngượng vô kể. Y không ngờ Ngôn Ấp kiên định cũng có biểu tình giả tạo thế này.
Kế đến, bà con trong núi đem món rượu nếp tự ủ ra. Màu rượu trắng đục pha lẫn hương vị nhẫn sáp làm Lý Tịch âm thầm cười. Y thật lòng muốn nhìn Ngôn Ấp bêu xấu. Hệ quả mà nói, Ngôn Ấp uống một hơi như đang nhấp mật ngọt. Bất chợt Lý Tịch ngộ ra, lúc Ngôn Ấp còn là Ninh vương từng xông pha trận mạc biên cương, chắc còn cùng uống máu ngựa, cùng ăn cám bã với quân lính khá thường xuyên, có thể nói giờ đã là đãi ngộ “phi phàm” rồi.
Ngôn Ấp quay sang kính rượu với y. Dưới ánh lửa phừng phực, sắc mặt hắn dợm cười hỉnh. Lý Tịch run bắn trong lòng: Chẳng lẽ đã bị nhìn thấu?
Kết quả, Ngôn Ấp mời rượu y xong thì quay qua nói chuyện với Lý Thừa Hạ.
Tiếng cười nói rộn rã vang lên bên tai, hòa lẫn trong đó còn có tiếng hát. Lời ca dân dã do người làng tự chế vang lên đầy thuần phác, tiếng cười vui vẻ bao lấy lửa trại. Trên gương mặt ai cũng đầy ắp hy vọng. Lý Tịch bật cười, lấy đũa đánh nhịp theo, bất giác cảm nhận được giá trị thật của chuyến đi này.
Tưng bừng nửa buổi, dần dần dân làng cũng yên ắng bớt mà cùng nhìn về một hướng. Lý Tịch hơi ngà say, quay đầu lại thì thấy mấy thanh niên đang bưng một cái trống cũ ra. Phải bốn thanh niên mới khiêng nổi cái trống đó lên đài, trông chừng nó còn lớn hơn cái lu nước gấp mấy lần. Lý Tịch kinh ngạc, đoạn y hỏi nhỏ A Ngưu ngồi bên cạnh: “Cái đó là gì vậy?”
A Ngưu cười rạng rỡ: “Đấy là trống cầu phúc, trong thôn chúng ta thường dùng để cầu cho mưa thuận gió hòa.”
Lý Tịch hiểu ra nên gật đầu.
Đám người khiêng trống lên xong thì đi xuống. Chiếc trống đồ sộ nằm trên đài cao như gò đất nổi, lan tỏa cảm giác an tĩnh.
Mọi tiếng động đều ngưng trệ. Mọi ánh mắt đều dõi nhìn chiếc trống. Tất cả liền đứng dậy.
Một vị lão làng từ tốn bước đến trước trống, Lý Tịch nhận ra đó là trưởng làng, tên là Thẩm Kim. Ngay cả A Ngưu cũng ngoan ngoãn cúi đầu.
Thẩm Kim đứng trước trống, dáng lưng ông gù trông hết sức khập khiễng với chiếc trống to lớn.
Đoạn, Thẩm Kim cầm dùi trống lên. Trong ánh lửa bập bùng, ông nổi trống.
Tiếng trống như giọt mưa đều đặn vang lên, tất cả đều cung kính lắng nghe. Thanh âm trống càng lúc càng âm hưởng, vang động lòng những người đứng nơi đây.
Thẩm Kim nhắm mắt lại, dưới sắc lửa bập bùng, chỉ có bàn tay đánh trống như nhảy múa. Tiếng trống không dồn dập, mà đều đặn hòa hợp với nhịp tim trong dòng máu.
Lý Tịch nhìn cảnh tượng mới mẻ này lại quay sang nhìn Ngôn Ấp, y cao hứng phát hiện Ngôn Ấp cũng chăm chú nhìn cảnh đánh trống.
Một hồi sau, có tiếng khác từ tốn hòa vào tiếng trống. Đó là tiếng ca của A Ngưu.
Giọng hắn đĩnh đạc như gió sà mặt đất, từ tốn hát vang:
Chiều tà gió thổi ***g lộng man man
Để cho thiên trạch chiếu soi huy hoàng
Dần dà tất cả đều hòa âm theo lời ca giản dị kia: Để cho thiên trạch chiếu soi huy hoàng.
Lý Tịch cũng nghiêm túc lặng đứng.
Tiếng trống vơi dần rồi ngừng hẳn. Thẩm Kim cầm đôi dùi trống kính cẩn đến trước mặt Ngôn Ấp, đoạn ông chậm rãi quỳ xuống dâng dùi cho hắn.
Ngôn Ấp ngẩn người nghe Thẩm Kim nói: “Quý nhân nơi xa, xin ngài cầu phúc cho chúng ta năm nay được niên thọ lâu dài.”
Ngôn Ấp cười khẽ, nhận lấy dùi trống rồi đi lên.
Ánh lửa phừng phực sáng ngời lên Ngôn Ấp, dạ ra uy vũ ngất trời. Hắn nâng dùi, từ tốn đánh từng nhịp đều. “Tùng, tùng,” một tiếng lại nối một tiếng dao động cả khoảng không.
Thanh âm như mang theo bụi đất ngàn năm trầm mặc gieo vào lòng người. Một hồi dùi đánh xuống là lòng người nín thở, lại một tiếng trống, cứ thế dần dần đánh ngân như vó ngựa sảng khoái phi giữa đồng quê xuân. Hồi trống dồn dập dấy tinh thần người hào hứng. Đến cuối, tiếng trống hòa với ánh lửa phập phừng đánh tan đi rối ren trong lòng.
Bỗng tiếng trống ngừng đập, bốn bề lắng đọng, chỉ còn tiếng ca của Ngôn Ấp âm vang:
Cầu năm thông dân thịnh, khúc thiên hạo ca
Ngất sơn sáng láng, thuận theo trường đạo
Cung kính thần linh, bảo hộ nhà Trần ta
Tiếng hắn không lớn nhưng áp đảo khiến lòng người rung động. Con người kia tựa như trời sinh đã định sẽ đứng giữa thiên địa mà cất lời ca tùy hứng. Thanh âm hắn như dao động được cả thiên địa, nhưng thực chất là dao động lòng họ.
Dứt lời hát, Ngôn Ấp lại nổi trống.
Trong ánh lửa, cánh tay hắn chắc nịch đánh từng nhịp đều, mặt da trống rung từng hồi như vương vấn ma lực của ca từ kia.
Tiếng trống cầu phúc này, mỗi âm mỗi nhịp đều tỏa ra lòng tin và ý chí kiên định. Người đứng trước ánh lửa như tọa giữa đất trời mà gióng trống.
Mỗi dùi trống là mỗi tiếng dội vào tâm.
Mãi khi trống ngừng đánh mà chưa ai cử động. Ngôn Ấp trả dùi trống cho Thẩm Kim xong, xung quanh mới rần rần tiếng hoan hô.
Lý Tịch choáng ngợp. Lạ quá, nhân vật kỳ quái trước mặt này lại thuần nhã đến thế sao?
Ngôn Ấp đưa mắt nhìn sắc mặt của Lý Tịch thì bật cười. Trong ý cười dạ ra nét kiêu ngạo.
-0-
Hôm đó, Ngôn Ấp bị ép ngủ chung với Lý Tịch. Nghe gió thổi phong phanh là trong làng chỉ có mỗi một gian tạm tươm tất. Ngôn Ấp là đại quan, Lý Tịch là đại quý nhân, thế là bị ép ở chung với nhau thế đấy.
Lý Tịch nghe tin này xong thì dựng cả lông gáy. Y cười với A Ngưu: “Hai người ngủ chung không được tự nhiên cho lắm. A Ngưu, hay là ta ngủ chung với ngươi vậy?”
A Ngưu ngơ ngáo nhìn vị đại phu đang giương cặp mắt cầu cứu với mình: “Nhà ta chật hẹp lắm, ta ngủ chung với Hắc Cẩu. Ta nghĩ đại phu ngủ không quen đâu.”
Lý Tịch chuyển ánh mắt cầu cứu sang mấy người xung quanh, có điều ai cũng ra vẻ muốn giúp nhưng lực bất tòng tâm. Lý Tịch đang lo lắng thì bỗng Ngôn Ấp vỗ vai y: “Cứ ngủ chung đi, không sao đâu.”
Lý Tịch cười sượng ngắc, run lẩy bẩy đáp: “Dạ…” A Ngưu đứng nhìn mà thấy quái lạ hết sức.
-0-
Cả người Lý Tịch cứng đờ. Các người cứ tưởng tượng đi, phải ở chung với con sư tử vừa mạnh vừa dữ là hiểu Lý Tịch đang thống khổ biết bao nhiêu. Ngôn Ấp đa tạ đám người A Ngưu xong thì điềm tĩnh bước vào phòng ngủ. Hắn chỉ Lý Tịch bảo: “Ngươi ngủ dưới đất, ta ngủ trên giường.”
Lý Tịch ngoan ngoãn nằm ngủ dưới đất. Y nhắm nhiền mắt lại, cố gắng không dám nghĩ đến những vấn nạn sau:
Thế dưới đất có gì nào?
Dưới đất có rất nhiều thứ nghen, giả tỉ như trùng nè, chuột nè, ruồi trâu nè, như…
Ngôn Ấp đặt lưng nằm rồi thì nhìn xuống, thấy mí mắt Lý Tịch cứ giựt giựt. Dưới ánh nến, sắc mặt y hơi xanh xao thì phải.
Ngôn Ấp nhịn không được mà mỉm cười, suy nghĩ một chốc thì bật dậy đá Lý Tịch một cái: “Ngồi dậy. Giường lớn vậy, ngủ chung đi.”
Ngủ trên long tháp là tội chết đó nha… Lý Tịch còn đang suy nghĩ thì nháng thấy có cái gì động đậy đằng kia, tức thì y mau mắn ôm gối chăn bay lên giường. Đây là giường của trưởng làng, không phải long tháp đâu nhé!
Ngôn Ấp nằm xuống giường, đẩy cái người đang nhắm nghiền mắt kia ra: “Nhích vào.”
Lý Tịch mở mắt thì thấy vách tường sát mặt mình, nhưng nghĩ đến thân phận người phía sau mình, y càng cố dí mũi mình ép sát vách.
Ngôn Ấp nhắm mắt ngủ.
Hai người nằm cách nhau chừng một sải tay. Trên chăn có mấy chỗ đắp vá, gió lùa vào làm Lý Tịch run người.
Bỗng Ngôn Ấp hỏi y: “Ngươi thấy đám người này thế nào?”
Lý Tịch yên lặng một hồi mới trả lời: “Họ đều là người tốt.”
“Thế nên, ngươi cho chỉ có Niên Phong mới đáng chết?”
“Dạ.”
Ngôn Ấp lặng thinh, đoạn hỏi: “Ngươi cảm thấy là do quan bức dân tạo phản sao?”
“Dạ.”
Ngôn Ấp bật cười khẽ: “Ta phát hiện càng lúc ngươi càng thẳng thắn.”
Lý Tịch im lặng, không hiểu ý đối phương là gì.
Đoạn y phát hiện, Ngôn Ấp trở mình thổi tắt nến khiến xung quanh tối sầm, chỉ sót ánh trăng nhạt màu từ cửa sổ. Lý Tịch cắn chặt răng mới bớt run: Dù có là giường tốt nhất trong truyền thuyết đi nữa, mấy ngày qua ngủ ở nơi đây khiến y thấy như ngủ trên giường băng. Mỗi sáng thức dậy, y thấy người như tôm đông lạnh, chân cứng đến quéo cả. Có điều cái người nằm cách dang tay kia lại ấm áp quá.
Lý Tịch lầm bầm rủa: Cứ tự phụ mình đến từ bắc cương, bộ giỏi lắm sao!
Y vừa rủa mà vừa co cụm, nhắm nghiền mắt ráng cho bớt run.
Lạnh quá đi.
-0-
Ban đêm, Ngôn Ấp sực tỉnh. Giấc ngủ hắn thường không sâu, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến hắn mở mắt ngay. Huống hồ giờ có người tự tiện áp sát hắn, tay chân đều ôm quắp cả người hắn.
Phản ứng đầu tiên của hắn là tính ném cái tên to gan lớn mật này ra xa. Nhưng hắn sực nhớ đây là đại thần của mình, hơn nữa là bản thân đề nghị cho y ngủ chung trên giường.
Ngôn Ấp cắn chặt răng: Được rồi, ta nhịn.
Lý Tịch vùi đầu vào trong chăn, trong khoảng cách chật hẹp khiến Ngôn Ấp đặc biệt mẫn cảm với hơi thở của y. Hơi thở y phả vào vai hắn lạnh lẽo.
Ngôn Ấp bực mình kéo Lý Tịch ra khỏi chăn, kết quả y vẫn không thức, lại còn vô thức vùi mình sâu hơn vào chăn như con côn trùng bị kéo khỏi vỏ thì càng gắng sức rúc mình vào hơn.
Đáng ra Ngôn Ấp phải bực tức mới đúng. Có điều không hiểu sao hắn lại bật cười. Tiếng cười khẽ trong đêm có phần lớn tiếng. Đến vậy mà có người vẫn không thức dậy, tay chân vẫn bấu chặt Ngôn Ấp.
Nói thật, có người ôm khiến Ngôn Ấp thấy không thoải mái. Trước giờ hắn không thích ai đến gần mình. Hiện giờ thì sao chịu nổi chứ?
Đối phương càng vùi mình vào người hắn sâu hơn, với lại toàn thân còn run bần bật. Rờ thì thấy tay chân y lạnh ngắt như đá, giống như ở ngoài biên cương một đêm đông mới chui vào chăn.
Quan văn đúng là thân thể suy nhược. Ngôn Ấp khinh thường nghĩ thầm, đoạn nhắm mắt lại.
-0-
Lúc Lý Tịch thức dậy vì lạnh thì đã không có ai ở bên. Cả người y cuộn tròn trong chăn kín mít mà không thấy ấm, cũng như mỗi ngày y sống trong núi vậy.
Hờ… Y vừa ngáp vừa nghĩ: Có điều nằm ngủ thế này mãi không biết trời trăng là gì. Dù sao ngủ kiểu gì cũng đều thấy lạnh, thôi ngồi dậy hoạt động chút.
Lý Tịch vừa mặc áo quần vừa nghĩ, không cần kể chuyện này cho Chu bá hay, bằng không thì quản gia đại nhân tận tâm sẽ lôi cái chăn bông khả ái của y ra mà thay cái chăn lạnh cứng như băng này.
Sống chết gì cũng không thể cho Chu bá hay!
Y cứ tự nhủ như vậy.
-0-
Hôm đó, đoàn người Ngôn Ấp vừa đi khỏi thì nửa buổi sau Lý Tịch cũng xin cáo từ, thúc ngựa chạy đến phủ Hân châu. Quả nhiên, phòng ngủ của mình, cũng là căn phòng tốt nhất trong phủ đã bị người khác hiên ngang chiếm. Ngôn Ấp đang thương lượng nghị sự với đám người Lý Thừa Hạ. Hắn thấy y thì gật nhẹ một cái rồi quay đi.
Lý Tịch cúi đầu đứng đằng sau, vì xộc vào giữa chừng nên y không biết tình hình đang bàn gì. Có điều y đứng nghe một hồi đã hiểu ý của hoàng đế bệ hạ. Hắn tính thừa dịp làn sóng “đạo tặc” còn chưa lên cao trào muốn đi “trấn áp” trước. Hiện giờ họ đang thương lượng “diệu kế” để công kích.
Bất giác, Lý Tịch nghĩ đến A Ngưu. Không biết trong số đám “thổ phỉ” đó, có bao nhiêu người giống như A Ngưu bị bức bách vào đường cùng, không còn con đường sống. Lý Tịch nhìn sắc mặt lạnh lùng của Ngôn Ấp mà thở dài.
Dù hoàng đế cưỡi ngựa cầm cương có khôn khéo đến đâu, mãi mãi cũng không bỏ được cơn khát máu đi chinh phục. Người cầm đao gươm luôn quen xông pha chiến trường, bảo họ lãnh hội cái từ bi của Phật tổ quả là chuyện rất khó.
Chuyện bàn mưu tính kế khiến Lý Tịch bất giác cúi đầu thấp hơn.
Bản thân y biết mình nên làm chút gì đó, nhưng cứ ngước lên thì lại câm nín.
Y chỉ cần nhìn khuôn mặt băng giá và đôi mắt hằn máu của Ngôn Ấp đã nghẹn cả lời.
Ngôn Ấp nghe ý kiến của thuộc hạ xong mới quay sang nhìn Lý Tịch. Tuy hắn có chào Lý Tịch một câu nhưng không nhìn kỹ y lắm. Đến sau, hắn mới thấy sắc mặt y có chút xanh nhợt đứng giữa những võ tướng nghiêm nghị kia.
Hắn tính nhạo y một câu “Suy cho cùng cũng là quan văn,” thế nhưng, nhìn đôi mắt trong ngần kia hắn lại lặng thinh. Ngôn Ấp biết, muốn nói gì thì đợi nói riêng với y sẽ tốt hơn.
Hắn biết bản thân sẽ không thích những lời Lý Tịch muốn nói.
Ngôn Ấp chỉ cần nhớ đoạn đối thoại với Lý Tịch tối qua thì hắn đã thấm. Rõ ràng Lý Tịch không có tự giác của bề tôi. Y giống với thân phận đóng giả ở Dĩ sơn hơn, là một đại phu hòa nhã khiến ai cũng thích hơn là một khâm thử đại thần.
Hắn vẫn tin, chẳng qua khí phách giết Niên Phong kia của y là phù dung sớm nở tối tàn, suy cho cùng quan văn cũng là quan văn. Sở trường của Lý Tịch là xử lý văn án chứ không phải tranh đấu ngoài đời.
Thế nên, sau khi Ngôn Ấp phất tay cho đám thuộc hạ lui cũng chưa cho phép y mở lời.
Căn phòng yên ắng bốn bề trong tiếng lửa tí tách bập bùng, ngọn lửa gần tàn vì đã cháy khá lâu. Sau khi Ngôn Ấp lạnh nhạt bảo “Lý Tịch ở lại” thì y vẫn khom người hành lễ như vậy.
Ngôn Ấp từ tốn đem bản đồ chiến lược gấp lại, bỏ vào tráp xong mới thong thả đi đến trước hỏa lô – đương nhiên cũng là chỗ Lý Tịch đang đứng nãy giờ. Thật ra từ lúc Lý Tịch bước vào phòng, y đã tới đứng sát hỏa lô.
Lý Tịch nhìn đôi hài của Ngôn Ấp xuất hiện trong tầm mắt mình, hắn dừng lại cách y một sải tay mới hỏi: “Lý Tịch, ngươi muốn nói điều gì à?”
Lý Tịch suy ngẫm một hồi mới trịnh trọng thưa: “Thần kính xin hoàng thượng cân nhắc. Dân lưu lạc vì nghèo khổ mà bị bức làm ác, chứ không phải ác từ lòng mà ra. Chẳng qua họ không có đường lựa chọn thôi.”
“Sao ngươi biết họ bị bức không có đường chọn lựa?” Thanh sắc lạnh lùng của Ngôn Ấp pha lẫn ý chế nhạo.
“Sau khi rời kinh, thần đã xem qua những tài liệu của các châu huyện. Mấy năm nay, các châu nào cũng có tình trạng bệnh tật, chẳng qua là năm nay bùng phát mạnh lên. Cũng như người nhiễm bệnh không phải chết ngay, mà là bị con bệnh hoành hành rất lâu mới chết.”
Ngôn Ấp thong thả đi lại trước hỏa lô: “Ngươi có biết đám bạo dân kia nói ta là gì không?”
Lý Tịch lặng yên.
Ngôn Ấp nói tiếp: “Chúng nói ta bất tuân đạo trời, tàn bạo vô nhân tính, hãm hại cháu mình nên thiên tai mới đổ xuống. Chúng nói ta là bạo chúa, là thứ tạp chủng thân phận thấp hèn nên trời mới không dung.”
Tay Lý Tịch toát mồ hôi lạnh. Tiếng nói Ngôn Ấp không có cao giọng hoặc tức tối, mà như người ta nói chuyện bình thường. Nhưng Lý Tịch với hiểu biết thô thiển cũng biết Ngôn Ấp đang tức giận.
Lý Tịch không ngờ cũng có tên ngốc nào đó thật tình đi bẩm báo hết cho hoàng đế bệ hạ. Xem ra ngu trung quả không phải tốt đẹp gì.
“Chỉ mỗi bằng đó, chúng có chết trăm lần cũng không đủ. Ngươi nói chúng là do nghèo khổ mà bị bức làm ác, vậy có thể phỉ báng triều đình, nhục mạ quân vương thế sao?”
Lý Tịch cúi người: “Không thể.”
“Nếu không thể, có phải chúng đáng chết hay không?” Giọng nói Ngôn Ấp vẫn lạnh lùng.
Lý Tịch thầm than: Bản thân có trốn được không đây? Rõ ràng kẻ thóa mạ Ngôn Ấp là người khác, tại sao mình phải ở đây làm vật thế thân chớ? Y chỉ nghĩ một điều: Oan quá nha!
Ngôn Ấp nhìn đối phương. Hắn biết uy lực bản thân đang tức giận khiến người cảm thấy bức ép. Kể cả ngày thường, những tướng quân thân nhuộm máu từ sa trường về, ăn uống tỉnh bơ cũng run rẩy trước sắc mặt âm trầm của hắn. Mà nay, một quan văn gầy gò chịu không nổi một cú đá lại không hề run rẩy.
Nhân lúc Lý Tịch không thấy, ánh mắt Ngôn Ấp lộ ra nét tán thưởng.
Quả là nam nhân.
Hắn lập lại câu vừa nãy: “Có phải bọn chúng đáng chết hay không?”
“Không đáng.” Lý Tịch thở dài.
Bước chân thong thả của Ngôn Ấp dừng lại, đoạn quay sang nhìn Lý Tịch. Hai người không ai cử động.
Dù trong tích tắc, nhưng Lý Tịch cảm nhận được hơi thở ngưng đọng của người kia.
Xin hỏi có phải sát khí hay không? Đầu óc rối như tơ của y nháng qua ý nghĩ lạc đề này.
Hỏa lô lại phát ra tiếng lửa tí tách, lửa nháng rồi dợm lịm, cứ thế mà chập chờn.
Ngôn Ấp cười lạnh: “Lý Tịch, ngẩng đầu lên.”
Lý Tịch hơi do dự, nhưng cũng ngẩng lên.
Cạnh hỏa lô, ánh mắt nam nhân này thoáng hằn máu như quỷ. Lý Tịch lặng yên nhìn thẳng đối phương. Rồi trong đầu lại nghĩ vẩn vơ nữa: Kỳ quái quá, sao mình cứ đần độn đến nước này chứ?
Chẳng phải từ đầu y không hề có ý định làm quan đó sao? Tại sao vì cái gì, giờ mở miệng ra là cứ tùy tiện nói chuyện dễ rơi đầu là lẽ gì chứ?
Rốt cuộc, địa vị mình là gì mà đi đối mặt với quân vương?
Rốt cuộc, mình là cái gì mà dám đương đầu nhìn trực diện đối phương?
Ngôn Ấp cười lạnh, nhìn ánh mắt bình thản của tên thần tử dám đối mặt với mình, hắn chậm rãi giơ tay lên.
Toàn thân Lý Tịch cứng đờ.
Dù bệ hạ như đại thụ ngự trên trời không để ý đám ngu dân đó, nhưng mà thần để ý. Thần hy vọng, quân vương mà thần phụng sự là vị vua không ai bức ép được.”