Chương : 9
- Không may cho Hastoryy Taft đã sinh vào một gia đình quá thành đạt. Ông bố đẹp trai của cô là người sáng lập và chủ tịch một hãng máy tính lớn ở Memphis Tennessee, bà mẹ duyên dáng là nhà di truyền học, và hai chị gái sinh đôi của cô cũng quyến rũ, thông minh và đầy tham vọng như cha mẹ họ. Nhà họ Taft nằm trong số những gia đình xuất chúng nhất ở Memphis.
Hastoryy xuất hiện một cách phiền toái khi các chị cô được sáu tuổi - Hastoryy là một sơ xuất nhỏ của chúng tôi, - mẹ cô nói với bạn bè. - Tôi đã muốn phá thai nhưng Fred phản đối. Bây giờ thì anh ấy lại tiếc.
Trong khi các cô chị nồi trội ở mọi nơi mọi lúc thì Hastoryy chỉ luôn ở mức làng nhàng. Họ sáng láng, còn Hastoryy mờ nhạt. Các chị cô học nói khi chín tháng còn Hastoryy cho đến lúc gần hai tuổi mới thốt ra được từ đầu tiên.
- Chúng tôi gọi nó là "con lật đật". - Cha cô cười. - Hastoryy là con vịt xấu xí của.gia đình Taft. Có điều tôi không bao giờ nghĩ sẽ có ngày nó hoá thành thiên nga.
- Không phải Hastoryy xấu xí, nhưng cũng chẳng thể bảo cô bé là xinh đẹp. Cô trông bình thường, với khuôn mặt gày quắt, một nhúm tóc vàng hoe và một thân hình chẳng đáng ghen tỵ. Cái mà Hastoryy có là tâm tính vui tươi, hiền dịu lạ thường, một phẩn chất chẳng lấy gì làm quý hoá trong một gia đình ganh đua nhau về tham vọng như vậy.
Từ khi còn bé tý, mong ước lớn nhất của Hastoryy đã làm sao cho bố mẹ cùng các chị vừa lòng và yêu quý cô. Đó là một cố gắng vô ích. Bố mẹ cô bận rộn với sự nghiệp của họ, và các chị cô còn mải đoạt vương miện trong các cuộc thi hoa hậu và giành học bổng.
Vô tình hay hữu ý, cả gia đình đã gieo vào Hastoryy mặc cảm thua kém sâu xa.
Ở trường trung học, Hastoryy nổi tiếng với biệt hiệu "cô dựa tường". Cô một mình đến dự các bữa tiệc khiêu vũ của trường, luôn cười mỉm, cố không tỏ ra mình thảm hại đến mức nào, vì cô không muốn làm người khác mất vui. Cô nhìn các chị được những chàng trai nổi tiếng nhất trường đến tận nhà đón đi, để rồi sau đó lủi thủi về phòng mình đánh vật với bài tập. Và cố nén khóc.
Vào những dịp cuối tuần và kỳ nghỉ hè, Hastoryy kiếm được tiền tiêu vặt nhờ trông trẻ. Cô thích chăm sóc trẻ con, và lũ trẻ yêu quý cô. Khi nào không làm việc, Hastoryy đi thám hiểm Memphis một mình. Cô đi thăm Graceland nơi Elvis Presley đã từng sống và đi dạo phố Beale, nơi nhạc blue ra đời. Cô lang thang khắp bảo tàng Pink Palace và Cung thiên văn. Cô tham quan bể cá.
Hastoryy luôn luôn đơn độc.
Cô không hề biết cuộc đời cô sắp biến đổi hoàn toàn.
Hastoryy biết nhiều bạn gái cùng lớp cô đã được nếm mùi tình ái. Họ bàn luận không ngớt ở trường:
- Đằng ấy đã ngủ với Ricky chưa? Thật đáng mặt lắm…
- Joe tới được cực điểm rồi đấy…
- Đêm qua tớ đi với Tony. Mệt quá! Anh chàng hung thật! Đêm nay tớ phải "làm lại" mới được…
Hastoryy đứng nghe bọn họ xì xào, lòng đầy nỗi ghen ty cay đắng và một cảm giác rằng cô sẽ không bao giờ được biết nó ra sao. Ai cần đến mình cơ chứ!
Một tối thứ sáu, trường có vũ hội. Hastoryy đã định không đi, nhưng cha cô bảo.
- Này con, bố thấy lo đấy. Bố nghe các chị con kể, con là "cô dựa tường", và con không đi khiêu vũ vì con không có ai hẹn hò cả.
Hastoryy đỏ mặt.
- Không đúng, - Cô nói. - Có người hẹn con rồi, và con sẽ đi.
Lạy trời đừng cho bố hỏi ai hẹn với mình, Hastoryy thầm khấn.
Bố cô không hỏi.
Thế là Hastoryy lại lóc cóc đến vũ hội, ngồi trong xó quen thuộc của cô nhìn mọi người nhảy và vui thú.
Và rồi phép màu đã xuất hiện.
Roger Merton, đội trưởng đội bóng đá và là chàng trai được ái mộ nhất trường đang cãi nhau với cô bồ trên sàn nhảy. Gã đang say.
- Đồ khốn nạn ích kỷ! - Cô ta hét.
- Đồ con đĩ ngu ngốc!
- Đi mà bắt vít lấy một mình.
- Tao mà lại phải bắt vít một mình. Tao sẽ bắt vít con khác. Bất cứ con nào, tao muốn là được.
- Cứ việc! - Cô ả đùng đùng bỏ ra khỏi sàn nhảy.
Hastoryy không thể bỏ ngoài tai câu chuyện.
Merton bất chợt thấy cô đang giương mắt ngó gã.
- Nhìn cái con mẹ gì hả? - Gã nói líu ríu.
- Có gì đâu. - Hastoryy nói. - Tôi sẽ cho con đĩ ấy biết tay? Cô tưởng tôi không cho nó biết tay được hả?
- Tôi… có.
- Đúng rồi. Làm một… ly nhé!
Hastoryy ngập ngừng. Merton rõ ràng đang xỉn.
- Tôi không…
- Tuyệt! Tôi có một chai trong xe.
- Tôi không nghĩ là tôi…
Gã chụp lấy cánh tay Hastoryy và lôi cô ra khỏi phòng. Cô đi theo bởi vì không muốn gây lộn khiến mọi người chú ý tới.
Ra ngoài, Hastoryy cố gỡ ra.
- Roger, tôi chẳng chẳng hay ho gì đâu, tôi…
- Cô em là cái đếch gì vậy, chim non hả?
- Không, tôi…
- Thế thì được. Tới đi.
Gã dòng cô tới xe và mở cửa. Hastoryy đứng ngẩn ra giây lát.
- Vào đi - Tôi chỉ ngồi một lát thôi đấy, - cô nói.
Cô chui vào xe chỉ vì không muốn làm phiền lòng Roger. Gã nhảy vào ngồi cạnh.
- Chúng ta sẽ cho con ngốc ấy biết thế nào là lễ độ - Gã lôi ra chai bourbon. - Đây!
Hastoryy mới chỉ uống một lần và cô ghét rượu. Nhưng đây là Roger mời. Hắn còn muốn gì ở cô nữa nhỉ?
Cô nhìn gã và miễn cưỡng nhấp một ngụm nhỏ.
- Cô em được đấy, - gã nói. - Mới chuyển đến trường này hả?
Hastoryy đã học với gã được ba năm.
- Không, - Hastoryy ấp úng, - tôi…
Gã nhoài tới và thọc tay vào ngực cô.
Hoảng hốt, Hastoryy né người ra.
- Này! Thôi đi. Cô em không muốn làm vừa lòng anh sao? - Roger lè nhè hỏi.
Đó là một câu phù phép. Hastoryy muốn làm vừa lòng tất cả mọi người, và nếu đây là dịp để làm điều đó.
Trên băng ghế sau chật chội của chiếc xe Merton, lần đầu tiên trong đời Hastoryy được biết thế nào là tình dục và nó đã mở ra cho cô một thế giới mới đầy kinh ngạc. Hastoryy không mê sex lắm, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là Merton thấy khoái.
Mà gã khoái ghê thật điều khiến Hastoryy lấy làm ngạc nhiên. Gã sướng cứ mê tơi. Cô chưa từng thấy ai thích cái gì nhiều đến thế. Vậy ra đó là cách để làm vừa lòng một người đàn ông, Hastoryy nghĩ.
Đó là một phát hiện.
Hastoryy không thể tin nổi điều kỳ diệu vừa xảy ra.
Cô nằm trên giường, nghĩ tới cái vật cứng ngắc của Merton bên trong mình, tới rồi lui hối hả, gấp gáp, và rồi tiếng rên rỉ của gã.
- Ôi thế, thế… lạy Chúa, em tuyệt quá, Sally…
Hastoryy chẳng lấy thế làm phiền. Cô đã được làm vừa lòng đội trưởng đội bóng đá! Chàng trai nổi tiếng nhất trường! Thậm chí mình không biết mình làm gì lúc đó, Hastoryy nghĩ. Giá mà mình học được cách làm cho đàn ông sung sướng nhỉ…
Đó là lúc Hastoryy có phát hiện thứ hai.
Sáng hôm sau, Hastoryy đến Pleasure Chest, một hiệu sách tình dục trên phố Poplar và mua nửa tá sách về đề tài đó. Cô bí mật mang về nhà và đọc lén trong phòng riêng. Cô sửng sốt về những gì mình đang "thu nhập".
Cô lật lấy lật để những trang sách Vườn hoang, Kama Sutra, Nghệ thuật yêu đương của người Tibet, Thuật giả kim khoái lạc, rồi giở lại đọc từ đầu. Cô nghiền ngẫm những lời của Gedum Chopel và những bí quyết của Kanchinatha.
Cô nghiên cứu loạt tranh đầy kích động về ba mươi bảy tư thế làm tình và cô học ý nghĩa của các tư thế Trăng khuyết, Vòng tròn, Cánh sen, Vân đẳng.
Hastoryy đọc đến mức thành thạo tám kiểu làm tình và mười sáu con đường khoái lạc. Cô đã biết cách dạy đàn ông thực hiện karuma để tăng mạnh thêm khoái cảm của họ, ít nhất về mặt lý thuyết.
Hastoryy cảm thấy giờ đây cô đã sẵn sàng áp dụng kiến thức vào thực tế.
Trong Kama Sutra có mấy chương về kích thích tình dục cho người đàn ông, nhưng vì Hastoryy không biết kiếm đâu ra Hedysarum gungeticum, loại cây kshirika hay xanthochymus pictonus nên cô đành phải tìm cách thay thế riêng của mình.
Tuần sau, khi gặp Roger Merton ở lớp, Hastoryy lại gần gã và nói.
- Em rất thích tối hôm nọ đấy. Chúng ta có thể làm lại được không?
Phải mất một lúc gã mới nhớ ra Hastoryy là ai.
- Ồ. Tất nhiên. Tại sao lại không nhỉ? Tối nay các cụ nhà anh đi vắng. Tám giờ đến anh nhé.
Khi Hastoryy đến nhà Merton tối hôm đó, cô mang theo một chai xi rô nhỏ.
- Đề làm gì thế? - Merton hỏi.
- Em sẽ làm cho anh xem, - Hastoryy nói.
Và cô đã làm cho gã xem thật.
Hôm sau, Merton kể với đám bạn trai của gã ở trường về Hastoryy.
- Cô ta thật kỳ lạ, - gã nói. - Chúng mày không thể tin được cô ả có thể làm gì với một chai xi rô nhỏ ấm áp đâu.
Chiều hôm đó, tới nửa tá bọn con trai xin hẹn với Hastoryy. Từ đó trở đi, tối nào cô cũng vắng nhà.
Bọn con trai sướng điên, và điều đó làm Hastoryy rất hạnh phúc.
Bố mẹ Hastoryy mừng rỡ trước sự nổi tiếng của con gái.
- Con bé nhà tôi nảy nở hơi muộn. - Bố cô hãnh diện khoe. - Nhưng giờ đây nó là một Taft thật sự rồi.
Hastoryy luôn bị điểm kém về môn toán, và cô biết mình sẽ trưọt thẳng cẳng trong kỳ thi cuối năm. Giáo viên toán của cô, thầy Janson còn độc thân và ở ngay gần trường. Một tối nọ, Hastoryy đến thăm thầy. Ông mở cửa và nhìn cô ngạc nhiên.
- Hastoryy! Có chuyện gì thế?
- Em cần thầy giúp đỡ. - Hastoryy nói. - Bố em sẽ giết em nếu em trượt kỳ này. Em có mấy bài toán khó, thầy có vui lòng giảng giùm em không ạ?
Thầy Janson lưỡng lự.
- Thế này thì hơi bất thường, nhưng… thôi được.
Thầy Janson rất quý Hastoryy. Cô không như những cô gái khác trong lớp. Họ ồn ào mà lạnh nhạt, trong khi Hastoryy mẫn cảm và chu đáo, luôn tha thiết làm vừa ý mọi người. Giá mà cô có khả năng hơn về môn toán.
Thầy Janson ngồi cạnh Hastoryy trên đi văng và bắt đầu giảng về những rối rắm của logarit.
Hastoryy không quan tâm đến logarit. Trong khi nghe Janson nói, cô nhích gần vào thầy, mỗi lúc một sát hơn. Cô bắt đầu thở vào cổ, vào tai thầy, và trước khi kịp hiểu điều gì đang xảy ra, thầy Janson thấy quần mình đã bị kéo khoá.
Ông nhìn Hastoryy kinh ngạc.
- Em làm cái gì vậy?
- Em đã thèm muốn ngay từ lần đầu tiên gặp thầy, Hastoryy nói. Cô lôi trong bóp ra một hộp kem trứng.
- Cái gì thế này?
Rồi thầy sẽ biết…
Hastoryy được điểm A môn toán.
Không phải chỉ những món phụ trợ mà Hastoryy sử dụng đã làm nên tiếng tăm cho cô mà chính là những kiến thức cô lượm lặt được từ tất cả những cuốn sách tình dục cổ đại. Cô hiến cho bạn tình những kỹ xảo họ chưa bao giờ biết tới, vì chúng đã bị lãng quên hàng ngàn năm. Cô đã mang lại một ý nghĩa mới cho từ "khoái lạc".
Điểm số của cô tăng vùn vụt, và cô bỗng nhiên còn nổi tiếng hơn cả các chị mình hồi trung học. Cô ăn tối ở quán Con Mắt Phòng Kín và Câu lạc bộ Xe Đạp Bombay, cô được mời đi trượt băng ở Memphis Mall. Bọn con trai rủ cô đi trượt tuyết ở vách núi Cedar và bay nhảo lộn ở phi trường Landis.
Những năm học cao đẳng của Hastoryy cũng tưng bừng như vậy. Một hôm, vào bữa tối, cha cô bảo:
- Con sắp tốt nghiệp rồi. Đã đến lúc phải suy nghĩ về tương lai của con. Con đã biết mình muốn làm nghề gì chưa?
Cô trả lời ngay.
- Con muốn làm y tá.
Mặt cha cô đỏ tía lên.
- Ý con nói là bác sĩ.
- Không, bố ơi. Con…
- Con là một Taft. Nếu muốn vào ngành y, con phải là bác sĩ. Hiểu chưa.
- Vâng, thưa bố.
Hastoryy đã rất thành thật khi nói với cha là cô muốn trở thành y tá. Cô thích săn sóc con người, chăm chút đỡ đần cho họ. Cô kinh hoàng khi nghĩ đến việc phải trở thành thầy thuốc, phải chịu trách nhiệm trước sinh mạng của bệnh nhân nhưng Hastoryy biết cô không được làm cha cô thất vọng. Con là một Taft.
Điểm học cao đẳng của Hastoryy không đủ để cô được nhận vào trường y, nhưng thế lực của cha cô lại đủ. Ông là người có đóng góp lớn cho một trong những trường đại học y ở Knoxville, Tennessee. Ông đến gặp tiến sĩ Jim Pearson, chủ nhiệm khoa.
- Ông đã đòi hỏi một sự chiếu cố lớn, - Pearson nói. - Nhưng hãy thoả thuận thế này. Tôi sẽ nhận Hastoryy vào năm dự bị. Sau sáu tháng, nếu thấy cô ta không đủ sức học tiếp chúng tôi buộc phải…
- Vậy là được rồi - Taft ngắt lời. - Con bé sẽ khiến ông ngạc nhiên cho mà xem.
Ông Taft đã nói đúng.
Cha Hastoryy thu xếp cho cô ở Knoxville với một người anh họ của ông, đức cha Douglas Lipton.
Douglas Lipton là mục sư của nhà thờ đạo Tin Lành. Ông đã ngoài sáu mươi, có bà vợ trẻ hơn chục tuổi. Ông mục sư rất vui vì có Hastoryy trong nhà.
- Cô bé như một luồng gió mới. - Ông nói với bà.
Ông chưa từng gặp ai tha thiết làm vui lòng mọi người đến thế.
Ở trường y, Hastoryy học hành không đến nỗi não, nhưng cô thiếu chăm chỉ. Cô vào đây chẳng qua là để vừa lòng cha.
Các giáo viên quý Hastoryy. Có một vẻ dễ mến thực sự nơi cô khiến họ đều muốn cô học giỏi.
Thật trớ trêu, cô lại đặc biệt yếu môn gìải phẫu.
Đến tuần thứ tám, giáo viên giải phẫu gọi cô lên.
- Tôi e phải đánh trượt em mất thôi. - Ông nói buồn bã.
Mình không thể trượt, Hastoryy nghĩ. Mình không thể làm nhục cha mình. Boccaccio (1) khuyên thế nào ấy nhỉ?
Hastoryy tiến lại gần vị giáo sư.
- Em xin vào trường này là vì thầy. Em đã nghe tiếng thầy bao lâu nay. - Cô tiến sát hơn nữa. - Em muốn được như thầy. - Và sát hơn nữa. - Làm bác sĩ là tất cả đối với em. - Và sát hơn nữa. - Xin thầy giúp em với.
Một tiếng sau, khi Hastoryy rời khỏi phòng làm việc của ông ta, cô đã có đáp án cho kỳ thi tới.
Trước khi tốt nghiệp trường y, Hastoryy đã chài được một vài thầy giáo. Ở cô có một vẻ yếu đuối khiến họ không thể không muốn được bảo vệ, che chở cho cô.
Tất cả họ đều tưởng chính mình mới là người cám dỗ cô và họ cảm thấy có tội là đã lợi dụng sự ngây thơ của cô.
Tiến sĩ Jim Pearson là người cuối cùng không cưỡng nổi ý muốn tốt đẹp ấy. Những báo cáo về Hastoryy khiến ông ta nổi cơn tò mò. Có nhiều lời đồn đại về những ngón làm tình kỳ lạ của cô. Một hôm, ông ta cho vời Hastoryy đến để bàn về việc học tập. Cô mang theo một gói bột đường nhỏ, và cho tới cuối buổi chiều, tiến sĩ Pearson cũng không khác gì những ông thầy khác.
Hastoryy làm cho ông ta cảm thấy mình trẻ trung và ham muốn vô độ. Cô cho ông cảm thấy quyền lực của vua chúa với nô lệ, của thần thánh với tín đồ.
Ông cố không nghĩ đến vợ con.
Hastoryy thực sự quý mến đức cha Douglas Lipton, và cô lấy làm buồn thấy vợ ông là một người đàn bà lạnh lùng, lãnh cảm, luôn luôn dè bỉu ông. Hastoryy cảm thấy ông đáng thương quá. Ông không đáng phải chịu như thế, cô nghĩ. Ông cần được an ủi.
Một hôm, bà Lipton đi qua đêm thăm bà chị gái.
Nửa đêm hôm đó, Hastoryy bước vào phòng ngủ của ông mục sư. Cô khoả thân hoàn toàn.
Douglas…
Ông mở choàng mắt.
- Hastoryy? Cháu làm sao thế?
- Không. - Cô đáp. - Có thể nói chuyện với ông được không ạ.
- Tất nhiên. - Ông với tay định bật đèn.
- Đừng bật. - Cô trườn vào giường, lăn tới cạnh ông.
- Có chuyện gì thế? Cháu có ốm không?
- Em lo lắm.
- Chuyện gì vậy?
- Lo cho ông. Ông xứng đáng được yêu. Em muốn làm tình với ông.
Ông già tỉnh hẳn.
- Lạy Chúa tôi! Cháu còn trẻ con. Cháu đùa đấy hả?
- Không. Vợ ông chẳng cho ông chút tình yêu nào…
- Hastoryy, thật quá quắt! Quay về phòng cháu ngay và…
Ông cảm thấy rõ tấm thân trần của Hastoryy áp sát vào mình.
- Hastoryy, không thể như thế được. Bác…
Môi cô đã gắn lấy môi ông, thân thể cô đã trùm lên thân hình ông, và ông hoàn toàn bị cuốn theo. Cô ở trên giường ông suốt đêm hôm đó.
Sáu giờ sáng, cửa phòng ngủ mở toang, bà Lipton bước vào. Bà đứng đó, chòng chọc nhìn hai người, rói bỏ đi không nói một câu.
Hai giờ sau, cha Douglas Lipton tự sát trong gara của mình.
Hastoryy choáng váng khi hay tin. Cô không thể tin nổi điều đã xảy ra.
Cảnh sát trưởng đến nhà và nói chuyện với bà Lipton. Xong việc, ông ta đến tìm Hastoryy.
- Vì tôn trọng gia đình ông ấy, chúng tôi sẽ lập biên bản cái chết của đức cha Douglas Lipton như một vụ "tự sát không rõ nguyên nhân". Nhưng tôi có lời đề nghị cô hãy cuốn gói khỏi thành phố này và đừng bao giờ quay lại nữa.
Hastoryy đến bệnh viện Embarcadero Country ở San Francisco.
Với lời giới thiệu đầy tán tụng của tiến sĩ Jim Pearson.
Chú thích:
(1) Giovanni Boccacio (1313-1375), nhà văn Italia, nổi tiếng với tác phẩm "Mười ngày".
Hastoryy xuất hiện một cách phiền toái khi các chị cô được sáu tuổi - Hastoryy là một sơ xuất nhỏ của chúng tôi, - mẹ cô nói với bạn bè. - Tôi đã muốn phá thai nhưng Fred phản đối. Bây giờ thì anh ấy lại tiếc.
Trong khi các cô chị nồi trội ở mọi nơi mọi lúc thì Hastoryy chỉ luôn ở mức làng nhàng. Họ sáng láng, còn Hastoryy mờ nhạt. Các chị cô học nói khi chín tháng còn Hastoryy cho đến lúc gần hai tuổi mới thốt ra được từ đầu tiên.
- Chúng tôi gọi nó là "con lật đật". - Cha cô cười. - Hastoryy là con vịt xấu xí của.gia đình Taft. Có điều tôi không bao giờ nghĩ sẽ có ngày nó hoá thành thiên nga.
- Không phải Hastoryy xấu xí, nhưng cũng chẳng thể bảo cô bé là xinh đẹp. Cô trông bình thường, với khuôn mặt gày quắt, một nhúm tóc vàng hoe và một thân hình chẳng đáng ghen tỵ. Cái mà Hastoryy có là tâm tính vui tươi, hiền dịu lạ thường, một phẩn chất chẳng lấy gì làm quý hoá trong một gia đình ganh đua nhau về tham vọng như vậy.
Từ khi còn bé tý, mong ước lớn nhất của Hastoryy đã làm sao cho bố mẹ cùng các chị vừa lòng và yêu quý cô. Đó là một cố gắng vô ích. Bố mẹ cô bận rộn với sự nghiệp của họ, và các chị cô còn mải đoạt vương miện trong các cuộc thi hoa hậu và giành học bổng.
Vô tình hay hữu ý, cả gia đình đã gieo vào Hastoryy mặc cảm thua kém sâu xa.
Ở trường trung học, Hastoryy nổi tiếng với biệt hiệu "cô dựa tường". Cô một mình đến dự các bữa tiệc khiêu vũ của trường, luôn cười mỉm, cố không tỏ ra mình thảm hại đến mức nào, vì cô không muốn làm người khác mất vui. Cô nhìn các chị được những chàng trai nổi tiếng nhất trường đến tận nhà đón đi, để rồi sau đó lủi thủi về phòng mình đánh vật với bài tập. Và cố nén khóc.
Vào những dịp cuối tuần và kỳ nghỉ hè, Hastoryy kiếm được tiền tiêu vặt nhờ trông trẻ. Cô thích chăm sóc trẻ con, và lũ trẻ yêu quý cô. Khi nào không làm việc, Hastoryy đi thám hiểm Memphis một mình. Cô đi thăm Graceland nơi Elvis Presley đã từng sống và đi dạo phố Beale, nơi nhạc blue ra đời. Cô lang thang khắp bảo tàng Pink Palace và Cung thiên văn. Cô tham quan bể cá.
Hastoryy luôn luôn đơn độc.
Cô không hề biết cuộc đời cô sắp biến đổi hoàn toàn.
Hastoryy biết nhiều bạn gái cùng lớp cô đã được nếm mùi tình ái. Họ bàn luận không ngớt ở trường:
- Đằng ấy đã ngủ với Ricky chưa? Thật đáng mặt lắm…
- Joe tới được cực điểm rồi đấy…
- Đêm qua tớ đi với Tony. Mệt quá! Anh chàng hung thật! Đêm nay tớ phải "làm lại" mới được…
Hastoryy đứng nghe bọn họ xì xào, lòng đầy nỗi ghen ty cay đắng và một cảm giác rằng cô sẽ không bao giờ được biết nó ra sao. Ai cần đến mình cơ chứ!
Một tối thứ sáu, trường có vũ hội. Hastoryy đã định không đi, nhưng cha cô bảo.
- Này con, bố thấy lo đấy. Bố nghe các chị con kể, con là "cô dựa tường", và con không đi khiêu vũ vì con không có ai hẹn hò cả.
Hastoryy đỏ mặt.
- Không đúng, - Cô nói. - Có người hẹn con rồi, và con sẽ đi.
Lạy trời đừng cho bố hỏi ai hẹn với mình, Hastoryy thầm khấn.
Bố cô không hỏi.
Thế là Hastoryy lại lóc cóc đến vũ hội, ngồi trong xó quen thuộc của cô nhìn mọi người nhảy và vui thú.
Và rồi phép màu đã xuất hiện.
Roger Merton, đội trưởng đội bóng đá và là chàng trai được ái mộ nhất trường đang cãi nhau với cô bồ trên sàn nhảy. Gã đang say.
- Đồ khốn nạn ích kỷ! - Cô ta hét.
- Đồ con đĩ ngu ngốc!
- Đi mà bắt vít lấy một mình.
- Tao mà lại phải bắt vít một mình. Tao sẽ bắt vít con khác. Bất cứ con nào, tao muốn là được.
- Cứ việc! - Cô ả đùng đùng bỏ ra khỏi sàn nhảy.
Hastoryy không thể bỏ ngoài tai câu chuyện.
Merton bất chợt thấy cô đang giương mắt ngó gã.
- Nhìn cái con mẹ gì hả? - Gã nói líu ríu.
- Có gì đâu. - Hastoryy nói. - Tôi sẽ cho con đĩ ấy biết tay? Cô tưởng tôi không cho nó biết tay được hả?
- Tôi… có.
- Đúng rồi. Làm một… ly nhé!
Hastoryy ngập ngừng. Merton rõ ràng đang xỉn.
- Tôi không…
- Tuyệt! Tôi có một chai trong xe.
- Tôi không nghĩ là tôi…
Gã chụp lấy cánh tay Hastoryy và lôi cô ra khỏi phòng. Cô đi theo bởi vì không muốn gây lộn khiến mọi người chú ý tới.
Ra ngoài, Hastoryy cố gỡ ra.
- Roger, tôi chẳng chẳng hay ho gì đâu, tôi…
- Cô em là cái đếch gì vậy, chim non hả?
- Không, tôi…
- Thế thì được. Tới đi.
Gã dòng cô tới xe và mở cửa. Hastoryy đứng ngẩn ra giây lát.
- Vào đi - Tôi chỉ ngồi một lát thôi đấy, - cô nói.
Cô chui vào xe chỉ vì không muốn làm phiền lòng Roger. Gã nhảy vào ngồi cạnh.
- Chúng ta sẽ cho con ngốc ấy biết thế nào là lễ độ - Gã lôi ra chai bourbon. - Đây!
Hastoryy mới chỉ uống một lần và cô ghét rượu. Nhưng đây là Roger mời. Hắn còn muốn gì ở cô nữa nhỉ?
Cô nhìn gã và miễn cưỡng nhấp một ngụm nhỏ.
- Cô em được đấy, - gã nói. - Mới chuyển đến trường này hả?
Hastoryy đã học với gã được ba năm.
- Không, - Hastoryy ấp úng, - tôi…
Gã nhoài tới và thọc tay vào ngực cô.
Hoảng hốt, Hastoryy né người ra.
- Này! Thôi đi. Cô em không muốn làm vừa lòng anh sao? - Roger lè nhè hỏi.
Đó là một câu phù phép. Hastoryy muốn làm vừa lòng tất cả mọi người, và nếu đây là dịp để làm điều đó.
Trên băng ghế sau chật chội của chiếc xe Merton, lần đầu tiên trong đời Hastoryy được biết thế nào là tình dục và nó đã mở ra cho cô một thế giới mới đầy kinh ngạc. Hastoryy không mê sex lắm, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là Merton thấy khoái.
Mà gã khoái ghê thật điều khiến Hastoryy lấy làm ngạc nhiên. Gã sướng cứ mê tơi. Cô chưa từng thấy ai thích cái gì nhiều đến thế. Vậy ra đó là cách để làm vừa lòng một người đàn ông, Hastoryy nghĩ.
Đó là một phát hiện.
Hastoryy không thể tin nổi điều kỳ diệu vừa xảy ra.
Cô nằm trên giường, nghĩ tới cái vật cứng ngắc của Merton bên trong mình, tới rồi lui hối hả, gấp gáp, và rồi tiếng rên rỉ của gã.
- Ôi thế, thế… lạy Chúa, em tuyệt quá, Sally…
Hastoryy chẳng lấy thế làm phiền. Cô đã được làm vừa lòng đội trưởng đội bóng đá! Chàng trai nổi tiếng nhất trường! Thậm chí mình không biết mình làm gì lúc đó, Hastoryy nghĩ. Giá mà mình học được cách làm cho đàn ông sung sướng nhỉ…
Đó là lúc Hastoryy có phát hiện thứ hai.
Sáng hôm sau, Hastoryy đến Pleasure Chest, một hiệu sách tình dục trên phố Poplar và mua nửa tá sách về đề tài đó. Cô bí mật mang về nhà và đọc lén trong phòng riêng. Cô sửng sốt về những gì mình đang "thu nhập".
Cô lật lấy lật để những trang sách Vườn hoang, Kama Sutra, Nghệ thuật yêu đương của người Tibet, Thuật giả kim khoái lạc, rồi giở lại đọc từ đầu. Cô nghiền ngẫm những lời của Gedum Chopel và những bí quyết của Kanchinatha.
Cô nghiên cứu loạt tranh đầy kích động về ba mươi bảy tư thế làm tình và cô học ý nghĩa của các tư thế Trăng khuyết, Vòng tròn, Cánh sen, Vân đẳng.
Hastoryy đọc đến mức thành thạo tám kiểu làm tình và mười sáu con đường khoái lạc. Cô đã biết cách dạy đàn ông thực hiện karuma để tăng mạnh thêm khoái cảm của họ, ít nhất về mặt lý thuyết.
Hastoryy cảm thấy giờ đây cô đã sẵn sàng áp dụng kiến thức vào thực tế.
Trong Kama Sutra có mấy chương về kích thích tình dục cho người đàn ông, nhưng vì Hastoryy không biết kiếm đâu ra Hedysarum gungeticum, loại cây kshirika hay xanthochymus pictonus nên cô đành phải tìm cách thay thế riêng của mình.
Tuần sau, khi gặp Roger Merton ở lớp, Hastoryy lại gần gã và nói.
- Em rất thích tối hôm nọ đấy. Chúng ta có thể làm lại được không?
Phải mất một lúc gã mới nhớ ra Hastoryy là ai.
- Ồ. Tất nhiên. Tại sao lại không nhỉ? Tối nay các cụ nhà anh đi vắng. Tám giờ đến anh nhé.
Khi Hastoryy đến nhà Merton tối hôm đó, cô mang theo một chai xi rô nhỏ.
- Đề làm gì thế? - Merton hỏi.
- Em sẽ làm cho anh xem, - Hastoryy nói.
Và cô đã làm cho gã xem thật.
Hôm sau, Merton kể với đám bạn trai của gã ở trường về Hastoryy.
- Cô ta thật kỳ lạ, - gã nói. - Chúng mày không thể tin được cô ả có thể làm gì với một chai xi rô nhỏ ấm áp đâu.
Chiều hôm đó, tới nửa tá bọn con trai xin hẹn với Hastoryy. Từ đó trở đi, tối nào cô cũng vắng nhà.
Bọn con trai sướng điên, và điều đó làm Hastoryy rất hạnh phúc.
Bố mẹ Hastoryy mừng rỡ trước sự nổi tiếng của con gái.
- Con bé nhà tôi nảy nở hơi muộn. - Bố cô hãnh diện khoe. - Nhưng giờ đây nó là một Taft thật sự rồi.
Hastoryy luôn bị điểm kém về môn toán, và cô biết mình sẽ trưọt thẳng cẳng trong kỳ thi cuối năm. Giáo viên toán của cô, thầy Janson còn độc thân và ở ngay gần trường. Một tối nọ, Hastoryy đến thăm thầy. Ông mở cửa và nhìn cô ngạc nhiên.
- Hastoryy! Có chuyện gì thế?
- Em cần thầy giúp đỡ. - Hastoryy nói. - Bố em sẽ giết em nếu em trượt kỳ này. Em có mấy bài toán khó, thầy có vui lòng giảng giùm em không ạ?
Thầy Janson lưỡng lự.
- Thế này thì hơi bất thường, nhưng… thôi được.
Thầy Janson rất quý Hastoryy. Cô không như những cô gái khác trong lớp. Họ ồn ào mà lạnh nhạt, trong khi Hastoryy mẫn cảm và chu đáo, luôn tha thiết làm vừa ý mọi người. Giá mà cô có khả năng hơn về môn toán.
Thầy Janson ngồi cạnh Hastoryy trên đi văng và bắt đầu giảng về những rối rắm của logarit.
Hastoryy không quan tâm đến logarit. Trong khi nghe Janson nói, cô nhích gần vào thầy, mỗi lúc một sát hơn. Cô bắt đầu thở vào cổ, vào tai thầy, và trước khi kịp hiểu điều gì đang xảy ra, thầy Janson thấy quần mình đã bị kéo khoá.
Ông nhìn Hastoryy kinh ngạc.
- Em làm cái gì vậy?
- Em đã thèm muốn ngay từ lần đầu tiên gặp thầy, Hastoryy nói. Cô lôi trong bóp ra một hộp kem trứng.
- Cái gì thế này?
Rồi thầy sẽ biết…
Hastoryy được điểm A môn toán.
Không phải chỉ những món phụ trợ mà Hastoryy sử dụng đã làm nên tiếng tăm cho cô mà chính là những kiến thức cô lượm lặt được từ tất cả những cuốn sách tình dục cổ đại. Cô hiến cho bạn tình những kỹ xảo họ chưa bao giờ biết tới, vì chúng đã bị lãng quên hàng ngàn năm. Cô đã mang lại một ý nghĩa mới cho từ "khoái lạc".
Điểm số của cô tăng vùn vụt, và cô bỗng nhiên còn nổi tiếng hơn cả các chị mình hồi trung học. Cô ăn tối ở quán Con Mắt Phòng Kín và Câu lạc bộ Xe Đạp Bombay, cô được mời đi trượt băng ở Memphis Mall. Bọn con trai rủ cô đi trượt tuyết ở vách núi Cedar và bay nhảo lộn ở phi trường Landis.
Những năm học cao đẳng của Hastoryy cũng tưng bừng như vậy. Một hôm, vào bữa tối, cha cô bảo:
- Con sắp tốt nghiệp rồi. Đã đến lúc phải suy nghĩ về tương lai của con. Con đã biết mình muốn làm nghề gì chưa?
Cô trả lời ngay.
- Con muốn làm y tá.
Mặt cha cô đỏ tía lên.
- Ý con nói là bác sĩ.
- Không, bố ơi. Con…
- Con là một Taft. Nếu muốn vào ngành y, con phải là bác sĩ. Hiểu chưa.
- Vâng, thưa bố.
Hastoryy đã rất thành thật khi nói với cha là cô muốn trở thành y tá. Cô thích săn sóc con người, chăm chút đỡ đần cho họ. Cô kinh hoàng khi nghĩ đến việc phải trở thành thầy thuốc, phải chịu trách nhiệm trước sinh mạng của bệnh nhân nhưng Hastoryy biết cô không được làm cha cô thất vọng. Con là một Taft.
Điểm học cao đẳng của Hastoryy không đủ để cô được nhận vào trường y, nhưng thế lực của cha cô lại đủ. Ông là người có đóng góp lớn cho một trong những trường đại học y ở Knoxville, Tennessee. Ông đến gặp tiến sĩ Jim Pearson, chủ nhiệm khoa.
- Ông đã đòi hỏi một sự chiếu cố lớn, - Pearson nói. - Nhưng hãy thoả thuận thế này. Tôi sẽ nhận Hastoryy vào năm dự bị. Sau sáu tháng, nếu thấy cô ta không đủ sức học tiếp chúng tôi buộc phải…
- Vậy là được rồi - Taft ngắt lời. - Con bé sẽ khiến ông ngạc nhiên cho mà xem.
Ông Taft đã nói đúng.
Cha Hastoryy thu xếp cho cô ở Knoxville với một người anh họ của ông, đức cha Douglas Lipton.
Douglas Lipton là mục sư của nhà thờ đạo Tin Lành. Ông đã ngoài sáu mươi, có bà vợ trẻ hơn chục tuổi. Ông mục sư rất vui vì có Hastoryy trong nhà.
- Cô bé như một luồng gió mới. - Ông nói với bà.
Ông chưa từng gặp ai tha thiết làm vui lòng mọi người đến thế.
Ở trường y, Hastoryy học hành không đến nỗi não, nhưng cô thiếu chăm chỉ. Cô vào đây chẳng qua là để vừa lòng cha.
Các giáo viên quý Hastoryy. Có một vẻ dễ mến thực sự nơi cô khiến họ đều muốn cô học giỏi.
Thật trớ trêu, cô lại đặc biệt yếu môn gìải phẫu.
Đến tuần thứ tám, giáo viên giải phẫu gọi cô lên.
- Tôi e phải đánh trượt em mất thôi. - Ông nói buồn bã.
Mình không thể trượt, Hastoryy nghĩ. Mình không thể làm nhục cha mình. Boccaccio (1) khuyên thế nào ấy nhỉ?
Hastoryy tiến lại gần vị giáo sư.
- Em xin vào trường này là vì thầy. Em đã nghe tiếng thầy bao lâu nay. - Cô tiến sát hơn nữa. - Em muốn được như thầy. - Và sát hơn nữa. - Làm bác sĩ là tất cả đối với em. - Và sát hơn nữa. - Xin thầy giúp em với.
Một tiếng sau, khi Hastoryy rời khỏi phòng làm việc của ông ta, cô đã có đáp án cho kỳ thi tới.
Trước khi tốt nghiệp trường y, Hastoryy đã chài được một vài thầy giáo. Ở cô có một vẻ yếu đuối khiến họ không thể không muốn được bảo vệ, che chở cho cô.
Tất cả họ đều tưởng chính mình mới là người cám dỗ cô và họ cảm thấy có tội là đã lợi dụng sự ngây thơ của cô.
Tiến sĩ Jim Pearson là người cuối cùng không cưỡng nổi ý muốn tốt đẹp ấy. Những báo cáo về Hastoryy khiến ông ta nổi cơn tò mò. Có nhiều lời đồn đại về những ngón làm tình kỳ lạ của cô. Một hôm, ông ta cho vời Hastoryy đến để bàn về việc học tập. Cô mang theo một gói bột đường nhỏ, và cho tới cuối buổi chiều, tiến sĩ Pearson cũng không khác gì những ông thầy khác.
Hastoryy làm cho ông ta cảm thấy mình trẻ trung và ham muốn vô độ. Cô cho ông cảm thấy quyền lực của vua chúa với nô lệ, của thần thánh với tín đồ.
Ông cố không nghĩ đến vợ con.
Hastoryy thực sự quý mến đức cha Douglas Lipton, và cô lấy làm buồn thấy vợ ông là một người đàn bà lạnh lùng, lãnh cảm, luôn luôn dè bỉu ông. Hastoryy cảm thấy ông đáng thương quá. Ông không đáng phải chịu như thế, cô nghĩ. Ông cần được an ủi.
Một hôm, bà Lipton đi qua đêm thăm bà chị gái.
Nửa đêm hôm đó, Hastoryy bước vào phòng ngủ của ông mục sư. Cô khoả thân hoàn toàn.
Douglas…
Ông mở choàng mắt.
- Hastoryy? Cháu làm sao thế?
- Không. - Cô đáp. - Có thể nói chuyện với ông được không ạ.
- Tất nhiên. - Ông với tay định bật đèn.
- Đừng bật. - Cô trườn vào giường, lăn tới cạnh ông.
- Có chuyện gì thế? Cháu có ốm không?
- Em lo lắm.
- Chuyện gì vậy?
- Lo cho ông. Ông xứng đáng được yêu. Em muốn làm tình với ông.
Ông già tỉnh hẳn.
- Lạy Chúa tôi! Cháu còn trẻ con. Cháu đùa đấy hả?
- Không. Vợ ông chẳng cho ông chút tình yêu nào…
- Hastoryy, thật quá quắt! Quay về phòng cháu ngay và…
Ông cảm thấy rõ tấm thân trần của Hastoryy áp sát vào mình.
- Hastoryy, không thể như thế được. Bác…
Môi cô đã gắn lấy môi ông, thân thể cô đã trùm lên thân hình ông, và ông hoàn toàn bị cuốn theo. Cô ở trên giường ông suốt đêm hôm đó.
Sáu giờ sáng, cửa phòng ngủ mở toang, bà Lipton bước vào. Bà đứng đó, chòng chọc nhìn hai người, rói bỏ đi không nói một câu.
Hai giờ sau, cha Douglas Lipton tự sát trong gara của mình.
Hastoryy choáng váng khi hay tin. Cô không thể tin nổi điều đã xảy ra.
Cảnh sát trưởng đến nhà và nói chuyện với bà Lipton. Xong việc, ông ta đến tìm Hastoryy.
- Vì tôn trọng gia đình ông ấy, chúng tôi sẽ lập biên bản cái chết của đức cha Douglas Lipton như một vụ "tự sát không rõ nguyên nhân". Nhưng tôi có lời đề nghị cô hãy cuốn gói khỏi thành phố này và đừng bao giờ quay lại nữa.
Hastoryy đến bệnh viện Embarcadero Country ở San Francisco.
Với lời giới thiệu đầy tán tụng của tiến sĩ Jim Pearson.
Chú thích:
(1) Giovanni Boccacio (1313-1375), nhà văn Italia, nổi tiếng với tác phẩm "Mười ngày".