Chương : 18
CUỘC CHIẾN VỚI WESTMORELAND
Cuộc chiến Việt Nam, được ủng hộ đầy đủ hơn bao giờ hết vào mùa hè năm 1966 khi Tướng Westmoreland kết luận ông ta có thể chiến thắng cộng sản ở chiến trường. Ông ta đi về vùng nông thôn tuyên bố Hoa Kỳ sẽ trụ vững ở đó cho đến ngày hoà bình lập lại. Khi Westmoreland chứng kiến lực lượng tăng cường, viện trợ căn cứ quân sự và chiến trường nhiều hơn thì ý tưởng về một hoà bình thương lượng bắt đầu mờ dần. Giờ là sức mạnh tối đa nằm trong tay ông ta – máy bay chiến đấu tấn công tàu hải quân ở biển vịnh Bắc Bộ, máy bay B52 ném bom ở Guam, máy bay lực lượng không quân ở các căn cứ quân sự Thái Lan và miền Nam Việt Nam, sức mạnh quân sự tăng cường và vượt qua con số vài trăm nghìn – ông ta dần dần bị thuyết phục rằng mục tiêu chiến thắng là có thể. Khó mà không hài lòng với cỗ máy chiến tranh Westmoreland đang tập hợp.
Tổng thống Johnson đã “bật đèn xanh” cho Tướng Westmoreland thực hiện kế hoạch “tìm và diệt”, sử dụng chiến thuật trực thăng vận và tấn công trên chiến trường. Westmoreland thoải mái nhìn nhận những cuộc tấn công du kích “ngu ngốc”. Ông ta lên kế hoạch thay thế cuộc chiến truyền thống bằng cách chống lại quân đội cộng sản dọc biên giới Việt Nam.
Sỹ quan chiến dịch của Westmoreland, Thiếu tướng William DePuy, thích sự mạo hiểm hiểm, chốt pháo binh và không quân phòng hộ. Đôi khi tôi nhìn đạn nổ trong khu vực hạ cánh và chỉ vài phút trước khi máy bay thả lính. DePuy chỉ huy sư đoàn lính đánh bộ thét trong tiếng kêu động cơ với tôi “At, mẹo là sự lựa chọn đúng lúc”. DePuy đề ra những quy định cứng nhắc cho sư đoàn của mình. Máy bay chỉ huy của ông ta thường bay lượn lờ về phía đơn vị, quan sát những gì đang diễn ra bên dưới. Ông ta không chịu đựng sự tầm thường hay tha thứ cho những tay chỉ huy tiểu đoàn, đại đội và trung đội vì những lỗi vi phạm nhỏ.
DePuy khen thưởng sáng kiến và sắp xếp những sỹ quan trẻ nhất thăng tiến nhanh chóng. Trung tá Alexander M.Haig là người được yêu thích, có cơ hội thăng tiến trở thành lữ đoàn trưởng sau khi tiểu đoàn anh ta làm tê liệt một trung đoàn Việt cộng tấn công trong trận Ấp Gù. DePuy khao khát chỉ huy sư đoàn tốt nhất trong quân đội và không giấu diếm điều đó.
DePuy khẳng định chiến thắng luôn thuộc về bên có khả năng tập trung lực lượng vào nơi đặc biệt tại thời điểm đặc biệt trong chiến trường. Chiến thuật này là quy luật chính yếu của Việt Cộng, luôn có những đơn vị không bao giờ tấn công nếu họ không dồn được lực lượng tốt hơn. Với khả năng di chuyển cả một tiểu đoàn lính bằng trực thăng từ bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ chỗ nào trong chiến trường, ông ta bảo vệ ý kiến, chỉ huy Mỹ có thể chỉnh sửa tỷ lệ lực lượng theo ý họ. Ông ta nói, nếu theo phương pháp này thì lính Mỹ đã giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. DePuy là người nói rất thuyết phục và sự tự tin của ông ta đầy ấn tượng. Vào mùa thu sau một loạt can thiệp mức độ rộng trong vùng chiến khu C và D, ông ta tuyên bố đạt được thành công chiến thuật quan trọng và đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản kháng của kẻ định trong vùng hành quân của mình. Westmoreland nói ông ta đang trên đường tới chiến thắng.
Mỹ có sức mạnh quân đội to lớn và DePuy đang sử dụng nó một cách phi thường. Nhưng chiến lược tiêu hao sinh lực địch chỉ có thể thành công nếu đánh gục được ý chí của kẻ thù và rõ ràng là điều đó sẽ không xảy ra.
Westmoreland thường mang theo phóng viên trong các chuyến đi thực tế dài ngày để họ nắm được quan điểm của ông ta. Họ thường bay bằng trực thăng và máy bay nhỏ tới những vùng xa xôi như Hàng Tân, Phước Vinh hoặc Bảo Lộc, nơi sỹ quan Cộng hoà và Mỹ đứng xếp hàng đón ông ta và nói chuyện về tình hình địa phương. Những câu chuyện về kết quả rõ ràng là nịnh bợ, những bài ca mừng chiến thắng không có đối với sự tinh thông quân sự của ông ta.
Những người viết bài phải góp nhặt để làm nên những miêu tả khác thường về những gì luôn là tình huống bình thường. ông ta là sỹ quan được chụp ảnh nhiều nhất trong thời đại của mình.
Tom Reedy, người chịu trách nhiệm viết bài trong một chuyến đi như vậy cho AP đã viết “Đi dạo cùng Tướng William C. Westmoreland, chỉ huy chiến tranh ở Việt Nam 51 tuổi trong những dịp đặc biệt cho một gã khổng lồ mà những người lùn không hợp”. Tác giả cũng miêu tả vị Tướng như “người gầy cao 1m8, cằm nhọn, có sức mạnh của một chiếc xe tăng và đôi bàn tay của một nghệ sỹ Piano”. Thậm chí một tay quan sát chua chát như Hugh Mulligan đã bị những “tinh hoa phát tiết ra ngoài” của Westmoreland mê hoặc. Sau khi nghe cuộc nói chuyện của ông ta với những sỹ quan thiết giáp 11, Hugh viết: “Lời động viên cùng những cảm thông của một bài phát biểu trong phòng kín trước khi trò chơi Hải quân – Quân đội bắt đầu, sự chân thành trong giọng nói, loé sáng niềm tự hào trong đôi mắt sâu thẳm mà bằng cách nào đó làm cho bài phát biểu cảm động và đáng nhớ”.
Nhưng Việt nam không giống như những cuộc chiến tranh khác. Đối với nhiều người lính, sống sót không phải là chiến thắng mà là mục tiêu. Mục tiêu của họ là làm được điều đó trong một năm. Các nhà bình luận nói nghĩa vụ một năm trồng lên những hạt giống thờ ơ. Những người lính nghĩ rằng vậy là quá lâu. Họ dán những bức ảnh người đẹp trong khoảng chữ 365 ngày và đánh dấu từng ngày, chờ đợi “Ngày Deros” thần kỳ, ngày có thể về nhà, ngày lên máy bay Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, “con chim tự do” cười với tiếp viên hàng không, đồ uống tự do và chuyến đi kết thúc ở Mỹ.
Tôi chưa bao giờ được đi cùng Westmoreland và tôi chẳng bao giờ đề cập tới chuyện đi cùng ông ta. Ông ta nói rõ trong bài tóm tắt cá nhân với những nhân viên rằng kiểu viết bài chiến trường như tôi là không thể chấp nhận được. Ông ta kêu ca lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, những tin, bài đến trực tiếp từ những người lính thuỷ đánh bộ tới giới công chúng Mỹ trước khi người chỉ huy khu vực biết chuyện gì đang diễn ra. Westmoreland phản bác giới báo chí Sài Gòn phải nhạy cảm với nhuệ khí của lính ở chiến trường và công chúng ở nhà và cách tiếp cận tích cực phải được kiểm duyệt trong những tin, bài chuyển đi, tránh cung cấp cho kẻ thù về những ý định của Mỹ hoặc giảm lòng tin về khả năng của Mỹ trong mắt đồng minh. Tôi nghĩ ông ta đang cho chúng tôi quá nhiều quyền năng nhưng tôi cũng nhận ra danh tiếng cá nhân của ông ta có thể bị ảnh hưởng bởi những bài báo của chúng tôi.
Thương vong của giới báo chí tăng lên khi trận chiến ngày càng dữ dội. Phóng viên ảnh Charlie Chellapah từ Singapore bị giết trong lần đi tuần cùng Sư đoàn lính bộ 25 của quân đội Hoa Kỳ ngày 12-2. Sam Castan, biên tập viên lâu năm của tạp chí Look, chết vào ngày 21-5 cùng lính của Sư đoàn thiết giáp 1 Hoa Kỳ trong cuộc hành quân “con ngựa điên”. Tác giả người Pháp Bernard Fall chết vì bẫy ngày 21-2-1967 khi tham gia đi tuần với lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ dọc bờ biển miền Trung phía bắc Huế, nơi anh ta biến nó nổi tiếng với cái tên “Con đường không có niềm vui” trong một cuốn sách về chiến tranh ở Pháp. Phóng viên thứ 9 chết là phóng viên ảnh tự do Ronarld G.Gallagher, chết ngày 11-3-1967 tại rạch Kiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cùng Sư đoàn lính bộ 9 quân đội Hoa Kỳ.
Những sỹ quan hộ tống lính thuỷ đánh bộ bắt đầu yêu cầu những phóng viên chiến trường mặc áo chống đạn nặng 9kg, đội mũ sắt của lính bộ Hoa Kỳ và chúng tôi không phản đối khi đi nhờ trực thăng vào các vùng tiền đồn phía trước gần vùng DMK (phi quân sự) dưới những trận bắn phá, thường phải ngồi bên những thùng đạn dược và trườn từ boongke bằng bao cát này tới boongke nọ qua mương bùn ngập đầu gối chẳng bao giờ khô dù nắng nóng như thiêu xen lẫn gió mùa. Ra khỏi những chỗ như vậy rất đau đầu, một trò chơi đợi chờ bởi những chuyến hàng ưu tiên cho một số trực thăng đi vào là những phóng viên nhưng lại là những người cuối cùng đi ra sau những lính bị thương và luân phiên.
Những nơi gíông như Cồn Tiên bắn phá dữ dội về biên giới phía bắc Việt Nam, không nhiều hơn lời cảnh báo hai giây về viên đạn đang tới và phóng viên ảnh AP Henri Huet thậm chí còn không nghe thấy tiếng nổ của viên đạn ngắt quãng qua tay và chân mình khi đang chụp những tay súng lính thuỷ đánh bộ đáp trả bắn phá pháo binh. Huet bị giết khi đang làm nhiệm vụ năm 1971.
Phóng viên ảnh AP John Nance đang bì bõm qua ruộng lúa đầy bùn dọc sông Sài Gòn cùng Sư đoàn Lính bộ 1 thì súng cối đập tới, bắn vào cánh tay anh ta và làm anh ta ngã sóng soài khi một súng máy xả vào đội đi tuần giết chết nhiều lính xung quanh. Nance đặt chiếc hộp đựng máy ảnh bằng sắt nặng của mình trên bờ ruộng làm lá chắn bảo vệ và một tay súng Việt Cộng nghĩ rằng nó quan trọng nên liên tục bắn vào, sáu viên đạn nổ tung qua mảnh sắt và trên đầu Nance.
John Wheeler đi cùng một trung đội chỉ huy ở Sư đoàn lính bộ 25 tại Củ Chi thì bị kẹt vào một trận bắn phá dữ dội, sau đó bị thương khi một lính Mỹ ném lựu đạn bật trở lại từ một cái cây, làm chết người lính cạnh anh ta và làm Wheeler bị thương ở bắp dưới tay trái. Tay phóng viên AP đó trở về Sài Gòn với dải băng chiến trường và gõ câu chuyện của mình trên máy đánh chữ ở văn phòng, khi máu còn rỉ qua vết băng dày.
Nhà sử học quân sự cũng là cựu chiến binh S.L.A. Marshall đã chọn mùa thu năm 1966 để đánh vào tính chính trực và lòng dũng cảm của giới báo chí Việt Nam trong một bài báo ở tạp chí New Leader: “Sự thất bại báo chí ở Việt Nam – phóng viên chiến trường chờ mồi của Mỹ”. ông ta kết luận những nhà báo ở Việt Nam trình diễn “Tính dở hơi bất cần đạo lý” và không viết chiến trường thực tế bởi vì “Đa số phóng viên thường trú Hoa Kỳ ở Sài Gòn không nói điều chết tiệt về họ hoặc thờ ơ với chiến tranh và không muốn phơi bày sự vô tội của họ, hoặc sợ mặt trận mà họ không chịu nổi suy nghĩ sống chung với nó”. Ông ta nghi ngờ các phóng viên cố gắng “chộp được giải thưởng Pulitzer khi viết về những cuộc biểu tình, phản đối, tai nạn hoặc bất cứ thứ gì có hình ảnh làm cho mặt trận ở nhà lúng túng”. tạp chí Time dành hẳn một trang cho những lời buộc tội của`Marshall mà không cần đưa ra những quan điểm công bằng, đồng thuận với những phỉ báng về giới báo chí Việt Nam.
Chúng tôi kinh ngạc với những lời buộc tội của Marshall. Ít người có thể nhớ đã từng nhìn thấy ông ta ở Việt Nam. Thực tế Marshall có dành hai tháng ở Sư đoàn Bộ binh 1 ở căn cứ quân sự An Khê, tại khu chỉ huy VIP cùng phó chỉ huy Sư đoàn, đi lại bằng trực thăng và chẳng bao giờ đặt chân lên chiến trường. Tài liệu của ông ta về bài báo quan trọng đó và cuốn sách sau này ông ta đặt tên là “Chiến trường vùng gió mùa” hoàn toàn xuất phát từ những cuộc phỏng vấn sau chiến sự. Chúng tôi chỉ có thể kết luận rằng người từng là tác giả của những cuốn sách về chiến tranh Triều Tiên bán chạy nhất như Pork Chop Hill đang cố gắng xuất bản dựa vào chi phí của chúng tôi. Chính điều này sau đó được đại tá nghỉ hưu David Hackwork người đồng hành cùng ông ta trong chuyến thăm Việt Nam tiết lộ và sau này một nhà sử học đã biến sự trở về không thành công của mình vào danh sách bán chạy nhất. Wes Gallagher là một trong rất nhiểu người đáp trả phẫn nộ với bài báo của New Leader.
Mặc dù những gì Westmoreland nghĩ, tôi không phải muốn gây khó khăn cho những chiến lược quân sự. Tôi thích mối quan hệ công việc tốt với rất nhiều sỹ quan cao cấp. Nhưng điều này không phải luôn luôn đạt được. Tôi quen thân với Thiếu tướng John Norton khi ông ta còn là nhân viên của Westmoreland và rất vui khi ông ta được giao nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn lính bộ 1 ở Tây Nguyên, đơn vị lựa chọn cho những nhà báo tìm kiếm những câu chuyện chiến trường bi thương.
Tôi viết về chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland. Đó là chiến thuật liều mạng và táo bạo: thả một vài đơn vị nhỏ lính bộ Mỹ trong rừng làm mồi và sau đó nhảy ra tóm những kẻ tấn công và tiêu diệt chúng khi chúng mắc bẫy. Tướng Norton giải thích với tôi rằng thủ đoạn lừa gạt đó là cần thiết để tìm ra lượng kẻ thù lớn hơn “trước khi chúng hiện nguyên hình”. Norton lắng về mối nguy hiểm với quân lính của mình nhưng tin chiến thuật như vậy là cần thiết. “Chỉ là một người dẫn đường cho trung đội và đại đội của anh ta và cũng có thể là người đầu tiên bị giết khi hành động”, ông ta giải thích, “Sau đó là một trung đội và đại đội dẫn đường cho một tiểu đoàn và một lữ đoàn”.
Nhưng tính chất nguy hiểm không thể chối bỏ. Tuần trước đó một tiểu đoàn lính bộ bị tấn công và toàn bộ lính bị giết hoặc bị thương trước khi lính thiết giáp tới cứu họ. Một sự kiện thứ hai trong tuần sau đó buộc tôi phải nêu chi tiết chiến thuật của vị Tướng trong một bài tin. Đại đội lính bộ 1 đang làm nhiệm vụ “chim mồi” ở thung lung La Drang khét tiếng thì bị lực lượng Việt Cộng nhảy tấn công từ ba phía. Pháo binh chờ sẵn ở gần đó xả hàng nghìn viên đạn vào những kẻ tấn công, sau đó là không quân yểm trợ. Một lực lượng giải cứu đã vào trận, giải tán kẻ tấn công và kéo những xác chết ra cùng với họ. Chiến thuật đó bề ngoài thành công nhưng đại đội làm mồi đã trả giá rất đắt. Ít nhất 50 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương trong trận đó.
Tôi về Sài Gòn thì Tướng Norton triệu tôi trở lại An Khê. Tôi đủ nhiệt tình để tham gia chuyến đi dài ngày. Khu nhà ổ chuột nối liền với căn cứ quân sự An Khê là nơi khủng khiếp nhất Việt Nam với những thợ thiếc và những cửa hàng vàng, những bán buôn mặc cả, những cửa hàng bia và những cô gái bar. Một năm trước đó, An Khê chỉ là bến chờ xe khách trên đường Plâycu với khoảng 1 nghìn người sinh sống trong ngôi làng nhỏ. Bây giờ là một thị trấn bùng nổ có mức sống cơ bản cho 20 nghìn lính Mỹ cô đơn của Sư đoàn bộ binh.
Văn phòng chỉ huy của Tướng Norton nằm bên sườn đồi ở vị trí quan sát toàn bộ căn cứ quân sự trải dài 50 km2, với những căn lều xanh thẫm, những toà nhà bằng gỗ và hàng dặm đường. Một phụ tá trẻ nhảy ra bất ngờ và chào khi tôi gõ cửa, bước vào. Ngay sau đó tôi thấy vài sỹ quan sư đoàn cấp cao vận bộ đồng phục cứng nhắc. Tôi biết hầu hết bọn họ nhưng họ nhìn tôi không thoải mái và rất ít nói. Tôi đoán rằng sắp có phiền phức. Khi chúng tôi bước vào văn phòng của Norton, họ chào và hô lên khẩu hiệu của sư đoàn: “Tất cả đã vào vị trí, thưa chỉ huy”.
Norton đứng dậy khỏi bàn làm việc, bắt tay tôi nhưng không mời ngồi. Chủ đề câu chuyện là bài viết về mồi nhử Việt cộng của tôi. Tôi nói rằng tôi đã viết nó cách đây ba tuần và hầu như đã quên bẵng nó. Ông ta nhấc một tờ báo kẹp trên bàn làm việc và đưa cho tôi. Đó là một bản copy nhàu nát câu chuyện của tôi ở tờ Columbus Ledger, tờ báo từ căn cứ sư đoàn ở bang Georgia. Ông ta nói “chết tiệt”, “Charlie Black không viết một câu chuyện như thế này”. Black là một phóng viên của Columbus đã từng dành nhiều tháng ở căn cứ An Khê viết về sư đoàn.
Tôi bảo vệ rằng câu chuyện của tôi là hoàn toàn chính xác. “Chính xác không phải là vấn đề ở đây, cậu viết điều chết tiệt làm hoảng sợ những người ở nhà”, Norton đáp lại. Ông ta đưa ra một số giấy tờ nói rằng đó là một bức thư dài từ vợ ông. “Cậu biết những gì cô ta nói với tôi rằng vợ của những người lính này ở đây và những người khác đọc bài báo đã bị sốc, chết tiệt. Họ nghĩ rằng tôi đang cố gắng giết chồng của họ với cái trò bẫy chết tiệt này và tôi không cho phép điều đó”.
Tôi tuyên bố sự thật rằng chiến thuật dùng bẫy là nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng vị Tướng không muốn đề cập tới vấn đề đó. Ông ta không muốn tranh luận với tôi. Ông ta chỉ muốn tôi biết rằng ông ta ghét cay ghét đắng tôi vì làm những thân nhân ở nhà hoảng sợ và rằng tôi sẽ không làm được điều đó một lần nữa trong khu vực hành quân của ông ta.
Westmoreland rất bị thuyết phục về tính hiệu quả của Cav 1, Big Red 1 và sáu sư đoàn bộ binh Mỹ khác đang đóng ở vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Binh lính Mỹ đang vượt qua giới hạn, mang trên mình gánh nặng đầy đủ của cuộc chiến chống lại những trung đoàn lính Bắc Việt. Quân đội Sài Gòn đảm nhận nhiệm vụ thứ hai là bình định, đảm bảo an toàn cho các thành phố và làng mạc.
Việt Nam vẫn là đầm lầy của những quan tâm đặc biệt, lòng ghen tỵ, căn bệnh tham nhũng đào mồ cho cuộc chiến chống cộng sản. Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ là người mới nhất trong rất nhiều quân nhân leo lên quyền lực từ vụ đảo chính Ngô Đình Diệm. Ông ta là người cứng rắn để làm một điều gì đó. Trong một cuộc phỏng vấn, ông ta xác nhận “Khả năng lãnh đạo và nhận thức nhiệm vụ” của Adolf Hitler nhưng “không phải phương pháp vô nhân đạo của ông ta”. Kỳ không ngừng nói rằng muốn chiếm miền Bắc Việt Nam khi bạn không thể lái xe 20 phút từ Sài Gòn đi bất cứ hướng nào mà không nguy hiểm tới mạng sống. ông ta là người hạnh phúc nhất trong vai trò một phi công, thích thắt dải lụa nhỏ mùi Oải hương ở cổ và vận bộ bồ bay màu đen. Ông ta thích tiệc tùng và tôi chứng kiến ông ta ở buổi dạ hội tại khách sạn Continental giới thiệu mình với Jayne Mansfield.
Uy thế của Kỳ thể hiện trong sự kình địch chính trị làm mất đi tính hiệu quả của quân đội Cộng hoà. Toàn bộ sư đoàn lính bộ binh chống lại chính quyền Trung ương. Những cố vấn Mỹ chỉ định các sư đoàn Cộng hoà chủ chốt xung quanh Sài Gòn “quan sát” với các chỉ thị cảnh báo cho chỉ huy tối cao Mỹ nếu một tiểu đoàn xuất hiện trên đường cao tốc hướng vào thành phố. Một số người chứng kiến tất cả sợ rằng lính Mỹ trẻ đang bị ném vào cuộc chiến được cho là việc của người Việt Nam. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Người phê bình gay gắt nhất là John Paul Vann, một cố vấn quân sự, người thổi còi về sự bất tài trình diễn ở trận Ấp Bắc năm 1963. Ông ta từ chối chức vụ đại tá và trở lại Việt Nam như một nhân viên dân sự với chương trình bình định nông thôn. Ông ta tin rằng các quan chức quân sự đang vấp sâu hơn vào cuộc chiến không cần thiết của người Mỹ. Ông ta kinh thường những tướng chỉ huy trong các câu lạc bộ điều hoà dành cho các sỹ quan ở Sài Gòn để những điều này xảy ra. Đóng tại tỉnh Hậu Nghĩa, phía tây Sài Gòn, Vann dành nhiều đêm ở chiến trường. Đôi khi ông ta ở trong những tiền đồn quân sự Việt Nam, nơi những người lính hoảng sợ, mất nhuệ khí, có khả năng đào ngũ. Sự có mặt của ông ta rõ ràng kích thích nhuệ khí và gây sự chú ý của giới lãnh đạo quân sự tới những vùng ít được ưu tiên này.
Vann là người đầy nhiệt huyết và là kẻ không biết sợ gì. Đôi khi tôi căng hết thần kinh khi đi cùng ông ta trong chiếc xe jeep nảy xóc trên những con đường lún sâu tới những vùng được cho là của Việt Cộng kiểm soát. Đối với sự an toàn của mình, Vann thích sử dụng lựu đạn hơn là súng ngắn. Ông ta giải thích bằng giọng quả quyết và dễ cáu: “Nếu cậu chỉ cần giơ một trong những thứ này lên trong tay thì những kẻ xấu sẽ chạy mất. Chúng luôn biết lợi hại của những thứ này”. Ông ta đặt những trái lựu đạn M1 trong lòng khi lái xe, chúng nảy lên khi tôi ngồi cạnh ông ta ở ghế trước. Ông ta thích chơi đùa với cái chết nhưng lại cười bất kỳ khi nào tôi lưu ý ông về điều này, một lần ông ta vỗ ngực và tuyên bố không dễ gì bị tiêu diệt. Ông ta nói với tôi: “Tuần trước tôi bay trong một máy bay định vị tới Biên Hoà. Trời nhiều mây và chúng tôi không nhìn thấy rõ đường đi, khi cố gắng hạ cánh chúng tôi vướng phải mớ đường dây điện. Đối với người khác thì sẽ chết nhưng phi công của tôi đã trượt được qua lớp dây và hạ cánh an toàn”.
Tôi thán phục Vann. Ông ta biết nhiều về chiến tranh hơn bất kỳ ai khác ở đây với những mối liên quan tới cả chỉ huy cao cấp của Việt Nam và Mỹ. Tôi đánh giá cao giá trị những thông tin và ý kiến của ông ta. Ông ta không giấu quan điểm ủng hộ chính sách diều hâu của mình. Ông ta tin cuộc chiến đấu sẽ thắng lợi nhưng hoàn toàn phản đối chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland. Ông ta nhận xét chiến thuật đó là tàn bạo và tự diệt. Ông ta cho rằng con đường duy nhất dẫn đến thắng lợi là thông qua người Cộng hoà. Ông muốn Hoa kỳ tăng cường sức mạnh quân đội Việt Nam, ít phụ thuộc vào binh lính Mỹ hơn và khẳng định nếu vẫn tiếp tục những phản kháng của chính quyền Sài Gòn thì Mỹ nên đảm đương trách nhiệm cho cả nước để hình thành mọi nấc thang chiến tranh và tận dụng lực lượng Cộng hoà tới mức tối đa.
Một hôm ông ta hỏi tôi: “Tại sao chúng ta phải đối xử với một đất nước Việt Nam nhỏ bé, đơn giản một cách rón rén, thận trọng trong khi chúng ta không làm điều đó với những cảm nhận của nước Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai?”. Tôi lắng nghe mọi thứ Vann nói. Những lời kết của ông ta thường bị đả phá và một số ý kiến là không thực tế nhưng đó là một cách có thể đưa ra hướng đi thoát khỏi đầm lầy đẫm máu và huỷ diệt. Vann rất vui được nói tới trong giới chính sách mặc dù ông ta ít được vậy. Ông ta biết không có sự tin tưởng còn lại nào với giới quân sự cấp cao Hoa Kỳ. Ông ta nói rằng một tướng quân đội Mỹ muốn thuê ông ta làm trợ lý thì được Westmoreland nói, “nếu thực sự muốn có anh ta ông ta có thể có nhưng ông ta đang tự chuốc vạ vào thân”. Sau đó Vann đưa ra quan điểm ảnh hưởng tới Nhà Trắng. Ông ta thường liên lạc với Harry McPherson, một phụ tá của Tổng thống Johnson và hy vọng sử dụng nhóm người quen ngày càng mở rộng của mình trong Quốc hội và những mật vụ tiếp cận được Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.
Vann bị thuyết phục rằng McNamara đang nhầm hướng bởi những trận bão tuyết thông tin thống kê trong hệ thống phân tích. Ông ta tin rằng nếu Bộ trưởng Quốc phòng nhận thức được rất nhiều số liệu đó là không đáng tin cậy, ông ta sẽ đánh giá lại những ủng hộ của mình với những chính sách của Westmoreland.
Tôi không chia sẻ sự tự tin của Vann với Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi đã viết về những chuyến đi tới Việt Nam của MacNamara đầu những năm 1960 và thấy rất ít nhiệt tình trong vai trò của ông ta để đối mặt những thực tế không vừa lòng. Ông ta điều chỉnh những thay đổi chính trị thường xuyên ở Sài Gòn. Ông ta ủng hộ nhiệt tình với bất kỳ ai chiếm giữ Dinh Tổng thống của Sài Gòn vào thời gian chuyến thăm của mình. Ông ta đặc biệt phải lòng Thiếu tướng Nguyễn Khánh, kẻ vô liêm sỉ nhất trong rất nhiều kẻ tìm kiếm quyền lực tổng thống, vào đầu năm 1964 lật đổ nhóm quân sự tước đoạt quyền lực của Ngô Đình Diệm.
Tướng Khánh đưa đất nước vào một năm hỗn loạn quân đội và chính trị mà McNamara dự định đi dọc Việt Nam cùng ông ta, cố gắng ủng hộ sự nổi tiếng của vị Tướng này. Đôi khi Đại sứ Maxwell Taylor đi cùng, họ diễu hành qua những chợ, quảng trường ở Huế, Đà Nẵng và những thành phố khác, giơ tay mạnh lên đầu, những ngón tay quấn vào, thét lên “Việt Nam muôn năm”. Vị Bộ trưởng Quốc phòng lạnh lùng lại trở nên uỷ mị trong buổi gặp như thế này, nhưng tôi nhận thấy rất ít phản ứng từ đám đông tụ tập quanh đó do chính quyền địa phương tổ chức và tôi đoán có nhiều điều không chuẩn khi người phiên dịch chuyển ngữ. Cuộc họp báo khởi hành của McNamara ở phòng họp VIP tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn tràn đầy lạc quan, những tập huấn kiến thức của ông ta có lẽ còn nhiều hơn thế.
Tại cuộc họp báo vào đầu năm 1965, tôi có hỏi McNamara là ông ta phản ứng thế nào với những lời buộc tội rằng Việt Nam đang trở thành “cuộc chiến tranh của McNamara”. Ông ta nhìn trừng tôi một giây, sau đó lấy tay vuốt mái tóc óng mượt của mình, chỉnh lại kính, thẳng vai và đáp rằng: “Cuộc chiến tranh của MacNamara ư? Tôi sẽ phải cho anh ta biết rằng tôi tự hào khi có tên mình cùng sự kết hợp này, tự hào vì điều đó, tôi nói để anh ta rõ” và sau đó ông ta khởi hành, những phụ tá hối hả, tiếng cửa đập và tiếng động cơ máy bay hướng về một chuyến bay dài trở lại Washington.
Tôi cảm thấy McNamara là con người không thể hiểu hết được. Tôi nhìn thấy những vị tướng mạo hiểm tính mạng của mình và một số nhỏ nước mắt khi một người lính chết ở chiến trường. Tôi không thể tưởng tượng McNamara có thể khóc vì những điều này dù ông ta trở nên uỷ mị khi biểu lộ lòng yêu nước một cách nhiệt thành. Tôi nói với Vann, tôi nghi ngờ McNamara. Vann dù sao vẫn cứ làm, quyểt định tiếp cận McNamara trực tiếp, sử dụng một nhân viên trước đây, một người đàn ông trở thành người bạn đồng hành yêu thích của Vann, một sỹ quan lính thuỷ đánh bộ mưu mô và thông thái tên là Daniel Ellsberg.
Lần đầu tiên tôi chạm trán Daniel Ellsberg vào tháng 1-1967 tại thị xã Rạch Kiên cách Sài Gòn 32 km, nơi đặc biệt của những cộng đồng nông thôn từng giàu có bị bỏ hoang vì số phận trở thành mặt trận chiến tranh. Bây giờ Rạch Kiên trở thành một thị xã hoang tàn. Tôi lái xe cùng Horst và John Nance, đi qua những chiếc xe ngựa chở tài sản gia đình và hai chiếc xe chở khách han rỉ, kẽo kẹt. Một số dân không có nơi cư trú trở về từ những trại tỵ nạn. Trong chương trình bình định mới, Rạch Kiên được khôi phục và họ hy vọng có thể trở lại cuộc sống trước đây.
Một vài chiếc bàn kê trong khu chợ trên đường đi bộ, những người bán hàng chào mời những sản phẩm dư thừa của Đồng bằng sông Cửu Long. Một đội lính bộ binh Mỹ đang ngồi với áo dã chiến, tay áo xắn, đang uống những chai Coca Cola. Đây là lần thứ ba trong sáu năm chính quyền Sài Gòn cố gắng tái sinh tại Rạch Kiên và những vùng huyện lân cận, mỗi lần như vậy tiêu tốn vài triệu đô la Mỹ. Chúng tôi đang tìm nhóm chỉ huy thì nhìn thấy vài người lính trong một căn nhà bỏ hoang và dừng lại để hỏi đường.
Khi chúng tôi bước vào thấy một cô gái nông thôn gầy, dễ thương chỉ ở độ tuổi chớm xuân đang bị một tên lính Cộng hoà hăm doạ. Tay cô ta bị trói giật sau lưng, mắt hoảng sợ khi tên lính lắc con dao và hướng về phía cô ta, dừng lại cách ngực chỉ vài centimét. Anh ta gầm gừ những câu hỏi về tên, thân thế và cô bé lắp bắp trả lời thì thào trong khi những gã lính Cộng hoà khác cười chế nhạo.
Tôi hỏi một anh lính Mỹ trẻ đang đứng không thoải mái về chuyện gì xảy ra? Anh ta nói đoàn tuần tra của anh ta tìm thấy cô bé đang làm việc trên cánh đồng gần thị xã và mang về đây vì cô ta không có thẻ chứng minh. Họ giao cho cô ấy cho lính Cộng hoà được cử làm việc cùng một đơn vị do thám tỉnh, một phần trong kế hoạch chỉ huy đặc biệt PRU, được lập ra để tìm ra gián điệp Việt Cộng. Những đơn vị đó trở nên khét tiếng. Trên những túi áo rằn ri, lính PRU đeo biểu tượng sọ người, hình xương chéo và họ thường là những tên tội phạm trước đây hoặc những Việt Cộng đào ngũ, những người xăm trên ngực dòng chữ “Sát cộng” để ngăn họ trở về với lòng trung thành cũ. Horst Fass tìm thấy một đơn vị PRU sử dụng một cậu bé 12 tuổi làm đao phủ. Họ mặc cho đứa bé bộ đồng phục may cùng mũ cao bồi, trang bị một khẩu súng lục mà cậu bé tự hào đeo trên bao súng quanh eo. Khi Horst chụp ảnh thì cậu bé đã xoá sổ 13 người trên nòng súng của mình.
Chúng tôi thuyết phục lính Mỹ đưa cô gái trẻ hoảng sợ đi cùng về căn cứ của họ trong một trường học bằng bê tông cũ ở phía khác của thị xã. Đôi khi điều này có nghĩa như một sự thoả thuận giữa những người hàng xóm cùng chung chiến hào. Đôi khi có nghĩa là lấy lại con gà bị ăn trộm. Ở Rạch Kiên, người Việt Nam không phgải lúc nào cũng đủ nhanh để tham gia những nỗ lực tạo ra hoà bình. Lính Cộng hoà mang trở lại một vài thứ nhiều hơn những con gà trong buổi rong chơi buổi sáng của họ. Họ mang về bốn đầu người vẫn còn rơi máu, vết tích của những người đồng loã với Việt Cộng mà họ giết lúc sáng. Chúng tôi nhìn thấy những chiến tích được treo lên cọc ở phía nam thị xã, một lời cảnh báo ghê tởm cho cư dân trở lại Rạch Kiên.
Sau đó chúng tôi gặp lại Ellsberg trong bộ đồng phục chiến đấu và mũ mềm kaki, ở trong ruộng lúa sâu đến thắt lưng, trườn qua đám bùn bẩn, một khẩu súng tiểu liên bên phía tay trái. Anh ta đang thét lên gọi lính bộ binh Mỹ chậm chạp: “Tiến lên đây, chết tiệt”. Họ dường như lưỡng lự chuyển về phía trước, và một trung uý giải thích với chúng tôi, “Anh ta không phải một trong chúng tôi, anh ta đến từ Đại sứ quán và ở đây đùa giỡn với lính”. Một viên đạn xượt trên đầu chúng tôi từ nơi nào đó đằng trước và chúng tôi nhảy vào bùn, bò về phía Ellsberg đang ngắm qua những viên đạn từ ruộng lúa và rất nhiều bụi cây phía trứơc, tìm kiếm kẻ bắn tỉa.
Đội lính bộ di chuyển về phía trước nhóm chúng tôi trong vùng đầm lầy đầy cỏ nơi Ellsberg đang thư giãn. Vann nói cho tôi nghe rất nhiều về Ellsberg, nhà chiến lược của Bộ Quốc phòng và sau đó tình nguyện tới Việt Nam, tham gia làm nhân viên của Thiếu tướng Edward G.Lansdale, một chuyên gia phản công. Tôi hỏi Ellsberg xem một dân sự có vũ trang tham gia vào mặt trận có bình thường không, và anh ta nói: “tôi đang cố gắng thử xem điều này có tác dụng không và cách nào tốt hơn để tìm ra nơi diễn ra điều đó”.
Khi tôi thông báo cho anh ta về huy chương đẫm máu, anh ta trở nên tức giận, tuyên bố rằng toàn bộ chiến dịch bình định là để tránh tổn thương nhân dân và tránh xa lánh họ.
Chúng tôi rời đơn vị lính bộ thao tập trong ruộng lúa đầy bùn, trở lại thị xã. Ellsberg giơ khẩu tiểu liên của mình, tạo dáng chụp ảnh dưới cổng vòm mới được dựng lên cho buổi tiệc sắp tới. Rõ ràng anh ta vẫn có chân trong quân đội. Anh ta thét lên với Horst: “Đừng quên gửi cho tôi vài tấm ảnh đó, tám nhân mười” khi chúng tôi bước vào xe rời Rạch Kiên về nhà.
Vann và Ellsberg thoả thuận đó là cách duy nhất để thuyết phục McNamara về lỗi trong cách của ông ta đưa ra lý lẽ chi tiết rằng chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ về việc sử dụng lính Mỹ giữ gánh nặng chiến đấu là một sai lầm. Họ biết rằng liên hệ với những nhân viên xung quanh để rỉ tai ông ta, và Ellsberg làm điều đó khi sử dụng mối liên hệ của mình lên chuyến bay của McNamara trong chuyến thăm Việt Nam tiếp theo. Vị Bộ trưởng sẽ là thính giả bị giam cầm cho chuyến đi 30 tiếng tới Việt Nam. Vann tạo ra những thay đổi nhanh chóng trong trái tim McNamara về cuộc chiến một phần nhờ những nỗ lực của Ellsberg.
Tôi đưa ra những quan điểm của Vann trong những bài phân tích của mình. Tôi viết bài đánh giá không tâng bốc về Westmoreland cho báo ngày 27-1-1967 và bài đó được sử dụng rộng rãi. Tôi chỉ ra trong ba năm ông ta ở Việt Nam, cuộc chiến đã thay đổi rất nhiều, đó là cuộc chiến tốn kém hơn 57 lần mỗi ngày mà những tổn thất người Mỹ tăng lên gấp 50 lần và vị Tướng bốn sao nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ, người luôn tin tưởng ông ta sẽ mang lại lời hứa chiến thắng.
Tôi trích lời những nhà phê bình phàn nàn Westmoreland trình diễn tham vọng tàn nhẫn, tăng cường sức mạnh của ông ta khi kêu gọi dàn thêm nhiều đợt lính Mỹ trong khi nhiệm vụ lúc đầu của ông ta là xây dựng khả năng của Việt Nam chiến đấu cho chính cuộc chiến tranh của họ. Câu chuyện đùa loanh quanh thành phố rằng ông ta có tham vọng trở thành “thế giới C trong C” nghĩa là tổng chỉ huy thế giới.
Mối quan hệ của chúng tôi với Westmoreland ở điểm thấp nhất khi tôi được cử đi cùng Kelly Smith viết hộ một câu chuyện dài cho Phòng phóng sự AP, so sánh một ngày trong đời sống chỉ huy quân sự với một người lính đặc biệt, Kelly phải ăn sáng với vị Tướng và dành cả ngày với ông ta, còn tôi được giao nhiệm vụ ra chiến trường tham gia cùng một đại đội lính bộ ở Sư đoàn lính bộ 25 hành quân về phía tây bắc Sài Gòn. Câu chuyện dường như ổn với chúng tôi. Bản cuối cùng như sau:
“Bình minh mở ra trên thành phố đang ngủ, những tia nắng màu hồng đầu tiên sơn lên mái nhà ngói đỏ ở vùng ngoại ô và phủ mái vườn của những khách sạn cao tầng nằm dọc bờ sông Sài Gòn. Giao thông vẫn đều đặn trên những con đường rợp bóng, một chiếc trực thăng cánh quạt thổi lùa gió lạnh buổi sáng, kêu vo ve hướng về những ngọn núi của phía bắc”.
“Trong lâu đài sơn trắng ở số 19 Đoàn Công Bửu, toà nhà đặc biệt trong những toà nhà do người Mỹ chiếm đóng ở Sài Gòn, một người đang ngủ trở nên mệt mỏi với tiếng ồn nhưng không thức dậy. Sau đó Tướng William.C. Westmoreland với tay tắt đồng hồ báo thức, đã là 6 giờ 15. Một phụ tá gõ cửa phòng để chắc rằng ông chủ đã thức giấc. Vị Tướng có khuôn mặt gầy rám nắng thức dậy, đánh răng và cạo râu”.
“30 dặm phía tây bắc qua những cánh đồng lúa kênh đào bừng sáng ánh nắng ban sớm, trung uý William Howard ở Corlebe bang Georgia bò ra khỏi nhà xí thấp đào trên đường nông thôn. Anh ta phủi lớp bùn đóng trên bộ quần áo dã chiến ướt và ngáp”.
Đây là điểm trung lập của Kelly trong câu chuyện làm buồn vị tướng. "Giờ là 2 giờ chiều ở Cercle Sportiff, pháo đài cuối cùng trong chuỗi câu lạc bộ ngoại ô, một nơi nghỉ ngơi thoải mái cho lối sống vương giả ở vùng biển buồn tẻ. Westmorejand đến chơi tennis khoảng 50 phút ở sân số 5, một trong 15 sân của câu lạc bộ. Khi Westmoreland phát cú giao bóng đầu tiên cho người hướng dẫn Việt Nam, thì chiếc xe đầu tiên trong 92 xe tải đoàn hộ tống đang trên con đường độc hành 40 dặm về phía tây bắc Sài Gòn dính lầy và trong vòng vài phút toàn bộ đoàn hộ tống bị sa lầy, ném toàn bộ kế hoạch hành quân của sư đoàn lính bộ 25 vào thế mất cân bằng, đe dọa sự thành công của rất nhiều cuộc phản công lập ra vào ngày hôm đó và ngày Chủ nhật".
Khi câu chuyện của chúng tôi đăng lên các báo ở Hoa Kỳ, Lầu Năm góc kêu gào chúng tôi vì đề cập tới việc chơi tennis của ông ta. Một vài tuần sau đó, tôi đang chờ Phó Tổng thống Hubert H.Humphrey tới trong chuyến thanh tra căn cứ đóng ven Đồng bằng sông Cửu Long thì Westmoreland tới bắt chuyện với tôi.
"Được đấy, ông ta tuyên bố, cậu sẽ vui khi biết rằng tôi đã bỏ Cercle Sportiff và tennis". Tôi thực sự ngạc nhiên. Tôi không nhịn được và thốt ra rằng, tôi đã tham gia câu lạc bộ đó. Westmoreland nhìn tôi mắt nheo lại và nói: "Có lẽ họ sẽ cho cậu chỗ của tôi" và biến đi.
Merton Perry của tờ Newsweek, đã nghe đoạn hội thoại của chúng tôi và gửi đúng nguyên văn về tờ báo của anh ta, đăng trong mục buôn chuyện tuần sau đó. Nhân viên báo chí của Westmoreland, đại tá Winant Sidle thông báo với tôi rằng vị chỉ huy nghĩ tôi dàn xếp nói chuyện và không muốn có điều gì liên quan tới tôi một lần nữa.
Mùa thu năm 1967, Tổng thống Johnson chọn mục tiêu quân sự trên bản đồ trong phòng chiến tranh của Nhà Trắng và yêu cầu trực thăng chiến đóng trên biển và mặt đất để thả bom vào những vị trí đó. Ông ta cũng bắt đầu những đợt tấn công chống lại các nhà phê bình. Từ Sài Gòn xa xôi, chúng tôi nghe nói Johnson là đối thủ đáng gờm nhất của chúng tôi, đang nghiền ngẫm những miêu tả về cuộc chiến của truyền thông đằng trước những chiếc ti vi về mạng tin tức, kiểm tra ba máy telex truyền sản phẩm của AP, UPL và Reuters và nghiên cứu kĩ lưỡng hàng tá những tờ báo quan trọng mỗi buổi sáng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Johnson không ngại gây áp lực với các biên tập chần chừ tham gia vào “đội của ông ta". Tay ông ta dài với tới cả mặt trận, nơi những cuộc điện thoại, tin tức truyền đi tới văn phòng ông ta và nhân viên thân cận điều chỉnh dòng chảy thông tin hàng ngày. Nếu giới báo chí vượt ngoài tầm với của ông ta và nhân viên không làm được điều đó thì ông ta sẽ trút sự khó chịu của mình lên họ.
Trưởng phòng thông tin của ông ta ở Sài Gòn là Barry Zorthian, một nhân viên thông tin có kinh nghiệm của Hoa Kỳ, thêm gia vị nói với những đồng nghiệp về một cuộc chạm trán hèn mọn với Lyndon Johnson tại cuộc họp nhân viên Nhà Trắng vào năm 1965 được triệu tập để thảo luận về việc đưa tin chiến trường.
Trước khi Zorthian trình bày bài phát biểu của mình, người phát ngôn Bill Moyers thì thầm vào tai ông ta: "ông chủ muốn gặp anh trên tầng ngay bây giờ". Hai người tiến về trụ sở gia đình nơi Johnson đang ngồi trên giường. Khi nhìn thấy Zorthian, Johnson "bắt đầu giảm bớt giới báo chí trong vở kịch độc bạch không ngừng" và sau đó quay sang Zorthian “Chết tiệt, có chuyện gì với cậu vậy? Tại sao cậu không thể giải quyết với giới báo chí ngoài kia một cách tốt hơn? Tại sao cậu để cho họ viết điều đó? Tại sao không loại bỏ sự dốt nát ra khỏi đầu họ...". Zorthian quay xuống tầng dưới, lắc đầu.
Tổng thống Johnson muốn Zorthian và những nhân viên khác ở chiến trường viết những gì mà chính ông ta không sẵn sàng gây ảnh hưởng, một sự kiểm duyệt không chính thức hình thành cho những bài tin gửi đi để chiều theo quan điểm của ông ta về cuộc chiến nên được tiến hành như thế nào. Johnson đôi khi can thiệp vào việc đưa tin như can thiệp vào nhiệm vụ ném bom, đôi khi nghe những buổi họp của “Những tên ngốc lúc 5 giờ" ở Sài Gòn được truyền về Nhà Trắng qua điện thoại vào buổi sáng sớm và không lưỡng lự can thiệp nói vọng vào quan điểm của ông ta sau đó.
Một ngày, người phát ngôn Jack Steward "không bình luận" một câu hỏi của giới báo chí về sự phát triển chính trị Sài Gòn. Tổng thống tức giận "Ai là thằng ngốc chết tiệt nói "không bình luận" giống như một con vẹt vậy?", ông ta nói với người trợ lý. Ngày hôm sau Steward nhận được thông tin từ cấp trên tại Cục Thông tin Hoa Kỳ yêu cầu thuyên chuyển ngay lập tức tới Léopoldville ở Công gô. Khi Steward chống lại quyết định, Giám đốc Cục Thông tin Hoa Kỳ nói cho anh ta nghe về phản ứng của Tổng thống và không thể làm được điều gì thay đổi điều đó Steward dọa sẽ đưa ra công chúng lời phàn nàn của anh ta và sự thuyên chuyển xếp xó.
Tôi có rất ít việc liên quan tới những nhân viên thông tin và ngược lại. Đối với Stewart, Zorthian và những người khác đang cảm thấy hơi thở nóng của Tổng thống và tôi là ác mộng kinh hoàng nhất của họ: một phóng viên chiến trường đưa ra những thông tin gây tranh cãi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ, và khi những điều đó được đăng báo thì chắc chắc có nghĩa những lời khiển trách từ Nhà Trắng dành cho họ. Zorthian và tôi cũng tiếp xúc với nhau vài lần khi anh ta tới Sài Gòn năm 1964 để thành lập chiến dịch thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ và anh ta là người đàn ông rất hiểu biết. Nhưng mối quan hệ của tôi với anh ta chua xót khi tôi viết câu chuyện của mình về bộ phim chiến tranh giả và tệ hơn nữa là câu chuyện về thử nghiệm khí gas không sát thương của quân đội Cộng hòa. Chúng tôi chỉ giữ mối quan hệ xã giao với nhau sau đó.
Vào đầu năm 1966, tôi phàn nàn với Zorthian về việc bị quân cảnh Mỹ đuổi đi, anh ta cười chế nhạo như thể thích thú trước sự bất lợi của tôi. Suốt cuối tuần của cuộc biểu tình Phật tử chống chính quyền trên các đường phố Sài Gòn, hai xe quân đội Mỹ kèm một nhóm phóng viên và yêu cầu chúng tôi rời hiện trường. Tôi cùng Bob Schieffer sau này làm cho tờ Fort worth Star Telegram và Bob Keatly của tờ Wall Street Journal nói với cảnh sát: "Chúng tôi là phóng viên, để chúng tôi yên". Một trong số họ trả lời: "Tôi biết nhưng mệnh lệnh của chúng tôi là dọn sạch những người Mỹ khỏi đường phố gồm các phóng viên. Đó là mệnh lệnh của chúng tôi". Chúng tôi phản đối căng thẳng, nhận thấy sự an toàn của Sài Gòn nằm trong tay của cảnh sát Cộng hòa và quyền hạn của người Mỹ chỉ mở rộng tới lính Hoa Kỳ và các kho quân sự.
“Tôi không phải người Mỹ", tôi nói, “tôi đến từ New Zealand" và khi được hỏi chứng minh điều đó tôi đáp lại: "Giọng nói và kiểu tóc của tôi không đủ hay sao?". Eddie Adams nói: "Anh không có quyền yêu cầu phóng viên Mỹ rời khỏi đường phố, anh không có quyền hạn với chúng tôi". Tay cảnh sát suy nghĩ một phút rồi lái xe đi.
Ngay sau đó họ quay trở lại. “anh đi với tôi", một người nói với Adams. "Tất cả những người Mỹ rời khỏi đường phố". Tôi lại phản đối rằng tôi không phải người Mỹ và tay cánh sát tức giận lôi ra khẩu súng lục 45mm màu đen, chĩa vào hông của Adams, Keatley và sau đó là Schieffer, vẫy nó về một số phóng viên ảnh của tạp chí Life gần đó và sau đó tập trung vào tôi. "Các anh đi với tôi", anh ta nói thêm. "Anh là một người Mỹ".
Bob Keatley xen vào: "Tôi là người Mỹ nhưng anh không có quyền đuổi tôi ra khỏi chỗ này. Chỉ huy Hoa Kỳ không có quyền hạn với tôi". Vào lúc này cuộc đối thoại càng nóng lên, rất nhiều lời lẽ tục tĩu thốt ra cùng với khẩu súng lục của những quân cảnh lưỡng lự chĩa vào chúng tôi. Khi hai cảnh sát Cộng hòa bắt gặp, họ từ chối can dự. Cuộc tranh cãi chỉ được giải quyết khi một nhóm quân nhân Mỹ vui vẻ tại một nhà thổ phía trên một quán bar gần đó phải rời khỏi bởi một đám đông biểu tình và toán quân cảnh chạy đến giải cứu họ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Zorthian nghe câu chuyện của tôi và nói: “anh nói rằng một cảnh sát quân sự Mỹ rút súng lục chĩa vào anh? Không thể nào xảy ra". Tôi đưa ra một đống ảnh 8 x 10 do Eddie Adams chụp về vụ xô xát. "Nhìn đi", tôi yêu cầu, "Anh sẽ làm gì về điều đó”
“ừ, Zorthian đáp lại, anh thật lợi dụng và độc ác. Có lẽ chúng tôi sẽ buộc tội anh tấn công vào người cảnh sát quân sự đáng thương đó, một cuộc tấn công bằng bút và bút chì". Anh ta vẫn còn cười khi tôi đi khỏi, nhưng tôi đã có nụ cười cuối cùng. AP phát bức ảnh tôi bị chĩa súng và tờ Washington Post vào sáng hôm sau đã sử dụng nó trên ba cột trang trong. Ngoại trưởng Dan Rusk không được vui.
Không tù nhân nào bị bắt vì những khó khăn, sự phức tạp thông tin chiến tranh và những nghi ngờ ở cả hai bên. Khi David Halberstam tới thăm Sài Gòn năm 1967, anh ta nói với tôi, Zorthian đã nói với một số đại biểu quốc hội rằng tôi là cộng sản. Halberstam nói rằng anh ta sẽ gọi cho Zorthian về chuyện đó. Điện thoại nhanh chóng đổ chuông. Zorthian nói rằng Halberstam ở trong văn phòng ông ta. "Tôi muốn nói với anh, Peter, tôi đã gọi anh bằng nhiều từ, thậm chí là "đồ chó cái" nhưng tôi chưa bao giờ gọi anh là một tên cộng sản bởi tôi không tin điều đó".
Mối bận tâm chính của Zorthian chính là phải có những câu chuyện tích cực, ông ta khuyên những nhân viên mới đến là: “Nói sự thật nhưng đừng bộc lộ hết mọi thứ anh biết." Anh ta là thành viên của hội đồng nhiệm vụ Hoa Kỳ, nhóm những nhân viên cao cấp thảo luận và đưa ra chính sách. Zorthian cố gắng đưa mối lo lắng của chính phủ vào những câu chuyện của tôi, và đôi khi anh ta mắng nhiếc tôi: "Peter, cậu phải đưa quan điểm về nhiệm vụ trong những bài phân tích chiến tranh của mình, cậu nợ chúng tôi điều đó. Chúng tôi biết về những gì đang xảy ra nhiều hơn cậu". Tôi đáp lại rằng tôi thu thập thông tin cùng nguồn với chính phủ và những đánh giá của tôi có giá trị như của họ.
Những mánh khóe truyền thông bắt đầu len vào năm 1967 khi chi phí chuyển lính Mỹ tới Việt Nam không thể tiết lộ được. Chiến lược chiến tranh là không hợp lí, đẫm máu và tàn sát cùng những người lính vào chiến trường rất khó để bào chữa. Zorthian và đội thông tin của anh ta ngập tràn tin xấu. Họ không có đủ tay để chọc vào mọi con đê rò rỉ. Những câu hỏi đưa ra hàng ngày về chiến thắng gần như thế nào mà lực lượng Hoa Kỳ đã tham gia hành động được hai năm và đã đảm đương chiến trường từ người miền Nam Việt Nam. Thậm chí tướng Westmoreíand cứng lưỡi: "Không thể nói được là cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu. Tôi không thể nhìn thấy trước được kết cục", ông ta nói với một phóng viên AP đầu mùa xuân.
Bắn phá là chiến thuật đầu tiên của Mỹ. Lực lượng Mỹ bắn phá hơn 1 triệu đạn pháo binh mỗi tháng, và ném bom oanh tạc lớn nhất trong lịch sử không quân với những máy bay B-52 thả bom ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Chỉ huy lính bộ binh với những chỉ dẫn cứng nhắc đảm bảo mạng sống cho lính Mỹ đã kêu gọi tấn công không quân và pháo binh oanh tạc, thậm chí chỉ với một tên Việt Cộng bắn tỉa.
“Đây là cuộc chiến tranh đầu tiên dùng bộ binh hỗ trợ không quân và pháo binh", chỉ huy đại đội Sư đoàn 1 nói với tôi sau hành động tức giận nơi đơn vị anh ta chờ hàng giờ hỗ trợ không quân và bị mất dấu kẻ thù. Anh ta nói thêm: "Đuổi theo lực lượng cộng sản phía sau bức tường bắn phá giống như chọc vào một quả bóng bởi vì bạn đẩy họ ở vùng chiến khu D thì họ lại phình ra ở chiến khu K hoặc chìm lặn trong chiến khu C".
Ném bom không hạn chế ở một số vùng gây những tai nạn không thể tránh được. Vào ngày 4-3-1967, thông cáo quân sự đưa ra danh sách những cuộc tấn công sai lầm vào cộng đồng người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng không đưa ra vụ đánh bom và phản lực sai lầm của hai chiếc máy bay hai ngày trước đó vào ngôi làng hữu nghị Làng Vây phía đông bắc Đà Nẵng, nơi phóng viên Bob Gassaway của AP thông báo 100 người dân bị giết và 175 người bị thương trong những đống đổ nát. Máy bay được xác nhận sau đó là trực thăng Mỹ, và người điều khiển đã nhầm hướng.
“Chính sách tiêu thổ" là công cụ yêu thích của những người lập kế hoạch trong những vùng ngoài sự kiểm soát của chính phủ và những bài báo đầy màu sắc về thành quả của nó dội gáo nước lạnh vào xương sống cho những nhân viên phái giải trình. John Wheeler trích lời một lính thuộc sư đoàn lính bộ 25 kêu la suốt cuộc hành quân ở Giồng Dinh phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long: "Chúa ơi, vợ tôi sẽ ngất nếu biết những gì tôi đang làm ở đây. Giết Ole Charlie là một chuyện, giết chó con hoặc vịt con thì cũng giống như vậy nhưng con người là điều khác".
Đơn vị được yêu cầu san bằng một làng và Wheeler lưu ý đôi mắt đầy hận thù của những người dân nông thôn Việt Nam khi người Mỹ đốt nhà của họ và cả bàn thờ gia tiên, tiêu diệt trâu lẫn gà. Khi Wheeler miêu tả quang cảnh cách 4 dặm về phía tây nơi "Những đôi mắt đầy hận thù, ủ rũ chứng kiến sự tàn phá một ngôi nhà nông thôn. Những thành viên da cháy nắng, để râu của đơn vị Sư đoàn 25 vây quanh một xác chết bị bắn của Việt Cộng. Du kích cộng sản mặc đồ đen xuất hiện từ một đường hầm, tay giơ lên đầu hàng. Khi lính bộ Mỹ tiến lại gần, người Việt đó bất ngờ rút lựu đạn từ hông và tháo kíp giữa đám người bắt mình, một tiếng nổ, tiếng của một khẩu súng trường và sau đó là sự im lặng chết chóc.
"Cuộc chiến bẩn thỉu, khủng khiếp, những tay cộng sản bẩn thỉu và khung khiếp", một sĩ quan kêu ca. Gần đó một tay súng trường quỳ trong bụi rậm lưng quay về hiện trường, một tay che mắt, một tay ôm họng vì anh ta cố gắng kiềm chế cảm xúc. Vài phút sau đó, một tay súng trường kéo xác bị bắn của Việt Cộng và ném vào kênh chia sẻ nấm mộ đầy nước với xác những con vật bị người Mỹ giết trước đó.
Có cả sự tàn sát tập thể và cá nhân. Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ công bố án tù cho một lính trẻ thú nhận đã giết một công dân Việt, cắt tai anh ta bởi vì anh ta nghe về cách hành xử này trong trại huấn luyện lính thủy mới tuyển và nghĩ "Đó là điều phổ biến để làm ở Việt Nam". Đội của anh ta di chuyển qua một làng gần căn cứ lính thủy đánh bộ Chu Lai thì nhìn thấy một người Việt và bắn ông ta, thậm chí ông ta không có vũ trang, không cho thấy sự tấn công nào với họ. Người lính bị tuyên án mười năm tù.
Vài tuần sau đó quân đoàn lính thủy đánh bộ tiết lộ một sự kiện tương tự, họ tuyên án một hạ sĩ lao động khổ sai chung thân vì giết một bà già. Tay lính thủy đánh bộ đã hỏi cậu bạn, "Cậu nghĩ cái lỗ to như thế nào nếu tớ bắn vào đó?" và bắn vào bà già với khẩu súng lục 4.5, sau đó anh ta ngắm và bắn lại, rồi phát thứ ba và viên đạn cuối cùng vào bên phải đầu của bà già. Những tay lính chất rơm lên xác và đốt.
Một tranh cãi khác là sự tàn phá những thôn làng ở những vùng có dân cư bên ngoài khu vực kiểm soát của chính phủ được gọi là "vùng bắn phá tự do" khi những người lính lúng túng hoàn thành chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland đang dịu bớt đi bởi những chỉ trích quốc tế. Tôi chứng kiến một lần trong cuộc hành quân của Sư đoàn thiết giáp 1 cùng Michel Renard và phóng viên ảnh tự do người Pháp Catherine Leroy ở vùng rạn vết chân chim biển miền Trung, quân lính bắt đầu đốt một làng dù những mệnh lệnh đặc biệt không phải từ chỉ huy đại đội, đại úy Nelson Newcombe. Khi anh ta nhìn thấy những dải khói cuộn lên trên những ngôi nhà mái nâu ở thôn An Hữu, vị đại úy không cạo râu đeo kính thét lên trong bộ đàm: "Tên chết tiệt nào đốt những ngôi nhà đó? Không đốt phá gì hôm nay, đó là mệnh lệnh".
Chỉ ngày trước đó trung đội của anh ta đốt một số ngôi nhà không bị đánh bom còn sót lại gần thôn Linh Hội, một sự kiện do phóng viên UPL đưa tin đưa ra hồi chuông cảnh báo yêu cầu những giải thích từ Washington. Tôi hỏi Newcombe chuyện gì xảy ra và anh ta giải thích rằng chỉ thị từ trụ sở chỉ huy Sài Gòn tuyên bố đốt phá nhà dân là bị cấm. Quan điểm từ sở chỉ huy sư đoàn là chỉ những ngôi nhà được chứng minh là có Việt Cộng có vũ trang chiếm đóng thì mới được đốt trong khi lữ đoàn cho phép lính đốt phá bất kì ngôi làng nào hoặc thôn nào có tiếng súng.
Trong những cuộc chiến tranh trước đây, vấn đề kiểm duyệt quân sự có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ những câu chuyện tiêu cực vì chúng có thể làm ảnh hưởng khí thế ở nhà nhưng ở Việt Nam, cả Nhà Trắng hay Bộ quốc phòng sẵn sàng đối mặt những trách nhiệm kiểm duyệt này. Zorthian và đoàn kịch của anh ta có ít sự lựa chọn nhưng phải thử và cố gắng đối mặt tốt nhất với những gì đang diễn ra.
Cuộc chiến Việt Nam, được ủng hộ đầy đủ hơn bao giờ hết vào mùa hè năm 1966 khi Tướng Westmoreland kết luận ông ta có thể chiến thắng cộng sản ở chiến trường. Ông ta đi về vùng nông thôn tuyên bố Hoa Kỳ sẽ trụ vững ở đó cho đến ngày hoà bình lập lại. Khi Westmoreland chứng kiến lực lượng tăng cường, viện trợ căn cứ quân sự và chiến trường nhiều hơn thì ý tưởng về một hoà bình thương lượng bắt đầu mờ dần. Giờ là sức mạnh tối đa nằm trong tay ông ta – máy bay chiến đấu tấn công tàu hải quân ở biển vịnh Bắc Bộ, máy bay B52 ném bom ở Guam, máy bay lực lượng không quân ở các căn cứ quân sự Thái Lan và miền Nam Việt Nam, sức mạnh quân sự tăng cường và vượt qua con số vài trăm nghìn – ông ta dần dần bị thuyết phục rằng mục tiêu chiến thắng là có thể. Khó mà không hài lòng với cỗ máy chiến tranh Westmoreland đang tập hợp.
Tổng thống Johnson đã “bật đèn xanh” cho Tướng Westmoreland thực hiện kế hoạch “tìm và diệt”, sử dụng chiến thuật trực thăng vận và tấn công trên chiến trường. Westmoreland thoải mái nhìn nhận những cuộc tấn công du kích “ngu ngốc”. Ông ta lên kế hoạch thay thế cuộc chiến truyền thống bằng cách chống lại quân đội cộng sản dọc biên giới Việt Nam.
Sỹ quan chiến dịch của Westmoreland, Thiếu tướng William DePuy, thích sự mạo hiểm hiểm, chốt pháo binh và không quân phòng hộ. Đôi khi tôi nhìn đạn nổ trong khu vực hạ cánh và chỉ vài phút trước khi máy bay thả lính. DePuy chỉ huy sư đoàn lính đánh bộ thét trong tiếng kêu động cơ với tôi “At, mẹo là sự lựa chọn đúng lúc”. DePuy đề ra những quy định cứng nhắc cho sư đoàn của mình. Máy bay chỉ huy của ông ta thường bay lượn lờ về phía đơn vị, quan sát những gì đang diễn ra bên dưới. Ông ta không chịu đựng sự tầm thường hay tha thứ cho những tay chỉ huy tiểu đoàn, đại đội và trung đội vì những lỗi vi phạm nhỏ.
DePuy khen thưởng sáng kiến và sắp xếp những sỹ quan trẻ nhất thăng tiến nhanh chóng. Trung tá Alexander M.Haig là người được yêu thích, có cơ hội thăng tiến trở thành lữ đoàn trưởng sau khi tiểu đoàn anh ta làm tê liệt một trung đoàn Việt cộng tấn công trong trận Ấp Gù. DePuy khao khát chỉ huy sư đoàn tốt nhất trong quân đội và không giấu diếm điều đó.
DePuy khẳng định chiến thắng luôn thuộc về bên có khả năng tập trung lực lượng vào nơi đặc biệt tại thời điểm đặc biệt trong chiến trường. Chiến thuật này là quy luật chính yếu của Việt Cộng, luôn có những đơn vị không bao giờ tấn công nếu họ không dồn được lực lượng tốt hơn. Với khả năng di chuyển cả một tiểu đoàn lính bằng trực thăng từ bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ chỗ nào trong chiến trường, ông ta bảo vệ ý kiến, chỉ huy Mỹ có thể chỉnh sửa tỷ lệ lực lượng theo ý họ. Ông ta nói, nếu theo phương pháp này thì lính Mỹ đã giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. DePuy là người nói rất thuyết phục và sự tự tin của ông ta đầy ấn tượng. Vào mùa thu sau một loạt can thiệp mức độ rộng trong vùng chiến khu C và D, ông ta tuyên bố đạt được thành công chiến thuật quan trọng và đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản kháng của kẻ định trong vùng hành quân của mình. Westmoreland nói ông ta đang trên đường tới chiến thắng.
Mỹ có sức mạnh quân đội to lớn và DePuy đang sử dụng nó một cách phi thường. Nhưng chiến lược tiêu hao sinh lực địch chỉ có thể thành công nếu đánh gục được ý chí của kẻ thù và rõ ràng là điều đó sẽ không xảy ra.
Westmoreland thường mang theo phóng viên trong các chuyến đi thực tế dài ngày để họ nắm được quan điểm của ông ta. Họ thường bay bằng trực thăng và máy bay nhỏ tới những vùng xa xôi như Hàng Tân, Phước Vinh hoặc Bảo Lộc, nơi sỹ quan Cộng hoà và Mỹ đứng xếp hàng đón ông ta và nói chuyện về tình hình địa phương. Những câu chuyện về kết quả rõ ràng là nịnh bợ, những bài ca mừng chiến thắng không có đối với sự tinh thông quân sự của ông ta.
Những người viết bài phải góp nhặt để làm nên những miêu tả khác thường về những gì luôn là tình huống bình thường. ông ta là sỹ quan được chụp ảnh nhiều nhất trong thời đại của mình.
Tom Reedy, người chịu trách nhiệm viết bài trong một chuyến đi như vậy cho AP đã viết “Đi dạo cùng Tướng William C. Westmoreland, chỉ huy chiến tranh ở Việt Nam 51 tuổi trong những dịp đặc biệt cho một gã khổng lồ mà những người lùn không hợp”. Tác giả cũng miêu tả vị Tướng như “người gầy cao 1m8, cằm nhọn, có sức mạnh của một chiếc xe tăng và đôi bàn tay của một nghệ sỹ Piano”. Thậm chí một tay quan sát chua chát như Hugh Mulligan đã bị những “tinh hoa phát tiết ra ngoài” của Westmoreland mê hoặc. Sau khi nghe cuộc nói chuyện của ông ta với những sỹ quan thiết giáp 11, Hugh viết: “Lời động viên cùng những cảm thông của một bài phát biểu trong phòng kín trước khi trò chơi Hải quân – Quân đội bắt đầu, sự chân thành trong giọng nói, loé sáng niềm tự hào trong đôi mắt sâu thẳm mà bằng cách nào đó làm cho bài phát biểu cảm động và đáng nhớ”.
Nhưng Việt nam không giống như những cuộc chiến tranh khác. Đối với nhiều người lính, sống sót không phải là chiến thắng mà là mục tiêu. Mục tiêu của họ là làm được điều đó trong một năm. Các nhà bình luận nói nghĩa vụ một năm trồng lên những hạt giống thờ ơ. Những người lính nghĩ rằng vậy là quá lâu. Họ dán những bức ảnh người đẹp trong khoảng chữ 365 ngày và đánh dấu từng ngày, chờ đợi “Ngày Deros” thần kỳ, ngày có thể về nhà, ngày lên máy bay Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, “con chim tự do” cười với tiếp viên hàng không, đồ uống tự do và chuyến đi kết thúc ở Mỹ.
Tôi chưa bao giờ được đi cùng Westmoreland và tôi chẳng bao giờ đề cập tới chuyện đi cùng ông ta. Ông ta nói rõ trong bài tóm tắt cá nhân với những nhân viên rằng kiểu viết bài chiến trường như tôi là không thể chấp nhận được. Ông ta kêu ca lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, những tin, bài đến trực tiếp từ những người lính thuỷ đánh bộ tới giới công chúng Mỹ trước khi người chỉ huy khu vực biết chuyện gì đang diễn ra. Westmoreland phản bác giới báo chí Sài Gòn phải nhạy cảm với nhuệ khí của lính ở chiến trường và công chúng ở nhà và cách tiếp cận tích cực phải được kiểm duyệt trong những tin, bài chuyển đi, tránh cung cấp cho kẻ thù về những ý định của Mỹ hoặc giảm lòng tin về khả năng của Mỹ trong mắt đồng minh. Tôi nghĩ ông ta đang cho chúng tôi quá nhiều quyền năng nhưng tôi cũng nhận ra danh tiếng cá nhân của ông ta có thể bị ảnh hưởng bởi những bài báo của chúng tôi.
Thương vong của giới báo chí tăng lên khi trận chiến ngày càng dữ dội. Phóng viên ảnh Charlie Chellapah từ Singapore bị giết trong lần đi tuần cùng Sư đoàn lính bộ 25 của quân đội Hoa Kỳ ngày 12-2. Sam Castan, biên tập viên lâu năm của tạp chí Look, chết vào ngày 21-5 cùng lính của Sư đoàn thiết giáp 1 Hoa Kỳ trong cuộc hành quân “con ngựa điên”. Tác giả người Pháp Bernard Fall chết vì bẫy ngày 21-2-1967 khi tham gia đi tuần với lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ dọc bờ biển miền Trung phía bắc Huế, nơi anh ta biến nó nổi tiếng với cái tên “Con đường không có niềm vui” trong một cuốn sách về chiến tranh ở Pháp. Phóng viên thứ 9 chết là phóng viên ảnh tự do Ronarld G.Gallagher, chết ngày 11-3-1967 tại rạch Kiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cùng Sư đoàn lính bộ 9 quân đội Hoa Kỳ.
Những sỹ quan hộ tống lính thuỷ đánh bộ bắt đầu yêu cầu những phóng viên chiến trường mặc áo chống đạn nặng 9kg, đội mũ sắt của lính bộ Hoa Kỳ và chúng tôi không phản đối khi đi nhờ trực thăng vào các vùng tiền đồn phía trước gần vùng DMK (phi quân sự) dưới những trận bắn phá, thường phải ngồi bên những thùng đạn dược và trườn từ boongke bằng bao cát này tới boongke nọ qua mương bùn ngập đầu gối chẳng bao giờ khô dù nắng nóng như thiêu xen lẫn gió mùa. Ra khỏi những chỗ như vậy rất đau đầu, một trò chơi đợi chờ bởi những chuyến hàng ưu tiên cho một số trực thăng đi vào là những phóng viên nhưng lại là những người cuối cùng đi ra sau những lính bị thương và luân phiên.
Những nơi gíông như Cồn Tiên bắn phá dữ dội về biên giới phía bắc Việt Nam, không nhiều hơn lời cảnh báo hai giây về viên đạn đang tới và phóng viên ảnh AP Henri Huet thậm chí còn không nghe thấy tiếng nổ của viên đạn ngắt quãng qua tay và chân mình khi đang chụp những tay súng lính thuỷ đánh bộ đáp trả bắn phá pháo binh. Huet bị giết khi đang làm nhiệm vụ năm 1971.
Phóng viên ảnh AP John Nance đang bì bõm qua ruộng lúa đầy bùn dọc sông Sài Gòn cùng Sư đoàn Lính bộ 1 thì súng cối đập tới, bắn vào cánh tay anh ta và làm anh ta ngã sóng soài khi một súng máy xả vào đội đi tuần giết chết nhiều lính xung quanh. Nance đặt chiếc hộp đựng máy ảnh bằng sắt nặng của mình trên bờ ruộng làm lá chắn bảo vệ và một tay súng Việt Cộng nghĩ rằng nó quan trọng nên liên tục bắn vào, sáu viên đạn nổ tung qua mảnh sắt và trên đầu Nance.
John Wheeler đi cùng một trung đội chỉ huy ở Sư đoàn lính bộ 25 tại Củ Chi thì bị kẹt vào một trận bắn phá dữ dội, sau đó bị thương khi một lính Mỹ ném lựu đạn bật trở lại từ một cái cây, làm chết người lính cạnh anh ta và làm Wheeler bị thương ở bắp dưới tay trái. Tay phóng viên AP đó trở về Sài Gòn với dải băng chiến trường và gõ câu chuyện của mình trên máy đánh chữ ở văn phòng, khi máu còn rỉ qua vết băng dày.
Nhà sử học quân sự cũng là cựu chiến binh S.L.A. Marshall đã chọn mùa thu năm 1966 để đánh vào tính chính trực và lòng dũng cảm của giới báo chí Việt Nam trong một bài báo ở tạp chí New Leader: “Sự thất bại báo chí ở Việt Nam – phóng viên chiến trường chờ mồi của Mỹ”. ông ta kết luận những nhà báo ở Việt Nam trình diễn “Tính dở hơi bất cần đạo lý” và không viết chiến trường thực tế bởi vì “Đa số phóng viên thường trú Hoa Kỳ ở Sài Gòn không nói điều chết tiệt về họ hoặc thờ ơ với chiến tranh và không muốn phơi bày sự vô tội của họ, hoặc sợ mặt trận mà họ không chịu nổi suy nghĩ sống chung với nó”. Ông ta nghi ngờ các phóng viên cố gắng “chộp được giải thưởng Pulitzer khi viết về những cuộc biểu tình, phản đối, tai nạn hoặc bất cứ thứ gì có hình ảnh làm cho mặt trận ở nhà lúng túng”. tạp chí Time dành hẳn một trang cho những lời buộc tội của`Marshall mà không cần đưa ra những quan điểm công bằng, đồng thuận với những phỉ báng về giới báo chí Việt Nam.
Chúng tôi kinh ngạc với những lời buộc tội của Marshall. Ít người có thể nhớ đã từng nhìn thấy ông ta ở Việt Nam. Thực tế Marshall có dành hai tháng ở Sư đoàn Bộ binh 1 ở căn cứ quân sự An Khê, tại khu chỉ huy VIP cùng phó chỉ huy Sư đoàn, đi lại bằng trực thăng và chẳng bao giờ đặt chân lên chiến trường. Tài liệu của ông ta về bài báo quan trọng đó và cuốn sách sau này ông ta đặt tên là “Chiến trường vùng gió mùa” hoàn toàn xuất phát từ những cuộc phỏng vấn sau chiến sự. Chúng tôi chỉ có thể kết luận rằng người từng là tác giả của những cuốn sách về chiến tranh Triều Tiên bán chạy nhất như Pork Chop Hill đang cố gắng xuất bản dựa vào chi phí của chúng tôi. Chính điều này sau đó được đại tá nghỉ hưu David Hackwork người đồng hành cùng ông ta trong chuyến thăm Việt Nam tiết lộ và sau này một nhà sử học đã biến sự trở về không thành công của mình vào danh sách bán chạy nhất. Wes Gallagher là một trong rất nhiểu người đáp trả phẫn nộ với bài báo của New Leader.
Mặc dù những gì Westmoreland nghĩ, tôi không phải muốn gây khó khăn cho những chiến lược quân sự. Tôi thích mối quan hệ công việc tốt với rất nhiều sỹ quan cao cấp. Nhưng điều này không phải luôn luôn đạt được. Tôi quen thân với Thiếu tướng John Norton khi ông ta còn là nhân viên của Westmoreland và rất vui khi ông ta được giao nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn lính bộ 1 ở Tây Nguyên, đơn vị lựa chọn cho những nhà báo tìm kiếm những câu chuyện chiến trường bi thương.
Tôi viết về chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland. Đó là chiến thuật liều mạng và táo bạo: thả một vài đơn vị nhỏ lính bộ Mỹ trong rừng làm mồi và sau đó nhảy ra tóm những kẻ tấn công và tiêu diệt chúng khi chúng mắc bẫy. Tướng Norton giải thích với tôi rằng thủ đoạn lừa gạt đó là cần thiết để tìm ra lượng kẻ thù lớn hơn “trước khi chúng hiện nguyên hình”. Norton lắng về mối nguy hiểm với quân lính của mình nhưng tin chiến thuật như vậy là cần thiết. “Chỉ là một người dẫn đường cho trung đội và đại đội của anh ta và cũng có thể là người đầu tiên bị giết khi hành động”, ông ta giải thích, “Sau đó là một trung đội và đại đội dẫn đường cho một tiểu đoàn và một lữ đoàn”.
Nhưng tính chất nguy hiểm không thể chối bỏ. Tuần trước đó một tiểu đoàn lính bộ bị tấn công và toàn bộ lính bị giết hoặc bị thương trước khi lính thiết giáp tới cứu họ. Một sự kiện thứ hai trong tuần sau đó buộc tôi phải nêu chi tiết chiến thuật của vị Tướng trong một bài tin. Đại đội lính bộ 1 đang làm nhiệm vụ “chim mồi” ở thung lung La Drang khét tiếng thì bị lực lượng Việt Cộng nhảy tấn công từ ba phía. Pháo binh chờ sẵn ở gần đó xả hàng nghìn viên đạn vào những kẻ tấn công, sau đó là không quân yểm trợ. Một lực lượng giải cứu đã vào trận, giải tán kẻ tấn công và kéo những xác chết ra cùng với họ. Chiến thuật đó bề ngoài thành công nhưng đại đội làm mồi đã trả giá rất đắt. Ít nhất 50 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương trong trận đó.
Tôi về Sài Gòn thì Tướng Norton triệu tôi trở lại An Khê. Tôi đủ nhiệt tình để tham gia chuyến đi dài ngày. Khu nhà ổ chuột nối liền với căn cứ quân sự An Khê là nơi khủng khiếp nhất Việt Nam với những thợ thiếc và những cửa hàng vàng, những bán buôn mặc cả, những cửa hàng bia và những cô gái bar. Một năm trước đó, An Khê chỉ là bến chờ xe khách trên đường Plâycu với khoảng 1 nghìn người sinh sống trong ngôi làng nhỏ. Bây giờ là một thị trấn bùng nổ có mức sống cơ bản cho 20 nghìn lính Mỹ cô đơn của Sư đoàn bộ binh.
Văn phòng chỉ huy của Tướng Norton nằm bên sườn đồi ở vị trí quan sát toàn bộ căn cứ quân sự trải dài 50 km2, với những căn lều xanh thẫm, những toà nhà bằng gỗ và hàng dặm đường. Một phụ tá trẻ nhảy ra bất ngờ và chào khi tôi gõ cửa, bước vào. Ngay sau đó tôi thấy vài sỹ quan sư đoàn cấp cao vận bộ đồng phục cứng nhắc. Tôi biết hầu hết bọn họ nhưng họ nhìn tôi không thoải mái và rất ít nói. Tôi đoán rằng sắp có phiền phức. Khi chúng tôi bước vào văn phòng của Norton, họ chào và hô lên khẩu hiệu của sư đoàn: “Tất cả đã vào vị trí, thưa chỉ huy”.
Norton đứng dậy khỏi bàn làm việc, bắt tay tôi nhưng không mời ngồi. Chủ đề câu chuyện là bài viết về mồi nhử Việt cộng của tôi. Tôi nói rằng tôi đã viết nó cách đây ba tuần và hầu như đã quên bẵng nó. Ông ta nhấc một tờ báo kẹp trên bàn làm việc và đưa cho tôi. Đó là một bản copy nhàu nát câu chuyện của tôi ở tờ Columbus Ledger, tờ báo từ căn cứ sư đoàn ở bang Georgia. Ông ta nói “chết tiệt”, “Charlie Black không viết một câu chuyện như thế này”. Black là một phóng viên của Columbus đã từng dành nhiều tháng ở căn cứ An Khê viết về sư đoàn.
Tôi bảo vệ rằng câu chuyện của tôi là hoàn toàn chính xác. “Chính xác không phải là vấn đề ở đây, cậu viết điều chết tiệt làm hoảng sợ những người ở nhà”, Norton đáp lại. Ông ta đưa ra một số giấy tờ nói rằng đó là một bức thư dài từ vợ ông. “Cậu biết những gì cô ta nói với tôi rằng vợ của những người lính này ở đây và những người khác đọc bài báo đã bị sốc, chết tiệt. Họ nghĩ rằng tôi đang cố gắng giết chồng của họ với cái trò bẫy chết tiệt này và tôi không cho phép điều đó”.
Tôi tuyên bố sự thật rằng chiến thuật dùng bẫy là nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng vị Tướng không muốn đề cập tới vấn đề đó. Ông ta không muốn tranh luận với tôi. Ông ta chỉ muốn tôi biết rằng ông ta ghét cay ghét đắng tôi vì làm những thân nhân ở nhà hoảng sợ và rằng tôi sẽ không làm được điều đó một lần nữa trong khu vực hành quân của ông ta.
Westmoreland rất bị thuyết phục về tính hiệu quả của Cav 1, Big Red 1 và sáu sư đoàn bộ binh Mỹ khác đang đóng ở vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Binh lính Mỹ đang vượt qua giới hạn, mang trên mình gánh nặng đầy đủ của cuộc chiến chống lại những trung đoàn lính Bắc Việt. Quân đội Sài Gòn đảm nhận nhiệm vụ thứ hai là bình định, đảm bảo an toàn cho các thành phố và làng mạc.
Việt Nam vẫn là đầm lầy của những quan tâm đặc biệt, lòng ghen tỵ, căn bệnh tham nhũng đào mồ cho cuộc chiến chống cộng sản. Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ là người mới nhất trong rất nhiều quân nhân leo lên quyền lực từ vụ đảo chính Ngô Đình Diệm. Ông ta là người cứng rắn để làm một điều gì đó. Trong một cuộc phỏng vấn, ông ta xác nhận “Khả năng lãnh đạo và nhận thức nhiệm vụ” của Adolf Hitler nhưng “không phải phương pháp vô nhân đạo của ông ta”. Kỳ không ngừng nói rằng muốn chiếm miền Bắc Việt Nam khi bạn không thể lái xe 20 phút từ Sài Gòn đi bất cứ hướng nào mà không nguy hiểm tới mạng sống. ông ta là người hạnh phúc nhất trong vai trò một phi công, thích thắt dải lụa nhỏ mùi Oải hương ở cổ và vận bộ bồ bay màu đen. Ông ta thích tiệc tùng và tôi chứng kiến ông ta ở buổi dạ hội tại khách sạn Continental giới thiệu mình với Jayne Mansfield.
Uy thế của Kỳ thể hiện trong sự kình địch chính trị làm mất đi tính hiệu quả của quân đội Cộng hoà. Toàn bộ sư đoàn lính bộ binh chống lại chính quyền Trung ương. Những cố vấn Mỹ chỉ định các sư đoàn Cộng hoà chủ chốt xung quanh Sài Gòn “quan sát” với các chỉ thị cảnh báo cho chỉ huy tối cao Mỹ nếu một tiểu đoàn xuất hiện trên đường cao tốc hướng vào thành phố. Một số người chứng kiến tất cả sợ rằng lính Mỹ trẻ đang bị ném vào cuộc chiến được cho là việc của người Việt Nam. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Người phê bình gay gắt nhất là John Paul Vann, một cố vấn quân sự, người thổi còi về sự bất tài trình diễn ở trận Ấp Bắc năm 1963. Ông ta từ chối chức vụ đại tá và trở lại Việt Nam như một nhân viên dân sự với chương trình bình định nông thôn. Ông ta tin rằng các quan chức quân sự đang vấp sâu hơn vào cuộc chiến không cần thiết của người Mỹ. Ông ta kinh thường những tướng chỉ huy trong các câu lạc bộ điều hoà dành cho các sỹ quan ở Sài Gòn để những điều này xảy ra. Đóng tại tỉnh Hậu Nghĩa, phía tây Sài Gòn, Vann dành nhiều đêm ở chiến trường. Đôi khi ông ta ở trong những tiền đồn quân sự Việt Nam, nơi những người lính hoảng sợ, mất nhuệ khí, có khả năng đào ngũ. Sự có mặt của ông ta rõ ràng kích thích nhuệ khí và gây sự chú ý của giới lãnh đạo quân sự tới những vùng ít được ưu tiên này.
Vann là người đầy nhiệt huyết và là kẻ không biết sợ gì. Đôi khi tôi căng hết thần kinh khi đi cùng ông ta trong chiếc xe jeep nảy xóc trên những con đường lún sâu tới những vùng được cho là của Việt Cộng kiểm soát. Đối với sự an toàn của mình, Vann thích sử dụng lựu đạn hơn là súng ngắn. Ông ta giải thích bằng giọng quả quyết và dễ cáu: “Nếu cậu chỉ cần giơ một trong những thứ này lên trong tay thì những kẻ xấu sẽ chạy mất. Chúng luôn biết lợi hại của những thứ này”. Ông ta đặt những trái lựu đạn M1 trong lòng khi lái xe, chúng nảy lên khi tôi ngồi cạnh ông ta ở ghế trước. Ông ta thích chơi đùa với cái chết nhưng lại cười bất kỳ khi nào tôi lưu ý ông về điều này, một lần ông ta vỗ ngực và tuyên bố không dễ gì bị tiêu diệt. Ông ta nói với tôi: “Tuần trước tôi bay trong một máy bay định vị tới Biên Hoà. Trời nhiều mây và chúng tôi không nhìn thấy rõ đường đi, khi cố gắng hạ cánh chúng tôi vướng phải mớ đường dây điện. Đối với người khác thì sẽ chết nhưng phi công của tôi đã trượt được qua lớp dây và hạ cánh an toàn”.
Tôi thán phục Vann. Ông ta biết nhiều về chiến tranh hơn bất kỳ ai khác ở đây với những mối liên quan tới cả chỉ huy cao cấp của Việt Nam và Mỹ. Tôi đánh giá cao giá trị những thông tin và ý kiến của ông ta. Ông ta không giấu quan điểm ủng hộ chính sách diều hâu của mình. Ông ta tin cuộc chiến đấu sẽ thắng lợi nhưng hoàn toàn phản đối chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland. Ông ta nhận xét chiến thuật đó là tàn bạo và tự diệt. Ông ta cho rằng con đường duy nhất dẫn đến thắng lợi là thông qua người Cộng hoà. Ông muốn Hoa kỳ tăng cường sức mạnh quân đội Việt Nam, ít phụ thuộc vào binh lính Mỹ hơn và khẳng định nếu vẫn tiếp tục những phản kháng của chính quyền Sài Gòn thì Mỹ nên đảm đương trách nhiệm cho cả nước để hình thành mọi nấc thang chiến tranh và tận dụng lực lượng Cộng hoà tới mức tối đa.
Một hôm ông ta hỏi tôi: “Tại sao chúng ta phải đối xử với một đất nước Việt Nam nhỏ bé, đơn giản một cách rón rén, thận trọng trong khi chúng ta không làm điều đó với những cảm nhận của nước Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai?”. Tôi lắng nghe mọi thứ Vann nói. Những lời kết của ông ta thường bị đả phá và một số ý kiến là không thực tế nhưng đó là một cách có thể đưa ra hướng đi thoát khỏi đầm lầy đẫm máu và huỷ diệt. Vann rất vui được nói tới trong giới chính sách mặc dù ông ta ít được vậy. Ông ta biết không có sự tin tưởng còn lại nào với giới quân sự cấp cao Hoa Kỳ. Ông ta nói rằng một tướng quân đội Mỹ muốn thuê ông ta làm trợ lý thì được Westmoreland nói, “nếu thực sự muốn có anh ta ông ta có thể có nhưng ông ta đang tự chuốc vạ vào thân”. Sau đó Vann đưa ra quan điểm ảnh hưởng tới Nhà Trắng. Ông ta thường liên lạc với Harry McPherson, một phụ tá của Tổng thống Johnson và hy vọng sử dụng nhóm người quen ngày càng mở rộng của mình trong Quốc hội và những mật vụ tiếp cận được Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara.
Vann bị thuyết phục rằng McNamara đang nhầm hướng bởi những trận bão tuyết thông tin thống kê trong hệ thống phân tích. Ông ta tin rằng nếu Bộ trưởng Quốc phòng nhận thức được rất nhiều số liệu đó là không đáng tin cậy, ông ta sẽ đánh giá lại những ủng hộ của mình với những chính sách của Westmoreland.
Tôi không chia sẻ sự tự tin của Vann với Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi đã viết về những chuyến đi tới Việt Nam của MacNamara đầu những năm 1960 và thấy rất ít nhiệt tình trong vai trò của ông ta để đối mặt những thực tế không vừa lòng. Ông ta điều chỉnh những thay đổi chính trị thường xuyên ở Sài Gòn. Ông ta ủng hộ nhiệt tình với bất kỳ ai chiếm giữ Dinh Tổng thống của Sài Gòn vào thời gian chuyến thăm của mình. Ông ta đặc biệt phải lòng Thiếu tướng Nguyễn Khánh, kẻ vô liêm sỉ nhất trong rất nhiều kẻ tìm kiếm quyền lực tổng thống, vào đầu năm 1964 lật đổ nhóm quân sự tước đoạt quyền lực của Ngô Đình Diệm.
Tướng Khánh đưa đất nước vào một năm hỗn loạn quân đội và chính trị mà McNamara dự định đi dọc Việt Nam cùng ông ta, cố gắng ủng hộ sự nổi tiếng của vị Tướng này. Đôi khi Đại sứ Maxwell Taylor đi cùng, họ diễu hành qua những chợ, quảng trường ở Huế, Đà Nẵng và những thành phố khác, giơ tay mạnh lên đầu, những ngón tay quấn vào, thét lên “Việt Nam muôn năm”. Vị Bộ trưởng Quốc phòng lạnh lùng lại trở nên uỷ mị trong buổi gặp như thế này, nhưng tôi nhận thấy rất ít phản ứng từ đám đông tụ tập quanh đó do chính quyền địa phương tổ chức và tôi đoán có nhiều điều không chuẩn khi người phiên dịch chuyển ngữ. Cuộc họp báo khởi hành của McNamara ở phòng họp VIP tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn tràn đầy lạc quan, những tập huấn kiến thức của ông ta có lẽ còn nhiều hơn thế.
Tại cuộc họp báo vào đầu năm 1965, tôi có hỏi McNamara là ông ta phản ứng thế nào với những lời buộc tội rằng Việt Nam đang trở thành “cuộc chiến tranh của McNamara”. Ông ta nhìn trừng tôi một giây, sau đó lấy tay vuốt mái tóc óng mượt của mình, chỉnh lại kính, thẳng vai và đáp rằng: “Cuộc chiến tranh của MacNamara ư? Tôi sẽ phải cho anh ta biết rằng tôi tự hào khi có tên mình cùng sự kết hợp này, tự hào vì điều đó, tôi nói để anh ta rõ” và sau đó ông ta khởi hành, những phụ tá hối hả, tiếng cửa đập và tiếng động cơ máy bay hướng về một chuyến bay dài trở lại Washington.
Tôi cảm thấy McNamara là con người không thể hiểu hết được. Tôi nhìn thấy những vị tướng mạo hiểm tính mạng của mình và một số nhỏ nước mắt khi một người lính chết ở chiến trường. Tôi không thể tưởng tượng McNamara có thể khóc vì những điều này dù ông ta trở nên uỷ mị khi biểu lộ lòng yêu nước một cách nhiệt thành. Tôi nói với Vann, tôi nghi ngờ McNamara. Vann dù sao vẫn cứ làm, quyểt định tiếp cận McNamara trực tiếp, sử dụng một nhân viên trước đây, một người đàn ông trở thành người bạn đồng hành yêu thích của Vann, một sỹ quan lính thuỷ đánh bộ mưu mô và thông thái tên là Daniel Ellsberg.
Lần đầu tiên tôi chạm trán Daniel Ellsberg vào tháng 1-1967 tại thị xã Rạch Kiên cách Sài Gòn 32 km, nơi đặc biệt của những cộng đồng nông thôn từng giàu có bị bỏ hoang vì số phận trở thành mặt trận chiến tranh. Bây giờ Rạch Kiên trở thành một thị xã hoang tàn. Tôi lái xe cùng Horst và John Nance, đi qua những chiếc xe ngựa chở tài sản gia đình và hai chiếc xe chở khách han rỉ, kẽo kẹt. Một số dân không có nơi cư trú trở về từ những trại tỵ nạn. Trong chương trình bình định mới, Rạch Kiên được khôi phục và họ hy vọng có thể trở lại cuộc sống trước đây.
Một vài chiếc bàn kê trong khu chợ trên đường đi bộ, những người bán hàng chào mời những sản phẩm dư thừa của Đồng bằng sông Cửu Long. Một đội lính bộ binh Mỹ đang ngồi với áo dã chiến, tay áo xắn, đang uống những chai Coca Cola. Đây là lần thứ ba trong sáu năm chính quyền Sài Gòn cố gắng tái sinh tại Rạch Kiên và những vùng huyện lân cận, mỗi lần như vậy tiêu tốn vài triệu đô la Mỹ. Chúng tôi đang tìm nhóm chỉ huy thì nhìn thấy vài người lính trong một căn nhà bỏ hoang và dừng lại để hỏi đường.
Khi chúng tôi bước vào thấy một cô gái nông thôn gầy, dễ thương chỉ ở độ tuổi chớm xuân đang bị một tên lính Cộng hoà hăm doạ. Tay cô ta bị trói giật sau lưng, mắt hoảng sợ khi tên lính lắc con dao và hướng về phía cô ta, dừng lại cách ngực chỉ vài centimét. Anh ta gầm gừ những câu hỏi về tên, thân thế và cô bé lắp bắp trả lời thì thào trong khi những gã lính Cộng hoà khác cười chế nhạo.
Tôi hỏi một anh lính Mỹ trẻ đang đứng không thoải mái về chuyện gì xảy ra? Anh ta nói đoàn tuần tra của anh ta tìm thấy cô bé đang làm việc trên cánh đồng gần thị xã và mang về đây vì cô ta không có thẻ chứng minh. Họ giao cho cô ấy cho lính Cộng hoà được cử làm việc cùng một đơn vị do thám tỉnh, một phần trong kế hoạch chỉ huy đặc biệt PRU, được lập ra để tìm ra gián điệp Việt Cộng. Những đơn vị đó trở nên khét tiếng. Trên những túi áo rằn ri, lính PRU đeo biểu tượng sọ người, hình xương chéo và họ thường là những tên tội phạm trước đây hoặc những Việt Cộng đào ngũ, những người xăm trên ngực dòng chữ “Sát cộng” để ngăn họ trở về với lòng trung thành cũ. Horst Fass tìm thấy một đơn vị PRU sử dụng một cậu bé 12 tuổi làm đao phủ. Họ mặc cho đứa bé bộ đồng phục may cùng mũ cao bồi, trang bị một khẩu súng lục mà cậu bé tự hào đeo trên bao súng quanh eo. Khi Horst chụp ảnh thì cậu bé đã xoá sổ 13 người trên nòng súng của mình.
Chúng tôi thuyết phục lính Mỹ đưa cô gái trẻ hoảng sợ đi cùng về căn cứ của họ trong một trường học bằng bê tông cũ ở phía khác của thị xã. Đôi khi điều này có nghĩa như một sự thoả thuận giữa những người hàng xóm cùng chung chiến hào. Đôi khi có nghĩa là lấy lại con gà bị ăn trộm. Ở Rạch Kiên, người Việt Nam không phgải lúc nào cũng đủ nhanh để tham gia những nỗ lực tạo ra hoà bình. Lính Cộng hoà mang trở lại một vài thứ nhiều hơn những con gà trong buổi rong chơi buổi sáng của họ. Họ mang về bốn đầu người vẫn còn rơi máu, vết tích của những người đồng loã với Việt Cộng mà họ giết lúc sáng. Chúng tôi nhìn thấy những chiến tích được treo lên cọc ở phía nam thị xã, một lời cảnh báo ghê tởm cho cư dân trở lại Rạch Kiên.
Sau đó chúng tôi gặp lại Ellsberg trong bộ đồng phục chiến đấu và mũ mềm kaki, ở trong ruộng lúa sâu đến thắt lưng, trườn qua đám bùn bẩn, một khẩu súng tiểu liên bên phía tay trái. Anh ta đang thét lên gọi lính bộ binh Mỹ chậm chạp: “Tiến lên đây, chết tiệt”. Họ dường như lưỡng lự chuyển về phía trước, và một trung uý giải thích với chúng tôi, “Anh ta không phải một trong chúng tôi, anh ta đến từ Đại sứ quán và ở đây đùa giỡn với lính”. Một viên đạn xượt trên đầu chúng tôi từ nơi nào đó đằng trước và chúng tôi nhảy vào bùn, bò về phía Ellsberg đang ngắm qua những viên đạn từ ruộng lúa và rất nhiều bụi cây phía trứơc, tìm kiếm kẻ bắn tỉa.
Đội lính bộ di chuyển về phía trước nhóm chúng tôi trong vùng đầm lầy đầy cỏ nơi Ellsberg đang thư giãn. Vann nói cho tôi nghe rất nhiều về Ellsberg, nhà chiến lược của Bộ Quốc phòng và sau đó tình nguyện tới Việt Nam, tham gia làm nhân viên của Thiếu tướng Edward G.Lansdale, một chuyên gia phản công. Tôi hỏi Ellsberg xem một dân sự có vũ trang tham gia vào mặt trận có bình thường không, và anh ta nói: “tôi đang cố gắng thử xem điều này có tác dụng không và cách nào tốt hơn để tìm ra nơi diễn ra điều đó”.
Khi tôi thông báo cho anh ta về huy chương đẫm máu, anh ta trở nên tức giận, tuyên bố rằng toàn bộ chiến dịch bình định là để tránh tổn thương nhân dân và tránh xa lánh họ.
Chúng tôi rời đơn vị lính bộ thao tập trong ruộng lúa đầy bùn, trở lại thị xã. Ellsberg giơ khẩu tiểu liên của mình, tạo dáng chụp ảnh dưới cổng vòm mới được dựng lên cho buổi tiệc sắp tới. Rõ ràng anh ta vẫn có chân trong quân đội. Anh ta thét lên với Horst: “Đừng quên gửi cho tôi vài tấm ảnh đó, tám nhân mười” khi chúng tôi bước vào xe rời Rạch Kiên về nhà.
Vann và Ellsberg thoả thuận đó là cách duy nhất để thuyết phục McNamara về lỗi trong cách của ông ta đưa ra lý lẽ chi tiết rằng chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ về việc sử dụng lính Mỹ giữ gánh nặng chiến đấu là một sai lầm. Họ biết rằng liên hệ với những nhân viên xung quanh để rỉ tai ông ta, và Ellsberg làm điều đó khi sử dụng mối liên hệ của mình lên chuyến bay của McNamara trong chuyến thăm Việt Nam tiếp theo. Vị Bộ trưởng sẽ là thính giả bị giam cầm cho chuyến đi 30 tiếng tới Việt Nam. Vann tạo ra những thay đổi nhanh chóng trong trái tim McNamara về cuộc chiến một phần nhờ những nỗ lực của Ellsberg.
Tôi đưa ra những quan điểm của Vann trong những bài phân tích của mình. Tôi viết bài đánh giá không tâng bốc về Westmoreland cho báo ngày 27-1-1967 và bài đó được sử dụng rộng rãi. Tôi chỉ ra trong ba năm ông ta ở Việt Nam, cuộc chiến đã thay đổi rất nhiều, đó là cuộc chiến tốn kém hơn 57 lần mỗi ngày mà những tổn thất người Mỹ tăng lên gấp 50 lần và vị Tướng bốn sao nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ, người luôn tin tưởng ông ta sẽ mang lại lời hứa chiến thắng.
Tôi trích lời những nhà phê bình phàn nàn Westmoreland trình diễn tham vọng tàn nhẫn, tăng cường sức mạnh của ông ta khi kêu gọi dàn thêm nhiều đợt lính Mỹ trong khi nhiệm vụ lúc đầu của ông ta là xây dựng khả năng của Việt Nam chiến đấu cho chính cuộc chiến tranh của họ. Câu chuyện đùa loanh quanh thành phố rằng ông ta có tham vọng trở thành “thế giới C trong C” nghĩa là tổng chỉ huy thế giới.
Mối quan hệ của chúng tôi với Westmoreland ở điểm thấp nhất khi tôi được cử đi cùng Kelly Smith viết hộ một câu chuyện dài cho Phòng phóng sự AP, so sánh một ngày trong đời sống chỉ huy quân sự với một người lính đặc biệt, Kelly phải ăn sáng với vị Tướng và dành cả ngày với ông ta, còn tôi được giao nhiệm vụ ra chiến trường tham gia cùng một đại đội lính bộ ở Sư đoàn lính bộ 25 hành quân về phía tây bắc Sài Gòn. Câu chuyện dường như ổn với chúng tôi. Bản cuối cùng như sau:
“Bình minh mở ra trên thành phố đang ngủ, những tia nắng màu hồng đầu tiên sơn lên mái nhà ngói đỏ ở vùng ngoại ô và phủ mái vườn của những khách sạn cao tầng nằm dọc bờ sông Sài Gòn. Giao thông vẫn đều đặn trên những con đường rợp bóng, một chiếc trực thăng cánh quạt thổi lùa gió lạnh buổi sáng, kêu vo ve hướng về những ngọn núi của phía bắc”.
“Trong lâu đài sơn trắng ở số 19 Đoàn Công Bửu, toà nhà đặc biệt trong những toà nhà do người Mỹ chiếm đóng ở Sài Gòn, một người đang ngủ trở nên mệt mỏi với tiếng ồn nhưng không thức dậy. Sau đó Tướng William.C. Westmoreland với tay tắt đồng hồ báo thức, đã là 6 giờ 15. Một phụ tá gõ cửa phòng để chắc rằng ông chủ đã thức giấc. Vị Tướng có khuôn mặt gầy rám nắng thức dậy, đánh răng và cạo râu”.
“30 dặm phía tây bắc qua những cánh đồng lúa kênh đào bừng sáng ánh nắng ban sớm, trung uý William Howard ở Corlebe bang Georgia bò ra khỏi nhà xí thấp đào trên đường nông thôn. Anh ta phủi lớp bùn đóng trên bộ quần áo dã chiến ướt và ngáp”.
Đây là điểm trung lập của Kelly trong câu chuyện làm buồn vị tướng. "Giờ là 2 giờ chiều ở Cercle Sportiff, pháo đài cuối cùng trong chuỗi câu lạc bộ ngoại ô, một nơi nghỉ ngơi thoải mái cho lối sống vương giả ở vùng biển buồn tẻ. Westmorejand đến chơi tennis khoảng 50 phút ở sân số 5, một trong 15 sân của câu lạc bộ. Khi Westmoreland phát cú giao bóng đầu tiên cho người hướng dẫn Việt Nam, thì chiếc xe đầu tiên trong 92 xe tải đoàn hộ tống đang trên con đường độc hành 40 dặm về phía tây bắc Sài Gòn dính lầy và trong vòng vài phút toàn bộ đoàn hộ tống bị sa lầy, ném toàn bộ kế hoạch hành quân của sư đoàn lính bộ 25 vào thế mất cân bằng, đe dọa sự thành công của rất nhiều cuộc phản công lập ra vào ngày hôm đó và ngày Chủ nhật".
Khi câu chuyện của chúng tôi đăng lên các báo ở Hoa Kỳ, Lầu Năm góc kêu gào chúng tôi vì đề cập tới việc chơi tennis của ông ta. Một vài tuần sau đó, tôi đang chờ Phó Tổng thống Hubert H.Humphrey tới trong chuyến thanh tra căn cứ đóng ven Đồng bằng sông Cửu Long thì Westmoreland tới bắt chuyện với tôi.
"Được đấy, ông ta tuyên bố, cậu sẽ vui khi biết rằng tôi đã bỏ Cercle Sportiff và tennis". Tôi thực sự ngạc nhiên. Tôi không nhịn được và thốt ra rằng, tôi đã tham gia câu lạc bộ đó. Westmoreland nhìn tôi mắt nheo lại và nói: "Có lẽ họ sẽ cho cậu chỗ của tôi" và biến đi.
Merton Perry của tờ Newsweek, đã nghe đoạn hội thoại của chúng tôi và gửi đúng nguyên văn về tờ báo của anh ta, đăng trong mục buôn chuyện tuần sau đó. Nhân viên báo chí của Westmoreland, đại tá Winant Sidle thông báo với tôi rằng vị chỉ huy nghĩ tôi dàn xếp nói chuyện và không muốn có điều gì liên quan tới tôi một lần nữa.
Mùa thu năm 1967, Tổng thống Johnson chọn mục tiêu quân sự trên bản đồ trong phòng chiến tranh của Nhà Trắng và yêu cầu trực thăng chiến đóng trên biển và mặt đất để thả bom vào những vị trí đó. Ông ta cũng bắt đầu những đợt tấn công chống lại các nhà phê bình. Từ Sài Gòn xa xôi, chúng tôi nghe nói Johnson là đối thủ đáng gờm nhất của chúng tôi, đang nghiền ngẫm những miêu tả về cuộc chiến của truyền thông đằng trước những chiếc ti vi về mạng tin tức, kiểm tra ba máy telex truyền sản phẩm của AP, UPL và Reuters và nghiên cứu kĩ lưỡng hàng tá những tờ báo quan trọng mỗi buổi sáng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Johnson không ngại gây áp lực với các biên tập chần chừ tham gia vào “đội của ông ta". Tay ông ta dài với tới cả mặt trận, nơi những cuộc điện thoại, tin tức truyền đi tới văn phòng ông ta và nhân viên thân cận điều chỉnh dòng chảy thông tin hàng ngày. Nếu giới báo chí vượt ngoài tầm với của ông ta và nhân viên không làm được điều đó thì ông ta sẽ trút sự khó chịu của mình lên họ.
Trưởng phòng thông tin của ông ta ở Sài Gòn là Barry Zorthian, một nhân viên thông tin có kinh nghiệm của Hoa Kỳ, thêm gia vị nói với những đồng nghiệp về một cuộc chạm trán hèn mọn với Lyndon Johnson tại cuộc họp nhân viên Nhà Trắng vào năm 1965 được triệu tập để thảo luận về việc đưa tin chiến trường.
Trước khi Zorthian trình bày bài phát biểu của mình, người phát ngôn Bill Moyers thì thầm vào tai ông ta: "ông chủ muốn gặp anh trên tầng ngay bây giờ". Hai người tiến về trụ sở gia đình nơi Johnson đang ngồi trên giường. Khi nhìn thấy Zorthian, Johnson "bắt đầu giảm bớt giới báo chí trong vở kịch độc bạch không ngừng" và sau đó quay sang Zorthian “Chết tiệt, có chuyện gì với cậu vậy? Tại sao cậu không thể giải quyết với giới báo chí ngoài kia một cách tốt hơn? Tại sao cậu để cho họ viết điều đó? Tại sao không loại bỏ sự dốt nát ra khỏi đầu họ...". Zorthian quay xuống tầng dưới, lắc đầu.
Tổng thống Johnson muốn Zorthian và những nhân viên khác ở chiến trường viết những gì mà chính ông ta không sẵn sàng gây ảnh hưởng, một sự kiểm duyệt không chính thức hình thành cho những bài tin gửi đi để chiều theo quan điểm của ông ta về cuộc chiến nên được tiến hành như thế nào. Johnson đôi khi can thiệp vào việc đưa tin như can thiệp vào nhiệm vụ ném bom, đôi khi nghe những buổi họp của “Những tên ngốc lúc 5 giờ" ở Sài Gòn được truyền về Nhà Trắng qua điện thoại vào buổi sáng sớm và không lưỡng lự can thiệp nói vọng vào quan điểm của ông ta sau đó.
Một ngày, người phát ngôn Jack Steward "không bình luận" một câu hỏi của giới báo chí về sự phát triển chính trị Sài Gòn. Tổng thống tức giận "Ai là thằng ngốc chết tiệt nói "không bình luận" giống như một con vẹt vậy?", ông ta nói với người trợ lý. Ngày hôm sau Steward nhận được thông tin từ cấp trên tại Cục Thông tin Hoa Kỳ yêu cầu thuyên chuyển ngay lập tức tới Léopoldville ở Công gô. Khi Steward chống lại quyết định, Giám đốc Cục Thông tin Hoa Kỳ nói cho anh ta nghe về phản ứng của Tổng thống và không thể làm được điều gì thay đổi điều đó Steward dọa sẽ đưa ra công chúng lời phàn nàn của anh ta và sự thuyên chuyển xếp xó.
Tôi có rất ít việc liên quan tới những nhân viên thông tin và ngược lại. Đối với Stewart, Zorthian và những người khác đang cảm thấy hơi thở nóng của Tổng thống và tôi là ác mộng kinh hoàng nhất của họ: một phóng viên chiến trường đưa ra những thông tin gây tranh cãi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ, và khi những điều đó được đăng báo thì chắc chắc có nghĩa những lời khiển trách từ Nhà Trắng dành cho họ. Zorthian và tôi cũng tiếp xúc với nhau vài lần khi anh ta tới Sài Gòn năm 1964 để thành lập chiến dịch thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ và anh ta là người đàn ông rất hiểu biết. Nhưng mối quan hệ của tôi với anh ta chua xót khi tôi viết câu chuyện của mình về bộ phim chiến tranh giả và tệ hơn nữa là câu chuyện về thử nghiệm khí gas không sát thương của quân đội Cộng hòa. Chúng tôi chỉ giữ mối quan hệ xã giao với nhau sau đó.
Vào đầu năm 1966, tôi phàn nàn với Zorthian về việc bị quân cảnh Mỹ đuổi đi, anh ta cười chế nhạo như thể thích thú trước sự bất lợi của tôi. Suốt cuối tuần của cuộc biểu tình Phật tử chống chính quyền trên các đường phố Sài Gòn, hai xe quân đội Mỹ kèm một nhóm phóng viên và yêu cầu chúng tôi rời hiện trường. Tôi cùng Bob Schieffer sau này làm cho tờ Fort worth Star Telegram và Bob Keatly của tờ Wall Street Journal nói với cảnh sát: "Chúng tôi là phóng viên, để chúng tôi yên". Một trong số họ trả lời: "Tôi biết nhưng mệnh lệnh của chúng tôi là dọn sạch những người Mỹ khỏi đường phố gồm các phóng viên. Đó là mệnh lệnh của chúng tôi". Chúng tôi phản đối căng thẳng, nhận thấy sự an toàn của Sài Gòn nằm trong tay của cảnh sát Cộng hòa và quyền hạn của người Mỹ chỉ mở rộng tới lính Hoa Kỳ và các kho quân sự.
“Tôi không phải người Mỹ", tôi nói, “tôi đến từ New Zealand" và khi được hỏi chứng minh điều đó tôi đáp lại: "Giọng nói và kiểu tóc của tôi không đủ hay sao?". Eddie Adams nói: "Anh không có quyền yêu cầu phóng viên Mỹ rời khỏi đường phố, anh không có quyền hạn với chúng tôi". Tay cảnh sát suy nghĩ một phút rồi lái xe đi.
Ngay sau đó họ quay trở lại. “anh đi với tôi", một người nói với Adams. "Tất cả những người Mỹ rời khỏi đường phố". Tôi lại phản đối rằng tôi không phải người Mỹ và tay cánh sát tức giận lôi ra khẩu súng lục 45mm màu đen, chĩa vào hông của Adams, Keatley và sau đó là Schieffer, vẫy nó về một số phóng viên ảnh của tạp chí Life gần đó và sau đó tập trung vào tôi. "Các anh đi với tôi", anh ta nói thêm. "Anh là một người Mỹ".
Bob Keatley xen vào: "Tôi là người Mỹ nhưng anh không có quyền đuổi tôi ra khỏi chỗ này. Chỉ huy Hoa Kỳ không có quyền hạn với tôi". Vào lúc này cuộc đối thoại càng nóng lên, rất nhiều lời lẽ tục tĩu thốt ra cùng với khẩu súng lục của những quân cảnh lưỡng lự chĩa vào chúng tôi. Khi hai cảnh sát Cộng hòa bắt gặp, họ từ chối can dự. Cuộc tranh cãi chỉ được giải quyết khi một nhóm quân nhân Mỹ vui vẻ tại một nhà thổ phía trên một quán bar gần đó phải rời khỏi bởi một đám đông biểu tình và toán quân cảnh chạy đến giải cứu họ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Zorthian nghe câu chuyện của tôi và nói: “anh nói rằng một cảnh sát quân sự Mỹ rút súng lục chĩa vào anh? Không thể nào xảy ra". Tôi đưa ra một đống ảnh 8 x 10 do Eddie Adams chụp về vụ xô xát. "Nhìn đi", tôi yêu cầu, "Anh sẽ làm gì về điều đó”
“ừ, Zorthian đáp lại, anh thật lợi dụng và độc ác. Có lẽ chúng tôi sẽ buộc tội anh tấn công vào người cảnh sát quân sự đáng thương đó, một cuộc tấn công bằng bút và bút chì". Anh ta vẫn còn cười khi tôi đi khỏi, nhưng tôi đã có nụ cười cuối cùng. AP phát bức ảnh tôi bị chĩa súng và tờ Washington Post vào sáng hôm sau đã sử dụng nó trên ba cột trang trong. Ngoại trưởng Dan Rusk không được vui.
Không tù nhân nào bị bắt vì những khó khăn, sự phức tạp thông tin chiến tranh và những nghi ngờ ở cả hai bên. Khi David Halberstam tới thăm Sài Gòn năm 1967, anh ta nói với tôi, Zorthian đã nói với một số đại biểu quốc hội rằng tôi là cộng sản. Halberstam nói rằng anh ta sẽ gọi cho Zorthian về chuyện đó. Điện thoại nhanh chóng đổ chuông. Zorthian nói rằng Halberstam ở trong văn phòng ông ta. "Tôi muốn nói với anh, Peter, tôi đã gọi anh bằng nhiều từ, thậm chí là "đồ chó cái" nhưng tôi chưa bao giờ gọi anh là một tên cộng sản bởi tôi không tin điều đó".
Mối bận tâm chính của Zorthian chính là phải có những câu chuyện tích cực, ông ta khuyên những nhân viên mới đến là: “Nói sự thật nhưng đừng bộc lộ hết mọi thứ anh biết." Anh ta là thành viên của hội đồng nhiệm vụ Hoa Kỳ, nhóm những nhân viên cao cấp thảo luận và đưa ra chính sách. Zorthian cố gắng đưa mối lo lắng của chính phủ vào những câu chuyện của tôi, và đôi khi anh ta mắng nhiếc tôi: "Peter, cậu phải đưa quan điểm về nhiệm vụ trong những bài phân tích chiến tranh của mình, cậu nợ chúng tôi điều đó. Chúng tôi biết về những gì đang xảy ra nhiều hơn cậu". Tôi đáp lại rằng tôi thu thập thông tin cùng nguồn với chính phủ và những đánh giá của tôi có giá trị như của họ.
Những mánh khóe truyền thông bắt đầu len vào năm 1967 khi chi phí chuyển lính Mỹ tới Việt Nam không thể tiết lộ được. Chiến lược chiến tranh là không hợp lí, đẫm máu và tàn sát cùng những người lính vào chiến trường rất khó để bào chữa. Zorthian và đội thông tin của anh ta ngập tràn tin xấu. Họ không có đủ tay để chọc vào mọi con đê rò rỉ. Những câu hỏi đưa ra hàng ngày về chiến thắng gần như thế nào mà lực lượng Hoa Kỳ đã tham gia hành động được hai năm và đã đảm đương chiến trường từ người miền Nam Việt Nam. Thậm chí tướng Westmoreíand cứng lưỡi: "Không thể nói được là cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu. Tôi không thể nhìn thấy trước được kết cục", ông ta nói với một phóng viên AP đầu mùa xuân.
Bắn phá là chiến thuật đầu tiên của Mỹ. Lực lượng Mỹ bắn phá hơn 1 triệu đạn pháo binh mỗi tháng, và ném bom oanh tạc lớn nhất trong lịch sử không quân với những máy bay B-52 thả bom ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Chỉ huy lính bộ binh với những chỉ dẫn cứng nhắc đảm bảo mạng sống cho lính Mỹ đã kêu gọi tấn công không quân và pháo binh oanh tạc, thậm chí chỉ với một tên Việt Cộng bắn tỉa.
“Đây là cuộc chiến tranh đầu tiên dùng bộ binh hỗ trợ không quân và pháo binh", chỉ huy đại đội Sư đoàn 1 nói với tôi sau hành động tức giận nơi đơn vị anh ta chờ hàng giờ hỗ trợ không quân và bị mất dấu kẻ thù. Anh ta nói thêm: "Đuổi theo lực lượng cộng sản phía sau bức tường bắn phá giống như chọc vào một quả bóng bởi vì bạn đẩy họ ở vùng chiến khu D thì họ lại phình ra ở chiến khu K hoặc chìm lặn trong chiến khu C".
Ném bom không hạn chế ở một số vùng gây những tai nạn không thể tránh được. Vào ngày 4-3-1967, thông cáo quân sự đưa ra danh sách những cuộc tấn công sai lầm vào cộng đồng người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng không đưa ra vụ đánh bom và phản lực sai lầm của hai chiếc máy bay hai ngày trước đó vào ngôi làng hữu nghị Làng Vây phía đông bắc Đà Nẵng, nơi phóng viên Bob Gassaway của AP thông báo 100 người dân bị giết và 175 người bị thương trong những đống đổ nát. Máy bay được xác nhận sau đó là trực thăng Mỹ, và người điều khiển đã nhầm hướng.
“Chính sách tiêu thổ" là công cụ yêu thích của những người lập kế hoạch trong những vùng ngoài sự kiểm soát của chính phủ và những bài báo đầy màu sắc về thành quả của nó dội gáo nước lạnh vào xương sống cho những nhân viên phái giải trình. John Wheeler trích lời một lính thuộc sư đoàn lính bộ 25 kêu la suốt cuộc hành quân ở Giồng Dinh phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long: "Chúa ơi, vợ tôi sẽ ngất nếu biết những gì tôi đang làm ở đây. Giết Ole Charlie là một chuyện, giết chó con hoặc vịt con thì cũng giống như vậy nhưng con người là điều khác".
Đơn vị được yêu cầu san bằng một làng và Wheeler lưu ý đôi mắt đầy hận thù của những người dân nông thôn Việt Nam khi người Mỹ đốt nhà của họ và cả bàn thờ gia tiên, tiêu diệt trâu lẫn gà. Khi Wheeler miêu tả quang cảnh cách 4 dặm về phía tây nơi "Những đôi mắt đầy hận thù, ủ rũ chứng kiến sự tàn phá một ngôi nhà nông thôn. Những thành viên da cháy nắng, để râu của đơn vị Sư đoàn 25 vây quanh một xác chết bị bắn của Việt Cộng. Du kích cộng sản mặc đồ đen xuất hiện từ một đường hầm, tay giơ lên đầu hàng. Khi lính bộ Mỹ tiến lại gần, người Việt đó bất ngờ rút lựu đạn từ hông và tháo kíp giữa đám người bắt mình, một tiếng nổ, tiếng của một khẩu súng trường và sau đó là sự im lặng chết chóc.
"Cuộc chiến bẩn thỉu, khủng khiếp, những tay cộng sản bẩn thỉu và khung khiếp", một sĩ quan kêu ca. Gần đó một tay súng trường quỳ trong bụi rậm lưng quay về hiện trường, một tay che mắt, một tay ôm họng vì anh ta cố gắng kiềm chế cảm xúc. Vài phút sau đó, một tay súng trường kéo xác bị bắn của Việt Cộng và ném vào kênh chia sẻ nấm mộ đầy nước với xác những con vật bị người Mỹ giết trước đó.
Có cả sự tàn sát tập thể và cá nhân. Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ công bố án tù cho một lính trẻ thú nhận đã giết một công dân Việt, cắt tai anh ta bởi vì anh ta nghe về cách hành xử này trong trại huấn luyện lính thủy mới tuyển và nghĩ "Đó là điều phổ biến để làm ở Việt Nam". Đội của anh ta di chuyển qua một làng gần căn cứ lính thủy đánh bộ Chu Lai thì nhìn thấy một người Việt và bắn ông ta, thậm chí ông ta không có vũ trang, không cho thấy sự tấn công nào với họ. Người lính bị tuyên án mười năm tù.
Vài tuần sau đó quân đoàn lính thủy đánh bộ tiết lộ một sự kiện tương tự, họ tuyên án một hạ sĩ lao động khổ sai chung thân vì giết một bà già. Tay lính thủy đánh bộ đã hỏi cậu bạn, "Cậu nghĩ cái lỗ to như thế nào nếu tớ bắn vào đó?" và bắn vào bà già với khẩu súng lục 4.5, sau đó anh ta ngắm và bắn lại, rồi phát thứ ba và viên đạn cuối cùng vào bên phải đầu của bà già. Những tay lính chất rơm lên xác và đốt.
Một tranh cãi khác là sự tàn phá những thôn làng ở những vùng có dân cư bên ngoài khu vực kiểm soát của chính phủ được gọi là "vùng bắn phá tự do" khi những người lính lúng túng hoàn thành chiến thuật tìm và diệt của Westmoreland đang dịu bớt đi bởi những chỉ trích quốc tế. Tôi chứng kiến một lần trong cuộc hành quân của Sư đoàn thiết giáp 1 cùng Michel Renard và phóng viên ảnh tự do người Pháp Catherine Leroy ở vùng rạn vết chân chim biển miền Trung, quân lính bắt đầu đốt một làng dù những mệnh lệnh đặc biệt không phải từ chỉ huy đại đội, đại úy Nelson Newcombe. Khi anh ta nhìn thấy những dải khói cuộn lên trên những ngôi nhà mái nâu ở thôn An Hữu, vị đại úy không cạo râu đeo kính thét lên trong bộ đàm: "Tên chết tiệt nào đốt những ngôi nhà đó? Không đốt phá gì hôm nay, đó là mệnh lệnh".
Chỉ ngày trước đó trung đội của anh ta đốt một số ngôi nhà không bị đánh bom còn sót lại gần thôn Linh Hội, một sự kiện do phóng viên UPL đưa tin đưa ra hồi chuông cảnh báo yêu cầu những giải thích từ Washington. Tôi hỏi Newcombe chuyện gì xảy ra và anh ta giải thích rằng chỉ thị từ trụ sở chỉ huy Sài Gòn tuyên bố đốt phá nhà dân là bị cấm. Quan điểm từ sở chỉ huy sư đoàn là chỉ những ngôi nhà được chứng minh là có Việt Cộng có vũ trang chiếm đóng thì mới được đốt trong khi lữ đoàn cho phép lính đốt phá bất kì ngôi làng nào hoặc thôn nào có tiếng súng.
Trong những cuộc chiến tranh trước đây, vấn đề kiểm duyệt quân sự có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ những câu chuyện tiêu cực vì chúng có thể làm ảnh hưởng khí thế ở nhà nhưng ở Việt Nam, cả Nhà Trắng hay Bộ quốc phòng sẵn sàng đối mặt những trách nhiệm kiểm duyệt này. Zorthian và đoàn kịch của anh ta có ít sự lựa chọn nhưng phải thử và cố gắng đối mặt tốt nhất với những gì đang diễn ra.