Chương 23
Giọng điệu cực kỳ bình thản, không thể nghe ra bất cứ cảm xúc phập phồng nào, nhưng theo quán tính nghề nghiệp thì Văn Nhạn Thư lại tưởng tượng ra một khung cảnh vô cùng kỳ diệu.
Trên đời này có một số người khi sinh ra phản ứng sẽ ngồi yên để bình tĩnh lại, nhưng có những người lại mặt dày vô sỉ cầu cứu người khác. Văn Nhạn Thư đóng đinh tại chỗ không nhúc nhích, cảm giác Trịnh Thừa Diễn khinh người quá đáng.
Lúc này, Trịnh Thừa Diễn mới từ phòng thay đồ thò đầu ra, nhìn thấy anh đứng ngoài liền vẫy tay: “Em đi đường chẳng phát ra tí tiếng động nào, tôi còn tưởng mình nghe nhầm rồi cơ. Mau qua đây giúp tôi một tay, cũng không thể bảo thư ký làm hộ chút chuyện nhỏ này được.”
Văn Nhạn Thư cứ nghĩ mình nghe lầm: “Anh còn định bảo thư ký làm giúp nữa sao?”
Trịnh Thừa Diễn lại quay người về phòng thay đồ: “Không hay nhờ đến thư ký lắm, tôi vẫn thấy để em làm sẽ có cảm giác hơn.”
Văn Nhạn Thư cảm thấy tai mình ù đi, bên cạnh chỉ còn những tiếng ong ong ầm ĩ, lúc này cũng không còn tâm trí nhớ ra mình đã từng làm chuyện đó giúp Trịnh Thừa Diễn từ khi nào nữa. Nửa câu đầu của đối phương đã đánh lui lý trí của anh, một giây xúc động đã khiến anh sải bước vào căn phòng đối diện, lớn tiếng chất vấn: “Anh làm như vậy liệu có…”
Cửa phòng thay đồ mở toang, toàn cảnh bên trong bày ra trước mắt, làm gì có mũi tên nào đã lên dây. Trên người Trịnh Thừa Diễn vẫn mặc quần áo chỉnh tề, hắn vừa cài cúc áo sơ mi vừa đối mặt với sáu bảy cái cà vạt mà nhức hết cả đầu: “Nhạn Thư, em chọn cho tôi một cái nhìn không quá lấn át người khác đi.”
Văn Nhạn Thư dựa người vào khung cửa, trái tim đang treo lơ lửng dần được đặt về chỗ cũ, chỉ hận bản thân mình đã hiểu lầm đối phương biết bao lần mà vẫn không chịu rút kinh nghiệm.
Nỗi bất an hóa thành sự hổ thẹn, Văn Nhạn Thư đi qua đứng bên cạnh Trịnh Thừa Diễn, tiện tay cầm lấy một cái cà vạt, vì mình đã lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử nên chỉ đành cúi đầu xin lỗi: “Xin lỗi.”
Trịnh Thừa Diễn đang cúi đầu cài cúc áo, nghe anh nói vậy thì hỏi lại: “Tự nhiên lại xin lỗi cái gì?”
Văn Nhạn Thư không thể mô tả lại từng chi tiết cặn kẽ mà trong đầu mình vừa nghĩ, thế là anh lấy bừa một cái cớ: “Vừa nãy tôi không nên đá cửa, rất thất lễ.”
Trịnh Thừa Diễn ngạc nhiên quay sang nhìn Văn Nhạn Thư, một hồi lâu sau mới hiểu được “vừa nãy” mà anh nói là lúc nào: “Tôi nhìn hết từ trên xuống dưới của em rồi mà em còn xin lỗi tôi, thế tôi mà làm chút chuyện quá đáng hơn nữa thì có khi em phải cảm ơn tôi đấy nhỉ?”
Văn Nhạn Thư không nói gì, lại cầm lấy hai cái cà vạt giơ lên trước ngực Trịnh Thừa Diễn để so sánh như lần trước anh đã làm.
Trịnh Thừa Diễn đứng đó mặc anh muốn làm gì thì làm, nhưng môi lưỡi lại nói liên miên không ngừng: “Huống hồ còn đang ở nhà mình, nói cái gì mà thất lễ với không thất lễ, sau này em thích làm gì thì cứ làm, trừ bạo lực gia đình ra.”
Văn Nhạn Thư rời mắt khỏi hai cái cà vạt trên tay: “Tôi không phải loại người đó.”
“Tôi đang nói đến bạo lực chiến tranh lạnh trong gia đình.” Trịnh Thừa Diễn hệt như một người có nội hàm, “Chọn xong chưa? Sắp muộn làm rồi.”
Văn Nhạn Thư chọn ra một chiếc cà vạt màu xám đậm có họa tiết từng mảng: “Hôm nay có phải đi xã giao không?”
“Buổi tối có một bữa tiệc.” Trịnh Thừa Diễn dựng cổ áo lên: “Thắt hộ tôi nhé?”
Văn Nhạn Thư ngẩng đầu nhìn thẳng vào ánh mắt của Trịnh Thừa Diễn, sau đó vội vàng tránh đi, giơ tay đeo cà vạt lên cổ hắn: “Anh tự làm đi.”
Trịnh Thừa Diễn cũng không ép anh, giơ tay chỉnh lại cà vạt cho cân nhau: “Sao em không hỏi tôi bữa tiệc tối nay là tụ tập với bạn bè hay bàn chuyện làm ăn với người khác?”
Từ trước đến nay, những chuyện này đều không nằm trong phạm vi can thiệp của Văn Nhạn Thư. Anh bước ra ngoài, chu đáo nhắc hắn một câu: “Đừng uống nhiều rượu.”
“Xã giao mà, chắc chắn phải uống nhiều rồi.” Trịnh Thừa Diễn rũ mắt thuận tay thắt nút cà vạt: “Tối nay bàn chuyện làm ăn với mấy người bên Nhà máy Tây Hà, chắc sẽ về muộn đấy, đến lúc đó em giữ lại cho tôi một ngọn đèn là được rồi.”
Bỗng dưng Văn Nhạn Thư vừa đi được hai bước đã quay lại giật lấy chiếc cà vạt trong tay hắn.
Một người lúc nãy còn chẳng thèm ngó ngàng gì đến chuyện thắt cà vạt, lúc này lại dính sát lên người hắn, kéo lỏng nút thắt mà Trịnh Thừa Diễn vừa siết lại: “Thắt kiểu khác đi.”
Chất vải mềm mại bóng loáng lộn đi lộn lại mấy vòng trong tay Văn Nhạn Thư loáng cái đã biến thành một nút thắt hoàn mỹ. Trịnh Thừa Diễn hưởng thụ cảm giác tay của đối phương thỉnh thoảng lại cách một lớp quần áo cọ lên ngực mình, hắn hỏi: “Tại sao lại thắt kiểu này?”
Văn Nhạn Thư đẩy nút thắt lên sát cổ áo của Trịnh Thừa Diễn rồi ngẩng đầu nhìn hắn: “Bởi vì kiểu này nhìn già dặn và tinh tế hơn.”
Trịnh Thừa Diễn cười ngả ngớn vạch trần anh: “Không phải là vì kiểu này khó cởi à?”
Văn Nhạn Thư buông chiếc cà vạt ra, vòng tay về sau gáy gập cổ áo xuống, từ nãy đến giờ tay anh vẫn luôn vuốt ve chỗ cổ áo, cũng không biết mình đang cố tình khiêu khích ai nữa. Anh gập ngón tay lại, dùng khớp xương gồ lên cọ vào yết hầu của Trịnh Thừa Diễn rồi nói: “Về nhà sớm một chút.”
Vốn dĩ Trịnh Thừa Diễn chỉ muốn trêu anh một câu là đủ rồi, nhưng hành động của Văn Nhạn Thư lại khiến hắn sinh ra chút tâm tư.
Làm gì còn tâm trí quan tâm liệu cuộc họp sáng nay có bị muộn hay không nữa, Trịnh Thừa Diễn lề mà lề mề đứng trong phòng thay đổi một lúc lâu, mặc quần áo sửa sang đầu tóc xong vẫn chưa chịu thôi, lại còn chạy đến tủ nước hoa, quay qua khiêm tốn hỏi ý kiến người bên cạnh: “Nước hoa thì sao, xịt loại nào hợp?”
Văn Nhạn Thư biết tính Trịnh Thừa Diễn. Hắn không phải kiểu người có niềm đam mê với nước hoa, hầu hết nước hoa trong tủ đều là quà tặng của các nhãn hàng, một số khác là hắn tiện tay mua để phối với trang phục và môi trường trong những dịp quan trọng, thường dùng một lần sẽ bỏ xó. Vậy nên việc lãng phí chút thời gian quý báu của buổi sáng vào việc chọn nước hoa tất nhiên là vì buổi tiệc xã giao tối nay rất đặc biệt.
Không thể nói rõ sự khó chịu trong lòng đến từ lý do gì, Văn Nhạn Thư đang định rời khỏi phòng Trịnh Thừa Diễn, nghe hắn nói vậy thì lập tức dừng bước, cũng đứng trước tủ chăm chú lựa nước hoa.
Không quá lấn át người khác thì trực tiếp bỏ qua Fougère Phương Đông vốn đã mang trong mình cảm giác sang trọng quý phái. Tiệc xã giao bàn chuyện làm ăn thì hương thủy sinh lãnh cảm xa cách cũng không phù hợp lắm, lại nghĩ đến ngôi sao nhỏ ngọt ngào của Hi Hòa, Văn Nhạn Thư tự ý làm chủ, thẳng thừng bỏ qua mùi xạ hương đầy dã tính.
Mục tiêu của anh rất rõ ràng, sau khi đầu ngón tay lướt qua một lượt các chai thủy tinh khác nhau thì dừng lại trước Hầu tước Sade – nắm giữ câu chuyện về nước hoa. Người nào hiểu được sẽ cảm thấy những người dùng nó mang đến một cảm giác có rất nhiều câu chuyện, nhưng người nào không thích sẽ chỉ thấy hương đầu của nó đầy mùi da kỳ lạ và nhàm chán.
Thứ Văn Nhạn Thư muốn chính là một tay ngang không hiểu về nước hoa, khi tiếp xúc với Trịnh Thừa Diễn sẽ có ấn tượng ban đầu với hắn, cho rằng hắn là một người cấm dục nhã nhặn.
Bên người có một cánh tay đang chìa ra, Trịnh Thừa Diễn ra hiệu bảo anh đưa nước hoa cho hắn. Văn Nhạn Thư không đưa chai nước hoa cho hắn mà tiến tới kéo lấy cổ áo của chồng mình, nhanh chóng sáp lại gần. Ngay lúc người kia bất ngờ không kịp phản ứng lại, anh thả tay ra, xịt một ít nước hoa vào bên cổ Trịnh Thừa Diễn.
“Hương đầu chỉ giữ được khoảng nửa tiếng thôi.” Văn Nhạn Thư không muốn cho những người trong bữa tiệc nhìn thấu ý tứ truyền tải ở tầng hương sau: “Trước khi vào tiệc nhớ xịt lại lần nữa.”
Hai người đứng trong phòng thay đồ chật chội gần mười lăm phút đồng hồ, cuối cùng Trịnh Thừa Diễn cũng cầm một cái áo khoác ra ngoài: “Tôi để áo khoác hôm qua em cho mượn ở phòng làm việc rồi, để hôm khác tôi bảo thư ký cầm đến tiệm giặt khô rồi trả em sau.”
Bản thân Văn Nhạn Thư cũng đang giữ một chiếc áo khoác của Trịnh Thừa Diễn nên anh không hỏi gì thêm: “Không sao, tôi không cần dùng vội.”
Trịnh Thừa Diễn chuẩn bị xuống lầu, lúc quay lại nhìn thì thấy Văn Nhạn Thư vẫn đang cúi người tìm thứ gì đó quanh giường của mình, hắn hỏi: “Tìm Mocha à? Không cần quan tâm đến nó đâu.”
“Nó tha đồ của tôi đi mất rồi.” Văn Nhạn Thư đáp.
“Đồ có giá trị à?” Trịnh Thừa Diễn hỏi.
“Phụ kiện trên áo sơ mi thôi.” Khi đó Mocha chạy nhanh quá, Văn Nhạn Thư cũng không nhìn rõ nó tha cái gì: “Hình như là một dải ruy băng màu trắng, loại buộc thành nơ ở cổ áo ấy.”
Thật ra Văn Nhạn Thư cũng không hay động đến chiếc áo đó lắm nên cũng không có hứng đi tìm, anh đứng thẳng người, đi cùng Trịnh Thừa Diễn ra khỏi phòng ngủ: “Thôi kệ đi.”
Trịnh Thừa Diễn đầy vẻ đăm chiêu, nói: “Bao giờ tôi tìm được sẽ mang sang cho em.”
Văn Nhạn Thư gật khẽ, đầu óc còn đang bị một mối nghi vấn khác chiếm đóng. Không tìm thấy phụ kiện thì thôi kệ, nhưng sao bó hoa to tướng như thế lại không thấy đâu nhỉ?
Mối nghi vấn cứ nghẹn ứ trong lòng suốt một đường cho tới khi ra đến bãi đỗ xe. Hai chiếc ôtô một đen một xám đỗ sát nhau, hai người tách ra đi đến cạnh ghế lái trên xe của mình.
Trịnh Thừa Diễn mở cửa xe, không vội ngồi vào trong mà đứng ngoài nói: “Trời mưa đường trơn lắm, lái xe chậm thôi.”
Văn Nhạn Thư cầm chìa khóa xe trong tay, có qua có lại đáp lễ bằng một câu dặn dò: “Tối nay uống rượu không được tự lái xe, bảo tài xế đến đón hoặc gọi cho tôi cũng được.”
Trịnh Thừa Diễn mỉm cười, giống như một lời từ chối khéo léo cũng giống như một câu trêu ghẹo: “Em ở nhà chờ tôi là được rồi.”
Màn mưa dày đặc, hai chiếc xe một trước một sau phóng ra khỏi bãi đỗ xe, sau đó mỗi người rẽ sang một hướng khác nhau ngay tại ngã tư phía trước khu Tinh Đàm.
Lúc sắp đến công ty, Văn Nhạn Thư nhận được một cuộc điện thoại. Giọng của người ở đầu dây bên kia hơi trầm mang theo âm khàn, Văn Nhạn Thư vừa nghe đã biết xảy ra chuyện gì: “Hay là cậu mặc quần áo vào rồi hãy nói chuyện với tôi?”
“Vẫn mặc mà.” Bùi Dương nói: “Bây giờ mới là mấy giờ mà các thông tin liên quan đến buổi giám định sản phẩm của Nafeli đã được đẩy đến điện thoại của tôi rồi, vừa mở ra chưa lướt được cái gì đã nhìn thấy ảnh của cậu, suýt nữa thì không nhận ra đấy.”
Văn Nhạn Thư nghe ra ý ở ngoài lời, đây là đang trách móc bạn thân với nhau mà lâu quá rồi không tụ tập đây mà.
Lần trước bận chuẩn bị cho buổi diễn thuyết nên mới từ chối lời mời, lần này Văn Nhạn Thư chủ động hẹn gặp: “Tôi để lại cho cậu một bộ trong bộ sưu tập hương liệu mà buổi giám định vừa đưa ra, ngày mai sẽ mang đến cho cậu.”
Bùi Dương nghe thế thì hí hửng vô cùng, cất giọng điệu lười biếng sau khi làm xong chuyện nào đó lên và nói: “Gọi cả chồng cậu đi cùng đi.”
Thấy biển hiệu to đùng của Nafeli ở trước mặt, Văn Nhạn Thư xoay vô lăng: “Tính sau đi. Không nói chuyện nữa, đến công ty rồi.”
Văn Nhạn Thư cảm thấy mình khá có duyên với Quan Nhung của bộ phận thị trường, từ bãi đỗ xe đi thang máy lên tầng 12, ở giữa đường dừng lại mà cũng có thể gặp được Quan Nhung vừa mới quẹt thẻ chấm công đang cuống cuồng chạy vào thang máy. Cô ấy cầm lấy cái bánh kếp ăn rất vội vàng, Văn Nhạn Thư cố chịu mùi trứng gà và hành hoa trộn lẫn vào nhau, không nói gì.
Ai ngờ Quan Nhung lại lên tiếng bắt chuyện với anh trước: “Tổ trưởng Văn, anh có biết loại nước hoa chủ đề mới của Chấp Vị không? Nghe nói từ thứ hai tuần sau sẽ bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền.”
Tương đương với chuyện đó là các quảng cáo nước hoa do IDR sản xuất cho Chấp Vị cũng sắp được tung ra ở nhiều nơi, Văn Nhạn Thư vừa phủi bụi lông cừu trên cổ tay áo vừa nói: “Hôm nay bộ phận tiếp thị họp, chắc là sẽ đề cập đến chuyện này.”
“Đúng vậy, chắc chắn các sếp sẽ bắt chúng ta phân tích dữ liệu cạnh tranh trên mọi mặt, đây lại là một hạng mục lớn của công ty.” Quan Nhung ăn nốt miếng bánh kếp cuối cùng: “Giáng Sinh năm nay Nafeli không tham gia cạnh tranh trên thị trường, chắc chắn Lễ tình nhân năm sau sẽ không cam lòng chịu lép vế.”
Một loại nước hoa ra đời không chỉ dựa vào công lao nghiên cứu và phát triển của nhà điều chế, đằng sau đó còn có cả một quá trình nghiên cứu chuyên sâu của bộ phận thị trường và thiết kế bao bì cho chủ đề phù hợp. Văn Nhạn Thư biết Quan Nhung không có ý gì khác, nhưng vẫn chủ quan cho rằng đây là một lời thúc giục trá hình.
Đúng lúc thang máy lên đến tầng mười hai, anh để lại một câu “cùng nhau cố gắng” cho có lệ rồi quay người đi về phía phòng điều hương riêng của mình. Sau khi vào phòng anh cũng không mở cửa sổ, không mặc áo blouse mà mở sổ ghi chép xem qua ý tưởng đã bạc màu và những công thức điều chế bên trong.
Bỏ sổ ghi chép xuống, Văn Nhạn Thư rời khỏi ghế ngồi, đi đến đứng trước cửa sổ, ngắm nhìn màn mưa bên ngoài xuyên qua tấm kính mờ sương.
Lúc này Trịnh Thừa Diễn cũng đang đứng trước cửa sổ ngắm mưa, nhưng hắn không có tâm trạng ngắm nghía gì hết, chỉ đơn giản là đã quen đứng ở vị trí này mỗi khi gọi điện thoại: “Dì Lý, dì đã đến căn hộ chưa?”
“Không có gì, phiền dì tìm giúp tôi xem trong phòng ngủ có dải ruy băng màu trắng nào không, Mocha lấy nó từ cổ áo của Nhạn Thư.”
Nghe cô giúp việc đáp lời, Trịnh Thừa Diễn vội vàng ngăn lại: “Đừng để trong phòng của em ấy, dì giặt sạch sẽ phơi khô rồi để bên gối của tôi là được.”
“Cảm ơn.”
Trên đời này có một số người khi sinh ra phản ứng sẽ ngồi yên để bình tĩnh lại, nhưng có những người lại mặt dày vô sỉ cầu cứu người khác. Văn Nhạn Thư đóng đinh tại chỗ không nhúc nhích, cảm giác Trịnh Thừa Diễn khinh người quá đáng.
Lúc này, Trịnh Thừa Diễn mới từ phòng thay đồ thò đầu ra, nhìn thấy anh đứng ngoài liền vẫy tay: “Em đi đường chẳng phát ra tí tiếng động nào, tôi còn tưởng mình nghe nhầm rồi cơ. Mau qua đây giúp tôi một tay, cũng không thể bảo thư ký làm hộ chút chuyện nhỏ này được.”
Văn Nhạn Thư cứ nghĩ mình nghe lầm: “Anh còn định bảo thư ký làm giúp nữa sao?”
Trịnh Thừa Diễn lại quay người về phòng thay đồ: “Không hay nhờ đến thư ký lắm, tôi vẫn thấy để em làm sẽ có cảm giác hơn.”
Văn Nhạn Thư cảm thấy tai mình ù đi, bên cạnh chỉ còn những tiếng ong ong ầm ĩ, lúc này cũng không còn tâm trí nhớ ra mình đã từng làm chuyện đó giúp Trịnh Thừa Diễn từ khi nào nữa. Nửa câu đầu của đối phương đã đánh lui lý trí của anh, một giây xúc động đã khiến anh sải bước vào căn phòng đối diện, lớn tiếng chất vấn: “Anh làm như vậy liệu có…”
Cửa phòng thay đồ mở toang, toàn cảnh bên trong bày ra trước mắt, làm gì có mũi tên nào đã lên dây. Trên người Trịnh Thừa Diễn vẫn mặc quần áo chỉnh tề, hắn vừa cài cúc áo sơ mi vừa đối mặt với sáu bảy cái cà vạt mà nhức hết cả đầu: “Nhạn Thư, em chọn cho tôi một cái nhìn không quá lấn át người khác đi.”
Văn Nhạn Thư dựa người vào khung cửa, trái tim đang treo lơ lửng dần được đặt về chỗ cũ, chỉ hận bản thân mình đã hiểu lầm đối phương biết bao lần mà vẫn không chịu rút kinh nghiệm.
Nỗi bất an hóa thành sự hổ thẹn, Văn Nhạn Thư đi qua đứng bên cạnh Trịnh Thừa Diễn, tiện tay cầm lấy một cái cà vạt, vì mình đã lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử nên chỉ đành cúi đầu xin lỗi: “Xin lỗi.”
Trịnh Thừa Diễn đang cúi đầu cài cúc áo, nghe anh nói vậy thì hỏi lại: “Tự nhiên lại xin lỗi cái gì?”
Văn Nhạn Thư không thể mô tả lại từng chi tiết cặn kẽ mà trong đầu mình vừa nghĩ, thế là anh lấy bừa một cái cớ: “Vừa nãy tôi không nên đá cửa, rất thất lễ.”
Trịnh Thừa Diễn ngạc nhiên quay sang nhìn Văn Nhạn Thư, một hồi lâu sau mới hiểu được “vừa nãy” mà anh nói là lúc nào: “Tôi nhìn hết từ trên xuống dưới của em rồi mà em còn xin lỗi tôi, thế tôi mà làm chút chuyện quá đáng hơn nữa thì có khi em phải cảm ơn tôi đấy nhỉ?”
Văn Nhạn Thư không nói gì, lại cầm lấy hai cái cà vạt giơ lên trước ngực Trịnh Thừa Diễn để so sánh như lần trước anh đã làm.
Trịnh Thừa Diễn đứng đó mặc anh muốn làm gì thì làm, nhưng môi lưỡi lại nói liên miên không ngừng: “Huống hồ còn đang ở nhà mình, nói cái gì mà thất lễ với không thất lễ, sau này em thích làm gì thì cứ làm, trừ bạo lực gia đình ra.”
Văn Nhạn Thư rời mắt khỏi hai cái cà vạt trên tay: “Tôi không phải loại người đó.”
“Tôi đang nói đến bạo lực chiến tranh lạnh trong gia đình.” Trịnh Thừa Diễn hệt như một người có nội hàm, “Chọn xong chưa? Sắp muộn làm rồi.”
Văn Nhạn Thư chọn ra một chiếc cà vạt màu xám đậm có họa tiết từng mảng: “Hôm nay có phải đi xã giao không?”
“Buổi tối có một bữa tiệc.” Trịnh Thừa Diễn dựng cổ áo lên: “Thắt hộ tôi nhé?”
Văn Nhạn Thư ngẩng đầu nhìn thẳng vào ánh mắt của Trịnh Thừa Diễn, sau đó vội vàng tránh đi, giơ tay đeo cà vạt lên cổ hắn: “Anh tự làm đi.”
Trịnh Thừa Diễn cũng không ép anh, giơ tay chỉnh lại cà vạt cho cân nhau: “Sao em không hỏi tôi bữa tiệc tối nay là tụ tập với bạn bè hay bàn chuyện làm ăn với người khác?”
Từ trước đến nay, những chuyện này đều không nằm trong phạm vi can thiệp của Văn Nhạn Thư. Anh bước ra ngoài, chu đáo nhắc hắn một câu: “Đừng uống nhiều rượu.”
“Xã giao mà, chắc chắn phải uống nhiều rồi.” Trịnh Thừa Diễn rũ mắt thuận tay thắt nút cà vạt: “Tối nay bàn chuyện làm ăn với mấy người bên Nhà máy Tây Hà, chắc sẽ về muộn đấy, đến lúc đó em giữ lại cho tôi một ngọn đèn là được rồi.”
Bỗng dưng Văn Nhạn Thư vừa đi được hai bước đã quay lại giật lấy chiếc cà vạt trong tay hắn.
Một người lúc nãy còn chẳng thèm ngó ngàng gì đến chuyện thắt cà vạt, lúc này lại dính sát lên người hắn, kéo lỏng nút thắt mà Trịnh Thừa Diễn vừa siết lại: “Thắt kiểu khác đi.”
Chất vải mềm mại bóng loáng lộn đi lộn lại mấy vòng trong tay Văn Nhạn Thư loáng cái đã biến thành một nút thắt hoàn mỹ. Trịnh Thừa Diễn hưởng thụ cảm giác tay của đối phương thỉnh thoảng lại cách một lớp quần áo cọ lên ngực mình, hắn hỏi: “Tại sao lại thắt kiểu này?”
Văn Nhạn Thư đẩy nút thắt lên sát cổ áo của Trịnh Thừa Diễn rồi ngẩng đầu nhìn hắn: “Bởi vì kiểu này nhìn già dặn và tinh tế hơn.”
Trịnh Thừa Diễn cười ngả ngớn vạch trần anh: “Không phải là vì kiểu này khó cởi à?”
Văn Nhạn Thư buông chiếc cà vạt ra, vòng tay về sau gáy gập cổ áo xuống, từ nãy đến giờ tay anh vẫn luôn vuốt ve chỗ cổ áo, cũng không biết mình đang cố tình khiêu khích ai nữa. Anh gập ngón tay lại, dùng khớp xương gồ lên cọ vào yết hầu của Trịnh Thừa Diễn rồi nói: “Về nhà sớm một chút.”
Vốn dĩ Trịnh Thừa Diễn chỉ muốn trêu anh một câu là đủ rồi, nhưng hành động của Văn Nhạn Thư lại khiến hắn sinh ra chút tâm tư.
Làm gì còn tâm trí quan tâm liệu cuộc họp sáng nay có bị muộn hay không nữa, Trịnh Thừa Diễn lề mà lề mề đứng trong phòng thay đổi một lúc lâu, mặc quần áo sửa sang đầu tóc xong vẫn chưa chịu thôi, lại còn chạy đến tủ nước hoa, quay qua khiêm tốn hỏi ý kiến người bên cạnh: “Nước hoa thì sao, xịt loại nào hợp?”
Văn Nhạn Thư biết tính Trịnh Thừa Diễn. Hắn không phải kiểu người có niềm đam mê với nước hoa, hầu hết nước hoa trong tủ đều là quà tặng của các nhãn hàng, một số khác là hắn tiện tay mua để phối với trang phục và môi trường trong những dịp quan trọng, thường dùng một lần sẽ bỏ xó. Vậy nên việc lãng phí chút thời gian quý báu của buổi sáng vào việc chọn nước hoa tất nhiên là vì buổi tiệc xã giao tối nay rất đặc biệt.
Không thể nói rõ sự khó chịu trong lòng đến từ lý do gì, Văn Nhạn Thư đang định rời khỏi phòng Trịnh Thừa Diễn, nghe hắn nói vậy thì lập tức dừng bước, cũng đứng trước tủ chăm chú lựa nước hoa.
Không quá lấn át người khác thì trực tiếp bỏ qua Fougère Phương Đông vốn đã mang trong mình cảm giác sang trọng quý phái. Tiệc xã giao bàn chuyện làm ăn thì hương thủy sinh lãnh cảm xa cách cũng không phù hợp lắm, lại nghĩ đến ngôi sao nhỏ ngọt ngào của Hi Hòa, Văn Nhạn Thư tự ý làm chủ, thẳng thừng bỏ qua mùi xạ hương đầy dã tính.
Mục tiêu của anh rất rõ ràng, sau khi đầu ngón tay lướt qua một lượt các chai thủy tinh khác nhau thì dừng lại trước Hầu tước Sade – nắm giữ câu chuyện về nước hoa. Người nào hiểu được sẽ cảm thấy những người dùng nó mang đến một cảm giác có rất nhiều câu chuyện, nhưng người nào không thích sẽ chỉ thấy hương đầu của nó đầy mùi da kỳ lạ và nhàm chán.
Thứ Văn Nhạn Thư muốn chính là một tay ngang không hiểu về nước hoa, khi tiếp xúc với Trịnh Thừa Diễn sẽ có ấn tượng ban đầu với hắn, cho rằng hắn là một người cấm dục nhã nhặn.
Bên người có một cánh tay đang chìa ra, Trịnh Thừa Diễn ra hiệu bảo anh đưa nước hoa cho hắn. Văn Nhạn Thư không đưa chai nước hoa cho hắn mà tiến tới kéo lấy cổ áo của chồng mình, nhanh chóng sáp lại gần. Ngay lúc người kia bất ngờ không kịp phản ứng lại, anh thả tay ra, xịt một ít nước hoa vào bên cổ Trịnh Thừa Diễn.
“Hương đầu chỉ giữ được khoảng nửa tiếng thôi.” Văn Nhạn Thư không muốn cho những người trong bữa tiệc nhìn thấu ý tứ truyền tải ở tầng hương sau: “Trước khi vào tiệc nhớ xịt lại lần nữa.”
Hai người đứng trong phòng thay đồ chật chội gần mười lăm phút đồng hồ, cuối cùng Trịnh Thừa Diễn cũng cầm một cái áo khoác ra ngoài: “Tôi để áo khoác hôm qua em cho mượn ở phòng làm việc rồi, để hôm khác tôi bảo thư ký cầm đến tiệm giặt khô rồi trả em sau.”
Bản thân Văn Nhạn Thư cũng đang giữ một chiếc áo khoác của Trịnh Thừa Diễn nên anh không hỏi gì thêm: “Không sao, tôi không cần dùng vội.”
Trịnh Thừa Diễn chuẩn bị xuống lầu, lúc quay lại nhìn thì thấy Văn Nhạn Thư vẫn đang cúi người tìm thứ gì đó quanh giường của mình, hắn hỏi: “Tìm Mocha à? Không cần quan tâm đến nó đâu.”
“Nó tha đồ của tôi đi mất rồi.” Văn Nhạn Thư đáp.
“Đồ có giá trị à?” Trịnh Thừa Diễn hỏi.
“Phụ kiện trên áo sơ mi thôi.” Khi đó Mocha chạy nhanh quá, Văn Nhạn Thư cũng không nhìn rõ nó tha cái gì: “Hình như là một dải ruy băng màu trắng, loại buộc thành nơ ở cổ áo ấy.”
Thật ra Văn Nhạn Thư cũng không hay động đến chiếc áo đó lắm nên cũng không có hứng đi tìm, anh đứng thẳng người, đi cùng Trịnh Thừa Diễn ra khỏi phòng ngủ: “Thôi kệ đi.”
Trịnh Thừa Diễn đầy vẻ đăm chiêu, nói: “Bao giờ tôi tìm được sẽ mang sang cho em.”
Văn Nhạn Thư gật khẽ, đầu óc còn đang bị một mối nghi vấn khác chiếm đóng. Không tìm thấy phụ kiện thì thôi kệ, nhưng sao bó hoa to tướng như thế lại không thấy đâu nhỉ?
Mối nghi vấn cứ nghẹn ứ trong lòng suốt một đường cho tới khi ra đến bãi đỗ xe. Hai chiếc ôtô một đen một xám đỗ sát nhau, hai người tách ra đi đến cạnh ghế lái trên xe của mình.
Trịnh Thừa Diễn mở cửa xe, không vội ngồi vào trong mà đứng ngoài nói: “Trời mưa đường trơn lắm, lái xe chậm thôi.”
Văn Nhạn Thư cầm chìa khóa xe trong tay, có qua có lại đáp lễ bằng một câu dặn dò: “Tối nay uống rượu không được tự lái xe, bảo tài xế đến đón hoặc gọi cho tôi cũng được.”
Trịnh Thừa Diễn mỉm cười, giống như một lời từ chối khéo léo cũng giống như một câu trêu ghẹo: “Em ở nhà chờ tôi là được rồi.”
Màn mưa dày đặc, hai chiếc xe một trước một sau phóng ra khỏi bãi đỗ xe, sau đó mỗi người rẽ sang một hướng khác nhau ngay tại ngã tư phía trước khu Tinh Đàm.
Lúc sắp đến công ty, Văn Nhạn Thư nhận được một cuộc điện thoại. Giọng của người ở đầu dây bên kia hơi trầm mang theo âm khàn, Văn Nhạn Thư vừa nghe đã biết xảy ra chuyện gì: “Hay là cậu mặc quần áo vào rồi hãy nói chuyện với tôi?”
“Vẫn mặc mà.” Bùi Dương nói: “Bây giờ mới là mấy giờ mà các thông tin liên quan đến buổi giám định sản phẩm của Nafeli đã được đẩy đến điện thoại của tôi rồi, vừa mở ra chưa lướt được cái gì đã nhìn thấy ảnh của cậu, suýt nữa thì không nhận ra đấy.”
Văn Nhạn Thư nghe ra ý ở ngoài lời, đây là đang trách móc bạn thân với nhau mà lâu quá rồi không tụ tập đây mà.
Lần trước bận chuẩn bị cho buổi diễn thuyết nên mới từ chối lời mời, lần này Văn Nhạn Thư chủ động hẹn gặp: “Tôi để lại cho cậu một bộ trong bộ sưu tập hương liệu mà buổi giám định vừa đưa ra, ngày mai sẽ mang đến cho cậu.”
Bùi Dương nghe thế thì hí hửng vô cùng, cất giọng điệu lười biếng sau khi làm xong chuyện nào đó lên và nói: “Gọi cả chồng cậu đi cùng đi.”
Thấy biển hiệu to đùng của Nafeli ở trước mặt, Văn Nhạn Thư xoay vô lăng: “Tính sau đi. Không nói chuyện nữa, đến công ty rồi.”
Văn Nhạn Thư cảm thấy mình khá có duyên với Quan Nhung của bộ phận thị trường, từ bãi đỗ xe đi thang máy lên tầng 12, ở giữa đường dừng lại mà cũng có thể gặp được Quan Nhung vừa mới quẹt thẻ chấm công đang cuống cuồng chạy vào thang máy. Cô ấy cầm lấy cái bánh kếp ăn rất vội vàng, Văn Nhạn Thư cố chịu mùi trứng gà và hành hoa trộn lẫn vào nhau, không nói gì.
Ai ngờ Quan Nhung lại lên tiếng bắt chuyện với anh trước: “Tổ trưởng Văn, anh có biết loại nước hoa chủ đề mới của Chấp Vị không? Nghe nói từ thứ hai tuần sau sẽ bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền.”
Tương đương với chuyện đó là các quảng cáo nước hoa do IDR sản xuất cho Chấp Vị cũng sắp được tung ra ở nhiều nơi, Văn Nhạn Thư vừa phủi bụi lông cừu trên cổ tay áo vừa nói: “Hôm nay bộ phận tiếp thị họp, chắc là sẽ đề cập đến chuyện này.”
“Đúng vậy, chắc chắn các sếp sẽ bắt chúng ta phân tích dữ liệu cạnh tranh trên mọi mặt, đây lại là một hạng mục lớn của công ty.” Quan Nhung ăn nốt miếng bánh kếp cuối cùng: “Giáng Sinh năm nay Nafeli không tham gia cạnh tranh trên thị trường, chắc chắn Lễ tình nhân năm sau sẽ không cam lòng chịu lép vế.”
Một loại nước hoa ra đời không chỉ dựa vào công lao nghiên cứu và phát triển của nhà điều chế, đằng sau đó còn có cả một quá trình nghiên cứu chuyên sâu của bộ phận thị trường và thiết kế bao bì cho chủ đề phù hợp. Văn Nhạn Thư biết Quan Nhung không có ý gì khác, nhưng vẫn chủ quan cho rằng đây là một lời thúc giục trá hình.
Đúng lúc thang máy lên đến tầng mười hai, anh để lại một câu “cùng nhau cố gắng” cho có lệ rồi quay người đi về phía phòng điều hương riêng của mình. Sau khi vào phòng anh cũng không mở cửa sổ, không mặc áo blouse mà mở sổ ghi chép xem qua ý tưởng đã bạc màu và những công thức điều chế bên trong.
Bỏ sổ ghi chép xuống, Văn Nhạn Thư rời khỏi ghế ngồi, đi đến đứng trước cửa sổ, ngắm nhìn màn mưa bên ngoài xuyên qua tấm kính mờ sương.
Lúc này Trịnh Thừa Diễn cũng đang đứng trước cửa sổ ngắm mưa, nhưng hắn không có tâm trạng ngắm nghía gì hết, chỉ đơn giản là đã quen đứng ở vị trí này mỗi khi gọi điện thoại: “Dì Lý, dì đã đến căn hộ chưa?”
“Không có gì, phiền dì tìm giúp tôi xem trong phòng ngủ có dải ruy băng màu trắng nào không, Mocha lấy nó từ cổ áo của Nhạn Thư.”
Nghe cô giúp việc đáp lời, Trịnh Thừa Diễn vội vàng ngăn lại: “Đừng để trong phòng của em ấy, dì giặt sạch sẽ phơi khô rồi để bên gối của tôi là được.”
“Cảm ơn.”