Chương : 36
TIBERIAS, ISRAEL
Một tuần sau khi Chiara ra đi, Gabriel lái xe đến Tiberias để ăn tối với gia đình Shamron. Yonatan đã có mặt, cùng với vợ và ba đứa con nhỏ. Rimora cũng đang ngồi cùng chồng cô. Cả hai người đàn ông đều vừa hoàn thành nhiệm vụ và vẫn còn mặc quân phục. Shamron, giữa đông đủ của các thành viên trong gia đình, có vẻ đang trải qua những phút giây hạnh phúc nhất trong nhiều năm qua. Sau bữa tối, ông dẫn Yonatan và Gabriel lên sân thượng. Ánh trăng non rạng rỡ, phản chiếu ánh vàng trên mặt biển Galilee êm đềm. Xa xa bên kia hồ, giữa khoảng không tối tăm và bất định, nổi lên hình ảnh lờ mờ của Cao nguyên Golan. Shamron ưa nhất chỗ này trên sân thượng, vì nó đối diện trực tiếp với kẻ thù ở phía đông. Ông cố gắng ngồi im không nói gì một lúc, trong khi Gabriel và Yonatan trao đổi một cách bi quan về matsav - tình hình hiện tại. Một lúc sau, Shamron đưa mắt cho Yonatan tỏ ý rằng ông cần nói chuyện riêng với Gabriel. “Con nhận được thông điệp rồi, Abba”, Yonatan nói và đứng lên. “Con sẽ để hai người có thể nói chuyện riêng với nhau”.
“Cậu ấy giờ đã là một đại tá của IDF”, Gabriel nói khi Yonatan đã đi khỏi. “Cậu ấy không thích bị ông đối xử như thế”.
“Yonatan có công việc của nó, chúng ta có việc của chúng ta”. Shamron khéo léo chuyển đề tài từ chuyện riêng của ông sang chuyện riêng của Gabriel. “Leah thế nào rồi?”
“Ngày mai tôi sẽ đưa cô ấy lên núi Olives để thăm mộ Dani”.
“Bác sĩ của cô ấy có tán thành với chuyến đi xa này không?”
“Ông ta sẽ đi với chúng tôi, cùng một nửa đội ngũ nhân viên của Dưỡng trí viện Mount Herzl”.
Shamron đốt một điếu thuốc. “Cậu có nghe tin gì về Chiara không?”
“Không, và tôi cũng chẳng mong điều đó. Ông biết cô ấy đang ở đâu chứ?”
Shamron giả vờ nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của mình một cách gượng gạo. “Nếu chiến dịch diễn ra đúng theo kế hoạch, thì có lẽ giờ này cô ấy đang nhấm nháp rượu brandy trong một nhà nghỉ tại khu trượt tuyết ở Zermatt với một quý ông lịch lãm người Thụy Sỹ có nhân thân đáng ngờ. Quý ông này sắp vận chuyển một số lượng lớn vũ khí cho một nhóm du kích Libăng vốn không quan tâm lắm đến lợi ích của chúng ta. Chúng ta muốn biết thời điểm chuyến hàng rời khỏi cảng và điểm đến của nó”.
“Làm ơn nói với tôi là phòng Tác chiến không sử dụng cô ấy làm con mồi trong một cái bẫy mỹ nhân”.
“Tôi không nhúng mũi vào những chi tiết của chiến dịch, tôi chỉ nắm những mục tiêu chính. Về phần Chiara, đó là một cô gái có những chuẩn mực đạo đức rất cao. Tôi tin chắc cô ấy sẽ không dễ dãi với anh bạn người Helvetia của chúng ta đâu”.
“Tôi vẫn không ưa vụ này chút nào”.
“Đừng lo”, Shamron nói. “Chẳng bao lâu nữa chính cậu sẽ là người quyết định cách chúng ta sử dụng cô ấy”.
“Ông đang nói chuyện gì thế?”
“Ngài Thủ tướng muốn nói vài lời với cậu. Ông ấy có một công việc muốn cậu đảm nhiệm”.
“Làm bia hứng đạn à?”
Shamron ngửa đầu ra sau cười lớn, và ngay sau đó ông nổi một cơn ho kéo dài.
“Thật ra, ông ấy muốn cậu trở thành Giám đốc kế nhiệm của phòng Tác chiến”.
“Tôi ư? Khi ủy ban điều tra của Lev xong việc với tôi, tôi sẽ rất may mắn nếu kiếm được một chân bảo vệ ở một quán cà phê nào đó trên đường Ben-Yehuda”.
“Cậu sẽ ổn thôi. Cái thời xử tội bằng cách ném đá trước công chúng đã qua rồi. Hãy để dành nó cho người Mỹ. Nếu chúng ta phải giấu nhẹm vài việc, nếu chúng ta phải nói dối vài câu với một đất nước như nước Pháp, một nước vốn chẳng quan tâm gì đến sự tồn vong của chúng ta, thì cũng chẳng có gì phải ngại”.
“Bằng lời dối trá, ngươi đã tuyên chiến”, Gabriel nhắc lại câu khẩu hiệu của Văn phòng. Shamron gật đầu và nói thêm. “Amen”.
“Cho dù tôi có thể qua khỏi vụ này nguyên vẹn, thì Lev cũng không bao giờ đồng ý cho tôi nắm phòng Tác chiến”.
“Ông ta sẽ không có tiếng nói gì trong chuyện này. Nhiệm kỳ của Lev sắp kết thúc, và ông ta có rất ít bạn bè ở Đại lộ King Saul cũng như ở đường Kaplan. Anh ta sẽ không được mời ở lại nhiệm kỳ thứ hai đâu”.
“Vậy ai sẽ trở thành sếp lớn tiếp theo?”
“Ngài Thủ tướng và tôi đã có một số cái tên. Không ai trong số họ là người của Văn phòng. Cho dù chúng tôi chọn ai, thì người đó cũng sẽ cần một người giàu kinh nghiệm để chỉ huy phòng Tác chiến”.
“Tôi đã biết trước thể nào cũng có chuyện này”, Gabriel nói. “Tôi biết ngay khi tôi vừa nhìn thấy ông ở Venice”.
“Tôi thừa nhận rằng động cơ của tôi là ích kỷ. Nhiệm kỳ của tôi cũng sắp kết thúc rồi. Ngài Thủ tướng sắp ra đi, tôi cũng thế. Và lần này sẽ không còn cửa để trở lại. Tôi cần cậu, Garbriel. Tôi cần cậu để giữ gìn tạo tác của tôi”.
“Là Văn phòng?”
Shamron lắc đầu, rồi ông khoát tay về phía vùng đất xung quanh.
“Tôi biết cậu sẽ nhận”, Shamron nói. “Cậu không có sự lựa chọn. Không phải tự nhiên mà mẹ cậu đặt tên cậu là Gabriel. Michael là đấng cao minh nhất, nhưng cậu, Gabriel, cậu mới là người hùng mạnh nhất. Cậu là người bảo vệ Israel trước mọi kẻ kết tội nó. Cậu là vị thiên thần của sự trừng phạt - là Hỏa Thần”.
Gabriel lặng thinh nhìn ra phía hồ. “Còn một việc tôi phải giải quyết xong đã”.
“Eli sẽ tìm ra hắn, nhất là với những manh mối mà cậu đã cung cấp cho anh ta. Cậu đang có trong tay một thám tử cực kỳ tài ba. Nhưng nói cho cùng, cậu vẫn luôn luôn sở hữu một cái đầu thông minh nhất”.
“Đó là nhờ Fellah”, Garbriel nói. “Ả đã kết liễu đời hắn bằng cách kể cho tôi nghe câu chuyện của ả”.
“Nhưng đó vẫn là kiểu của người Palestine. Họ bị mắc kẹt trong câu chuyện truyền miệng về sự mất mát và tha hương. Không có lối thoát”. Shamron ngả người về phía trước, chống khuỷu tay lên đầu gối. “Cậu có chắc là mình muốn làm cái việc biến Khaled thành một vị thánh tử vì đạo? Có những chàng trai khác có thể gánh vác việc này thay cậu”.
“Tôi biết”, Gabriel nói, “nhưng tôi cần làm việc này”.
Shamron thở dài nặng nề. “Nếu cậu nhất định thế, lần này sẽ là chuyện cá nhân. Không đồng đội, không giám sát, không có những thứ mà Khaled có thể lợi dụng để chiếm ưu thế. Chỉ có cậu và hắn”.
“Tôi muốn như thế”.
Sự im lặng bao trùm lấy họ. Họ im lặng dõi theo những ngọn đèn của một chiếc tàu đánh cá đang chầm chậm đi vào cảng Tiberias.
“Có chuyện này tôi phải hỏi ông”, Gabriel nói.
“Cậu muốn hỏi tôi về Tochnit Dalet”, Shamron nói. “Về Beit Sayeed và Sumayriyya”.
“Sao ông biết?”
“Cậu đã lang thang giữa vô vàn nỗi đau của người Palestine trong một thời gian dài. Đó là điều tự nhiên thôi”.
Anh hỏi Shamron cùng câu hỏi đã đặt ra cho Eli Lavon một tuần trước đó ở Megiddo. Có phải chính chúng ta đã đuổi họ đi?
“Tất nhiên rồi”, Shamron đáp, sau đó vội vã thêm vào. “Ở một vài nơi, trong những hoàn cảnh đặc biệt. Và nếu cậu hỏi tôi, lẽ ra chúng ta phải đuổi họ đi nhiều hơn nữa, xa hơn nữa. Chúng ta đã sai lầm vì không làm như thế”.
“Ông đang đùa hả Ari?”
“Để tôi giải thích”, Shamron nói. “Lịch sử vốn không đứng về phía chúng ta. Năm 1947, Liên Hợp Quốc quyết định trao cho chúng ta một mảnh đất đầu thừa đuôi thẹo để thành lập nhà nước mới. Cậu nên nhớ rằng, bốn phần năm đất đai của Palestine đã được cắt ra để thành lập nhà nước Gioócđan. Đó là tám mươi phần trăm! Trong hai mươi phần trăm còn lại, Liên Hợp Quốc chia cho chúng ta một nửa - chỉ mười phần trăm của đất Palestine, bao gồm thảo nguyên Coastal và sa mạc Negev. Nhưng người Arập vẫn nói không. Hãy tưởng tượng nếu bọn họ đồng ý, khi Ủy ban Peel đề nghị việc phân chia đất đai vào năm 1937. Bao nhiêu triệu người có thể đã được cứu sống? Ông bà của cậu có thể vẫn còn sống. Cha mẹ và các chị em gái của tôi có thể vẫn còn sống. Nhưng người Arập đã làm gì? Họ nói không, và mừng thầm cuộc diệt vong của chúng ta khi Hitler ra tay”.
“Nhưng liệu điều đó có thể biện hộ cho việc trục xuất họ không?”
“Không, và đó không phải là nguyên nhân hành động của chúng ta. Việc họ bị trục xuất là hậu quả của chiến tranh, một cuộc chiến do chính họ khơi mào. Mảnh đất Liên Hợp Quốc trao cho chúng ta có năm trăm ngàn người Do Thái và bốn trăm ngàn người Arập. Những người cực đoan lôi kéo những người khác mang tâm trạng thù địch, và thề sẽ tiêu diệt chúng ta. Chúng ta biết rằng giây phút chúng ta tuyên bố độc lập cũng là lúc chúng ta trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công của quân đội Liên Arập. Chúng ta phải chuẩn bị cho cuộc chiến đó. Chúng ta không thể cùng một lúc chiến đấu trên hai mặt trận. Chúng ta không thể một tay giao đấu với người Ai Cập và Gioócđan, còn tay kia đọ sức với người Arập ở Beit Sayeed, Sumayriyya và những nơi khác. Cho nên bọn họ phải ra đi”.
Shamron có thể thấy rằng mình vẫn chưa thuyết phục được Gabriel.
“Nói tôi nghe nào, Gabriel. Cậu thử nghĩ xem nếu bọn chúng giành thắng lợi trong cuộc chiến đó, thì liệu có người tị nạn Do Thái nào không? Hãy nhìn những gì đã xảy ra ở Hebron. Chúng lùa người Do Thái đến trung tâm thành phố và chặt đầu họ, không chừa một ai. Chúng tấn công một đoàn xe chở các bác sỹ và y tá đang trên đường đi đến núi Scopus và tàn sát tất cả. Để chắc chắn rằng không còn ai sống sót, chúng tưới xăng lên đoàn xe và đốt sạch. Đó là bản chất kẻ thù của chúng ta. Mục tiêu của chúng là tận diệt chúng ta, để chúng ta không bao giờ có thể quay trở lại. Ngày hôm nay, chúng ta vẫn là mục tiêu của bọn chúng. Chúng muốn xóa sổ dân tộc ta”.
Gabriel nhắc lại cho Shamron nghe những lời mà Fellah đã nói với anh trên đường đến Paris. Cuộc Holocaust - tai ách diệt chủng - của dân tộc tôi cũng thật như của các người, nhưng các người khăng khăng phủ nhận nỗi đau khổ của dân tộc tôi nhằm che đậy tội lỗi của các người. Các người nói rằng những thương tích của dân tộc tôi là do chúng tôi tự gây ra.
“Thì đúng là do bọn chúng tự gây ra”, Shamron nói.
“Nhưng liệu có một chính sách trục xuất trên quy mô lớn hay không? Ông có công nhận việc thanh trừng chủng tộc chính là một chính sách của chúng ta?”
“Không”, Shamron đáp, “và chứng cứ hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Cậu đã từng ăn tối ở Abu Ghosh. Nếu có một chính sách trục xuất trên quy mô lớn, thì tại sao Abu Ghosh vẫn còn? Ở miền Tây Galilee, tại sao làng Sumayriyya bị hủy diệt nhưng làng al-Makr vẫn tồn tại? Bởi vì cư dân ở Abu Ghosh và al-Makr không tìm cách tàn sát chúng ta. Nhưng cũng có thể đó là sai lầm của chúng ta. Có thể chúng ta nên trục xuất hết bọn họ thay vì cố gắng giữ lại một thành phần người Arập thiểu số ngay trong lòng chúng ta”.
“Nếu vậy sẽ lại có nhiều người tị nạn hơn”.
“Đúng, nhưng nếu họ đã hết hy vọng để trở về, đáng lẽ họ nên tìm cách hòa nhập với người Gioócđan và Libăng, thay vì tự nguyện trở thành một công cụ tuyên truyền chống chúng ta. Tại sao cha của Fellah al-Tamari vẫn còn ở trại tị nạn Ein al-Hilweh sau ngần ấy năm? Tại sao không một nước Arập có cùng ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo nào với ông ta chịu chứa chấp ông ta? Bởi vì họ muốn sử dụng ông ta như một công cụ để đặt dấu hỏi về quyền tồn tại của tôi. Tôi ở đây. Tôi sống, tôi thở. Tôi tồn tại. Tôi không cần sự cho phép của bất cứ ai để tồn tại. Tôi chẳng cần ai chấp thuận điều đó. Và cố nhiên là tôi chẳng còn nơi nào khác để đi”. Ông nhìn Gabriel. “Tôi chỉ cần cậu trông nom nó cho tôi. Mắt của tôi không còn được tinh nhạy như xưa nữa rồi”.
Những ngọn đèn của chiếc tàu đánh cá đã biến mất vào khu cảng Tiberias. Shamron đột nhiên trông có vẻ kiệt sức. “Sẽ chẳng bao giờ có hòa bình trên mảnh đất này, nhưng suy cho cùng, tự ngàn xưa nó đã chẳng bao giờ được bình yên. Kể từ khi chúng ta từ Ai Cập và Mesopotamia chạy đến mảnh đất này, chúng ta đã phải chiến đấu. Chống lại người Canaan, người Assyria, người Philistine, người La Mã, rồi người Amalek. Chúng ta tự lừa dối mình khi tin rằng kẻ thù đã từ bỏ giấc mơ tiêu diệt chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho những điều không thể có được. Hòa bình mà không cần công lý, tha thứ mà không cần bồi hoàn”. Ông nhìn Gabriel bằng ánh mắt khiêu khích. “Yêu mà không cần hy sinh”.
Gabriel đứng dậy và chuẩn bị ra về.
“Tôi sẽ nói gì với ngài Thủ tướng đây?”. Shamron hỏi.
“Nói với ông ấy rằng tôi còn phải suy nghĩ đã”.
“Phòng Tác Chiến chỉ là một trạm quá cảnh thôi, Gabriel. Một ngày nào đó cậu sẽ trở thành sếp lớn. Memuneh”.
“Chính ông là Memuneh, Ari. Luôn luôn là như thế”.
Shamron phá lên cười với vẻ thỏa mãn. “Tôi sẽ nói gì với Thủ tướng đây, Gabriel?”
“Nói rằng tôi cũng chẳng còn nơi nào khác để đi”.
Cú điện thoại của Julian Isherwood cho Gabriel cái cớ mà anh đang tìm kiếm để xóa bỏ những dấu vết cuối cùng của Chiara trong căn hộ. Anh liên hệ với một tổ chức từ thiện của những người Nga nhập cư và nói với họ rằng anh muốn hiến tặng một số thứ. Ngay buổi sáng hôm sau, hai thanh niên gầy còm đến từ Matxcơva đã xuất hiện và mang đi tất cả đồ đạc trong phòng khách: trường kỷ, ghế ngồi, bàn và đèn, bàn trong phòng ăn, ngay cả những chiếc lọ trang trí bằng đồng và những chiếc đĩa sứ mà Chiara đã lựa chọn và sắp xếp rất cẩn thận. Anh để nguyên phòng ngủ, ngoại trừ tấm trải giường và cái chăn lông, chúng vẫn còn đọng lại mùi hương vani từ tóc Chiara.
Trong suốt những ngày sau đó, đường Narkiss luôn luôn bận rộn với những chiếc xe giao hàng. Chiếc bàn nghiên cứu lớn màu trắng đến nơi đầu tiên, theo sau là những chiếc đèn huỳnh quang và đèn halogen có thân để điều chỉnh được. Cửa hàng dụng cụ hội họa L. Cornelissen và Con Trai, phố Great Russell, Luân Đôn, gửi tới một lô hàng bao gồm cọ vẽ, màu, dung môi và véc-ni. Một công ty hóa chất ở Leeds gửi tới nhiều thùng dung môi hòa tan thuộc vào loại hàng nguy hiểm khiến cơ quan quản lý bưu điện Israel phải dè chừng. Đến từ Đức là một chiếc kính hiển vi đắt tiền có giá tháo rời được. Và tiếp đến là hai khung tranh lớn bằng gỗ sồi đến từ một xưởng chế tác ở Venice.
Bức tranh sơn dầu Daniel trong hang sư tử được cho là của Erasmus Quellinus được gửi đến vào ngày hôm sau. Gabriel mất gần hết buổi chiều cho công việc tháo dỡ kiện hàng được đóng cực kỳ cẩn thận. Phải nhờ đến sự giúp đỡ của Shamron, anh mới căng được hai tấm vải vẽ khổng lồ lên hai khung tranh giống hệt nhau. Hình ảnh Daniel bị bầy thú dữ bao vây kích thích Shamron, và ông ở lại đến tận buổi tối để xem Gabriel, được trang bị những miếng gạc cotton và một chậu nước cất pha a-mô-ni-ắc, bắt đầu sứ mệnh nhàm chán là chùi rửa những vết cáu bẩn có tuổi đời hàng trăm năm trên bề mặt bức tranh.
Ở một chừng mực có thể, anh cố gắng tái lập những thói quen làm việc ở Venice. Anh thức dậy trước khi trời sáng và cố gắng chống chọi với mong muốn bật radio, để tin tức về những cuộc tắm máu hàng ngày và những tiếng còi báo động thường xuyên cất lên không thể phá vỡ bầu không khí say mê hội họa đang hình thành xung quanh mình. Gabriel ở lại trong xưởng vẽ suốt buổi sáng và thường làm thêm một ca thứ hai vào buổi tối. Anh dành thời gian ở Đại lộ King Saul ở mức ít nhất có thể; thực tế là anh đã nghe tin Lev từ chức qua radio trên xe khi đang từ đường Narkiss đến bệnh viện Mount Herzl thăm Leah. Sau mỗi lần đến thăm của Gabriel, những chuyến đi tưởng tượng của Leah đến Vienna ngày càng trở nên mờ nhạt dần và ngắn hơn về mặt thời gian. Leah hỏi anh nhiều câu về quá khứ của họ.
“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu, anh Gabriel?”
“Ở Bezalel. Em là một họa sỹ, Leah ạ”.
“Thế chúng ta kết hôn ở đâu?”
“Ở Tiberias. Trên sân thượng nhà Shamron nhìn ra biển Galilee”.
“Và bây giờ anh là người phục chế tranh?”
“Anh đã theo học Umberto Conti ở Venice. Cứ vài tháng em lại đến thăm anh một lần. Em đóng vai một cô gái người Đức đến từ Bremen. Em còn nhớ không Leah?”
Vào một buổi chiều tháng Sáu nắng gắt, Gabriel ngồi uống cà phê với bác sĩ Bar-Zvi tại căng-tin dành cho nhân viên bệnh viện.
“Liệu có bao giờ cô ấy có thể rời khỏi nơi này không bác sĩ?”
“Không”.
“Trong những khoảng thời gian ngắn thì sao?”
“Tôi không thấy có lý do gì để phản đối cả”, người thầy thuốc nói. “Nói thật, tôi nghĩ đó là một ý kiến hay”.
Trong vài lần đầu tiên, bệnh viện cho một cô y tá đi theo Leah. Dần dần, khi Leah đã quen với việc rời khỏi bệnh viện, Gabriel đưa vợ về nhà mình. Cô ngồi trên một chiếc ghế trong xưởng vẽ của Gabriel, ngắm nhìn anh làm việc hàng giờ không chán. Đôi khi sự hiện diện của Leah mang lại cho anh cảm giác thanh bình, nhưng đôi khi lại là một nỗi đau không sao chịu đựng nổi. Anh luôn luôn ước mình có thể đặt cô lên khung tranh và phục chế người phụ nữ yêu quý mà mình đã tiễn lên xe trong một đêm đầy tuyết ở Vienna.
“Anh có bức tranh nào của em không?”
Gabriel cho Leah xem bức chân dung treo trong phòng ngủ. Khi cô hỏi ai là người mẫu trong bức tranh đó, Gabriel đáp đó chính là anh.
“Trông anh buồn quá”.
“Anh mệt đó thôi”, Gabriel trả lời. “Lúc đó anh mới trở về sau ba năm đi xa”.
“Có thật là em đã vẽ bức tranh này không?”
“Em rất giỏi”, Gabriel trả lời. “Em giỏi hơn anh nhiều”.
Một buổi chiều nọ, trong khi Gabriel đang phục chế một phần khuôn mặt của Daniel đã bị hỏng, Leah hỏi anh tại sao cô đến Vienna.
“Lẽ ra chúng ta phải tạm chia tay nhau vì công việc của anh. Anh tưởng là vỏ bọc của mình đủ chắc chắn để mang em và Dani theo. Đó là một sai lầm ngu xuẩn, và mẹ con em là người phải trả giá cho sự ngu ngốc của anh”.
“Còn có một người phụ nữ khác nữa phải không anh? Một cô gái người Pháp. Làm việc cho Văn phòng”.
Gabriel gật đầu và quay lại với công việc trên khuôn mặt của Daniel. Leah dồn anh thêm một bước nữa. “Ai đã làm việc đó?” cô hỏi. “Ai đã đặt bom trên xe của em?”
“Đó là A’astory. Đáng lẽ anh phải chết cùng em và Dani, nhưng kẻ thực hiện nhiệm vụ đó đã thay đổi kế hoạch”.
“Gã đó, hắn ta còn sống không?”
Gabriel lắc đầu.
“Còn A’astory?”
Khả năng nắm bắt tình hình hiện tại của Leah là vô cùng mong manh. Gabriel giải thích với cô rằng Yasir A’astory, hiện đang sống cách đó vài dặm, ở Ramallah.
“A’astory đang ở đây sao? Sao lại có thể như thế được?”
Nhờ cái miệng của những người ngây thơ, Gabriel nghĩ. Đúng lúc đó anh nghe thấy tiếng chân bước trên cầu thang. Eli Lavon xồng xộc đi vào nhà anh mà không thèm gõ cửa.
Một tuần sau khi Chiara ra đi, Gabriel lái xe đến Tiberias để ăn tối với gia đình Shamron. Yonatan đã có mặt, cùng với vợ và ba đứa con nhỏ. Rimora cũng đang ngồi cùng chồng cô. Cả hai người đàn ông đều vừa hoàn thành nhiệm vụ và vẫn còn mặc quân phục. Shamron, giữa đông đủ của các thành viên trong gia đình, có vẻ đang trải qua những phút giây hạnh phúc nhất trong nhiều năm qua. Sau bữa tối, ông dẫn Yonatan và Gabriel lên sân thượng. Ánh trăng non rạng rỡ, phản chiếu ánh vàng trên mặt biển Galilee êm đềm. Xa xa bên kia hồ, giữa khoảng không tối tăm và bất định, nổi lên hình ảnh lờ mờ của Cao nguyên Golan. Shamron ưa nhất chỗ này trên sân thượng, vì nó đối diện trực tiếp với kẻ thù ở phía đông. Ông cố gắng ngồi im không nói gì một lúc, trong khi Gabriel và Yonatan trao đổi một cách bi quan về matsav - tình hình hiện tại. Một lúc sau, Shamron đưa mắt cho Yonatan tỏ ý rằng ông cần nói chuyện riêng với Gabriel. “Con nhận được thông điệp rồi, Abba”, Yonatan nói và đứng lên. “Con sẽ để hai người có thể nói chuyện riêng với nhau”.
“Cậu ấy giờ đã là một đại tá của IDF”, Gabriel nói khi Yonatan đã đi khỏi. “Cậu ấy không thích bị ông đối xử như thế”.
“Yonatan có công việc của nó, chúng ta có việc của chúng ta”. Shamron khéo léo chuyển đề tài từ chuyện riêng của ông sang chuyện riêng của Gabriel. “Leah thế nào rồi?”
“Ngày mai tôi sẽ đưa cô ấy lên núi Olives để thăm mộ Dani”.
“Bác sĩ của cô ấy có tán thành với chuyến đi xa này không?”
“Ông ta sẽ đi với chúng tôi, cùng một nửa đội ngũ nhân viên của Dưỡng trí viện Mount Herzl”.
Shamron đốt một điếu thuốc. “Cậu có nghe tin gì về Chiara không?”
“Không, và tôi cũng chẳng mong điều đó. Ông biết cô ấy đang ở đâu chứ?”
Shamron giả vờ nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của mình một cách gượng gạo. “Nếu chiến dịch diễn ra đúng theo kế hoạch, thì có lẽ giờ này cô ấy đang nhấm nháp rượu brandy trong một nhà nghỉ tại khu trượt tuyết ở Zermatt với một quý ông lịch lãm người Thụy Sỹ có nhân thân đáng ngờ. Quý ông này sắp vận chuyển một số lượng lớn vũ khí cho một nhóm du kích Libăng vốn không quan tâm lắm đến lợi ích của chúng ta. Chúng ta muốn biết thời điểm chuyến hàng rời khỏi cảng và điểm đến của nó”.
“Làm ơn nói với tôi là phòng Tác chiến không sử dụng cô ấy làm con mồi trong một cái bẫy mỹ nhân”.
“Tôi không nhúng mũi vào những chi tiết của chiến dịch, tôi chỉ nắm những mục tiêu chính. Về phần Chiara, đó là một cô gái có những chuẩn mực đạo đức rất cao. Tôi tin chắc cô ấy sẽ không dễ dãi với anh bạn người Helvetia của chúng ta đâu”.
“Tôi vẫn không ưa vụ này chút nào”.
“Đừng lo”, Shamron nói. “Chẳng bao lâu nữa chính cậu sẽ là người quyết định cách chúng ta sử dụng cô ấy”.
“Ông đang nói chuyện gì thế?”
“Ngài Thủ tướng muốn nói vài lời với cậu. Ông ấy có một công việc muốn cậu đảm nhiệm”.
“Làm bia hứng đạn à?”
Shamron ngửa đầu ra sau cười lớn, và ngay sau đó ông nổi một cơn ho kéo dài.
“Thật ra, ông ấy muốn cậu trở thành Giám đốc kế nhiệm của phòng Tác chiến”.
“Tôi ư? Khi ủy ban điều tra của Lev xong việc với tôi, tôi sẽ rất may mắn nếu kiếm được một chân bảo vệ ở một quán cà phê nào đó trên đường Ben-Yehuda”.
“Cậu sẽ ổn thôi. Cái thời xử tội bằng cách ném đá trước công chúng đã qua rồi. Hãy để dành nó cho người Mỹ. Nếu chúng ta phải giấu nhẹm vài việc, nếu chúng ta phải nói dối vài câu với một đất nước như nước Pháp, một nước vốn chẳng quan tâm gì đến sự tồn vong của chúng ta, thì cũng chẳng có gì phải ngại”.
“Bằng lời dối trá, ngươi đã tuyên chiến”, Gabriel nhắc lại câu khẩu hiệu của Văn phòng. Shamron gật đầu và nói thêm. “Amen”.
“Cho dù tôi có thể qua khỏi vụ này nguyên vẹn, thì Lev cũng không bao giờ đồng ý cho tôi nắm phòng Tác chiến”.
“Ông ta sẽ không có tiếng nói gì trong chuyện này. Nhiệm kỳ của Lev sắp kết thúc, và ông ta có rất ít bạn bè ở Đại lộ King Saul cũng như ở đường Kaplan. Anh ta sẽ không được mời ở lại nhiệm kỳ thứ hai đâu”.
“Vậy ai sẽ trở thành sếp lớn tiếp theo?”
“Ngài Thủ tướng và tôi đã có một số cái tên. Không ai trong số họ là người của Văn phòng. Cho dù chúng tôi chọn ai, thì người đó cũng sẽ cần một người giàu kinh nghiệm để chỉ huy phòng Tác chiến”.
“Tôi đã biết trước thể nào cũng có chuyện này”, Gabriel nói. “Tôi biết ngay khi tôi vừa nhìn thấy ông ở Venice”.
“Tôi thừa nhận rằng động cơ của tôi là ích kỷ. Nhiệm kỳ của tôi cũng sắp kết thúc rồi. Ngài Thủ tướng sắp ra đi, tôi cũng thế. Và lần này sẽ không còn cửa để trở lại. Tôi cần cậu, Garbriel. Tôi cần cậu để giữ gìn tạo tác của tôi”.
“Là Văn phòng?”
Shamron lắc đầu, rồi ông khoát tay về phía vùng đất xung quanh.
“Tôi biết cậu sẽ nhận”, Shamron nói. “Cậu không có sự lựa chọn. Không phải tự nhiên mà mẹ cậu đặt tên cậu là Gabriel. Michael là đấng cao minh nhất, nhưng cậu, Gabriel, cậu mới là người hùng mạnh nhất. Cậu là người bảo vệ Israel trước mọi kẻ kết tội nó. Cậu là vị thiên thần của sự trừng phạt - là Hỏa Thần”.
Gabriel lặng thinh nhìn ra phía hồ. “Còn một việc tôi phải giải quyết xong đã”.
“Eli sẽ tìm ra hắn, nhất là với những manh mối mà cậu đã cung cấp cho anh ta. Cậu đang có trong tay một thám tử cực kỳ tài ba. Nhưng nói cho cùng, cậu vẫn luôn luôn sở hữu một cái đầu thông minh nhất”.
“Đó là nhờ Fellah”, Garbriel nói. “Ả đã kết liễu đời hắn bằng cách kể cho tôi nghe câu chuyện của ả”.
“Nhưng đó vẫn là kiểu của người Palestine. Họ bị mắc kẹt trong câu chuyện truyền miệng về sự mất mát và tha hương. Không có lối thoát”. Shamron ngả người về phía trước, chống khuỷu tay lên đầu gối. “Cậu có chắc là mình muốn làm cái việc biến Khaled thành một vị thánh tử vì đạo? Có những chàng trai khác có thể gánh vác việc này thay cậu”.
“Tôi biết”, Gabriel nói, “nhưng tôi cần làm việc này”.
Shamron thở dài nặng nề. “Nếu cậu nhất định thế, lần này sẽ là chuyện cá nhân. Không đồng đội, không giám sát, không có những thứ mà Khaled có thể lợi dụng để chiếm ưu thế. Chỉ có cậu và hắn”.
“Tôi muốn như thế”.
Sự im lặng bao trùm lấy họ. Họ im lặng dõi theo những ngọn đèn của một chiếc tàu đánh cá đang chầm chậm đi vào cảng Tiberias.
“Có chuyện này tôi phải hỏi ông”, Gabriel nói.
“Cậu muốn hỏi tôi về Tochnit Dalet”, Shamron nói. “Về Beit Sayeed và Sumayriyya”.
“Sao ông biết?”
“Cậu đã lang thang giữa vô vàn nỗi đau của người Palestine trong một thời gian dài. Đó là điều tự nhiên thôi”.
Anh hỏi Shamron cùng câu hỏi đã đặt ra cho Eli Lavon một tuần trước đó ở Megiddo. Có phải chính chúng ta đã đuổi họ đi?
“Tất nhiên rồi”, Shamron đáp, sau đó vội vã thêm vào. “Ở một vài nơi, trong những hoàn cảnh đặc biệt. Và nếu cậu hỏi tôi, lẽ ra chúng ta phải đuổi họ đi nhiều hơn nữa, xa hơn nữa. Chúng ta đã sai lầm vì không làm như thế”.
“Ông đang đùa hả Ari?”
“Để tôi giải thích”, Shamron nói. “Lịch sử vốn không đứng về phía chúng ta. Năm 1947, Liên Hợp Quốc quyết định trao cho chúng ta một mảnh đất đầu thừa đuôi thẹo để thành lập nhà nước mới. Cậu nên nhớ rằng, bốn phần năm đất đai của Palestine đã được cắt ra để thành lập nhà nước Gioócđan. Đó là tám mươi phần trăm! Trong hai mươi phần trăm còn lại, Liên Hợp Quốc chia cho chúng ta một nửa - chỉ mười phần trăm của đất Palestine, bao gồm thảo nguyên Coastal và sa mạc Negev. Nhưng người Arập vẫn nói không. Hãy tưởng tượng nếu bọn họ đồng ý, khi Ủy ban Peel đề nghị việc phân chia đất đai vào năm 1937. Bao nhiêu triệu người có thể đã được cứu sống? Ông bà của cậu có thể vẫn còn sống. Cha mẹ và các chị em gái của tôi có thể vẫn còn sống. Nhưng người Arập đã làm gì? Họ nói không, và mừng thầm cuộc diệt vong của chúng ta khi Hitler ra tay”.
“Nhưng liệu điều đó có thể biện hộ cho việc trục xuất họ không?”
“Không, và đó không phải là nguyên nhân hành động của chúng ta. Việc họ bị trục xuất là hậu quả của chiến tranh, một cuộc chiến do chính họ khơi mào. Mảnh đất Liên Hợp Quốc trao cho chúng ta có năm trăm ngàn người Do Thái và bốn trăm ngàn người Arập. Những người cực đoan lôi kéo những người khác mang tâm trạng thù địch, và thề sẽ tiêu diệt chúng ta. Chúng ta biết rằng giây phút chúng ta tuyên bố độc lập cũng là lúc chúng ta trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công của quân đội Liên Arập. Chúng ta phải chuẩn bị cho cuộc chiến đó. Chúng ta không thể cùng một lúc chiến đấu trên hai mặt trận. Chúng ta không thể một tay giao đấu với người Ai Cập và Gioócđan, còn tay kia đọ sức với người Arập ở Beit Sayeed, Sumayriyya và những nơi khác. Cho nên bọn họ phải ra đi”.
Shamron có thể thấy rằng mình vẫn chưa thuyết phục được Gabriel.
“Nói tôi nghe nào, Gabriel. Cậu thử nghĩ xem nếu bọn chúng giành thắng lợi trong cuộc chiến đó, thì liệu có người tị nạn Do Thái nào không? Hãy nhìn những gì đã xảy ra ở Hebron. Chúng lùa người Do Thái đến trung tâm thành phố và chặt đầu họ, không chừa một ai. Chúng tấn công một đoàn xe chở các bác sỹ và y tá đang trên đường đi đến núi Scopus và tàn sát tất cả. Để chắc chắn rằng không còn ai sống sót, chúng tưới xăng lên đoàn xe và đốt sạch. Đó là bản chất kẻ thù của chúng ta. Mục tiêu của chúng là tận diệt chúng ta, để chúng ta không bao giờ có thể quay trở lại. Ngày hôm nay, chúng ta vẫn là mục tiêu của bọn chúng. Chúng muốn xóa sổ dân tộc ta”.
Gabriel nhắc lại cho Shamron nghe những lời mà Fellah đã nói với anh trên đường đến Paris. Cuộc Holocaust - tai ách diệt chủng - của dân tộc tôi cũng thật như của các người, nhưng các người khăng khăng phủ nhận nỗi đau khổ của dân tộc tôi nhằm che đậy tội lỗi của các người. Các người nói rằng những thương tích của dân tộc tôi là do chúng tôi tự gây ra.
“Thì đúng là do bọn chúng tự gây ra”, Shamron nói.
“Nhưng liệu có một chính sách trục xuất trên quy mô lớn hay không? Ông có công nhận việc thanh trừng chủng tộc chính là một chính sách của chúng ta?”
“Không”, Shamron đáp, “và chứng cứ hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Cậu đã từng ăn tối ở Abu Ghosh. Nếu có một chính sách trục xuất trên quy mô lớn, thì tại sao Abu Ghosh vẫn còn? Ở miền Tây Galilee, tại sao làng Sumayriyya bị hủy diệt nhưng làng al-Makr vẫn tồn tại? Bởi vì cư dân ở Abu Ghosh và al-Makr không tìm cách tàn sát chúng ta. Nhưng cũng có thể đó là sai lầm của chúng ta. Có thể chúng ta nên trục xuất hết bọn họ thay vì cố gắng giữ lại một thành phần người Arập thiểu số ngay trong lòng chúng ta”.
“Nếu vậy sẽ lại có nhiều người tị nạn hơn”.
“Đúng, nhưng nếu họ đã hết hy vọng để trở về, đáng lẽ họ nên tìm cách hòa nhập với người Gioócđan và Libăng, thay vì tự nguyện trở thành một công cụ tuyên truyền chống chúng ta. Tại sao cha của Fellah al-Tamari vẫn còn ở trại tị nạn Ein al-Hilweh sau ngần ấy năm? Tại sao không một nước Arập có cùng ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo nào với ông ta chịu chứa chấp ông ta? Bởi vì họ muốn sử dụng ông ta như một công cụ để đặt dấu hỏi về quyền tồn tại của tôi. Tôi ở đây. Tôi sống, tôi thở. Tôi tồn tại. Tôi không cần sự cho phép của bất cứ ai để tồn tại. Tôi chẳng cần ai chấp thuận điều đó. Và cố nhiên là tôi chẳng còn nơi nào khác để đi”. Ông nhìn Gabriel. “Tôi chỉ cần cậu trông nom nó cho tôi. Mắt của tôi không còn được tinh nhạy như xưa nữa rồi”.
Những ngọn đèn của chiếc tàu đánh cá đã biến mất vào khu cảng Tiberias. Shamron đột nhiên trông có vẻ kiệt sức. “Sẽ chẳng bao giờ có hòa bình trên mảnh đất này, nhưng suy cho cùng, tự ngàn xưa nó đã chẳng bao giờ được bình yên. Kể từ khi chúng ta từ Ai Cập và Mesopotamia chạy đến mảnh đất này, chúng ta đã phải chiến đấu. Chống lại người Canaan, người Assyria, người Philistine, người La Mã, rồi người Amalek. Chúng ta tự lừa dối mình khi tin rằng kẻ thù đã từ bỏ giấc mơ tiêu diệt chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho những điều không thể có được. Hòa bình mà không cần công lý, tha thứ mà không cần bồi hoàn”. Ông nhìn Gabriel bằng ánh mắt khiêu khích. “Yêu mà không cần hy sinh”.
Gabriel đứng dậy và chuẩn bị ra về.
“Tôi sẽ nói gì với ngài Thủ tướng đây?”. Shamron hỏi.
“Nói với ông ấy rằng tôi còn phải suy nghĩ đã”.
“Phòng Tác Chiến chỉ là một trạm quá cảnh thôi, Gabriel. Một ngày nào đó cậu sẽ trở thành sếp lớn. Memuneh”.
“Chính ông là Memuneh, Ari. Luôn luôn là như thế”.
Shamron phá lên cười với vẻ thỏa mãn. “Tôi sẽ nói gì với Thủ tướng đây, Gabriel?”
“Nói rằng tôi cũng chẳng còn nơi nào khác để đi”.
Cú điện thoại của Julian Isherwood cho Gabriel cái cớ mà anh đang tìm kiếm để xóa bỏ những dấu vết cuối cùng của Chiara trong căn hộ. Anh liên hệ với một tổ chức từ thiện của những người Nga nhập cư và nói với họ rằng anh muốn hiến tặng một số thứ. Ngay buổi sáng hôm sau, hai thanh niên gầy còm đến từ Matxcơva đã xuất hiện và mang đi tất cả đồ đạc trong phòng khách: trường kỷ, ghế ngồi, bàn và đèn, bàn trong phòng ăn, ngay cả những chiếc lọ trang trí bằng đồng và những chiếc đĩa sứ mà Chiara đã lựa chọn và sắp xếp rất cẩn thận. Anh để nguyên phòng ngủ, ngoại trừ tấm trải giường và cái chăn lông, chúng vẫn còn đọng lại mùi hương vani từ tóc Chiara.
Trong suốt những ngày sau đó, đường Narkiss luôn luôn bận rộn với những chiếc xe giao hàng. Chiếc bàn nghiên cứu lớn màu trắng đến nơi đầu tiên, theo sau là những chiếc đèn huỳnh quang và đèn halogen có thân để điều chỉnh được. Cửa hàng dụng cụ hội họa L. Cornelissen và Con Trai, phố Great Russell, Luân Đôn, gửi tới một lô hàng bao gồm cọ vẽ, màu, dung môi và véc-ni. Một công ty hóa chất ở Leeds gửi tới nhiều thùng dung môi hòa tan thuộc vào loại hàng nguy hiểm khiến cơ quan quản lý bưu điện Israel phải dè chừng. Đến từ Đức là một chiếc kính hiển vi đắt tiền có giá tháo rời được. Và tiếp đến là hai khung tranh lớn bằng gỗ sồi đến từ một xưởng chế tác ở Venice.
Bức tranh sơn dầu Daniel trong hang sư tử được cho là của Erasmus Quellinus được gửi đến vào ngày hôm sau. Gabriel mất gần hết buổi chiều cho công việc tháo dỡ kiện hàng được đóng cực kỳ cẩn thận. Phải nhờ đến sự giúp đỡ của Shamron, anh mới căng được hai tấm vải vẽ khổng lồ lên hai khung tranh giống hệt nhau. Hình ảnh Daniel bị bầy thú dữ bao vây kích thích Shamron, và ông ở lại đến tận buổi tối để xem Gabriel, được trang bị những miếng gạc cotton và một chậu nước cất pha a-mô-ni-ắc, bắt đầu sứ mệnh nhàm chán là chùi rửa những vết cáu bẩn có tuổi đời hàng trăm năm trên bề mặt bức tranh.
Ở một chừng mực có thể, anh cố gắng tái lập những thói quen làm việc ở Venice. Anh thức dậy trước khi trời sáng và cố gắng chống chọi với mong muốn bật radio, để tin tức về những cuộc tắm máu hàng ngày và những tiếng còi báo động thường xuyên cất lên không thể phá vỡ bầu không khí say mê hội họa đang hình thành xung quanh mình. Gabriel ở lại trong xưởng vẽ suốt buổi sáng và thường làm thêm một ca thứ hai vào buổi tối. Anh dành thời gian ở Đại lộ King Saul ở mức ít nhất có thể; thực tế là anh đã nghe tin Lev từ chức qua radio trên xe khi đang từ đường Narkiss đến bệnh viện Mount Herzl thăm Leah. Sau mỗi lần đến thăm của Gabriel, những chuyến đi tưởng tượng của Leah đến Vienna ngày càng trở nên mờ nhạt dần và ngắn hơn về mặt thời gian. Leah hỏi anh nhiều câu về quá khứ của họ.
“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu, anh Gabriel?”
“Ở Bezalel. Em là một họa sỹ, Leah ạ”.
“Thế chúng ta kết hôn ở đâu?”
“Ở Tiberias. Trên sân thượng nhà Shamron nhìn ra biển Galilee”.
“Và bây giờ anh là người phục chế tranh?”
“Anh đã theo học Umberto Conti ở Venice. Cứ vài tháng em lại đến thăm anh một lần. Em đóng vai một cô gái người Đức đến từ Bremen. Em còn nhớ không Leah?”
Vào một buổi chiều tháng Sáu nắng gắt, Gabriel ngồi uống cà phê với bác sĩ Bar-Zvi tại căng-tin dành cho nhân viên bệnh viện.
“Liệu có bao giờ cô ấy có thể rời khỏi nơi này không bác sĩ?”
“Không”.
“Trong những khoảng thời gian ngắn thì sao?”
“Tôi không thấy có lý do gì để phản đối cả”, người thầy thuốc nói. “Nói thật, tôi nghĩ đó là một ý kiến hay”.
Trong vài lần đầu tiên, bệnh viện cho một cô y tá đi theo Leah. Dần dần, khi Leah đã quen với việc rời khỏi bệnh viện, Gabriel đưa vợ về nhà mình. Cô ngồi trên một chiếc ghế trong xưởng vẽ của Gabriel, ngắm nhìn anh làm việc hàng giờ không chán. Đôi khi sự hiện diện của Leah mang lại cho anh cảm giác thanh bình, nhưng đôi khi lại là một nỗi đau không sao chịu đựng nổi. Anh luôn luôn ước mình có thể đặt cô lên khung tranh và phục chế người phụ nữ yêu quý mà mình đã tiễn lên xe trong một đêm đầy tuyết ở Vienna.
“Anh có bức tranh nào của em không?”
Gabriel cho Leah xem bức chân dung treo trong phòng ngủ. Khi cô hỏi ai là người mẫu trong bức tranh đó, Gabriel đáp đó chính là anh.
“Trông anh buồn quá”.
“Anh mệt đó thôi”, Gabriel trả lời. “Lúc đó anh mới trở về sau ba năm đi xa”.
“Có thật là em đã vẽ bức tranh này không?”
“Em rất giỏi”, Gabriel trả lời. “Em giỏi hơn anh nhiều”.
Một buổi chiều nọ, trong khi Gabriel đang phục chế một phần khuôn mặt của Daniel đã bị hỏng, Leah hỏi anh tại sao cô đến Vienna.
“Lẽ ra chúng ta phải tạm chia tay nhau vì công việc của anh. Anh tưởng là vỏ bọc của mình đủ chắc chắn để mang em và Dani theo. Đó là một sai lầm ngu xuẩn, và mẹ con em là người phải trả giá cho sự ngu ngốc của anh”.
“Còn có một người phụ nữ khác nữa phải không anh? Một cô gái người Pháp. Làm việc cho Văn phòng”.
Gabriel gật đầu và quay lại với công việc trên khuôn mặt của Daniel. Leah dồn anh thêm một bước nữa. “Ai đã làm việc đó?” cô hỏi. “Ai đã đặt bom trên xe của em?”
“Đó là A’astory. Đáng lẽ anh phải chết cùng em và Dani, nhưng kẻ thực hiện nhiệm vụ đó đã thay đổi kế hoạch”.
“Gã đó, hắn ta còn sống không?”
Gabriel lắc đầu.
“Còn A’astory?”
Khả năng nắm bắt tình hình hiện tại của Leah là vô cùng mong manh. Gabriel giải thích với cô rằng Yasir A’astory, hiện đang sống cách đó vài dặm, ở Ramallah.
“A’astory đang ở đây sao? Sao lại có thể như thế được?”
Nhờ cái miệng của những người ngây thơ, Gabriel nghĩ. Đúng lúc đó anh nghe thấy tiếng chân bước trên cầu thang. Eli Lavon xồng xộc đi vào nhà anh mà không thèm gõ cửa.