Chương : 11
THIẾU TÁ NORMAN SCHWARZKOPF
Khi hàng nghìn quân lính Mỹ tới, số phận của họ đã được định ra đâu đó ở Việt Nam. Tổng thống Johnson và tướng Westmoreland chao đảo bên hố thẳm chiến tranh trong nhiều tháng. Mặc dầu vẫn tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự nhưng lính Mỹ vẫn nằm ngoài những trận đánh giống như Sông Bé. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc Westmoreland sẽ nhanh chóng được phép sử dụng lính của ông ta tham gia vào các trận đánh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Chúng tôi đưa ra cách để chiến thắng đối thủ bán tin, UPI. Họ cũng có đội phóng viên như Ray Herndon và Mike Malloy bị áp lực bởi những tay tân binh liều mạng ở nhà.
Chúng tôi suy xét rằng điểm nóng xa ở gần biên giới Cămpuchia có tên Đức Cơ có thể là một mồi lửa cho cuộc chiến mở rộng. Nó nằm trên con đường thâm nhập của lính cộng sản trước đây và tiếp tế qua những con đường nhỏ trong rừng nơi có ít người sinh sống. Nó bị chiếm đóng hai tháng nay và những người bảo vệ nó đã kiệt sức. Tôi tình nguyện đi xem tình hình. Tôi đi nhờ đội hộ tống viện trợ Việt Nam theo đường 19 lên Plâycu và nhảy vào cabin xe tải chở đạn dược to chỉ có người lái xe. Khi chiếc xe tải lắc lư trên đường dốc chân đồi, người lái xe đội mũ sắt và chỉ về phía đoạn cuối nơi con đường dốc lộng gío biến mất chỉ còn bụi rậm và đồi. Anh ta vạch quần chỉ cho tôi một vết sẹo lớn, nói bằng chút tiếng Pháp ngắt quãng giải thích anh ta bị mai phục vài năm trước đó tại điểm giống vậy và lo sợ chuyện đó xảy ra lần nữa. Tôi lo sợ khi một vài người có vũ trang xuất hiện bên đường, một vài người mặc quần áo đen và đội mũ cao bồi, số khác mặc áo đỏ gõ vào xe tải của chúng tôi và những chiếc xe khác vẫy chào chúng tôi đủ thân thiện để biết rằng họ ở phía chúng tôi. Theo người lái xe, họ là quân do thám của một tiểu đội lính biệt kích Cộng hoà cắm chốt trên đồi. Con đường cao tốc bị đóng từ lâu - Việt Cộng đã phá huỷ tất cả cầu. Tôi chú ý một tấm biển bằng kim loại ở công trình bằng bê tông lớn có ghi “1957-1958 U.S.A”. Phía xa trước mặt, sau An Khê là đèo Mang Yang nơi đầu những năm 1950, đơn vị quân đội của Pháp, đội cơ động 100 đã bỏ mạng trong đợt mai phục dữ dội của Việt Minh với những cuộc tấn công dũng cảm. Tôi nghe kể rằng xác người Pháp được chôn trên mấy ngọn đồi quanh đèo Mang Yang. Theo yêu cầu, xác của họ được chôn đứng, mặt hướng về nước Pháp.
Chiếc xe hộ tống của chúng tôi di chuyển chậm chạp qua đèo khi chúng tôi leo trên đèo xuống sang phía bên kia sườn dốc. Có một trận bắn phá trên không từ nơi nào đó trên đồi nhưng chúng tôi không bị tấn công. Tôi xuống xe ở doanh trại Holloway nơi tiểu đoàn không quân 52 của quân đội Hoa Kỳ đóng quân. Doanh trại nằm cuối sân bay Plâycu cũ, những chiếc trực thăng Huey của đơn vị nằm thẳng hàng ngăn nắp ở đường băng. Trời đã muộn, họ cho tôi nghỉ qua đêm trong lán của các đội trưởng, mời tôi tới một lán nhỏ tên là Swamp. Nhạc đồng quê phương Tây, bia nhiều và lạnh - những phi công đã làm rất nhiều điều ở Việt Nam và họ xứng đáng được trao phần thưởng. Tôi hỏi một viên sỹ quan chỉ huy mới cho chúng tôi đi nhờ tới Đức Cơ càng sớm càng tốt, nhưng anh ta cười nói với tôi: “Nơi đó đã bị chiếm tính đến hôm nay được 60 ngày và những người chúng tôi đưa tới là nộp cho tử thần. Đó là tài sản thực sự duy nhất trong tay chính phủ giữa Plâycu và biên giới Cămpuchia nó cách chúng ta 40 dặm”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói rằng tôi vẫn muốn đi. Anh ta gợi ý tôi nên kiểm tra những cơ hội bay vào buổi sáng nhưng hãy thưởng thức bia tối bởi vì sẽ không có ở Đức Cơ. Tay đại tá còn nói “Tôi nghe nói ở đó còn không có cả nước”.
Sau đó một phóng viên của Reuters bước vào, Dick Myercoff, một tay “nông dân” - đồng nghiệp của tôi trong những ngày ở Jakarta được cử đi nhiệm vụ tạm thời trong vùng chiến muốn đi cùng tôi. Tôi đã hy vọng mình là người duy nhất nhưng tôi không có lý gì để can ngăn anh ta, vì vậy cả hai chúng tôi cùng lên máy bay vào lúc rạng sáng dày sương, bay qua cánh đồng và những rừng thông xơ xác nhìn thấy từ xa. Viên phi công nói với chúng tôi họ làm nhiệm vụ bay khẩn cấp đón nhận xác chết, người bị thương và cố gắng bay tới Đức Cơ một ngày một chuyến vào những lúc tình hình tạm lắng để duy trì lòng tin việc chiếm giữ có thể lấy lại được. Những phi công của chúng tôi nói rằng một chuyến mỗi ngày là quá nhiều.
Tiểu đoàn không quân 52 nổi tiếng liều lĩnh. Một trong những phi công của chúng tôi đội mũ vành rộng, có phù hiệu lạ đính vào chiếc áo khoác và anh ta tự hào vân vê bộ râu xồm xoàm của mình khi chuẩn bị bay. Những người khác đã ở trong quán Bar với tôi đêm hôm trước, trông như vẫn còn say. Nhưng khi lên không trung, họ đều thuần thục mọi thao tác điều khiển cỗ máy kêu lạch cạch. Phía sau là thành phố Plâycu, bầu trời đã sáng hơn một chút và chiếc Huey của chúng tôi đã cất cánh.
Mầu xanh thẫm của cao nguyên trải dài tới chân trời lô xô núi non, vài con đường viền lên vẻ đẹp. Tôi nhìn thấy một ngôi nhà nổi trên nền những ngôi nhà thảnh thơi của những người chủ rừng chè. Một lúc sau, cao nguyên đã bỏ lại phía sau và chúng tôi nhanh chóng hạ xuống phía rừng cây gỗ cứng như bức tường ngăn chúng tôi. Tôi nhìn thấy cột khói ở phía xa, thấy một phi công gật đầu với người khác chỉ về phía Đức Cơ khi chúng tôi lao về đó.
Đoạn cuối cùng của hành trình là sự tra tấn của động cơ rú vang khi tăng tốc. Những phi công lựa chọn con đường hạ cánh an toàn nhất xuống tiền đồn đã bị bao vây. Chúng tôi hạ cánh dần xuống một rừng tre đã được phát quang, làm khuấy động bầy chim làm tổ ở đó. Tôi hiểu ra những vũ khí chống máy bay được giấu đâu đó ở dưới cánh rừng. Tôi cảm thấy ngán, hoảng sợ cho đến khi liếc nhìn lớp đất bị bắn tung màu đỏ của đường băng, những hàng rào thép gai và hàng rào bao cát của trại Đức cơ, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi là người xuống đầu tiên, rõ ràng đi bằng máy bay lên thẳng an toàn hơn. Nhưng ngay lập tức đạn bay quanh chúng tôi.
Myercoff đi bên cạnh tôi có ý nghĩ bẩn thỉu khi anh ta hất mặt lên và nói, “Tôi ra khỏi đây bây giờ đây, tôi đã có được câu chuyện của mình. Máy bay tới và những viên đạn bắn. Chúng ta đã phá vỡ vòng vây phải không?”. Cơ trưởng ném viện trợ y tế xuống sau cùng và Dich nhảy lên boong. Tôi đeo ba lô xem máy bay rú lên trên những hàng cây. Tôi cảm thấy vừa thú vị vừa tức giận. Tôi đã bị người bạn cũ lấy mất tin sốt dẻo, không nghi ngờ anh ta sẽ viết một câu chuyện nhạy cảm bịa cho tờ Nhật báo Luân Đôn, anh ta sẽ ngồi uống bia ở quán bia ngay tối hôm đó và khoác lác về chuyến đi trong khi tôi phải đi tìm quán nước uống ở Đức Cơ.
Đạn ngừng bắn khi trực thăng bay đi và tôi đoán đường băng ở trong tầm ngắm của những khẩu súng trường của Việt Cộng trong rừng. Tôi bước đi thận trọng, phủi lớp bùn trên quần áo và nhận thấy lính nhảy dù cộng hoà ló đầu từ hố cá nhân dọc theo đường băng. Tôi nhanh chóng băng qua hàng rào thép gai đầy bụi lôn xộn và bước vào chiếc cửa gỗ kéo kẹt mà một lính nhảy dù người Việt mở cho tôi. Vài viên đạn đã tấn công vào bên trong. Những lính bị thương nằm dựa vào tường, sơ cứu đầu tiên đang được tiến hành và những người khác được kéo về phía có bao cát.
Tôi rút máy ảnh từ ba lô, chụp một vài kiểu trong số họ, một người bị băng bó nẹp chân phải – cơ thể anh ta thả lỏng khi cố gắng tập tễnh cùng chiếc mũ sắt lệch một bên trên đầu. Anh ta dựa vào một người lính to lớn trong bộ quần áo dã chiến nhiều túi và chiếc mũ ka ki mỏng, đang cúi xuống giúp anh ta, làu bàu thốt ra câu chào ngắn gọn khi đi qua tôi.
Khung cảnh đẫm máu nhưng kỷ luật. Tôi đoán họ không cần sự giúp đỡ của tôi. Tôi theo sau một người Mỹ, đi qua đoạn hào bảo vệ có những bao cát phía trên trong đoạn đường rút tới trạm cứu thương. Toà nhà bằng gỗ mỏng manh đầy những lính bị thương, hầu hết là bị thương ngoài. Hai bác sĩ quân y đang gắp những mảnh đạn từ chân và tay những người lính bị thương bằng chiếc kẹp fooc-xép và ném chúng vào rổ. Một phụ nữ Việt Nam đang giúp họ, cô nổi bật với mái tóc dài tới vai cột sau lưng khi tắm cho những người bị thương, giúp họ mặc quần áo, mỉm cười vui vẻ. Tôi hỏi tên những cô lờ tôi và tôi quay sang một tay Mỹ to lớn vừa trở về cùng một lính bị thương và đang trên đường đi ra. Tôi rút tập ghi chú, đi theo anh ta, giới thiệu bản thân và gợi ý ra ngoài nói chuyện. Anh ta dẫn tôi tới boong chỉ huy, cho tôi nụ cười đảm bảo và nói rằng anh ta là Norman Schwarzkopf, Thiếu tá quân đội Hoa kỳ, cố vấn cho đơn vị không vận Cộng hoà ở Đức Cơ, và quê anh ta ở phía đông Orange, bang New Jersey.
Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Thiếu tá Norman Schwarzkopf tức giận vì lực lượng không vận Cộng hoà do anh ta cố vấn đã cố gắng lấy lại nơi chiếm đóng nhưng thất bại. “Chúng tôi đã có một trận chiến đấu quỷ tha ma bắt”, anh ta nói với tôi, miêu tả trận tấn công bằng trực thăng trước đó ba ngày gần doanh trại và cố gắng ngày hôm sau để phá vòng ngoài về phía bắc và phía đông nhưng đã bị Việt Cộng mai phục và phải rút về Đức Cơ với tổn thất nặng nề trong một trận bắn phá tới tấp. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Anh ta kêu ca “Sự thật là chúng tôi đang ngụp lặn ở đây”, “Việt Cộng có thể hạ gục chúng tôi bất kỳ lúc nào”, như thể chứng minh cho những lời nhận xét của anh ta, súng cối nổ rất gần đoạn hào của họ trong rừng nghe rõ mồn một, theo sau là tiếng hét “xung phong”. Boong chỉ huy chen chúc lính Cộng hoà và lính Mỹ chạy vào trong vài giây trước tiếng nổ ầm. Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bẩn, nghiến răng toát mồ hôi trong sự ngột ngạt và lắng nghe tiếng nổ như sấm dậy của đạn rơi. Người điều hành bộ đàm nói chuyện bình tĩnh với trung tâm chỉ huy ở Plâycu, gọi lực lượng tấn công không quân tới giúp, “đây là lần thứ ba trong ngày hôm nay”, Schwarzkopf nói với tôi dứt khoát. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Trong khi đợi máy bay ném bom tới, tôi nói chuyện với Đại uý Edwards. Trong ánh đèn mờ, tôi có thể nhận ra sự mệt mỏi đang chuyển động trên môi anh ta và thần kinh anh ta sắc như dao cạo râu. Tôi biết mình đang nếm trải những gì anh ta chịu đựng trong suốt 60 ngày qua và tôi nói tôi hiểu nhưng anh ta cười. “Không có cách nào để mọi người có thể hiểu nếu không ở đây. Chúng tôi hoảng sợ, nhưng chúng tôi phải học cách chung sống. Chỉ đóng sầm cửa lại hoặc hét to những từ bất kỳ và chúng ta sẽ bơi tiếp hoặc chạy thoát, đó là bản năng đầu tiên của chúng ta, bản năng sinh tồn. Nhưng khi triệu chứng đầu tiên đó qua đi chúng ta bắt dầu suy nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được chính mình”.
Có một tá lính đặc nhiệm Mỹ đóng tại trại Đức Cơ bị mắc lại, sống trong một doanh trại nhỏ tạm thời. Tài sản đi cùng là 300 lính dân tộc được huấn luyện nghèo nàn và một trăm dặm biên giới để bảo vệ. Vài năm trước đây, chiến lược này rất tốt khi kẻ thù là du kích Việt Cộng; bây giờ quân chính quy miền Bắc Việt Nam đang tham chiến và trở thành cuộc chiến đúng nghĩa ở Đức Cơ. Richard nhìn lên Schwarzkopf và nói rằng anh ta vui vì lực lượng không vận Cộng hoà đã tới bởi một nửa lực lượng người đân tộc của anh ta đã bỏ đi và sự trung thành của những người còn lại vẫn là câu hỏi. Hầu hết họ ngại chiến đấu, loanh quanh trong trại, hiếm khi rời khỏi những hào báo cát và các boong bởi sợ đạn bắn.
Khi trận chiến tạm dừng, tôi đi ra ngoài nhìn xung quanh. Chẳng có một mống nào. Trung sỹ tham mưu Henry Allickson đi cùng và khuyên tôi nhanh chóng rời khởi nơi này. Cách đây vài ngày, năm lính đi tuần quanh Đức Cơ đã bị thương ở đầu do những tên bắn tỉa trốn trong rừng gần đó.
Allickson nói rằng anh ta tình nguyện dẫn đoàn đi tuần bên ngoài hang rào thép gai mỗi tối để cân bằng chiến sự, thúc giục vài lính dân tộc lưỡng lự tham gia cùng anh ta. Anh ta tuyên bố trách nhiệm đáng sợ của mình: “Tôi sẽ bắn người đầu tiên bỏ trốn và tôi sẽ đuổi những người còn lại về trại”. Tôi ngửi thấy mùi cay trong không khí, hỏi anh ta về nó, tay trung uý khịt mũi, cau mày nói: “Những xác chết đang thối rữa ngoài kia có lẽ là của chúng ta bởi vì Việt Cộng đã lấy dược những xác chết của phía họ”.
Như lo lắng cho chính mình, Allickson rúi chiếc ví trơn bóng từ túi ra, chỉ cho tôi xem bức hình vợ và năm đứa con ở Mỹ mà anh ta rất nhớ. Tôi phân vân không biết gia đình anh ta có biết chút gì về những ngày tháng anh ta đang phải trải qua hay không. Trung sỹ mời tôi tới nơi yêu thích của anh ta, một góc có bao bọc cát của doanh trại nơi anh ta dành hàng giờ ngắm mục tiêu bằng chiếc súng trường sát thương cao. Tôi nhìn qua những bao bọc cát và chẳng thấy gì ngoài rừng rậm, rằng không nghĩ có người ở đó. Trung sỹ cười, lên cò súng và bảo tôi bắn thử vào bụi cây. Sau một lát lưỡng lự, tôi thử, siết chặt cò súng khi nhắm về phía thân cây rậm lá của bụi chuối rừng. Một người nào đó bắn trả lại, không phải bằng vũ khí cá nhân mà là súng trường bắn không giật, đạn bay một cách vô hại trên đầu chúng tôi. Tôi hét lên ngạc nhiên “Chúa linh thiêng”. Allickson đồng tình bằng tiếng cười. Anh ta nói “Một ngày không chút nhạy cảm của Victor Charlie”.
Trong boong chỉ huy đêm đó là cuộc nói chuyện về thức ăn tệ mà chúng tôi bỏ vào những hộp sắt từ chiếc nồi nấu ăn to và nhai một cách khó khăn. Đầu bếp người Việt giải thích bằng vốn tiếng Pháp nghèo nàn đó là dăm bông. Đó là phần chính của bữa tối trên bàn ăn Đức Cơ nhưng với tôi nó có vị giống như thịt dăm bông hầm. Tôi mời cả nhóm uống rượu cô-nhắc trong chai bẹt đeo bên mình và cảm thấy tốt hơn so với những gì tôi đã chịu đựng ngày hôm đó.
Khi boong đầy khói thuốc lá, mọi người lắng nghe những âm thanh đáng sợ, những người ở đội Đặc nhiệm kêu ca nhiều hơn về những dự đoán. Một người tức giận nói: “Có ai thực sự quan tâm rằng chúng ta đang ngồi đây, mạo hiểm cuộc sống từng phút chỉ để nắm giữ một chút tài sản nhỏ nhoi?”. Tôi cố gắng giải thích rằng Đức Cơ là nơi thử nghiệm giải pháp quân sự Mỹ và nếu tình hình thực sự tồi tệ hơn thì lực lượng Hoa Kỳ sẽ giải cứu giống như chàng kị binh trong “Cô ấy đeo chiếc nơ mầu vàng”. Một người hỏi mỉa mai “tệ hơn ư?”. Những tiếng ồn ào bất đồng ý kiến vang lên quanh phòng. Allickson cười và nói, “họ đã vào để giúp Việt nam tạo ra một trận chiến khác”. Một trung sỹ khác yêu cầu sự bảo vệ của lính nhảy dù. Anh ta lấy một trang giấy viết được giật ra từ một cuốn ghi chép. Sáng sớm hôm đó anh ta đi cùng đội tuần tra bên ngoài doanh trại, một số lính của anh ta đã bị thương khi rơi vào ổ mai phục. Trong lúc anh ta núp mình dưới làn đạn để đi về phía người lính bị thương ở chân, người lính trẻ bắt đầu viết trong cuốn ghi chú và đưa cho anh ta một trang và anh ta đọc những dòng chữ nguệch ngoạc: “Bảo vệ tự do trong nguy hiểm luôn luôn chỉ có tôi và anh. Tôi tên là Fam-En”. Câu chuyện đó làm chấm dứt mọi lời phàn nàn về người lính Cộng hoà và những cuộc bàn luận, cả đại đội buông xuôi.
Tôi tham gia tuần tiễu cùng thiếu tá Scharzkopf và những sỹ quan nhảy dù Cộng hoà vào các buổi sáng tại hào phía đông doanh trại. Liếc qua bức tường hào họ đoán tuýp pháo cối dựng lên cách phía họ 500 thước trong rừng và Schwarzkopf bàn bạc tăng cường lực lượng tấn công không quân vào những vị trí nghi ngờ. Trong màu ảm đạm sau hoàng hôn, Đức Cơ giống như một đống rác tội nghiệp: mái nhà lán bằng gỗ bị toạc, những hàng rào bằng bao cát bị phá nát và bục đổ vung vãi khắp nơi. Tôi chụp ảnh khi pháo cối bắt đầu đáp lại và chúng tôi hướng về phía boongke chỉ huy. Tiếng kêu răng rắc của súng máy cho thấy khả năng có một cuộc tấn công mặt đất của Việt Cộng. Trung sỹ Allickson nói, “Họ có thể làm lúc nào họ muốn nếu họ muốn tăng thêm tử vong” và tôi đang cầu nguyện điều đó không phải lúc này. Tôi quan sát cuộc tấn công từ bên trong boong chỉ huy an toàn, lắng nghe người chỉ huy bộ đàm truyền thông tin về Sở chỉ huy ở Plâycu. Schwarzkopf biến mất và tôi nghĩ anh ta đang cùng lính của mình ở gần hố cá nhân để chống trả cuộc tấn công mặt đất.
Có lúc tôi bò ra ngoài để xem có thể tìm thấy anh ta không nhưng tôi không thể di chuyển được. Tôi liếc nhìn trực thăng không quân Mỹ rít lên tầm thấp phía trên những hàng cây. Chúng thả bom giống như những con bọ cánh cứng Volkswagen tấn công phía xa. Tôi thấy Đại uý Richard ở phía đông đang giục lính của mình nạp đạn pháo. Họ đang dựa vào hàng rào kéo cò súng các bin và nhanh chóng nạp những băng đạn mới. Họ như nhận được thông điệp rằng đây đó có thể là cuộc chiến kết thúc.
Schwarzkopf xuất hiện ở xa, thân hình to lớn của anh ta chuệch choạng dọc theo hàng rào boong, anh ta rẽ ngoặt vào trung tâm chỉ huy, giật lấy bộ đàm từ Hunt thét lên: “Chúng tôi đang bị đánh ở phía tây, đông và nam và một đội tuần tra di chuyển về phía bắc đang bị chặn đánh”. Anh ta lại chạy ra ngoài, cùng với Richard và rất nhiều lính mũ nồi xanh Mỹ hội thảo nhanh và sau đó hô hào mệnh lệnh. Tôi có cảm tưởng họ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. Tôi ra khỏi chỗ, chạy về trạm cứu thương ngập lính bị thương. Tôi xắn quần áo cho một số người và cố gắng làm họ cảm thấy thoải mái khi bác sỹ quân y đang cứu những người bị thương nặng nhất: Một người lính dường như bị mất cả hai mắt và một lính khác bị thương nặng ở cột sống.
Một lúc sau âm thanh trận chiến di chuyển cách đó khoảng một dặm, Schwarzkopf đi kiểm tra lính bị thương. Khuôn mặt anh ta xúc động nhưng cũng thể hiện nụ cười chiến thắng khi ca ngợi quân lính nhảy dù đã giữ được trận địa. Khi Richard bước vào, Schwarzkopf vỗ phía sau anh ta và nói với tôi đầy cảm xúc: “Tôi rất tự hào là một người lính Mỹ hôm nay. Mọi người trong Lực lượng Đặc nhiệm nỗ lực không một chút ích kỷ khi giúp đỡ chúng ta. Sự bình tĩnh của họ thật đáng khâm phục”.
Tôi đã có câu chuyện của mình cùng những bức hình và tôi muốn rời khởi đây cho kịp số báo ra ngày Chủ nhật, nhưng chuyến đi bằng trực thăng lên thẳng như đã định bị hoãn và tôi phải chờ chuyến tiếp theo vào ngày hôm sau. Tôi trở lại trạm y tế có cô ý tá Việt Nam xinh đẹp đang nghỉ ngơi. Tên cô ấy là Liên Hương. Cô ấy là con gái của một mục sư. Lính Mỹ bảo vệ cô ấy rất cẩn thận, đối xử với cô ấy như người bảo mẫu.
Doug Britt, một thành viên của đội Lực lượng Đặc nhiệm nói với tôi: “Không có chuyện yêu đương ở đây, nhưng nếu có thì tôi cũng sẽ không tán tỉnh cô ấy vì cô ấy là cô gái độc thân duy nhất trong doanh trại có hàng tá đàn ông và điều đó sẽ làm tổn thương những người kính trọng cô ấy”. Tôi không hiểu có phải anh ta đang đùa tôi không. Tôi hỏi Liên Hương xem cô ta có gặp rắc rối với những người đàn ông đó không thì cô ta kể có một hôm một sỹ quan Cộng hoà đã gạ gẫm cô ấy, nhưng người bạn Mỹ đã doạ anh ta. Cô ta thích những người Mỹ “Vì họ rất tốt với tôi và họ sẽ không bao giờ làm tổn thương tôi”.
Một trong những bệnh nhân của cô ta, người lính bị thương xương sống ngày càng tệ và thiếu tá Schwarzkopf quyết định gọi trực thăng khẩn cấp. Anh ta quay sang tôi và nói: “Cậu cũng lên đó đi”. Vào tối muộn, một chiếc trực thăng lên thẳng tới và thiếu tá buộc tôi đi cùng anh ta và vài người khác trên đường băng với một chiếc dèn pin giúp lên máy bay. Thật sự là quá nguy hiểm khi trở thành mục tiêu cho những tên bắn tỉa ẩn nấp xung quanh. Bất kỳ ai trong chúng tôi đều có thể bị bắn chết tại nơi chúng tôi đứng. Schwarzkopf nói với tôi nhiều năm sau này, khi anh ta đã đeo sao tướng, rằng hôm đó người phi công gọi bộ đàm xuống bảo lắc đèn pin để anh ta biết chính xác chúng tôi đứng ở đâu. Khi những lời chỉ dẫn này được kể cho tôi, tôi đã` đáp lại rằng: “Tôi không biết về các anh nhưng đèn pin của tôi đã lắc từ khi chúng ta ra đường băng đấy”.
Ngay đêm đó tôi gửi câu chuyện đầu tiên về cuộc bao vây, và cũng chuẩn bị vài câu chuyện khác về chuyến thăm Đức Cơ, về Norman Schwarzkopf, Liên Hương và đội Lực lượng Đặc nhiệm. Những câu chuyện đó được báo đài sử dụng rộng rãi. Sau đó những phóng viên AP khác đến viết về vụ phá vòng vây và sự khởi hành của Đội không vận Cộng hoà của Schwarzkopf tới các trận chiến khác. Sau một vài ngày nghỉ ngơi ở Plâycu, tôi viết câu chuyện cuối cùng về y tá Liên Hương cho báo vào ngày 13-8. Đó là một câu chuyện ướt át không hề xấu hổ mà tôi đã viết, một bài tán tụng cho sự hy sinh quên mình, đức hạnh và một tình yêu không được đáp trả.
“Đức Cơ, miền Nam Việt Nam. Khi màn đêm buông xuống, đạn súng cối bắt đầu bắn vào doanh trại Lực lượng Đặc nhiệm, một dáng hình gầy yếu của một cô gái lướt qua những bóng hình đang bị nổ tung. Giống như một con ma xanh xao, Liên Hương đang tìm kiếm những người lính bị thương. Có thể cô ấy đang khóc khi bò từ boong này tới boong khác khiến chiếc mũ sắt lắc lư trên đầu. Mặc dù Liên Hương chứng kiến nhiều lính chết và nghe những câu đau đớn của những người bị thương, nhưng cô chẳng bao giờ quen với sự chịu đựng đó. Đôi mắt rớm nước mắt, chiếc áo bờ lu dính đầy bùn, Liên Hương bò lại boong chỉ huy nói với bác sỹ quân y người Mỹ bằng giọng tiếng Anh nhát gừng rằng, một lính bị thương nặng và bò ra ngoài với hộp băng cứu thương. Sau khi cuộc tấn công kết thúc và những người bị thương được tập hợp lại, cô cùng những bác sỹ quân y Mỹ đẫm mồ hôi giúp đỡ họ chiến đấu giành sự sống cho những người đang hấp hối, làm cho những người bị thương cảm thấy thoải mái. Liên Hương chỉ tròn 20 tuổi vào tháng 2 năm ngoái, tình nguyện làm y tá ở Đức Cơ 20 tháng trước đây. Không chỉ trải qua nhiều đêm là những trận bắn phá doanh trại của Việt Cộng, Liên Hương còn phải chịu đựng cái rét của Đức Cơ cùng sự điềm tĩnh bên trong, làm ngạc nhiên những người lính Lực lượng Đặc nhiệm nơi đây khi họ nói rằng, Đức Cơ làm họ già đi sau một đêm. Liên Hương chịu sự tàn phá của công việc cực nhọc thường xuyên và sợ hãi. Mái tóc dài ngang eo luôn mượt óng. Khuôn mặt sáng sủa và mềm mại dù chẳng bao giờ trang điểm vì cô sống ở vùng nông thôn hẻo lánh. Đôi mắt cô e ấp trước điều cô đã chứng kiến. Sự hy sinh tận tuỵ của Liên Hương không làm lu mờ những gì cô ấy bỏ lỡ trong thế giới. Cô mong mỏi một bộ quần áo đẹp nhưng biết rằng Đức Cơ chẳng có cơ hội nào để mặc. Cô chưa bao giờ tới Sài Gòn và mong được tới đó. Cô nhớ một trung sỹ trẻ là lính nhảy dù người Việt, người cô đã yêu khi anh ta đóng tại Đức Cơ nhưng đã không gặp anh ta ba tháng rồi và có thể chẳng bao giờ được gặp lại. Liên Hương có một triết lý rất đơn giản: “Tôi muốn ở đây và giúp đỡ. Tôi quý những người lính và muốn ở lại cùng họ bởi vì họ cần tôi. Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi họ rút đi. Nếu Việt Cộng đánh bại chúng tôi, tôi sẽ đi tới doanh trại khác”.
Ed White gợi ý tôi nên đặt câu chuyện là “Thiên thần của Đức Cơ”. Tôi thích bất kỳ nhan đề nào có Con chim Florence trong đó và chúng tôi để tuỳ các biên tập viên sử dụng cả hai ý kiến trong tiêu đề. Bạn đọc gửi cả đống quần áo và mỹ phẩm cho Lầu Năm góc để nhờ họ gửi cho nữ y tá đó. Khi tôi trở lại Sài Gòn, John Wheeler trêu tôi về sự uỷ mị. Horst nhận xét câu chuyện một cách vui vẻ và công khai, “đó là những gì xảy ra khi tôi để anh ta một mình trong chiến trường đêm đó”
Khi hàng nghìn quân lính Mỹ tới, số phận của họ đã được định ra đâu đó ở Việt Nam. Tổng thống Johnson và tướng Westmoreland chao đảo bên hố thẳm chiến tranh trong nhiều tháng. Mặc dầu vẫn tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự nhưng lính Mỹ vẫn nằm ngoài những trận đánh giống như Sông Bé. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc Westmoreland sẽ nhanh chóng được phép sử dụng lính của ông ta tham gia vào các trận đánh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Chúng tôi đưa ra cách để chiến thắng đối thủ bán tin, UPI. Họ cũng có đội phóng viên như Ray Herndon và Mike Malloy bị áp lực bởi những tay tân binh liều mạng ở nhà.
Chúng tôi suy xét rằng điểm nóng xa ở gần biên giới Cămpuchia có tên Đức Cơ có thể là một mồi lửa cho cuộc chiến mở rộng. Nó nằm trên con đường thâm nhập của lính cộng sản trước đây và tiếp tế qua những con đường nhỏ trong rừng nơi có ít người sinh sống. Nó bị chiếm đóng hai tháng nay và những người bảo vệ nó đã kiệt sức. Tôi tình nguyện đi xem tình hình. Tôi đi nhờ đội hộ tống viện trợ Việt Nam theo đường 19 lên Plâycu và nhảy vào cabin xe tải chở đạn dược to chỉ có người lái xe. Khi chiếc xe tải lắc lư trên đường dốc chân đồi, người lái xe đội mũ sắt và chỉ về phía đoạn cuối nơi con đường dốc lộng gío biến mất chỉ còn bụi rậm và đồi. Anh ta vạch quần chỉ cho tôi một vết sẹo lớn, nói bằng chút tiếng Pháp ngắt quãng giải thích anh ta bị mai phục vài năm trước đó tại điểm giống vậy và lo sợ chuyện đó xảy ra lần nữa. Tôi lo sợ khi một vài người có vũ trang xuất hiện bên đường, một vài người mặc quần áo đen và đội mũ cao bồi, số khác mặc áo đỏ gõ vào xe tải của chúng tôi và những chiếc xe khác vẫy chào chúng tôi đủ thân thiện để biết rằng họ ở phía chúng tôi. Theo người lái xe, họ là quân do thám của một tiểu đội lính biệt kích Cộng hoà cắm chốt trên đồi. Con đường cao tốc bị đóng từ lâu - Việt Cộng đã phá huỷ tất cả cầu. Tôi chú ý một tấm biển bằng kim loại ở công trình bằng bê tông lớn có ghi “1957-1958 U.S.A”. Phía xa trước mặt, sau An Khê là đèo Mang Yang nơi đầu những năm 1950, đơn vị quân đội của Pháp, đội cơ động 100 đã bỏ mạng trong đợt mai phục dữ dội của Việt Minh với những cuộc tấn công dũng cảm. Tôi nghe kể rằng xác người Pháp được chôn trên mấy ngọn đồi quanh đèo Mang Yang. Theo yêu cầu, xác của họ được chôn đứng, mặt hướng về nước Pháp.
Chiếc xe hộ tống của chúng tôi di chuyển chậm chạp qua đèo khi chúng tôi leo trên đèo xuống sang phía bên kia sườn dốc. Có một trận bắn phá trên không từ nơi nào đó trên đồi nhưng chúng tôi không bị tấn công. Tôi xuống xe ở doanh trại Holloway nơi tiểu đoàn không quân 52 của quân đội Hoa Kỳ đóng quân. Doanh trại nằm cuối sân bay Plâycu cũ, những chiếc trực thăng Huey của đơn vị nằm thẳng hàng ngăn nắp ở đường băng. Trời đã muộn, họ cho tôi nghỉ qua đêm trong lán của các đội trưởng, mời tôi tới một lán nhỏ tên là Swamp. Nhạc đồng quê phương Tây, bia nhiều và lạnh - những phi công đã làm rất nhiều điều ở Việt Nam và họ xứng đáng được trao phần thưởng. Tôi hỏi một viên sỹ quan chỉ huy mới cho chúng tôi đi nhờ tới Đức Cơ càng sớm càng tốt, nhưng anh ta cười nói với tôi: “Nơi đó đã bị chiếm tính đến hôm nay được 60 ngày và những người chúng tôi đưa tới là nộp cho tử thần. Đó là tài sản thực sự duy nhất trong tay chính phủ giữa Plâycu và biên giới Cămpuchia nó cách chúng ta 40 dặm”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói rằng tôi vẫn muốn đi. Anh ta gợi ý tôi nên kiểm tra những cơ hội bay vào buổi sáng nhưng hãy thưởng thức bia tối bởi vì sẽ không có ở Đức Cơ. Tay đại tá còn nói “Tôi nghe nói ở đó còn không có cả nước”.
Sau đó một phóng viên của Reuters bước vào, Dick Myercoff, một tay “nông dân” - đồng nghiệp của tôi trong những ngày ở Jakarta được cử đi nhiệm vụ tạm thời trong vùng chiến muốn đi cùng tôi. Tôi đã hy vọng mình là người duy nhất nhưng tôi không có lý gì để can ngăn anh ta, vì vậy cả hai chúng tôi cùng lên máy bay vào lúc rạng sáng dày sương, bay qua cánh đồng và những rừng thông xơ xác nhìn thấy từ xa. Viên phi công nói với chúng tôi họ làm nhiệm vụ bay khẩn cấp đón nhận xác chết, người bị thương và cố gắng bay tới Đức Cơ một ngày một chuyến vào những lúc tình hình tạm lắng để duy trì lòng tin việc chiếm giữ có thể lấy lại được. Những phi công của chúng tôi nói rằng một chuyến mỗi ngày là quá nhiều.
Tiểu đoàn không quân 52 nổi tiếng liều lĩnh. Một trong những phi công của chúng tôi đội mũ vành rộng, có phù hiệu lạ đính vào chiếc áo khoác và anh ta tự hào vân vê bộ râu xồm xoàm của mình khi chuẩn bị bay. Những người khác đã ở trong quán Bar với tôi đêm hôm trước, trông như vẫn còn say. Nhưng khi lên không trung, họ đều thuần thục mọi thao tác điều khiển cỗ máy kêu lạch cạch. Phía sau là thành phố Plâycu, bầu trời đã sáng hơn một chút và chiếc Huey của chúng tôi đã cất cánh.
Mầu xanh thẫm của cao nguyên trải dài tới chân trời lô xô núi non, vài con đường viền lên vẻ đẹp. Tôi nhìn thấy một ngôi nhà nổi trên nền những ngôi nhà thảnh thơi của những người chủ rừng chè. Một lúc sau, cao nguyên đã bỏ lại phía sau và chúng tôi nhanh chóng hạ xuống phía rừng cây gỗ cứng như bức tường ngăn chúng tôi. Tôi nhìn thấy cột khói ở phía xa, thấy một phi công gật đầu với người khác chỉ về phía Đức Cơ khi chúng tôi lao về đó.
Đoạn cuối cùng của hành trình là sự tra tấn của động cơ rú vang khi tăng tốc. Những phi công lựa chọn con đường hạ cánh an toàn nhất xuống tiền đồn đã bị bao vây. Chúng tôi hạ cánh dần xuống một rừng tre đã được phát quang, làm khuấy động bầy chim làm tổ ở đó. Tôi hiểu ra những vũ khí chống máy bay được giấu đâu đó ở dưới cánh rừng. Tôi cảm thấy ngán, hoảng sợ cho đến khi liếc nhìn lớp đất bị bắn tung màu đỏ của đường băng, những hàng rào thép gai và hàng rào bao cát của trại Đức cơ, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi là người xuống đầu tiên, rõ ràng đi bằng máy bay lên thẳng an toàn hơn. Nhưng ngay lập tức đạn bay quanh chúng tôi.
Myercoff đi bên cạnh tôi có ý nghĩ bẩn thỉu khi anh ta hất mặt lên và nói, “Tôi ra khỏi đây bây giờ đây, tôi đã có được câu chuyện của mình. Máy bay tới và những viên đạn bắn. Chúng ta đã phá vỡ vòng vây phải không?”. Cơ trưởng ném viện trợ y tế xuống sau cùng và Dich nhảy lên boong. Tôi đeo ba lô xem máy bay rú lên trên những hàng cây. Tôi cảm thấy vừa thú vị vừa tức giận. Tôi đã bị người bạn cũ lấy mất tin sốt dẻo, không nghi ngờ anh ta sẽ viết một câu chuyện nhạy cảm bịa cho tờ Nhật báo Luân Đôn, anh ta sẽ ngồi uống bia ở quán bia ngay tối hôm đó và khoác lác về chuyến đi trong khi tôi phải đi tìm quán nước uống ở Đức Cơ.
Đạn ngừng bắn khi trực thăng bay đi và tôi đoán đường băng ở trong tầm ngắm của những khẩu súng trường của Việt Cộng trong rừng. Tôi bước đi thận trọng, phủi lớp bùn trên quần áo và nhận thấy lính nhảy dù cộng hoà ló đầu từ hố cá nhân dọc theo đường băng. Tôi nhanh chóng băng qua hàng rào thép gai đầy bụi lôn xộn và bước vào chiếc cửa gỗ kéo kẹt mà một lính nhảy dù người Việt mở cho tôi. Vài viên đạn đã tấn công vào bên trong. Những lính bị thương nằm dựa vào tường, sơ cứu đầu tiên đang được tiến hành và những người khác được kéo về phía có bao cát.
Tôi rút máy ảnh từ ba lô, chụp một vài kiểu trong số họ, một người bị băng bó nẹp chân phải – cơ thể anh ta thả lỏng khi cố gắng tập tễnh cùng chiếc mũ sắt lệch một bên trên đầu. Anh ta dựa vào một người lính to lớn trong bộ quần áo dã chiến nhiều túi và chiếc mũ ka ki mỏng, đang cúi xuống giúp anh ta, làu bàu thốt ra câu chào ngắn gọn khi đi qua tôi.
Khung cảnh đẫm máu nhưng kỷ luật. Tôi đoán họ không cần sự giúp đỡ của tôi. Tôi theo sau một người Mỹ, đi qua đoạn hào bảo vệ có những bao cát phía trên trong đoạn đường rút tới trạm cứu thương. Toà nhà bằng gỗ mỏng manh đầy những lính bị thương, hầu hết là bị thương ngoài. Hai bác sĩ quân y đang gắp những mảnh đạn từ chân và tay những người lính bị thương bằng chiếc kẹp fooc-xép và ném chúng vào rổ. Một phụ nữ Việt Nam đang giúp họ, cô nổi bật với mái tóc dài tới vai cột sau lưng khi tắm cho những người bị thương, giúp họ mặc quần áo, mỉm cười vui vẻ. Tôi hỏi tên những cô lờ tôi và tôi quay sang một tay Mỹ to lớn vừa trở về cùng một lính bị thương và đang trên đường đi ra. Tôi rút tập ghi chú, đi theo anh ta, giới thiệu bản thân và gợi ý ra ngoài nói chuyện. Anh ta dẫn tôi tới boong chỉ huy, cho tôi nụ cười đảm bảo và nói rằng anh ta là Norman Schwarzkopf, Thiếu tá quân đội Hoa kỳ, cố vấn cho đơn vị không vận Cộng hoà ở Đức Cơ, và quê anh ta ở phía đông Orange, bang New Jersey.
Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Vị Thiếu tá đẩy ngược chiếc mũ để lộ mái tóc cắt sát theo kiểu West Poin (West Poin là trường quân sự nổi tiếng của Hoa Kỳ). Anh ta lau mồ hôi trên lông mày, rất vui vì có người nói chuyện. Bộ trang phục của anh ta đã nhàu nát ở Đức Cơ. Anh ta buồn, lo lắng và phân vân không biết tôi đang làm gì ở đó vì anh ta thấy rất ít phóng viên xuất hiện trong những ngày này. Tôi nói anh ta nên chọn nơi nào dễ chịu hơn nếu anh ta muốn viết bài. Anh ta cười nói rằng anh ta đã quên thế nào là sự thoải mái. Thiếu tá Norman Schwarzkopf tức giận vì lực lượng không vận Cộng hoà do anh ta cố vấn đã cố gắng lấy lại nơi chiếm đóng nhưng thất bại. “Chúng tôi đã có một trận chiến đấu quỷ tha ma bắt”, anh ta nói với tôi, miêu tả trận tấn công bằng trực thăng trước đó ba ngày gần doanh trại và cố gắng ngày hôm sau để phá vòng ngoài về phía bắc và phía đông nhưng đã bị Việt Cộng mai phục và phải rút về Đức Cơ với tổn thất nặng nề trong một trận bắn phá tới tấp. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Anh ta kêu ca “Sự thật là chúng tôi đang ngụp lặn ở đây”, “Việt Cộng có thể hạ gục chúng tôi bất kỳ lúc nào”, như thể chứng minh cho những lời nhận xét của anh ta, súng cối nổ rất gần đoạn hào của họ trong rừng nghe rõ mồn một, theo sau là tiếng hét “xung phong”. Boong chỉ huy chen chúc lính Cộng hoà và lính Mỹ chạy vào trong vài giây trước tiếng nổ ầm. Chúng tôi ngồi trên sàn nhà bẩn, nghiến răng toát mồ hôi trong sự ngột ngạt và lắng nghe tiếng nổ như sấm dậy của đạn rơi. Người điều hành bộ đàm nói chuyện bình tĩnh với trung tâm chỉ huy ở Plâycu, gọi lực lượng tấn công không quân tới giúp, “đây là lần thứ ba trong ngày hôm nay”, Schwarzkopf nói với tôi dứt khoát. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "
Trong khi đợi máy bay ném bom tới, tôi nói chuyện với Đại uý Edwards. Trong ánh đèn mờ, tôi có thể nhận ra sự mệt mỏi đang chuyển động trên môi anh ta và thần kinh anh ta sắc như dao cạo râu. Tôi biết mình đang nếm trải những gì anh ta chịu đựng trong suốt 60 ngày qua và tôi nói tôi hiểu nhưng anh ta cười. “Không có cách nào để mọi người có thể hiểu nếu không ở đây. Chúng tôi hoảng sợ, nhưng chúng tôi phải học cách chung sống. Chỉ đóng sầm cửa lại hoặc hét to những từ bất kỳ và chúng ta sẽ bơi tiếp hoặc chạy thoát, đó là bản năng đầu tiên của chúng ta, bản năng sinh tồn. Nhưng khi triệu chứng đầu tiên đó qua đi chúng ta bắt dầu suy nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được chính mình”.
Có một tá lính đặc nhiệm Mỹ đóng tại trại Đức Cơ bị mắc lại, sống trong một doanh trại nhỏ tạm thời. Tài sản đi cùng là 300 lính dân tộc được huấn luyện nghèo nàn và một trăm dặm biên giới để bảo vệ. Vài năm trước đây, chiến lược này rất tốt khi kẻ thù là du kích Việt Cộng; bây giờ quân chính quy miền Bắc Việt Nam đang tham chiến và trở thành cuộc chiến đúng nghĩa ở Đức Cơ. Richard nhìn lên Schwarzkopf và nói rằng anh ta vui vì lực lượng không vận Cộng hoà đã tới bởi một nửa lực lượng người đân tộc của anh ta đã bỏ đi và sự trung thành của những người còn lại vẫn là câu hỏi. Hầu hết họ ngại chiến đấu, loanh quanh trong trại, hiếm khi rời khỏi những hào báo cát và các boong bởi sợ đạn bắn.
Khi trận chiến tạm dừng, tôi đi ra ngoài nhìn xung quanh. Chẳng có một mống nào. Trung sỹ tham mưu Henry Allickson đi cùng và khuyên tôi nhanh chóng rời khởi nơi này. Cách đây vài ngày, năm lính đi tuần quanh Đức Cơ đã bị thương ở đầu do những tên bắn tỉa trốn trong rừng gần đó.
Allickson nói rằng anh ta tình nguyện dẫn đoàn đi tuần bên ngoài hang rào thép gai mỗi tối để cân bằng chiến sự, thúc giục vài lính dân tộc lưỡng lự tham gia cùng anh ta. Anh ta tuyên bố trách nhiệm đáng sợ của mình: “Tôi sẽ bắn người đầu tiên bỏ trốn và tôi sẽ đuổi những người còn lại về trại”. Tôi ngửi thấy mùi cay trong không khí, hỏi anh ta về nó, tay trung uý khịt mũi, cau mày nói: “Những xác chết đang thối rữa ngoài kia có lẽ là của chúng ta bởi vì Việt Cộng đã lấy dược những xác chết của phía họ”.
Như lo lắng cho chính mình, Allickson rúi chiếc ví trơn bóng từ túi ra, chỉ cho tôi xem bức hình vợ và năm đứa con ở Mỹ mà anh ta rất nhớ. Tôi phân vân không biết gia đình anh ta có biết chút gì về những ngày tháng anh ta đang phải trải qua hay không. Trung sỹ mời tôi tới nơi yêu thích của anh ta, một góc có bao bọc cát của doanh trại nơi anh ta dành hàng giờ ngắm mục tiêu bằng chiếc súng trường sát thương cao. Tôi nhìn qua những bao bọc cát và chẳng thấy gì ngoài rừng rậm, rằng không nghĩ có người ở đó. Trung sỹ cười, lên cò súng và bảo tôi bắn thử vào bụi cây. Sau một lát lưỡng lự, tôi thử, siết chặt cò súng khi nhắm về phía thân cây rậm lá của bụi chuối rừng. Một người nào đó bắn trả lại, không phải bằng vũ khí cá nhân mà là súng trường bắn không giật, đạn bay một cách vô hại trên đầu chúng tôi. Tôi hét lên ngạc nhiên “Chúa linh thiêng”. Allickson đồng tình bằng tiếng cười. Anh ta nói “Một ngày không chút nhạy cảm của Victor Charlie”.
Trong boong chỉ huy đêm đó là cuộc nói chuyện về thức ăn tệ mà chúng tôi bỏ vào những hộp sắt từ chiếc nồi nấu ăn to và nhai một cách khó khăn. Đầu bếp người Việt giải thích bằng vốn tiếng Pháp nghèo nàn đó là dăm bông. Đó là phần chính của bữa tối trên bàn ăn Đức Cơ nhưng với tôi nó có vị giống như thịt dăm bông hầm. Tôi mời cả nhóm uống rượu cô-nhắc trong chai bẹt đeo bên mình và cảm thấy tốt hơn so với những gì tôi đã chịu đựng ngày hôm đó.
Khi boong đầy khói thuốc lá, mọi người lắng nghe những âm thanh đáng sợ, những người ở đội Đặc nhiệm kêu ca nhiều hơn về những dự đoán. Một người tức giận nói: “Có ai thực sự quan tâm rằng chúng ta đang ngồi đây, mạo hiểm cuộc sống từng phút chỉ để nắm giữ một chút tài sản nhỏ nhoi?”. Tôi cố gắng giải thích rằng Đức Cơ là nơi thử nghiệm giải pháp quân sự Mỹ và nếu tình hình thực sự tồi tệ hơn thì lực lượng Hoa Kỳ sẽ giải cứu giống như chàng kị binh trong “Cô ấy đeo chiếc nơ mầu vàng”. Một người hỏi mỉa mai “tệ hơn ư?”. Những tiếng ồn ào bất đồng ý kiến vang lên quanh phòng. Allickson cười và nói, “họ đã vào để giúp Việt nam tạo ra một trận chiến khác”. Một trung sỹ khác yêu cầu sự bảo vệ của lính nhảy dù. Anh ta lấy một trang giấy viết được giật ra từ một cuốn ghi chép. Sáng sớm hôm đó anh ta đi cùng đội tuần tra bên ngoài doanh trại, một số lính của anh ta đã bị thương khi rơi vào ổ mai phục. Trong lúc anh ta núp mình dưới làn đạn để đi về phía người lính bị thương ở chân, người lính trẻ bắt đầu viết trong cuốn ghi chú và đưa cho anh ta một trang và anh ta đọc những dòng chữ nguệch ngoạc: “Bảo vệ tự do trong nguy hiểm luôn luôn chỉ có tôi và anh. Tôi tên là Fam-En”. Câu chuyện đó làm chấm dứt mọi lời phàn nàn về người lính Cộng hoà và những cuộc bàn luận, cả đại đội buông xuôi.
Tôi tham gia tuần tiễu cùng thiếu tá Scharzkopf và những sỹ quan nhảy dù Cộng hoà vào các buổi sáng tại hào phía đông doanh trại. Liếc qua bức tường hào họ đoán tuýp pháo cối dựng lên cách phía họ 500 thước trong rừng và Schwarzkopf bàn bạc tăng cường lực lượng tấn công không quân vào những vị trí nghi ngờ. Trong màu ảm đạm sau hoàng hôn, Đức Cơ giống như một đống rác tội nghiệp: mái nhà lán bằng gỗ bị toạc, những hàng rào bằng bao cát bị phá nát và bục đổ vung vãi khắp nơi. Tôi chụp ảnh khi pháo cối bắt đầu đáp lại và chúng tôi hướng về phía boongke chỉ huy. Tiếng kêu răng rắc của súng máy cho thấy khả năng có một cuộc tấn công mặt đất của Việt Cộng. Trung sỹ Allickson nói, “Họ có thể làm lúc nào họ muốn nếu họ muốn tăng thêm tử vong” và tôi đang cầu nguyện điều đó không phải lúc này. Tôi quan sát cuộc tấn công từ bên trong boong chỉ huy an toàn, lắng nghe người chỉ huy bộ đàm truyền thông tin về Sở chỉ huy ở Plâycu. Schwarzkopf biến mất và tôi nghĩ anh ta đang cùng lính của mình ở gần hố cá nhân để chống trả cuộc tấn công mặt đất.
Có lúc tôi bò ra ngoài để xem có thể tìm thấy anh ta không nhưng tôi không thể di chuyển được. Tôi liếc nhìn trực thăng không quân Mỹ rít lên tầm thấp phía trên những hàng cây. Chúng thả bom giống như những con bọ cánh cứng Volkswagen tấn công phía xa. Tôi thấy Đại uý Richard ở phía đông đang giục lính của mình nạp đạn pháo. Họ đang dựa vào hàng rào kéo cò súng các bin và nhanh chóng nạp những băng đạn mới. Họ như nhận được thông điệp rằng đây đó có thể là cuộc chiến kết thúc.
Schwarzkopf xuất hiện ở xa, thân hình to lớn của anh ta chuệch choạng dọc theo hàng rào boong, anh ta rẽ ngoặt vào trung tâm chỉ huy, giật lấy bộ đàm từ Hunt thét lên: “Chúng tôi đang bị đánh ở phía tây, đông và nam và một đội tuần tra di chuyển về phía bắc đang bị chặn đánh”. Anh ta lại chạy ra ngoài, cùng với Richard và rất nhiều lính mũ nồi xanh Mỹ hội thảo nhanh và sau đó hô hào mệnh lệnh. Tôi có cảm tưởng họ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công. Tôi ra khỏi chỗ, chạy về trạm cứu thương ngập lính bị thương. Tôi xắn quần áo cho một số người và cố gắng làm họ cảm thấy thoải mái khi bác sỹ quân y đang cứu những người bị thương nặng nhất: Một người lính dường như bị mất cả hai mắt và một lính khác bị thương nặng ở cột sống.
Một lúc sau âm thanh trận chiến di chuyển cách đó khoảng một dặm, Schwarzkopf đi kiểm tra lính bị thương. Khuôn mặt anh ta xúc động nhưng cũng thể hiện nụ cười chiến thắng khi ca ngợi quân lính nhảy dù đã giữ được trận địa. Khi Richard bước vào, Schwarzkopf vỗ phía sau anh ta và nói với tôi đầy cảm xúc: “Tôi rất tự hào là một người lính Mỹ hôm nay. Mọi người trong Lực lượng Đặc nhiệm nỗ lực không một chút ích kỷ khi giúp đỡ chúng ta. Sự bình tĩnh của họ thật đáng khâm phục”.
Tôi đã có câu chuyện của mình cùng những bức hình và tôi muốn rời khởi đây cho kịp số báo ra ngày Chủ nhật, nhưng chuyến đi bằng trực thăng lên thẳng như đã định bị hoãn và tôi phải chờ chuyến tiếp theo vào ngày hôm sau. Tôi trở lại trạm y tế có cô ý tá Việt Nam xinh đẹp đang nghỉ ngơi. Tên cô ấy là Liên Hương. Cô ấy là con gái của một mục sư. Lính Mỹ bảo vệ cô ấy rất cẩn thận, đối xử với cô ấy như người bảo mẫu.
Doug Britt, một thành viên của đội Lực lượng Đặc nhiệm nói với tôi: “Không có chuyện yêu đương ở đây, nhưng nếu có thì tôi cũng sẽ không tán tỉnh cô ấy vì cô ấy là cô gái độc thân duy nhất trong doanh trại có hàng tá đàn ông và điều đó sẽ làm tổn thương những người kính trọng cô ấy”. Tôi không hiểu có phải anh ta đang đùa tôi không. Tôi hỏi Liên Hương xem cô ta có gặp rắc rối với những người đàn ông đó không thì cô ta kể có một hôm một sỹ quan Cộng hoà đã gạ gẫm cô ấy, nhưng người bạn Mỹ đã doạ anh ta. Cô ta thích những người Mỹ “Vì họ rất tốt với tôi và họ sẽ không bao giờ làm tổn thương tôi”.
Một trong những bệnh nhân của cô ta, người lính bị thương xương sống ngày càng tệ và thiếu tá Schwarzkopf quyết định gọi trực thăng khẩn cấp. Anh ta quay sang tôi và nói: “Cậu cũng lên đó đi”. Vào tối muộn, một chiếc trực thăng lên thẳng tới và thiếu tá buộc tôi đi cùng anh ta và vài người khác trên đường băng với một chiếc dèn pin giúp lên máy bay. Thật sự là quá nguy hiểm khi trở thành mục tiêu cho những tên bắn tỉa ẩn nấp xung quanh. Bất kỳ ai trong chúng tôi đều có thể bị bắn chết tại nơi chúng tôi đứng. Schwarzkopf nói với tôi nhiều năm sau này, khi anh ta đã đeo sao tướng, rằng hôm đó người phi công gọi bộ đàm xuống bảo lắc đèn pin để anh ta biết chính xác chúng tôi đứng ở đâu. Khi những lời chỉ dẫn này được kể cho tôi, tôi đã` đáp lại rằng: “Tôi không biết về các anh nhưng đèn pin của tôi đã lắc từ khi chúng ta ra đường băng đấy”.
Ngay đêm đó tôi gửi câu chuyện đầu tiên về cuộc bao vây, và cũng chuẩn bị vài câu chuyện khác về chuyến thăm Đức Cơ, về Norman Schwarzkopf, Liên Hương và đội Lực lượng Đặc nhiệm. Những câu chuyện đó được báo đài sử dụng rộng rãi. Sau đó những phóng viên AP khác đến viết về vụ phá vòng vây và sự khởi hành của Đội không vận Cộng hoà của Schwarzkopf tới các trận chiến khác. Sau một vài ngày nghỉ ngơi ở Plâycu, tôi viết câu chuyện cuối cùng về y tá Liên Hương cho báo vào ngày 13-8. Đó là một câu chuyện ướt át không hề xấu hổ mà tôi đã viết, một bài tán tụng cho sự hy sinh quên mình, đức hạnh và một tình yêu không được đáp trả.
“Đức Cơ, miền Nam Việt Nam. Khi màn đêm buông xuống, đạn súng cối bắt đầu bắn vào doanh trại Lực lượng Đặc nhiệm, một dáng hình gầy yếu của một cô gái lướt qua những bóng hình đang bị nổ tung. Giống như một con ma xanh xao, Liên Hương đang tìm kiếm những người lính bị thương. Có thể cô ấy đang khóc khi bò từ boong này tới boong khác khiến chiếc mũ sắt lắc lư trên đầu. Mặc dù Liên Hương chứng kiến nhiều lính chết và nghe những câu đau đớn của những người bị thương, nhưng cô chẳng bao giờ quen với sự chịu đựng đó. Đôi mắt rớm nước mắt, chiếc áo bờ lu dính đầy bùn, Liên Hương bò lại boong chỉ huy nói với bác sỹ quân y người Mỹ bằng giọng tiếng Anh nhát gừng rằng, một lính bị thương nặng và bò ra ngoài với hộp băng cứu thương. Sau khi cuộc tấn công kết thúc và những người bị thương được tập hợp lại, cô cùng những bác sỹ quân y Mỹ đẫm mồ hôi giúp đỡ họ chiến đấu giành sự sống cho những người đang hấp hối, làm cho những người bị thương cảm thấy thoải mái. Liên Hương chỉ tròn 20 tuổi vào tháng 2 năm ngoái, tình nguyện làm y tá ở Đức Cơ 20 tháng trước đây. Không chỉ trải qua nhiều đêm là những trận bắn phá doanh trại của Việt Cộng, Liên Hương còn phải chịu đựng cái rét của Đức Cơ cùng sự điềm tĩnh bên trong, làm ngạc nhiên những người lính Lực lượng Đặc nhiệm nơi đây khi họ nói rằng, Đức Cơ làm họ già đi sau một đêm. Liên Hương chịu sự tàn phá của công việc cực nhọc thường xuyên và sợ hãi. Mái tóc dài ngang eo luôn mượt óng. Khuôn mặt sáng sủa và mềm mại dù chẳng bao giờ trang điểm vì cô sống ở vùng nông thôn hẻo lánh. Đôi mắt cô e ấp trước điều cô đã chứng kiến. Sự hy sinh tận tuỵ của Liên Hương không làm lu mờ những gì cô ấy bỏ lỡ trong thế giới. Cô mong mỏi một bộ quần áo đẹp nhưng biết rằng Đức Cơ chẳng có cơ hội nào để mặc. Cô chưa bao giờ tới Sài Gòn và mong được tới đó. Cô nhớ một trung sỹ trẻ là lính nhảy dù người Việt, người cô đã yêu khi anh ta đóng tại Đức Cơ nhưng đã không gặp anh ta ba tháng rồi và có thể chẳng bao giờ được gặp lại. Liên Hương có một triết lý rất đơn giản: “Tôi muốn ở đây và giúp đỡ. Tôi quý những người lính và muốn ở lại cùng họ bởi vì họ cần tôi. Tôi sẽ ở lại đây cho tới khi họ rút đi. Nếu Việt Cộng đánh bại chúng tôi, tôi sẽ đi tới doanh trại khác”.
Ed White gợi ý tôi nên đặt câu chuyện là “Thiên thần của Đức Cơ”. Tôi thích bất kỳ nhan đề nào có Con chim Florence trong đó và chúng tôi để tuỳ các biên tập viên sử dụng cả hai ý kiến trong tiêu đề. Bạn đọc gửi cả đống quần áo và mỹ phẩm cho Lầu Năm góc để nhờ họ gửi cho nữ y tá đó. Khi tôi trở lại Sài Gòn, John Wheeler trêu tôi về sự uỷ mị. Horst nhận xét câu chuyện một cách vui vẻ và công khai, “đó là những gì xảy ra khi tôi để anh ta một mình trong chiến trường đêm đó”