Chương 31
Mạnh lên tiếng khi bọn họ thủ thế nhìn tôi:
– Mợ hai của cậu Phúc muốn đến đây tìm cậu ấy cùng các anh em!
– Đàn bà thì làm được cái mẹ gì? Biến đi cho rảnh!
Những tiếng chửi thề vang lên. Có kẻ nhìn tôi đầy thù địch, bọn họ nói với nhau:
– Cô ta biết dùng súng, không phải đàn bà bình thường đâu!
– À, thì ra là con đàn bà phản bội anh Phúc à? Là tôi thì cho một phát đạn đi đời nhà ma rồi chứ còn mợ hai cái gì nữa?
– Thôi đi ông, đẹp như nó lại chả chết như rạ! Anh Phúc tưởng lạnh lùng thế nào còn chết dưới tay nó đấy!
Hai má tôi nóng ran trước những lời nói sỗ sàng như vỗ vào mặt của bọn họ, dù sao tôi đến đây với mục đích tìm Phúc, không phải dành tâm trí cho những điều này, thế nên nói to:
– Tôi có thể bơi lặn không kém các anh, để tôi xuống đó được không?
Bọn họ xua tay, không tin lời tôi nói là thật:
– Cô đứng đó đi, chúng tôi không rảnh cứu cả cô đâu!
Tôi thở hắt một hơi, quyết định tìm Phúc bằng những suy đoán của mình. Hỏi những người có mặt nơi Phúc rơi xuống, tôi nhìn quanh, cố gắng quan sát thật kỹ. Nếu Phúc rơi xuống bị thương tích mất kiểm soát, chắc hẳn đã bị nước cuốn đi, cũng chẳng thể sống nổi khi chìm trong nước lâu như vậy, dựa theo thời gian có thể đã đến cuối nguồn rồi, vậy mà lúc này còn chưa thấy gì cả, cũng có nghĩa anh đã kiểm soát được tình hình, có khi nào đã bơi được vào bờ? Nhưng nếu đã bơi được như vậy, đã an toàn rồi thì anh phải ra mặt để mọi người biết chứ, hoặc anh dạt vào bờ rồi kiệt sức thì mọi người cũng đã phải thấy anh ấy? Vậy là, anh trốn tránh ai hay… có ai cứu anh mang đi rồi?
Nghĩ vậy, tôi liền nói những gì tôi suy đoán cho Mạnh nghe. Anh ta gật gù đáp:
– Chúng tôi đều muốn anh Phúc nắm quyền thay ông Tâm nhưng chính anh ấy không muốn, thành ra chẳng ai làm hại anh ấy đâu, kể cả thằng Đức cũng sẽ không ám hại sau lưng anh ấy làm gì. Vậy khả năng cao nhất… là đã có ai mang anh ấy đi!
Tôi gật đầu, liền hỏi:
– Gần đây có người không? Chúng ta đến chỗ bọn họ hỏi xem!
Mạnh cũng đồng tình, anh ta vỗ tay ra hiệu, nói lại những gì tôi suy luận. Nhiều gã không tin nhưng cũng có không ít kẻ tán đồng.
Một hồi Mạnh quay sang tôi bảo:
– Giờ chúng tôi sẽ chia nhau tìm người dân xung quanh đây. Cô cứ chờ tin tức, chúng tôi sẽ báo lại.
Tôi nhăn trán phản đối:
– Ngồi một chỗ tôi nóng ruột lắm, hay tôi cứ theo nhóm anh đi tìm xem sao.
Anh ta gật đầu. Nhóm người chia làm bốn hướng, tôi cùng Mạnh, Duy cùng hai người đàn ông đi về phía bắc, những người đi về các phía còn lại thống nhất nếu phát hiện ra điều gì cũng sẽ báo lại. Khu vực này không có thông tin trên bản đồ, thế nên chỉ có thể tự tìm kiếm nơi những người dân tộc Q sinh hoạt.
Đi bộ không bao lâu, hai mắt tôi bỗng sáng lên khi thấy một ngôi nhà gỗ có mái rơm rất cao, khói bếp tỏa ra nghi ngút. Vậy là… nhóm chúng tôi đã tìm thấy nơi có người sinh sống, lại rất gần khu vực thác nước.
Tôi lập tức hỏi một người phụ nữ luống tuổi nhỏ bé từ trong nhà bước ra khi thấy mấy người lạ mặt chúng tôi đến đây:
– Bà cho cháu hỏi… sáng nay có người ngã xuống thác nước, liệu khu nhà bà có ai thấy…
Bà ta nghĩ vài giây liền nói rất chậm bằng tiếng Kinh:
– Có… sáng nay cha con lão Kiền đi mò cua… thấy có người ngất bên bờ suối!
Mừng rỡ vô cùng, hốc mắt đỏ hoe tôi níu lấy tay bà ta hỏi dồn dập:
– Ông Kiền… nhà ông ấy ở đâu? Người đó còn sống hay đã chết hả bà?
– Còn sống… Nhà lão ấy ở giữa bản đó!
Ôi trời đất ơi… tôi đưa tay lên miệng để ngăn cơn xúc động nghẹn ngào, sụt sịt quay sang bốn người đàn ông đi cùng:
– Chúng ta đến nhà ông Kiền thôi! Mong người ông ấy cứu là anh Phúc!
Mấy người chúng tôi tìm đến ngôi nhà gỗ cũ giữa bản. Sau vài tiếng gõ cửa, một người đàn ông tầm tuổi năm mươi còn trai tráng vạm vỡ ngạc nhiên nhìn chúng tôi, hai mắt mở to hoảng sợ khi thấy chúng tôi mang súng. Ông ta vô thức lùi người lại, nói bằng tiếng Kinh lơ lớ:
– Các người… là ai?
Tôi nhìn nhanh vào bên trong ngôi nhà sàn trống rỗng, lòng rộn lên lo lắng liền hỏi:
– Có phải sáng nay ông cứu được một người từ suối, đúng không? Có phải người này không?
Tôi đưa bức ảnh Phúc có trong điện thoại của một gã tay sai ra cho ông ta nhìn. Ông ta gật đầu:
– Đúng rồi… Anh ta xây xát hết mình mẩy nhưng vẫn còn thở, cha con tôi phải khiêng anh ta về đây đấy. Nhưng ban nãy người nhà của anh ta đã đến mang anh ta đi rồi!
Hoang mang lo lắng tột cùng, tôi liền quay đầu lại nhìn sắc mặt không tốt của bốn người đàn ông đi cùng tôi. Tôi mím chặt môi, trái tim trong ngực đập thình thình, hỏi tiếp người đàn ông kia:
– Người nhà… là những ai vậy?
– Tôi nghe loáng thoáng bọn họ nói anh ta là người nhà ông Lưu.
– Mợ hai của cậu Phúc muốn đến đây tìm cậu ấy cùng các anh em!
– Đàn bà thì làm được cái mẹ gì? Biến đi cho rảnh!
Những tiếng chửi thề vang lên. Có kẻ nhìn tôi đầy thù địch, bọn họ nói với nhau:
– Cô ta biết dùng súng, không phải đàn bà bình thường đâu!
– À, thì ra là con đàn bà phản bội anh Phúc à? Là tôi thì cho một phát đạn đi đời nhà ma rồi chứ còn mợ hai cái gì nữa?
– Thôi đi ông, đẹp như nó lại chả chết như rạ! Anh Phúc tưởng lạnh lùng thế nào còn chết dưới tay nó đấy!
Hai má tôi nóng ran trước những lời nói sỗ sàng như vỗ vào mặt của bọn họ, dù sao tôi đến đây với mục đích tìm Phúc, không phải dành tâm trí cho những điều này, thế nên nói to:
– Tôi có thể bơi lặn không kém các anh, để tôi xuống đó được không?
Bọn họ xua tay, không tin lời tôi nói là thật:
– Cô đứng đó đi, chúng tôi không rảnh cứu cả cô đâu!
Tôi thở hắt một hơi, quyết định tìm Phúc bằng những suy đoán của mình. Hỏi những người có mặt nơi Phúc rơi xuống, tôi nhìn quanh, cố gắng quan sát thật kỹ. Nếu Phúc rơi xuống bị thương tích mất kiểm soát, chắc hẳn đã bị nước cuốn đi, cũng chẳng thể sống nổi khi chìm trong nước lâu như vậy, dựa theo thời gian có thể đã đến cuối nguồn rồi, vậy mà lúc này còn chưa thấy gì cả, cũng có nghĩa anh đã kiểm soát được tình hình, có khi nào đã bơi được vào bờ? Nhưng nếu đã bơi được như vậy, đã an toàn rồi thì anh phải ra mặt để mọi người biết chứ, hoặc anh dạt vào bờ rồi kiệt sức thì mọi người cũng đã phải thấy anh ấy? Vậy là, anh trốn tránh ai hay… có ai cứu anh mang đi rồi?
Nghĩ vậy, tôi liền nói những gì tôi suy đoán cho Mạnh nghe. Anh ta gật gù đáp:
– Chúng tôi đều muốn anh Phúc nắm quyền thay ông Tâm nhưng chính anh ấy không muốn, thành ra chẳng ai làm hại anh ấy đâu, kể cả thằng Đức cũng sẽ không ám hại sau lưng anh ấy làm gì. Vậy khả năng cao nhất… là đã có ai mang anh ấy đi!
Tôi gật đầu, liền hỏi:
– Gần đây có người không? Chúng ta đến chỗ bọn họ hỏi xem!
Mạnh cũng đồng tình, anh ta vỗ tay ra hiệu, nói lại những gì tôi suy luận. Nhiều gã không tin nhưng cũng có không ít kẻ tán đồng.
Một hồi Mạnh quay sang tôi bảo:
– Giờ chúng tôi sẽ chia nhau tìm người dân xung quanh đây. Cô cứ chờ tin tức, chúng tôi sẽ báo lại.
Tôi nhăn trán phản đối:
– Ngồi một chỗ tôi nóng ruột lắm, hay tôi cứ theo nhóm anh đi tìm xem sao.
Anh ta gật đầu. Nhóm người chia làm bốn hướng, tôi cùng Mạnh, Duy cùng hai người đàn ông đi về phía bắc, những người đi về các phía còn lại thống nhất nếu phát hiện ra điều gì cũng sẽ báo lại. Khu vực này không có thông tin trên bản đồ, thế nên chỉ có thể tự tìm kiếm nơi những người dân tộc Q sinh hoạt.
Đi bộ không bao lâu, hai mắt tôi bỗng sáng lên khi thấy một ngôi nhà gỗ có mái rơm rất cao, khói bếp tỏa ra nghi ngút. Vậy là… nhóm chúng tôi đã tìm thấy nơi có người sinh sống, lại rất gần khu vực thác nước.
Tôi lập tức hỏi một người phụ nữ luống tuổi nhỏ bé từ trong nhà bước ra khi thấy mấy người lạ mặt chúng tôi đến đây:
– Bà cho cháu hỏi… sáng nay có người ngã xuống thác nước, liệu khu nhà bà có ai thấy…
Bà ta nghĩ vài giây liền nói rất chậm bằng tiếng Kinh:
– Có… sáng nay cha con lão Kiền đi mò cua… thấy có người ngất bên bờ suối!
Mừng rỡ vô cùng, hốc mắt đỏ hoe tôi níu lấy tay bà ta hỏi dồn dập:
– Ông Kiền… nhà ông ấy ở đâu? Người đó còn sống hay đã chết hả bà?
– Còn sống… Nhà lão ấy ở giữa bản đó!
Ôi trời đất ơi… tôi đưa tay lên miệng để ngăn cơn xúc động nghẹn ngào, sụt sịt quay sang bốn người đàn ông đi cùng:
– Chúng ta đến nhà ông Kiền thôi! Mong người ông ấy cứu là anh Phúc!
Mấy người chúng tôi tìm đến ngôi nhà gỗ cũ giữa bản. Sau vài tiếng gõ cửa, một người đàn ông tầm tuổi năm mươi còn trai tráng vạm vỡ ngạc nhiên nhìn chúng tôi, hai mắt mở to hoảng sợ khi thấy chúng tôi mang súng. Ông ta vô thức lùi người lại, nói bằng tiếng Kinh lơ lớ:
– Các người… là ai?
Tôi nhìn nhanh vào bên trong ngôi nhà sàn trống rỗng, lòng rộn lên lo lắng liền hỏi:
– Có phải sáng nay ông cứu được một người từ suối, đúng không? Có phải người này không?
Tôi đưa bức ảnh Phúc có trong điện thoại của một gã tay sai ra cho ông ta nhìn. Ông ta gật đầu:
– Đúng rồi… Anh ta xây xát hết mình mẩy nhưng vẫn còn thở, cha con tôi phải khiêng anh ta về đây đấy. Nhưng ban nãy người nhà của anh ta đã đến mang anh ta đi rồi!
Hoang mang lo lắng tột cùng, tôi liền quay đầu lại nhìn sắc mặt không tốt của bốn người đàn ông đi cùng tôi. Tôi mím chặt môi, trái tim trong ngực đập thình thình, hỏi tiếp người đàn ông kia:
– Người nhà… là những ai vậy?
– Tôi nghe loáng thoáng bọn họ nói anh ta là người nhà ông Lưu.