Chương : 7
VỤ ĐẢO CHÍNH 1-11-1963
Các đám đông tụ tập mọi ngõ ngách đường phố Sài Gòn suốt năm ngày, đầu họ nghển lên trời chờ đợi phép màu đạo Phật một nhà tiên tri dự đoán, hành động của tạo hoá sẽ lay chuyển mặt trời.
Một trong những người lính nhìn lên mặt trời mà nói rằng “thậm trí trời cũng phản đối số phận khốn khổ của những Phật tử Việt Nam”. “Tôi nghe nói mặt trời đang di chuyển vòng nhỏ hơn trên bầu trời như một dấu hiệu từ trời”. Binh lính được giao nhiệm vụ ngăn chặn đám đông tụ tập, giải tán những đám đông xem bói bất kỳ nơi nào nhưng chính những nhân viên an ninh cũng đang liếc nhìn mặt trời rơi vào miền tăm tối huyền bí và những phép màu lạ kỳ đang nhiệm màu trên đất nước Việt Nam mê tín.
Nếu gia đình họ Ngô đọc được điều gì từ những điềm báo trên trời thì họ cũng không tiết lộ. Họ chỉ quan tâm tới lực lượng vũ trang bị lay động bởi những cuộc tấn công của Phật tử và bản chất xấu xa của những cuộc tấn công đó hay không.
Có dấu hiệu khả quan rõ ràng từ phía Mỹ tác động tới những thay đổi của chính quyền, đủ để viết lên tường cho các tướng đọc, rất nhiều nhận xét quan trọng trên đài tiếng nói Hoa Kỳ đe doạ cắt giảm viện trợ, tay “thống đốc” Đại sứ ngu ngốc cắt liên lạc với chính quyền tối đa. Chúng tôi chỉ có thể đoán những âm mưu đằng sau bức màn và mức độ họ đang làm. Và chính quyền thì hoang tưởng.
Ngày 30-10, cô Lý Thị Liên mặc áo dài trắng đạp xe qua khách sạn Caravelle ở trung tâm Sài Gòn thì một phóng viên ảnh tờ Newsweek yêu cầu cô đứng lại chụp ảnh với Đại sứ Herry Cabot Lodge. Cô nữ sinh đang trên đường từ nhà tới trại trẻ mồ côi Thiên Chúa giáo nơi cô sống cùng mẹ mình, đã đồng ý với lời đề nghị làm hài lòng vị Đại sứ dễ chịu khi nói chuyện với cô. Khi đi được nửa khu phố, một tay mật thám bắt cô và giải đi, để tìm hiểu xem cô đã nói gì với Đại sứ. Nhân viên Đại sứ Mỹ rất phẫn nộ, tiến hành điều tra ngay lập tức thông qua Bộ Ngoại giao, cô được thả ngay hôm sau và được về nhà.
Những phóng viên phương tây thường là người đầu tiên biết những vụ tự tử công khai hoặc những cuộc biểu tình sắp diễn ra nên thường bị theo dõi nghiêm ngặt. Mal nhận ra văn phòng và căn hộ của chúng tôi đang bị mật thám theo dõi. Vì lo sợ sẽ có “vụ đột nhập văn phòng” nên Mal gửi hết hồ sơ cá nhân cho Đại sứ quán Mỹ giữ. Chúng tôi biết đường giây điện thoại của văn phòng bị ghi âm và mỗi cuộc gọi hàng ngày đều có tiếng động ở đường dây chứng tỏ một người nào đó đang kiểm soát. Một số người gọi điện tới văn phòng đã bị bắt vì vậy chúng tôi thường trả lời điện thoại: “Đây là Hãng tin AP, đường dây này đang bị kiểm soát bởi nhân viên công cộng. Xin hãy tiếp tục”. Năm người lái xe riêng cho các phóng viên thường trú nước ngoài đã bị bắt và bị thẩm vấn về những hoạt động của họ. Nhân viên lễ tân tại khách sạn Caravelle và Majestic nới có nhiều phóng viên thường trú tới ở được hướng dẫn chỉ cung cấp xe và lái xe của Chính phủ cho các phóng viên.
Chính quyền đang theo dõi nhầm người. Chúng tôi chỉ là người cuối cùng biết những gì thực sự đang diễn ra. Keyes Beech của tờ Chicago Daily News cho rằng những ý kiến đảo chính đã tàn lụi và anh ta viết một câu chuyện trên báo ngày 30-10 với tiêu đề “Tại sao Mỹ không hất cẳng Diệm”. Anh ta viết “Thực tế phải được đối mặt. Người Mỹ có thể sản xuất nhiều ôtô, bồn tắm, điện thoại, lúa mì, ngô cùng hầm dự trữ hơn bất kì dân tộc nào trên thế giới. Nhưng người Mỹ lại không giỏi việc đảo chính”
Nhưng ngày hôm sau, thứ sáu ngày 1-11, giới phát thanh truyền hình náo loạn vì những lời đồn đại và căng thẳng. Thành phố trống rỗng và yên tĩnh vì bản nhạc trưa truyền thống khi Herry Cabot Lodge gặp Ngô Đình Diệm cho tiệc chia tay trước khi ông ta khởi hành về Washington kết thúc nhiệm kỳ công tác hai ngày sau đó. Khi Lodge tạm biệt Diệm thì tôi đang tác nghiệp ở lào và chuẩn bị bay về Sài Gòn. Tôi thích thú theo dõi tin tức nhưng không nghi ngờ gì về một cuộc đảo chính đang tới gần. Những năm sau đó Lodge nhớ lại lời nói của Diệm nói với ông ta” “Mỗi lần một vị Đại sứ ra đi là bắt đầu một cuộc đảo chính”. Lodge còn nói thêm: “Diệm nói với tôi sắp có một cuộc đảo chính xảy ra nhưng tôi không biết là ai sẽ làm điều đó và ở đâu và những tay lập kế hoạch đảo chính lần này dường như thông minh hơn trước đây vì rất nhiều trong số họ tôi không phát hiện ra ai làm chủ mưu”. Lodge nhớ đã tiễn Tổng Tư lệnh Harry D.Flet đáng kính tại sân bay và trở về biệt thự của ông ta với Harkins, “chúng tôi ngồi ăn trưa thì những tiếng pháo tự động nổ ra, nghe như ở ngay phòng bên cạnh vậy, trực thăng bay phía trên, bắt đầu cuộc đảo chính”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Một gờ trước đó Mal được thông báo một hoạt động quân sự khác thường sẽ diễn ra xung quanh sở cảnh sát. Nguồn tin của chúng tôi về những chi tiết an ninh tại Đại sứ quán Mỹ tiết lộ cuộc đảo chính đang diễn ra và Sở Chỉ huy Hải quân mặt trận trên sông đã bị đội quân đảo chính bao vây. Mal nhảy vào chiếc xe Jeep của văn phòng lái về Sở Chỉ huy Hải quân mất 10 phút. Anh ta ở cách chốt an toàn nửa toà nhà thì nghe thấy một nhân viên hét lên và phải quay lại. Trận chiến đã bắt đầu trước khi nghe tiếng bom vang dội lúc 3 giờ chiều. Những âm thanh hỗn độn của bom oanh tạc Phủ Tổng thống vang vọng trên đường cùng tiếng bắn trả máy bay rùng rợn. Một tay lính trung thành đã cứu Mal khi kéo mạnh anh ta qua bức tường ra khỏi tầm bắn của súng cối.
Máy bay trở khách của Hàng không Việt Nam đỗ ở Phnôm Pênh đang bay vào địa phận Việt Nam lúc 3 giờ chiều thì phải quay hướng bay trở lại Phnôm Pênh. Tôi đập mạnh cửa buống lái phi công và nỗi sợ hãi của tôi được Cơ trưởng, người đang nói chuyện với bộ phận điều khiển máy bay dưới mặt đất giải thích: đảo chính đang xảy ra, máy bay ném bom đang oanh tạc trên bầu trời Sài Gòn thổi tung Dinh Tổng thống. Tôi đã lỡ mất câu chuyện lớn nhất trong cuộc đời mình bởi sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa.
Tôi cầu xin phi công xem xét lại. Tôi đưa ra những khả năng tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình của anh ta và gia đình của đội bay trong thành phố. Tôi cãi rằng máy bay phải có quyền hạ cánh trên chính mảnh đất của nó. Kì lạ là Cơ trưởng đồng ý. Khi chiếc máy bay lượn trên bầu trời, anh ta nói với người điều hành bay dưới mặt đất là sẽ hạ cánh bằng mọi cách, dần xuống thấp và xuống hẳn. Hai mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh tại sân bay hỗn loạn ngập xe tăng và xe bọc thép.
Đội mặt đất đã bỏ trốn hết. Khói đen bao trùm trung tâm Sài Gòn cách đó 3 dặm, pháo và tiếng nổ của các loại vũ khí nhỏ vang dội cả sân bay. Taxi bị bỏ không. Tôi mất kiên nhẫn vì chờ đợi. Một xe buýt sân bay đưa nhanh tôi đến Dinh Tổng thống trước khi người lái xe mất bình tĩnh, thả tôi xuống. Tôi lảo đảo bước xuống đường Pasteur hướng về văn phòng qua từng cây me. Tiếng súng vang dội xung quanh tôi. Tôi nhìn thấy lính bắn phá từ cửa sổ tầng trên ở Dinh Gia Long. Toà nhà và là căn hộ văn phòng 3 tầng của chúng tôi đã trở thành pháo đài cho binh lính bắn phá vào Dinh từ phía bên kia đường, họ cố thủ sau những bọc cát bằng áo sơ mi ở nơi đỗ xe và ban công tầng một bên ngoài cửa căn hộ của tôi.
Tôi chạy vào văn phòng. ED White đang ngồi đánh máy một cách yên lặng. Anh ta ngước nhìn tôi và nói: “Những người khác đang ở khách sạn Caravelle và tôi đang giữ pháo đài, điều mà tôi đã nói rất nhiều lần trước đây giờ đã trở thành sự thật”. Ed nhìn trông thư giãn với tẩu thuốc của mình. Anh ta nói mọi đường giây liên lạc bình thường hoàn toàn bị cắt khi đảo chính xảy ra nhưng chúng ta đã cố gửi những bản viết thông qua Đại sứ quán Mỹ và Hàn Quốc. Anh ta nói rằng chúng tôi sẽ thoải mái hơn với những câu chuyện mà chúng tôi có quyền. Tôi nói anh ta nên rời văn phòng trước khi trời tối.
Trong thời gian tạm vắng tiếng sung tôi đến khách sạn Caravelle. Mal và Roy Essoyan đang quan sát khung cảnh thành phố từ tầng trên, chỉ cho tôi xem trung tâm các trận tiếp diễn ở Dinh Gia Long, doanh trại lính bị bốc cháy sau khi kho đạn dược bị tấn công. Chỉ vài phát súng nổ, các trụ sở cảnh sát thành phố, quốc gia và Bộ Quốc phòng cùng Trung tâm Viễn thông và Đài phát thanh bị chiếm giữ trong những phút đầu tiên của cuộc đảo chính. Sở Chỉ huy Hải quân trên sông đã bị chiếm đóng sau một loạt máy bay ném bom. Những lời đồn và phỏng đoán vài tháng trước đã trở thành sự thật trước mắt tôi. Tôi chứng kiến tất cả với một ly Johnnie Walker đỏ hiệu Scotch và một điếu thuốc.
Tôi đi bộ xuống đường Catinat thì bị hai lính Mỹ chặn lại và hỏi đường tới quán Bar mở cửa gần nhất. Trẻ con đùa nhảy trên vỉa hè, nhặt vỏ đạn khi trời sẩm tối. Một bà mẹ chơi đùa với đứa con trai nhỏ trên bùng binh giao thông đầy cỏ. Hai tay say rượu người Mỹ tản bộ qua toà nhà Quốc hội, một tay kêu ca lớn tiếng “Nói với họ phá bỏ nó đi. Chúng đe doạ mọi người”. Tôi đi về khách sạn Rex – nơi trú chân của quân đội Mỹ, những sỹ quan cấp cao đang nhìn về phía Dinh. Nơi đó đông đúc với nhiều lính sợ ra đường. Họ đang giết thời gian chơi xúc xắc hoặc với các loại máy slot. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Mal nói tôi đảm nhận nghĩa vụ quân sự Mỹ (canh gác) qua đêm và tôi ở lại đường Pasteur cẩn thận. Có rất nhiều cà phê và bánh trên bàn đủ cho một đêm thức trắng. Nhân viên gián điệp Mỹ tóm tắt cho tôi vào buổi tối về những gì anh ta được biết - sự trình diễn hào phóng hiếm có đối với truyền thông.
Đài phát thanh tiết lộ cuộc đảo chính do hai sỹ quan nổi tiếng tiến hành là Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh được các chỉ huy lâu năm trong lực lượng vũ trang hậu thuẫn. Hành động định sẵn chính xác khiến sĩ quan thông tin của chúng tôi bình luận: “Điều đó cho thấy người Việt Nam có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khá tốt nếu không tính đến vấn đề chính trị”, và tôi có cảm nhận ông ta đã tập dượt trong đầu các nhân vật trong vở kịch và bước tiếp theo cho những diễn viên mới.
Nửa đêm, doanh trại gác Dinh bị đánh bại sau khi chiếc xe tăng thổi tung cả trung tâm của toà nhà sáu tầng. Trận đó để lại Dinh Gia Long như một biểu tượng cuối cùng của chính quyền Diệm. Xe tăng di chuyển từ từ như tốc độ bánh xe cho phép, bò qua những con đường chính từ phía Tây và từ phía sông, chiếm giữ vị trí bên ngoài tường Dinh. Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Tiếng nổ đại bác, súng máy và những loại vũ khí bắn phá tốc độ cao tạo ra tiếng ồn không ngớt. Những con đường chìm trong bóng tối pha màu lửa đạn vàng xanh như đám mây ngũ sắc do đạn cối tạo ra. Các toà nhà gần Dinh trở nên rùng rợn. Quân lính lần theo từng cửa tiến gần hơn đến Dinh Gia Long. Lính gác tại Dinh dũng cảm chống cự được khoảng hơn hai giờ. Vào lúc 6 giờ 37 phút sáng, cuối cùng cờ trắng cũng được kéo lên từ Dinh và tiếng hò reo vang dội ngoài đường khi đội hải quân nổi loạn ùa vào trong qua lỗ hổng trên tường bao quanh khu vực chỉ huy nắm lấy phần thưởng của họ.
Tôi trở về căn hộ của mình thấy hai xác người lính ở ban công, máu cua họ chảy lênh láng. Những mảnh bê tông lớn bị phá toạc khỏi tường nhưng căn hộ và văn phòng chúng tôi không bị tàn phá. Chúng tôi biết rằng Diệm và Nhu bằng cách nào đó đã trốn thoát ra vùng ngoại ô. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó có thông tin tiết lộ đã thất bại và chết sau đó.
Tất cả chúng tôi tập hợp lại tại khách sạn Caravelle ăn sáng, người đầy bụi, mệt mỏi nhưng hoan hỉ vì mọi chuyện đã kết thúc và chúng tôi vẫn còn sống. Horst trở về từ Chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long đúng lúc để tiến vào Dinh cùng đội chiến thắng. Ngay sau đó chúng tôi lại ra đường chứng kiến những đám đông cuồng nhiệt đập phá những thành quả của gia đình họ Ngô và kéo đổ các bức tượng. Đêm đó các tướng lập kế hoạch lật đổ Diệm tới câu lạc bộ đêm dự tiệc mừng chiến thắng và mở ra một kỷ nguyên mới. Tôi góp mặt cùng tướng Đôn và tướng Minh tại Câu lạc bộ La Cigale.
Chúng tôi lắp ráp thông tin cùng nhau về những chi tiết bên trong cuộc đảo chính. Chúng tôi được nói rằng Đại sứ Lodge đã nói chuyện với Diệm. Vị lãnh đạo người Việt Nam đã gọi điện cho ông ta từ Dinh vào cuối buổi chiều để thông báo đảo chính bắt đầu. Ông ta hỏi ngài đại sứ xem ngài định làm gì. Đại sứ Lodge nói rằng: “Tôi đã nói cho ngài sự thật rằng tôi chẳng có chỉ thị nào cả và bây giờ là 4 gìơ sáng ở Washington nên tôi chẳng có cơ hội nào để nhận được chỉ thị”. Diệm hỏi tiếp “Vậy à…Ông phải biết đối sách gì chứ!”, tôi đáp lại tôi không biết rõ đối sách nào cho từng hoàn cảnh, và thêm rằng tôi lo lắng về sự an toàn của ông ta và đã sắp xếp cho ông ta ra khỏi đất nước an toàn. Tôi cũng nói “Tôi đã sắp xếp cho ngài giữ chức chức vụ đứng đầu Nhà nước, ngài có thể giữ vị trí danh dự và như vậy ngài sẽ an toàn”. Diệm nói “Ồ, tôi không muốn làm điều đó, tôi muốn khôi phục lại trật tự và tôi quay trở lại làm điều đó bây giờ”, rồi ông ta buông máy”.
Vị Đại sứ Mỹ đã nói dối Diệm, nhà lãnh đạo Việt Nam đã đoán được điều đó. Đại sứ Lodge nói với tôi là ông ta không biết chính xác thời gian cuộc đảo chính: “Tôi không được xếp vào bức tranh đã được hoàn thành cho đến đêm hôm trước”, ông ta nói. Tướng Harkins hầu như ở trong bóng tối và khi ông ta được biết điều đó. Ông ta đã thông báo cho Lodge về đối thủ của ông ta nhưng sau đó không điều gì có thể ngăn chặn được.
Cuối mùa thu năm đó, tướng Trần văn Đôn nói với tôi ông ta đã nhờ Đại sứ Lodge “bật đèn xanh” từ phía Mỹ nhằm lật đổ Diệm, và những người lập kế hoạch đảo chính đã sử dụng một điệp viên CIA đã nghỉ hưu Lucien Castoryin như kẻ hai mặt. Castoryin là nhân vật quen thuộc ở Sài Gòn, một tay nói nhiều, người chắc nịch, thành viên thường xuyên của quầy bar khách sạn Continental và những chốn ăn chơi nhậu nhẹt khác. Sau này Castoryin nói rằng, anh ta cùng với những người lập kế hoạch đảo chính mang theo một bộ đàm đặc biệt nhằm giữ liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán Mỹ và được nối đường dây trực tiếp với đại sứ.
Chính Castoryin đã sắp xếp máy bay đưa Diệm và em trai ra khỏỉ đất nước. Chuyến bay đó chẳng bao giờ cần tới. Theo mênh lệnh của một trong những tên nổi loạn, Diệm và em trai bị giết trong chiếc xe bọc thép sau khi bước ra từ nơi trú ẩn ở Chợ Lớn. Lúc đầu chúng tôi chỉ loáng thoáng viết những bài về vụ sát hại đó và cũng mệt mỏi để làm rõ sự việc. Sự nghi ngờ của chúng tôi được làm rõ khi một thiếu tướng quân đội Cộng hoà đến “văn phòng tạm thời” của chúng tôi tại khách sạn Caravelle cùng những bức ảnh về phần còn lại của hai anh em họ Ngô trong một chiếc xe quân đội. Anh ta đề nghị bán với giá hai nghìn đô la. Trong khi Roy Essoyan gọi điện cho trụ sở New York bàn bạc chuyện giá cả thì tay đó biến mất. Anh ta đã bán cho UPI.
Kết kục đẫm máu của cuộc đảo chính đã không làm Tổng thống Kennedy hài lòng. Tướng Maxwell Taylor nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn sau này rằng ông ta gặp tổng thống tại Nhà Trắng “Như tôi nhớ, một người phụ tá mang điện tín tới, đặt trước mặt và ông ta đọc nó. Sau đó là khoảng lặng khá lớn xung quanh bàn và rõ ràng Tổng thống bị sốc, đứng không vững và bước ra khỏi phòng không nói gì với ai, ở bên ngoài khoảng vài phút và cuối cùng quay trở lại ghế ngồi, thảo luận như thể tất cả chúng tôi là nguyên nhân gây nên hậu quả”.
Nỗi sợ hãi của các nhà chỉ trích Chính quyền Diệm đã được chứng thực khi các nhà tù được mở ra và hàng nghìn tù chính trị xuất hiện xanh xao vì bị tra tấn và lạm dụng. Một trong số họ là Hoàng Thị Đông, một phụ nữ 29 tuổi theo đạo Phật và làm việc bàn giấy tại Đại sứ quán Anh đã bị nhân viên an ninh bắt lúc 5 giờ sáng ngày đảo chính. Cô ta kể, giọng trầm lắng rằng họ bịt mắt đưa cô ra đi trong một chiếc xe jeep tới một căn nhà nơi có những phụ nữ khác bị giam. Cô ta được dẫn vào một văn phòng sau đó một giờ, khăn bịt mắt bỏ ra, một người đàn ông ngồi ở bàn làm việc nói rằng biết cô ta mang những tài liệu Phật giáo cho Đại sứ quán Anh, đưa chúng cho các phóng viên thường trú nước ngoài cũng như Văn phòng của Liên Hiệp quốc và Phòng Thông tin Hoa kỳ.
Cô Đông nói, vài người đàn ông bước vào phòng khi cô từ chối không biết nơi những vị sư trốn. Giọng cô run lên: “Họ bắt tôi ngồi trên ghế và lột quần áo tôi. Họ bắt tôi nằm xuống, một người trói tay tôi vào phía sau ghế trong khi người kia buộc chân tôi. Họ nhét giẻ vào mồm và mũi tôi, rót nước vào miếng vải bẩn mà tôi nhìn thấy trên sàn khi bước vào phòng. Một trong số họ dùng nắm đấm thúc vào sườn tôi và một người khác tát vào má tôi. Khi họ bỏ giẻ ra một lúc tôi đã thét lên. Một người nhảy lên nhảy xuống trên người tôi để cho nước ứ ra khỏi miệng và người còn lại dùng gậy đập vào chân tôi và tôi bất tỉnh. Khi tôi tỉnh dậy, họ bắt tôi ngồi dậy dọn phòng, mặc quần áo và nói rằng tôi sẽ bị tra tấn nữa vào buổi chiều vì họ kết luận tôi là gián điệp của Việt Cộng và phải bị trừng phạt”.
Đông nói rằng, một cô gái trẻ bị mang vào phòng sau cô, và cô nghe thấy tiếng thét của cô ta cùng với âm thanh trực thăng trên trời, xe jeep và xe máy gầm rú trong khu vực lân cận và một người hét lên rằng lực lượng không quân sẽ làm cách mạng.
“Chúng tôi cùng chờ đợi qua buổi tối, qua ngày thứ bảy và nhìn thấy xe tải quân đội đi qua, các nhân viên đốt giấy tờ và chúng tôi cầu nguyện phe Chính phủ sẽ thua vì nếu họ không thua thì chúng tôi chắc chắn chết”. Cô ta nói rằng cuối cùng những người tra khảo cũng thả họ và xin lỗi vì hành động của mình.
Một sinh viên khác cay đắng nói với Mal rằng: “Người Mỹ phải chia sẻ trách nhiệm vì những điều này. Các ông đã hiểu họ rất lâu, nhưng các ông nhắm mắt làm ngơ, tiếp tục đào tạo và cung cấp vũ khí cho cảnh sát. Tôi nghe nói những phóng viên Mỹ đã chứng kiến các trại tập trung của Đức quốc xã và chỉ viết những bài rất hay về những loại hoa họ nhìn thấy trồng bên ngoài”.
Một kỷ nguyên mới đang dựng lên ở Sài Gòn như nhân tố của hy vọng. Không khí trong thành phố thay đổi kỳ lạ, một loại cảm giác mơ hồ tạo nên bởi nhiều điều nhỏ nhoi, mà quan trọng nhất là sự vắng mặt của sự sợ hãi. Mọi người không còn liếc nhìn qua vai, không phải ngắt quãng lời nói vì sợ nghe trộm. Mọi người không còn sợ nói chuyện với người Mỹ nữa. Các nhà sư áo nâu đi lại trên các ngả đường và người phương Tây không xa lánh họ vì sợ bị liên luỵ nữa. Sinh viên, giáo viên và các nhà chính trị nói với chúng tôi một nhân tố khác của sợ hãi đã biến mất đó là nỗi sợ hãi gõ cửa lúc nửa đêm bị tống vào các nhà tù Sài Gòn đầy ắp kẻ thù của chính quyền.
Không ai dám tin tự do này chỉ hơn một sự giải toả tạm thời. Vẫn còn cuộc chiến tranh thực sự ở vùng nông thôn. Một biên tập lớn tuổi của tờ báo bằng tiếng Việt uyên thâm nói với chúng tôi: “Anh phải nhận ra niềm hân hoan của chúng tôi. Chúng tôi quá hạnh phúc”. Con đường chính của thành phố không còn những hàng rào giây thép gai để bảo vệ Diệm và chính quyền của ông ta. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Tương lai nằm trong câu hỏi về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Điều làm sửng sốt những người Mỹ ở Việt Nam cũng như cả thế giới. Khi nghe tin đó, tôi đã chạy tới phòng Thông tin Hoa Kỳ tìm hiểu thêm và tôi đã gặp Bob Burn đầy nước mắt, người vừa được phân công từ lào sang Sài Gòn. Nhận lời chia buồn của tôi, anh ta gạt tôi sang một bên và đáp lại “Khỉ thật, điều đó chưa đủ, cậu không thể hiểu điều đó có ý nghĩa gì với chúng tôi đâu”. Tối đó tôi viết bài “Mười sáu ngàn cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam phản ứng với thông tin choáng váng khó tin lan tràn trong toàn quốc”. Tôi trích lời tướng Harkins “Quyết định táo bạo của Kennedy tài trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng là một trong những điểm nhấn những cụm từ bi kịch viết tắt nhưng nổi tiếng của ông ta như người đứng đầu một quốc gia”.
Ngày hôm sau tôi theo trực thăng bay vào vùng chiến khu D, tham gia cùng Tiểu đoàn biệt kích Việt Nam Cộng hoà trong cuộc hành quân tiến sâu vào rừng. Cố vấn Mỹ, Đại uý David Thorenson chỉ biết Tổng thống đã chết. Thông tin đó được chuyền bộ đàm cho anh ta buổi chiều hôm trước từ máy bay chỉ điểm L-19. Tôi đưa cho anh ta chi tiết về vụ ám sát và anh ta đáp lại cay đắng: “Những người Dallas phải nói gì về điều này?”. Lính Việt Nam bắt đầu hỏi anh ta: “Làm sao điều này có thể xảy ra ở Hoa Kỳ”, đó cũng là câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Thorenson đáp lại: “Tôi không biết phải nói gì với họ”. Mức độ vỡ mộng chính trị ở Việt Nam được minh chức bằng việc người dân còn quan tâm tới cái chết cuả Tống thống Mỹ hơn là cái chết của Tổng thống họ.
David Halberstam kết thúc nhiệm vụ tại Việt Nam ngày 19/12 và chúng tôi huyên náo tập trung ở sân bay tiễn anh ta. David ôm chặt chúng tôi trong đôi tay to lớn nói rằng hối hận duy nhất của anh ta là rời Việt Nam trước tướng Harkins, người anh ta ghét cay ghét đắng. Đó là một bữa tiệc chiến thắng. David trở về như một ngôi sao trong làng báo bởi vì ảnh hưởng to lớn của tờ Thời báo New York. Sự xuất chúng của anh ta không bị ghen tị ở sài Gòn. Tôi có lý do để ngưỡng mộ anh ta khi tới giải cứu tôi trong ngõ hẻm ở chùa Ấn Quang vào tháng 7. Tôi cũng có nhiều lý do để kính trọng sự dũng cảm uyên bác của David thể hiện trong các bài phân tích về chiến tranh. Khi anh ta bước lên máy bay quay về phía tôi nói rằng “Tôi lấy làm tiếc vì chúng ta đã không làm việc cùng nhau nhiều hơn, Peter”. Nhớ lại những chuyến đi trước đó của chúng tôi ở vùng nông thôn, tôi cười và nói với anh ta rằng dù sao tôi cũng học hỏi được từ anh ta. Năm đó, Halberstam và Mal Browne cùng nhận giải thưởng Pulitzer về những bài báo từ Sài Gòn.
Tôi quyết định ở lại Việt Nam không biết đến bao giờ cùng Mal và Horst sau thời gian thử lửa mười tám tháng. Trước năm đó, tôi đã sợ bị trục xuất vì những bài viết của mình. Đó sẽ là lần thứ ba liên tiếp tôi bị từ chối nhập cảnh trong vòng ba năm. Nhưng bây giờ mọi lo sợ không còn nữa. Chính quyền mới lãnh nhiệm hiểu hơn về nhu cầu của chúng tôi. Ba chúng tôi là một đội nhỏ liên kết chặt chẽ, cùng yêu một Sài Gòn oi ả, ngổn ngang và đẹp, nơi cứ một bước chân là có tin, bài hơn bất cứ một nơi nào tôi từng đến. Browne bị thuyết phục rằng Sài Gòn là nơi hoàn hảo cho những bộ phim thời cổ với những phóng viên thường trú nước ngoài mặc áo đào hầm đóng vai chính. Tôi nhắc anh ta rằng Sài Gòn rất nóng và trang phục phải là quần kaki, áo thể thao. Chuyện tìm hiểu Nina của tôi đã trở thành mối quan hệ lâu dài.
Bây gìơ văn phòng của chúng tôi có năm chiếc bàn lớn, với một bức tường do các tủ hồ sơ ngăn ra và những tấm bản đồ từ tường tới sàn với những tấm che bằng nhựa mà chúng tôi đánh dấu những chiến dịch quân sự quan trọng. Một điện thoại dùng chung có băng dính vì có rất nhiều vết vỡ, những chiếc điện thoại gần như cũng không chịu được. Mal và tôi cố gắng trang bị điện thoại cho từng căn hộ của chúng tôi trên văn phòng và hầu như ngày nào chúng tôi cũng bị đánh thức bởi tiếng chuông, thường là khoảng 5 giờ sáng. Những cuộc gọi bao giờ cũng là rắc rối; một vụ đánh bom ở nơi nào đó trong thành phố, một cuộc đảo chính hay một cuộc hành quân bắt đầu. Chúng tôi có thể tham gia nếu nhanh chân.
Mal có đôi ủng do một cửa hàng da địa phương đóng có bản thép ở đế mà anh ta đặt làm sau khi bước phải bẫy của Việt Cộng ở vùng đồng bằng. Một chiếc đinh thép đâm qua ủng và cắm vào chân, gây chấn thương khá đau. Anh ta quảng cáo đôi ủng cao cấp của mình cho tất cả bạn bè và cửa hàng vẫn hưng thịnh cho tới khi một hoặc hơn một trăm năm sau đó anh ta biết rằng ủng của mình là hàng rởm, không có một miếng lót kim loại nào được đặt vào bên trong đó.
Ký giả chiến trường luôn đối mặt với gian khổ nhưng đôi khi cũng thú vị và thường đó là cách duy nhất để có được tin, bài – thông tin từ mặt trận thường rất chậm về Sài Gòn và thường chắp vá. Chính quyền Mỹ trở nên giúp đỡ hơn một chút khi cho chúng tôi đi cùng trực thăng vào chiến trường. Đôi khi chúng tôi thuê taxi thành phố màu xanh và trắng đi tới hiện trường gần Sài Gòn. Mal mua trả góp chiếc Land Rover, anh ta sơn màu đỏ tươi giống màu tất anh ta luôn thích. Đôi khi chúng tôi nghe những trận chiến từ xa trên hệ thống thông tin mật đài Catinat, Horst và tôi nhảy lên chiếc Karmann Ghia màu trắng của tôi về vùng nông thôn, tìm kiếm những trực thăng đang bay mà có thể đi theo cho tới khi nghe thấy tiếng súng, đi qua những người lính đã chết, bị thương và những người dân trên đường.
Chúng tôi trẻ, đầu óc minh mẫn và tham vọng, thậm chí làm việc bảy ngày một tuần, và một trong chúng tôi luôn ở trong chiến trường, trong khi những người khác ở sài Gòn viết những thông tin chính trị. Phương tiện liên lạc đơn giản, không có máy đánh chữ telex trong văn phòng vì các tổ chức tư nhân không được phép sử dụng thiết bị riêng. Những thông tin gửi đến cho chúng tôi hàng ngày qua người đưa thư của Chính phủ và ban đêm họ đập cửa căn hộ chúng tôi.
Browne và tôi sống đơn giản trong căn hộ giường đơn. Cả hai chúng tôi đều thuê những người phụ nữ già gốc Hoa để làm công việc giặt là, chợ búa, nấu ăn và dọn dẹp với mức lương 30 đô la một tháng, mức lương hàng đầu ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Tôi không nấu ăn và thường ăn ở các nhà hàng Pháp, Việt Nam và Trung Quốc của Sài Gòn.
Năm 1964, tôi 30 tuổi và bắt đầu nghĩ đến việc cần ổn định và sinh con như bố mẹ tôi đã làm và rất nhiều những người bạn của tôi cũng đang suy tính vậy. Nina là người thích hợp và tôi yêu cô ấy, nhưng viễn cảnh mất tự do độc thân đang đe doạ tôi. Khi tôi hỏi cưới cô ấy, tôi hoảng sợ với lời cầu hôn mà cô ấy đã được thuyết phục rằng tôi đang nói với cô ấy sự lãng mạn của chúng tôi đã kết thúc và cô ấy sẽ bật khóc tới khi tôi nhắc với cô ấy là tôi muốn nói điều ngược lại
Các đám đông tụ tập mọi ngõ ngách đường phố Sài Gòn suốt năm ngày, đầu họ nghển lên trời chờ đợi phép màu đạo Phật một nhà tiên tri dự đoán, hành động của tạo hoá sẽ lay chuyển mặt trời.
Một trong những người lính nhìn lên mặt trời mà nói rằng “thậm trí trời cũng phản đối số phận khốn khổ của những Phật tử Việt Nam”. “Tôi nghe nói mặt trời đang di chuyển vòng nhỏ hơn trên bầu trời như một dấu hiệu từ trời”. Binh lính được giao nhiệm vụ ngăn chặn đám đông tụ tập, giải tán những đám đông xem bói bất kỳ nơi nào nhưng chính những nhân viên an ninh cũng đang liếc nhìn mặt trời rơi vào miền tăm tối huyền bí và những phép màu lạ kỳ đang nhiệm màu trên đất nước Việt Nam mê tín.
Nếu gia đình họ Ngô đọc được điều gì từ những điềm báo trên trời thì họ cũng không tiết lộ. Họ chỉ quan tâm tới lực lượng vũ trang bị lay động bởi những cuộc tấn công của Phật tử và bản chất xấu xa của những cuộc tấn công đó hay không.
Có dấu hiệu khả quan rõ ràng từ phía Mỹ tác động tới những thay đổi của chính quyền, đủ để viết lên tường cho các tướng đọc, rất nhiều nhận xét quan trọng trên đài tiếng nói Hoa Kỳ đe doạ cắt giảm viện trợ, tay “thống đốc” Đại sứ ngu ngốc cắt liên lạc với chính quyền tối đa. Chúng tôi chỉ có thể đoán những âm mưu đằng sau bức màn và mức độ họ đang làm. Và chính quyền thì hoang tưởng.
Ngày 30-10, cô Lý Thị Liên mặc áo dài trắng đạp xe qua khách sạn Caravelle ở trung tâm Sài Gòn thì một phóng viên ảnh tờ Newsweek yêu cầu cô đứng lại chụp ảnh với Đại sứ Herry Cabot Lodge. Cô nữ sinh đang trên đường từ nhà tới trại trẻ mồ côi Thiên Chúa giáo nơi cô sống cùng mẹ mình, đã đồng ý với lời đề nghị làm hài lòng vị Đại sứ dễ chịu khi nói chuyện với cô. Khi đi được nửa khu phố, một tay mật thám bắt cô và giải đi, để tìm hiểu xem cô đã nói gì với Đại sứ. Nhân viên Đại sứ Mỹ rất phẫn nộ, tiến hành điều tra ngay lập tức thông qua Bộ Ngoại giao, cô được thả ngay hôm sau và được về nhà.
Những phóng viên phương tây thường là người đầu tiên biết những vụ tự tử công khai hoặc những cuộc biểu tình sắp diễn ra nên thường bị theo dõi nghiêm ngặt. Mal nhận ra văn phòng và căn hộ của chúng tôi đang bị mật thám theo dõi. Vì lo sợ sẽ có “vụ đột nhập văn phòng” nên Mal gửi hết hồ sơ cá nhân cho Đại sứ quán Mỹ giữ. Chúng tôi biết đường giây điện thoại của văn phòng bị ghi âm và mỗi cuộc gọi hàng ngày đều có tiếng động ở đường dây chứng tỏ một người nào đó đang kiểm soát. Một số người gọi điện tới văn phòng đã bị bắt vì vậy chúng tôi thường trả lời điện thoại: “Đây là Hãng tin AP, đường dây này đang bị kiểm soát bởi nhân viên công cộng. Xin hãy tiếp tục”. Năm người lái xe riêng cho các phóng viên thường trú nước ngoài đã bị bắt và bị thẩm vấn về những hoạt động của họ. Nhân viên lễ tân tại khách sạn Caravelle và Majestic nới có nhiều phóng viên thường trú tới ở được hướng dẫn chỉ cung cấp xe và lái xe của Chính phủ cho các phóng viên.
Chính quyền đang theo dõi nhầm người. Chúng tôi chỉ là người cuối cùng biết những gì thực sự đang diễn ra. Keyes Beech của tờ Chicago Daily News cho rằng những ý kiến đảo chính đã tàn lụi và anh ta viết một câu chuyện trên báo ngày 30-10 với tiêu đề “Tại sao Mỹ không hất cẳng Diệm”. Anh ta viết “Thực tế phải được đối mặt. Người Mỹ có thể sản xuất nhiều ôtô, bồn tắm, điện thoại, lúa mì, ngô cùng hầm dự trữ hơn bất kì dân tộc nào trên thế giới. Nhưng người Mỹ lại không giỏi việc đảo chính”
Nhưng ngày hôm sau, thứ sáu ngày 1-11, giới phát thanh truyền hình náo loạn vì những lời đồn đại và căng thẳng. Thành phố trống rỗng và yên tĩnh vì bản nhạc trưa truyền thống khi Herry Cabot Lodge gặp Ngô Đình Diệm cho tiệc chia tay trước khi ông ta khởi hành về Washington kết thúc nhiệm kỳ công tác hai ngày sau đó. Khi Lodge tạm biệt Diệm thì tôi đang tác nghiệp ở lào và chuẩn bị bay về Sài Gòn. Tôi thích thú theo dõi tin tức nhưng không nghi ngờ gì về một cuộc đảo chính đang tới gần. Những năm sau đó Lodge nhớ lại lời nói của Diệm nói với ông ta” “Mỗi lần một vị Đại sứ ra đi là bắt đầu một cuộc đảo chính”. Lodge còn nói thêm: “Diệm nói với tôi sắp có một cuộc đảo chính xảy ra nhưng tôi không biết là ai sẽ làm điều đó và ở đâu và những tay lập kế hoạch đảo chính lần này dường như thông minh hơn trước đây vì rất nhiều trong số họ tôi không phát hiện ra ai làm chủ mưu”. Lodge nhớ đã tiễn Tổng Tư lệnh Harry D.Flet đáng kính tại sân bay và trở về biệt thự của ông ta với Harkins, “chúng tôi ngồi ăn trưa thì những tiếng pháo tự động nổ ra, nghe như ở ngay phòng bên cạnh vậy, trực thăng bay phía trên, bắt đầu cuộc đảo chính”. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Một gờ trước đó Mal được thông báo một hoạt động quân sự khác thường sẽ diễn ra xung quanh sở cảnh sát. Nguồn tin của chúng tôi về những chi tiết an ninh tại Đại sứ quán Mỹ tiết lộ cuộc đảo chính đang diễn ra và Sở Chỉ huy Hải quân mặt trận trên sông đã bị đội quân đảo chính bao vây. Mal nhảy vào chiếc xe Jeep của văn phòng lái về Sở Chỉ huy Hải quân mất 10 phút. Anh ta ở cách chốt an toàn nửa toà nhà thì nghe thấy một nhân viên hét lên và phải quay lại. Trận chiến đã bắt đầu trước khi nghe tiếng bom vang dội lúc 3 giờ chiều. Những âm thanh hỗn độn của bom oanh tạc Phủ Tổng thống vang vọng trên đường cùng tiếng bắn trả máy bay rùng rợn. Một tay lính trung thành đã cứu Mal khi kéo mạnh anh ta qua bức tường ra khỏi tầm bắn của súng cối.
Máy bay trở khách của Hàng không Việt Nam đỗ ở Phnôm Pênh đang bay vào địa phận Việt Nam lúc 3 giờ chiều thì phải quay hướng bay trở lại Phnôm Pênh. Tôi đập mạnh cửa buống lái phi công và nỗi sợ hãi của tôi được Cơ trưởng, người đang nói chuyện với bộ phận điều khiển máy bay dưới mặt đất giải thích: đảo chính đang xảy ra, máy bay ném bom đang oanh tạc trên bầu trời Sài Gòn thổi tung Dinh Tổng thống. Tôi đã lỡ mất câu chuyện lớn nhất trong cuộc đời mình bởi sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa.
Tôi cầu xin phi công xem xét lại. Tôi đưa ra những khả năng tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình của anh ta và gia đình của đội bay trong thành phố. Tôi cãi rằng máy bay phải có quyền hạ cánh trên chính mảnh đất của nó. Kì lạ là Cơ trưởng đồng ý. Khi chiếc máy bay lượn trên bầu trời, anh ta nói với người điều hành bay dưới mặt đất là sẽ hạ cánh bằng mọi cách, dần xuống thấp và xuống hẳn. Hai mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh tại sân bay hỗn loạn ngập xe tăng và xe bọc thép.
Đội mặt đất đã bỏ trốn hết. Khói đen bao trùm trung tâm Sài Gòn cách đó 3 dặm, pháo và tiếng nổ của các loại vũ khí nhỏ vang dội cả sân bay. Taxi bị bỏ không. Tôi mất kiên nhẫn vì chờ đợi. Một xe buýt sân bay đưa nhanh tôi đến Dinh Tổng thống trước khi người lái xe mất bình tĩnh, thả tôi xuống. Tôi lảo đảo bước xuống đường Pasteur hướng về văn phòng qua từng cây me. Tiếng súng vang dội xung quanh tôi. Tôi nhìn thấy lính bắn phá từ cửa sổ tầng trên ở Dinh Gia Long. Toà nhà và là căn hộ văn phòng 3 tầng của chúng tôi đã trở thành pháo đài cho binh lính bắn phá vào Dinh từ phía bên kia đường, họ cố thủ sau những bọc cát bằng áo sơ mi ở nơi đỗ xe và ban công tầng một bên ngoài cửa căn hộ của tôi.
Tôi chạy vào văn phòng. ED White đang ngồi đánh máy một cách yên lặng. Anh ta ngước nhìn tôi và nói: “Những người khác đang ở khách sạn Caravelle và tôi đang giữ pháo đài, điều mà tôi đã nói rất nhiều lần trước đây giờ đã trở thành sự thật”. Ed nhìn trông thư giãn với tẩu thuốc của mình. Anh ta nói mọi đường giây liên lạc bình thường hoàn toàn bị cắt khi đảo chính xảy ra nhưng chúng ta đã cố gửi những bản viết thông qua Đại sứ quán Mỹ và Hàn Quốc. Anh ta nói rằng chúng tôi sẽ thoải mái hơn với những câu chuyện mà chúng tôi có quyền. Tôi nói anh ta nên rời văn phòng trước khi trời tối.
Trong thời gian tạm vắng tiếng sung tôi đến khách sạn Caravelle. Mal và Roy Essoyan đang quan sát khung cảnh thành phố từ tầng trên, chỉ cho tôi xem trung tâm các trận tiếp diễn ở Dinh Gia Long, doanh trại lính bị bốc cháy sau khi kho đạn dược bị tấn công. Chỉ vài phát súng nổ, các trụ sở cảnh sát thành phố, quốc gia và Bộ Quốc phòng cùng Trung tâm Viễn thông và Đài phát thanh bị chiếm giữ trong những phút đầu tiên của cuộc đảo chính. Sở Chỉ huy Hải quân trên sông đã bị chiếm đóng sau một loạt máy bay ném bom. Những lời đồn và phỏng đoán vài tháng trước đã trở thành sự thật trước mắt tôi. Tôi chứng kiến tất cả với một ly Johnnie Walker đỏ hiệu Scotch và một điếu thuốc.
Tôi đi bộ xuống đường Catinat thì bị hai lính Mỹ chặn lại và hỏi đường tới quán Bar mở cửa gần nhất. Trẻ con đùa nhảy trên vỉa hè, nhặt vỏ đạn khi trời sẩm tối. Một bà mẹ chơi đùa với đứa con trai nhỏ trên bùng binh giao thông đầy cỏ. Hai tay say rượu người Mỹ tản bộ qua toà nhà Quốc hội, một tay kêu ca lớn tiếng “Nói với họ phá bỏ nó đi. Chúng đe doạ mọi người”. Tôi đi về khách sạn Rex – nơi trú chân của quân đội Mỹ, những sỹ quan cấp cao đang nhìn về phía Dinh. Nơi đó đông đúc với nhiều lính sợ ra đường. Họ đang giết thời gian chơi xúc xắc hoặc với các loại máy slot. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Mal nói tôi đảm nhận nghĩa vụ quân sự Mỹ (canh gác) qua đêm và tôi ở lại đường Pasteur cẩn thận. Có rất nhiều cà phê và bánh trên bàn đủ cho một đêm thức trắng. Nhân viên gián điệp Mỹ tóm tắt cho tôi vào buổi tối về những gì anh ta được biết - sự trình diễn hào phóng hiếm có đối với truyền thông.
Đài phát thanh tiết lộ cuộc đảo chính do hai sỹ quan nổi tiếng tiến hành là Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh được các chỉ huy lâu năm trong lực lượng vũ trang hậu thuẫn. Hành động định sẵn chính xác khiến sĩ quan thông tin của chúng tôi bình luận: “Điều đó cho thấy người Việt Nam có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khá tốt nếu không tính đến vấn đề chính trị”, và tôi có cảm nhận ông ta đã tập dượt trong đầu các nhân vật trong vở kịch và bước tiếp theo cho những diễn viên mới.
Nửa đêm, doanh trại gác Dinh bị đánh bại sau khi chiếc xe tăng thổi tung cả trung tâm của toà nhà sáu tầng. Trận đó để lại Dinh Gia Long như một biểu tượng cuối cùng của chính quyền Diệm. Xe tăng di chuyển từ từ như tốc độ bánh xe cho phép, bò qua những con đường chính từ phía Tây và từ phía sông, chiếm giữ vị trí bên ngoài tường Dinh. Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Tiếng nổ đại bác, súng máy và những loại vũ khí bắn phá tốc độ cao tạo ra tiếng ồn không ngớt. Những con đường chìm trong bóng tối pha màu lửa đạn vàng xanh như đám mây ngũ sắc do đạn cối tạo ra. Các toà nhà gần Dinh trở nên rùng rợn. Quân lính lần theo từng cửa tiến gần hơn đến Dinh Gia Long. Lính gác tại Dinh dũng cảm chống cự được khoảng hơn hai giờ. Vào lúc 6 giờ 37 phút sáng, cuối cùng cờ trắng cũng được kéo lên từ Dinh và tiếng hò reo vang dội ngoài đường khi đội hải quân nổi loạn ùa vào trong qua lỗ hổng trên tường bao quanh khu vực chỉ huy nắm lấy phần thưởng của họ.
Tôi trở về căn hộ của mình thấy hai xác người lính ở ban công, máu cua họ chảy lênh láng. Những mảnh bê tông lớn bị phá toạc khỏi tường nhưng căn hộ và văn phòng chúng tôi không bị tàn phá. Chúng tôi biết rằng Diệm và Nhu bằng cách nào đó đã trốn thoát ra vùng ngoại ô. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó có thông tin tiết lộ đã thất bại và chết sau đó.
Tất cả chúng tôi tập hợp lại tại khách sạn Caravelle ăn sáng, người đầy bụi, mệt mỏi nhưng hoan hỉ vì mọi chuyện đã kết thúc và chúng tôi vẫn còn sống. Horst trở về từ Chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long đúng lúc để tiến vào Dinh cùng đội chiến thắng. Ngay sau đó chúng tôi lại ra đường chứng kiến những đám đông cuồng nhiệt đập phá những thành quả của gia đình họ Ngô và kéo đổ các bức tượng. Đêm đó các tướng lập kế hoạch lật đổ Diệm tới câu lạc bộ đêm dự tiệc mừng chiến thắng và mở ra một kỷ nguyên mới. Tôi góp mặt cùng tướng Đôn và tướng Minh tại Câu lạc bộ La Cigale.
Chúng tôi lắp ráp thông tin cùng nhau về những chi tiết bên trong cuộc đảo chính. Chúng tôi được nói rằng Đại sứ Lodge đã nói chuyện với Diệm. Vị lãnh đạo người Việt Nam đã gọi điện cho ông ta từ Dinh vào cuối buổi chiều để thông báo đảo chính bắt đầu. Ông ta hỏi ngài đại sứ xem ngài định làm gì. Đại sứ Lodge nói rằng: “Tôi đã nói cho ngài sự thật rằng tôi chẳng có chỉ thị nào cả và bây giờ là 4 gìơ sáng ở Washington nên tôi chẳng có cơ hội nào để nhận được chỉ thị”. Diệm hỏi tiếp “Vậy à…Ông phải biết đối sách gì chứ!”, tôi đáp lại tôi không biết rõ đối sách nào cho từng hoàn cảnh, và thêm rằng tôi lo lắng về sự an toàn của ông ta và đã sắp xếp cho ông ta ra khỏi đất nước an toàn. Tôi cũng nói “Tôi đã sắp xếp cho ngài giữ chức chức vụ đứng đầu Nhà nước, ngài có thể giữ vị trí danh dự và như vậy ngài sẽ an toàn”. Diệm nói “Ồ, tôi không muốn làm điều đó, tôi muốn khôi phục lại trật tự và tôi quay trở lại làm điều đó bây giờ”, rồi ông ta buông máy”.
Vị Đại sứ Mỹ đã nói dối Diệm, nhà lãnh đạo Việt Nam đã đoán được điều đó. Đại sứ Lodge nói với tôi là ông ta không biết chính xác thời gian cuộc đảo chính: “Tôi không được xếp vào bức tranh đã được hoàn thành cho đến đêm hôm trước”, ông ta nói. Tướng Harkins hầu như ở trong bóng tối và khi ông ta được biết điều đó. Ông ta đã thông báo cho Lodge về đối thủ của ông ta nhưng sau đó không điều gì có thể ngăn chặn được.
Cuối mùa thu năm đó, tướng Trần văn Đôn nói với tôi ông ta đã nhờ Đại sứ Lodge “bật đèn xanh” từ phía Mỹ nhằm lật đổ Diệm, và những người lập kế hoạch đảo chính đã sử dụng một điệp viên CIA đã nghỉ hưu Lucien Castoryin như kẻ hai mặt. Castoryin là nhân vật quen thuộc ở Sài Gòn, một tay nói nhiều, người chắc nịch, thành viên thường xuyên của quầy bar khách sạn Continental và những chốn ăn chơi nhậu nhẹt khác. Sau này Castoryin nói rằng, anh ta cùng với những người lập kế hoạch đảo chính mang theo một bộ đàm đặc biệt nhằm giữ liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán Mỹ và được nối đường dây trực tiếp với đại sứ.
Chính Castoryin đã sắp xếp máy bay đưa Diệm và em trai ra khỏỉ đất nước. Chuyến bay đó chẳng bao giờ cần tới. Theo mênh lệnh của một trong những tên nổi loạn, Diệm và em trai bị giết trong chiếc xe bọc thép sau khi bước ra từ nơi trú ẩn ở Chợ Lớn. Lúc đầu chúng tôi chỉ loáng thoáng viết những bài về vụ sát hại đó và cũng mệt mỏi để làm rõ sự việc. Sự nghi ngờ của chúng tôi được làm rõ khi một thiếu tướng quân đội Cộng hoà đến “văn phòng tạm thời” của chúng tôi tại khách sạn Caravelle cùng những bức ảnh về phần còn lại của hai anh em họ Ngô trong một chiếc xe quân đội. Anh ta đề nghị bán với giá hai nghìn đô la. Trong khi Roy Essoyan gọi điện cho trụ sở New York bàn bạc chuyện giá cả thì tay đó biến mất. Anh ta đã bán cho UPI.
Kết kục đẫm máu của cuộc đảo chính đã không làm Tổng thống Kennedy hài lòng. Tướng Maxwell Taylor nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn sau này rằng ông ta gặp tổng thống tại Nhà Trắng “Như tôi nhớ, một người phụ tá mang điện tín tới, đặt trước mặt và ông ta đọc nó. Sau đó là khoảng lặng khá lớn xung quanh bàn và rõ ràng Tổng thống bị sốc, đứng không vững và bước ra khỏi phòng không nói gì với ai, ở bên ngoài khoảng vài phút và cuối cùng quay trở lại ghế ngồi, thảo luận như thể tất cả chúng tôi là nguyên nhân gây nên hậu quả”.
Nỗi sợ hãi của các nhà chỉ trích Chính quyền Diệm đã được chứng thực khi các nhà tù được mở ra và hàng nghìn tù chính trị xuất hiện xanh xao vì bị tra tấn và lạm dụng. Một trong số họ là Hoàng Thị Đông, một phụ nữ 29 tuổi theo đạo Phật và làm việc bàn giấy tại Đại sứ quán Anh đã bị nhân viên an ninh bắt lúc 5 giờ sáng ngày đảo chính. Cô ta kể, giọng trầm lắng rằng họ bịt mắt đưa cô ra đi trong một chiếc xe jeep tới một căn nhà nơi có những phụ nữ khác bị giam. Cô ta được dẫn vào một văn phòng sau đó một giờ, khăn bịt mắt bỏ ra, một người đàn ông ngồi ở bàn làm việc nói rằng biết cô ta mang những tài liệu Phật giáo cho Đại sứ quán Anh, đưa chúng cho các phóng viên thường trú nước ngoài cũng như Văn phòng của Liên Hiệp quốc và Phòng Thông tin Hoa kỳ.
Cô Đông nói, vài người đàn ông bước vào phòng khi cô từ chối không biết nơi những vị sư trốn. Giọng cô run lên: “Họ bắt tôi ngồi trên ghế và lột quần áo tôi. Họ bắt tôi nằm xuống, một người trói tay tôi vào phía sau ghế trong khi người kia buộc chân tôi. Họ nhét giẻ vào mồm và mũi tôi, rót nước vào miếng vải bẩn mà tôi nhìn thấy trên sàn khi bước vào phòng. Một trong số họ dùng nắm đấm thúc vào sườn tôi và một người khác tát vào má tôi. Khi họ bỏ giẻ ra một lúc tôi đã thét lên. Một người nhảy lên nhảy xuống trên người tôi để cho nước ứ ra khỏi miệng và người còn lại dùng gậy đập vào chân tôi và tôi bất tỉnh. Khi tôi tỉnh dậy, họ bắt tôi ngồi dậy dọn phòng, mặc quần áo và nói rằng tôi sẽ bị tra tấn nữa vào buổi chiều vì họ kết luận tôi là gián điệp của Việt Cộng và phải bị trừng phạt”.
Đông nói rằng, một cô gái trẻ bị mang vào phòng sau cô, và cô nghe thấy tiếng thét của cô ta cùng với âm thanh trực thăng trên trời, xe jeep và xe máy gầm rú trong khu vực lân cận và một người hét lên rằng lực lượng không quân sẽ làm cách mạng.
“Chúng tôi cùng chờ đợi qua buổi tối, qua ngày thứ bảy và nhìn thấy xe tải quân đội đi qua, các nhân viên đốt giấy tờ và chúng tôi cầu nguyện phe Chính phủ sẽ thua vì nếu họ không thua thì chúng tôi chắc chắn chết”. Cô ta nói rằng cuối cùng những người tra khảo cũng thả họ và xin lỗi vì hành động của mình.
Một sinh viên khác cay đắng nói với Mal rằng: “Người Mỹ phải chia sẻ trách nhiệm vì những điều này. Các ông đã hiểu họ rất lâu, nhưng các ông nhắm mắt làm ngơ, tiếp tục đào tạo và cung cấp vũ khí cho cảnh sát. Tôi nghe nói những phóng viên Mỹ đã chứng kiến các trại tập trung của Đức quốc xã và chỉ viết những bài rất hay về những loại hoa họ nhìn thấy trồng bên ngoài”.
Một kỷ nguyên mới đang dựng lên ở Sài Gòn như nhân tố của hy vọng. Không khí trong thành phố thay đổi kỳ lạ, một loại cảm giác mơ hồ tạo nên bởi nhiều điều nhỏ nhoi, mà quan trọng nhất là sự vắng mặt của sự sợ hãi. Mọi người không còn liếc nhìn qua vai, không phải ngắt quãng lời nói vì sợ nghe trộm. Mọi người không còn sợ nói chuyện với người Mỹ nữa. Các nhà sư áo nâu đi lại trên các ngả đường và người phương Tây không xa lánh họ vì sợ bị liên luỵ nữa. Sinh viên, giáo viên và các nhà chính trị nói với chúng tôi một nhân tố khác của sợ hãi đã biến mất đó là nỗi sợ hãi gõ cửa lúc nửa đêm bị tống vào các nhà tù Sài Gòn đầy ắp kẻ thù của chính quyền.
Không ai dám tin tự do này chỉ hơn một sự giải toả tạm thời. Vẫn còn cuộc chiến tranh thực sự ở vùng nông thôn. Một biên tập lớn tuổi của tờ báo bằng tiếng Việt uyên thâm nói với chúng tôi: “Anh phải nhận ra niềm hân hoan của chúng tôi. Chúng tôi quá hạnh phúc”. Con đường chính của thành phố không còn những hàng rào giây thép gai để bảo vệ Diệm và chính quyền của ông ta. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Tương lai nằm trong câu hỏi về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Điều làm sửng sốt những người Mỹ ở Việt Nam cũng như cả thế giới. Khi nghe tin đó, tôi đã chạy tới phòng Thông tin Hoa Kỳ tìm hiểu thêm và tôi đã gặp Bob Burn đầy nước mắt, người vừa được phân công từ lào sang Sài Gòn. Nhận lời chia buồn của tôi, anh ta gạt tôi sang một bên và đáp lại “Khỉ thật, điều đó chưa đủ, cậu không thể hiểu điều đó có ý nghĩa gì với chúng tôi đâu”. Tối đó tôi viết bài “Mười sáu ngàn cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam phản ứng với thông tin choáng váng khó tin lan tràn trong toàn quốc”. Tôi trích lời tướng Harkins “Quyết định táo bạo của Kennedy tài trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng là một trong những điểm nhấn những cụm từ bi kịch viết tắt nhưng nổi tiếng của ông ta như người đứng đầu một quốc gia”.
Ngày hôm sau tôi theo trực thăng bay vào vùng chiến khu D, tham gia cùng Tiểu đoàn biệt kích Việt Nam Cộng hoà trong cuộc hành quân tiến sâu vào rừng. Cố vấn Mỹ, Đại uý David Thorenson chỉ biết Tổng thống đã chết. Thông tin đó được chuyền bộ đàm cho anh ta buổi chiều hôm trước từ máy bay chỉ điểm L-19. Tôi đưa cho anh ta chi tiết về vụ ám sát và anh ta đáp lại cay đắng: “Những người Dallas phải nói gì về điều này?”. Lính Việt Nam bắt đầu hỏi anh ta: “Làm sao điều này có thể xảy ra ở Hoa Kỳ”, đó cũng là câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Thorenson đáp lại: “Tôi không biết phải nói gì với họ”. Mức độ vỡ mộng chính trị ở Việt Nam được minh chức bằng việc người dân còn quan tâm tới cái chết cuả Tống thống Mỹ hơn là cái chết của Tổng thống họ.
David Halberstam kết thúc nhiệm vụ tại Việt Nam ngày 19/12 và chúng tôi huyên náo tập trung ở sân bay tiễn anh ta. David ôm chặt chúng tôi trong đôi tay to lớn nói rằng hối hận duy nhất của anh ta là rời Việt Nam trước tướng Harkins, người anh ta ghét cay ghét đắng. Đó là một bữa tiệc chiến thắng. David trở về như một ngôi sao trong làng báo bởi vì ảnh hưởng to lớn của tờ Thời báo New York. Sự xuất chúng của anh ta không bị ghen tị ở sài Gòn. Tôi có lý do để ngưỡng mộ anh ta khi tới giải cứu tôi trong ngõ hẻm ở chùa Ấn Quang vào tháng 7. Tôi cũng có nhiều lý do để kính trọng sự dũng cảm uyên bác của David thể hiện trong các bài phân tích về chiến tranh. Khi anh ta bước lên máy bay quay về phía tôi nói rằng “Tôi lấy làm tiếc vì chúng ta đã không làm việc cùng nhau nhiều hơn, Peter”. Nhớ lại những chuyến đi trước đó của chúng tôi ở vùng nông thôn, tôi cười và nói với anh ta rằng dù sao tôi cũng học hỏi được từ anh ta. Năm đó, Halberstam và Mal Browne cùng nhận giải thưởng Pulitzer về những bài báo từ Sài Gòn.
Tôi quyết định ở lại Việt Nam không biết đến bao giờ cùng Mal và Horst sau thời gian thử lửa mười tám tháng. Trước năm đó, tôi đã sợ bị trục xuất vì những bài viết của mình. Đó sẽ là lần thứ ba liên tiếp tôi bị từ chối nhập cảnh trong vòng ba năm. Nhưng bây giờ mọi lo sợ không còn nữa. Chính quyền mới lãnh nhiệm hiểu hơn về nhu cầu của chúng tôi. Ba chúng tôi là một đội nhỏ liên kết chặt chẽ, cùng yêu một Sài Gòn oi ả, ngổn ngang và đẹp, nơi cứ một bước chân là có tin, bài hơn bất cứ một nơi nào tôi từng đến. Browne bị thuyết phục rằng Sài Gòn là nơi hoàn hảo cho những bộ phim thời cổ với những phóng viên thường trú nước ngoài mặc áo đào hầm đóng vai chính. Tôi nhắc anh ta rằng Sài Gòn rất nóng và trang phục phải là quần kaki, áo thể thao. Chuyện tìm hiểu Nina của tôi đã trở thành mối quan hệ lâu dài.
Bây gìơ văn phòng của chúng tôi có năm chiếc bàn lớn, với một bức tường do các tủ hồ sơ ngăn ra và những tấm bản đồ từ tường tới sàn với những tấm che bằng nhựa mà chúng tôi đánh dấu những chiến dịch quân sự quan trọng. Một điện thoại dùng chung có băng dính vì có rất nhiều vết vỡ, những chiếc điện thoại gần như cũng không chịu được. Mal và tôi cố gắng trang bị điện thoại cho từng căn hộ của chúng tôi trên văn phòng và hầu như ngày nào chúng tôi cũng bị đánh thức bởi tiếng chuông, thường là khoảng 5 giờ sáng. Những cuộc gọi bao giờ cũng là rắc rối; một vụ đánh bom ở nơi nào đó trong thành phố, một cuộc đảo chính hay một cuộc hành quân bắt đầu. Chúng tôi có thể tham gia nếu nhanh chân.
Mal có đôi ủng do một cửa hàng da địa phương đóng có bản thép ở đế mà anh ta đặt làm sau khi bước phải bẫy của Việt Cộng ở vùng đồng bằng. Một chiếc đinh thép đâm qua ủng và cắm vào chân, gây chấn thương khá đau. Anh ta quảng cáo đôi ủng cao cấp của mình cho tất cả bạn bè và cửa hàng vẫn hưng thịnh cho tới khi một hoặc hơn một trăm năm sau đó anh ta biết rằng ủng của mình là hàng rởm, không có một miếng lót kim loại nào được đặt vào bên trong đó.
Ký giả chiến trường luôn đối mặt với gian khổ nhưng đôi khi cũng thú vị và thường đó là cách duy nhất để có được tin, bài – thông tin từ mặt trận thường rất chậm về Sài Gòn và thường chắp vá. Chính quyền Mỹ trở nên giúp đỡ hơn một chút khi cho chúng tôi đi cùng trực thăng vào chiến trường. Đôi khi chúng tôi thuê taxi thành phố màu xanh và trắng đi tới hiện trường gần Sài Gòn. Mal mua trả góp chiếc Land Rover, anh ta sơn màu đỏ tươi giống màu tất anh ta luôn thích. Đôi khi chúng tôi nghe những trận chiến từ xa trên hệ thống thông tin mật đài Catinat, Horst và tôi nhảy lên chiếc Karmann Ghia màu trắng của tôi về vùng nông thôn, tìm kiếm những trực thăng đang bay mà có thể đi theo cho tới khi nghe thấy tiếng súng, đi qua những người lính đã chết, bị thương và những người dân trên đường.
Chúng tôi trẻ, đầu óc minh mẫn và tham vọng, thậm chí làm việc bảy ngày một tuần, và một trong chúng tôi luôn ở trong chiến trường, trong khi những người khác ở sài Gòn viết những thông tin chính trị. Phương tiện liên lạc đơn giản, không có máy đánh chữ telex trong văn phòng vì các tổ chức tư nhân không được phép sử dụng thiết bị riêng. Những thông tin gửi đến cho chúng tôi hàng ngày qua người đưa thư của Chính phủ và ban đêm họ đập cửa căn hộ chúng tôi.
Browne và tôi sống đơn giản trong căn hộ giường đơn. Cả hai chúng tôi đều thuê những người phụ nữ già gốc Hoa để làm công việc giặt là, chợ búa, nấu ăn và dọn dẹp với mức lương 30 đô la một tháng, mức lương hàng đầu ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Tôi không nấu ăn và thường ăn ở các nhà hàng Pháp, Việt Nam và Trung Quốc của Sài Gòn.
Năm 1964, tôi 30 tuổi và bắt đầu nghĩ đến việc cần ổn định và sinh con như bố mẹ tôi đã làm và rất nhiều những người bạn của tôi cũng đang suy tính vậy. Nina là người thích hợp và tôi yêu cô ấy, nhưng viễn cảnh mất tự do độc thân đang đe doạ tôi. Khi tôi hỏi cưới cô ấy, tôi hoảng sợ với lời cầu hôn mà cô ấy đã được thuyết phục rằng tôi đang nói với cô ấy sự lãng mạn của chúng tôi đã kết thúc và cô ấy sẽ bật khóc tới khi tôi nhắc với cô ấy là tôi muốn nói điều ngược lại