Chương : 4
Một trong những lý do khiến nhiều người mất tự tín là vì, cha mẹ, thầy cô, bạn hữu và cấp trên cứ liên tục chê bai, nghi ngờ khả năng, ngoại hình và trí thông minh của họ. Những lời chê bai dù chỉ bóng gió xa xôi vẫn tác hại như một lời nói thẳng. Nhiều khi chỉ một nhận xét vô tình cũng đủ khiến ta đâm ra mặc cảm, hóa thành tiêu cực. Kết quả là ta tự nhìn mình bằng ánh mắt tiêu cực của người khác. Nếu bạn bè, gia đình, cơ quan lúc nào cũng xoi mói bạn ắt bạn sẽ có hình ảnh méo mó về bản thân ngay. Tôi viết chương này để bạn có cái nhìn mới mẻ, trung thực hơn về người sẽ giúp bạn đến đỉnh thành công – người đó chính là bạn.
Nhiều khi, những lời nói thiếu cân nhắc, phóng đại thái quá đã tác hại không nhỏ đến hình ảnh tự thân của trẻ em. Một cậu bé lỡ đánh bể cái tô mà cha mẹ chì chiết: “Chưa thấy ai vụng về như mày cả. Suốt đời mày chỉ có đập hết cái này đến cái khác thôi” thì thật là một gánh nặng vô song trút lên vai cậu ấy. Mà nói vậy có đúng đâu, đánh bể một cái tô đâu có nghĩa là “đập bể suốt đời” được!
Con cái có phạm lỗi lầm nào là cha mẹ vội chửi ngay: “Thật hết mong, thằng này hỏng mất rồi”. Thấy con vừa về đến nhà đã vội tụt quần, tụt áo, nón ném một nơi, dép vụt một ngả là cha mẹ lồng lộn ngay lên: “Thằng trời đánh kia, làm gì cũng phải từ từ một chút chứ, mày vội đi ăn cướp hay sao đấy hả?”. Hễ con đi học, áo quần xốc xếch là người mẹ rủa ngay một tràng: “Mày ở dưới lỗ chui lên hay sao mà ăn mặc như vậy hử?”. NHỮNG KIỂU NÓI ĐÓ TÁC HẠI GHÊ GỚM, KHỔ THAY, NHIỀU NGƯỜI VẪN KHÔNG NHẬN THẤY!
Nhiều khi ta cũng đối xử với nhân viên dưới quyền y như vậy đấy... Gặp một nhân viên phạm lỗi là ta yên trí ngay dù lâu lắm họ mới phạm một lần.
Giữa người “xấu” và người “phạm điều xấu” khác hẳn nhau.
Thành kiến ấy mà lại được khoác vào cho một người xấu dáng (mập ú, sún răng, đen đủi, méo miệng, mắt kém, cao ngồng, lùn tịt...) và thậm chí, thất học tất ta sẽ có một người mất tự tín điển hình nhất. Đứa trẻ nghĩ mình “xấu”, “khờ” nên chẳng ai thương và sau đó không ai có thể hoặc thực sự yêu thương nó, tất nó cũng không thể – thậm chí không dám – yêu thương nó nữa.
Xã hội thường đánh giá theo hình thức bên ngoài, bởi đó, trong tuần lễ hội thảo về những xung khắc của tuổi trẻ, Bill Gothard đã khuyên các bậc cha mẹ không nên khen ngợi ngoại diện của một đứa trẻ khác trước mặt con mình, vì sẽ khiến nó nghĩ cha mẹ cho là đứa trẻ kia xinh hơn, kháu hơn... nên dễ bị mặc cảm.
Khi bình phẩm một đứa trẻ khác, bậc cha mẹ khôn ngoan nên nói “Ồ, cháu ngoan quá!” hoặc “Cháu thực ngay thẳng” hay “Cháu tận tụy quá!” nghĩa là nên khen ngợi các đức tính mà họ muốn cho con mình phát triển. Điều này rất quan trọng vì những cuộc nghiên cứu cho thấy là 95% thanh thiếu niên ở Mỹ đều muốn thay đổi ngoại diện. Vì quá chú trọng đến ngoại hình, nên gần như tất cả các “người đẹp” ở Holywood đều muốn đổi khác và nhiều người đã phải đi giải phẫu thẩm mỹ.
Thiếu tự tin là một mặc cảm tự ti thường kéo dài tới lúc trưởng thành và nếu đời sống hôn nhân mà thất bại nữa thì vấn đề sẽ càng thêm rắc rối. Bởi đó, một người chồng khôn ngoan sẽ không bao giờ khen ngợi vẻ đẹp của một phụ nữ khác trước mặt vợ, vì người vợ dễ có cảm tưởng chồng để ý tới người đó hơn nên dễ mất tự tín, khiến đời sống gia đình sinh bất ổn. Những lời bình phẩm kiểu: “Em sao cứ trễ hoài”, “Em chẳng bao giờ làm được việc gì ra hồn”, “Em đố nấu được bữa nào ngon đấy” chỉ khiến vấn đề thêm rắc rối chứ không giúp vun xới niềm tin yêu đâu. Vả lại, nói rằng: “Tôi là kẻ thất bại trên đời” khác hẳn “tôi không được tăng lương” hay “tôi chưa có việc làm”.
NẾU ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG, SỰ THIẾU TỰ TÍN SẼ CÀNG TỆ THÊM
Chính lối cư xử kênh kiệu của các giáo viên, cán bộ cũng như quần chúng đối với những người thiếu may mắn, những người thiểu số đã khiến họ tự ti, thiếu tự tín một cách trầm trọng. Mãi đến khi xem phim Shirley Temple tôi mới rõ hết mức thiệt hại trong lối nhìn người da đen. Cảnh phim thuật lại bữa tiệc mừng sinh nhật thứ năm cho cô bé Shirley Temple. Tiệc gần tàn thì một cô bé da đen độ mười bốn tuổi đi cùng bạn bè đến tặng quà cho “cô Shirley”. Lúc ấy, cô bé da trắng năm tuổi Shirley mới mỉm cười độ lượng nhận món quà từ tay cô gái da đen mười bốn tuổi hồi hộp vì “đặc ân” được ghé vào bữa tiệc. Cô ta cảm động ứa lệ khi được cô bé da trắng năm tuổi mời ăn một miếng bánh dư. Chẳng cần nhiều tưởng tượng bạn cũng hiểu những lối cư xử kiểu đó sẽ khiến cô gái da đen tự ti đến mức nào.
May mà những lối cư xử quá lố ấy nay gần như không còn nữa, nhờ vậy người da đen đã tiến bộ vượt bực. Tiến bộ ấy đi đôi với sự thay đổi hình ảnh tự thân. Dù vẫn còn thiên kiến song tiến bộ ngày càng rõ thêm. Giải đáp trọn vẹn sẽ tới cùng với nền giáo dục, tình yêu và hiểu biết ở cả hai phía, da trắng cũng như da đen. Thực ra màu da và năng lực chẳng liên quan gì đến nhau hết. Tôi thích câu Jesse Owens, ngôi sao điền kinh Olympic, nói về màu đen: “Đen không đẹp mà trắng cũng không. Màu da và bất cứ thứ gì ngoài da đều không đẹp”.
Một nguyên nhân khác khiến ta mất tự tín là thói lẫn lộn giữa sự thất bại của một chương trình với sự thất bại cả đời. Một đứa trẻ dốt một môn học hoặc không có bạn, dễ nghĩ lầm rằng đời mình đã hỏng. Khổ thay, ý nghĩ sai lầm ấy lại được các giáo viên và phụ huynh phóng đại thêm mới chết chứ!
Một khi đã mất tự tín, khuynh hướng tự nhiên là nuôi dưỡng mặc cảm tự ti, chính vì vậy mà nhiều người đã tự lấy làm khổ sở chỉ vì không thể nhớ nổi mọi chuyện đã nghe hay mọi người đã gặp, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng: Một trí nhớ thiếu rèn luyện.
Tạm thời, hai tư tưởng ấm áp này cũng sẽ an ủi bạn phần nào:
1/ Một trí nhớ hoàn hảo không đòi phải là một trí óc vĩ đại cũng như một quyển từ điển bách khoa không nhất thiết phải là một tác phẩm văn chương.
2/ Người không thể nhớ hết mọi chuyện có lợi hơn người không thể quên mọi điều.
Dù sao, bạn cũng đừng vịn vào đó mà an thân đấy. Thực ra, không có chuyện trí nhớ “tốt” hay “tồi” đâu, vấn đề là có “luyện” hay “không luyện” thôi. Mà luyện hay không hoàn toàn do nơi bạn.
CÔNG BÌNH VỚI MÌNH
Nguyên nhân tiếp theo khiến ta mất tự tin là do lối so sánh kinh nghiệm không thực tế và bất công. Ta phóng đại kinh nghiệm thành công của người và hạ thấp thành công của mình. KINH NGHIỆM KHÔNG LIÊN QUAN VỚI NĂNG LỰC (Kinh nghiệm có thể tăng tiến kĩ năng nhưng đó lại là vấn đề khác). Chẳng hạn, ba triệu người Úc có thể lái xe bên trái, một việc mà đa số chúng ta không làm được, trong khi bạn có thể lái xe bên phải, điều mà ba triệu người Úc khó làm nổi. Điều này không có nghĩa là bạn tài giỏi hơn hoặc người Úc tài giỏi hơn, mà chỉ có nghĩa là bạn có kinh nghiệm khác họ thôi. Hơn hai trăm triệu người Hoa dưới tuổi trưởng thành làm được điều mà bạn không làm nổi là nói được tiếng Trung Quốc. Song có phải vì vậy mà họ thông minh hơn bạn không? Chắc chắn là không rồi. Họ chỉ có kinh nghiệm khác hơn bạn thôi. Hiện giờ bạn đang làm một việc mà ba tỷ người không làm được, đó là bạn đang đọc quyển sách này bằng tiếng Việt, song không phải vì vậy mà bảo bạn thông minh hơn ba tỷ người khác được, bạn chỉ có kinh nghiệm khác họ thôi.
Mỗi khi khám bệnh, hẳn bạn phục lăn vị bác sĩ tài cao học rộng, đoán bệnh như thần. Nhưng còn bạn thì sao? Biết đâu vị thần y ấy lại chẳng thấy lúng ta lúng túng khi đứng trước công việc bạn phải đảm trách? Và nếu có cơ hội học thuốc mười lăm năm như vị bác sĩ ấy, biết đâu bạn chẳng đậu cao hơn ông ta ấy chứ.
MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ SỞ TRƯỜNG SỞ ĐOẢN
Khoảng ba năm trước, cứ sau mỗi trận mưa lớn là con đường phía sau nhà tôi lại lầy lội không sao đi nổi. Ấy vậy mà ngày nào tôi cũng đánh xe ra mới chết!
Một hôm, xe tôi mắc lầy và suốt bốn mươi lăm phút, tôi loay hoay đủ cách vẫn không sao cho xe bò lên nổi. Sau cùng, tôi đành phải bỏ đó đi gọi một chiếc xe tải đến kéo giúp. Anh tài xế xe tải nhìn hiện trường rồi xin lái thử xe tôi đã. Tôi không chịu vì cho là vô ích, nhưng anh ta bình tĩnh xin tôi “cho thử một chút thôi”. Cuối cùng, tôi chấp thuận nhưng vẫn nói vớt vát là chẳng ăn thua gì đâu, vả lại, tôi không muốn làm mòn bánh xe thêm nữa. Anh ngồi vào xe, nhẹ xoay tay lái, đề máy và chỉ ít phút sau, chiếc xe đã bắt đầu chầm chậm bò lên khỏi vũng sình một cách vững chắc. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh liền nhẹ nhàng giải thích là anh sinh trưởng ở miền Đông, bang Texas và từ nhỏ đã từng lái xe qua các vũng sình rồi. Tôi tin anh chẳng “tài ba” gì hơn mình mà chỉ giàu kinh nghiệm hơn tôi về mặt đó thôi.
Một điều tức cười là rất nhiều người mà ta phục lăn kĩ năng và tài khéo của họ lại cũng thán phục ta như vậy. Dù sao bạn cũng đừng hiểu lầm. Tôi không chối là có những người đa năng thật, song chính bạn cũng có xảo năng và kinh nghiệm đâu kém cạnh gì ai. Bạn phải ý thức rõ rằng kinh nghiệm khác nhau không có nghĩa là hơn kém gì nhau.
Thay vì tự ti trước việc người khác làm được điều mình không thể, tại sao bạn không dốc sức vào điều mình có thể làm được? Hãy khâm phục xảo năng của người nhưng cũng hãy nhớ phát huy xảo năng của mình một cách kiên trì và quyết liệt y như người khác vậy. Kinh nghiệm chỉ là sự khác biệt mà thôi.
BỐN NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Nguyên nhân thứ năm tạo nên sự mất tự tin là so sánh sở đoản của mình với sở trường của người khác. Có một phụ nữ nghèo khổ đã xử sự như vậy suốt ba mươi tám năm trời cho tới khi đọc cuốn “Ma thuật của niềm tin” của Claude M. Bristol. Nhờ đó, chị bắt đầu tin tưởng và nhìn đến những sở trường của mình, trong đó có tài chọc cười thiên hạ. Từ đó dẫu không thể so sánh bằng những hoa hậu thế giới song chị Phyllis Diller đã kiếm được một triệu đô la một năm.
Eleanor Roosevelt là một cô gái vừa xấu vừa lùn lại thêm tính nhút nhát. Đời cô tưởng như đã hỏng ấy vậy mà, trong một phút tỉnh ngộ, cô đã quyết định duyệt lại bản thân, tìm kiếm những giá trị tích cực để phát huy và đã trở thành một trong những phụ nữ lôi cuốn và giỏi thuyết phục nhất nước Mỹ.
Jimmy Durante và Humphrey Bogart cao không hơn tờ áp phích nhưng đã biết khai thác ngoại hình của mình. Họ nghĩ sẽ có địa vị với đời nếu biết sử dụng lợi điểm sẵn có. Họ không mặc cảm vì ngoại hình xấu xí mà chỉ nhằm vào những phẩm chất tích cực của mình thôi. Họ không dại đem so “sở đoản” của mình với “sở trường” của người, nhưng lại khéo khai thác sở trường của mình để đạt thành ước muốn. Tôi tin chắc đã có hằng trăm cô gái xinh như mộng, nổi tiếng như cồn vẫn ước mơ được thành công và hâm mộ như bốn người này đấy!
KHÔNG DÙNG SẼ MẤT
Chắc bạn còn nhớ dụ ngôn về các nén bạc trong Tin Mừng? Có một ông chủ, trước khi đi xa đã gọi đầy tớ đến phát cho người thứ nhất một nén vàng, người thứ hai hai nén, người thứ ba năm nén, để họ tùy cơ sử dụng.
Khi trở về, ông gọi người lãnh năm nén đến hỏi xem anh ta đã làm gì với năm nén ấy. Người này đáp đã dùng năm nén ấy sinh lợi thành năm nén khác. Chủ liền bảo: Được lắm, anh là người tốt lành và trung tín, đã khéo biết sử dụng những gì mình có, nên ta sẽ cho anh thêm. Người nhận được hai nén cũng sinh lợi thêm được hai nén khác nên cũng được khen thưởng như vậy. Đến lượt người nhận được một nén thì y trả lời: Thưa ông, tôi có mỗi một nén trong khi những người khác được gấp mấy lần tôi. Vả lại tôi biết ông là người hà khắc và độc ác, chuyên gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát nên tôi đã đem chôn nén bạc ông giao cho chắc ăn rồi.
Ông chủ mới mắng y: “Anh là người đầy tớ bần tiện và lười biếng”. Đoạn lột luôn nén vàng của y trao cho người đã sinh lợi cả vốn lẫn lời mười nén. Bây giờ nhiều người đã kêu ca: “Người giàu lại giàu thêm nghèo khó lại mất đi”.
Đời sống cũng y như vậy đấy, nên BẠN HÃY CỐ SỬ DỤNG NHỮNG GÌ MÌNH CÓ ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC TĂNG THÊM VÀ BẠN ĐƯỢC TƯỞNG THƯỞNG.
Nhiều người thiếu tự tin vì cho rằng những tiêu chuẩn hoàn hảo quá xa vời không sao đạt tới được. Đây chính là nguyên nhân thứ sáu khiến ta mất tự tin.
Vì nghĩ như vậy nên khi thất bại – mà chắc chắn là họ sẽ thất bại – những người ấy không bao giờ tha thứ cho mình cả. Họ tự nghĩ nếu mình không hoàn hảo được ắt là mình tồi tệ nhất. Vì vậy, khi thất bại, họ đinh ninh ngay mình là người tệ nhất. Ý nghĩ này tác động đến mọi lĩnh vực cuộc sống mà là nguyên nhân chủ yếu khiến họ bất mãn với nghề nghiệp, bất bình trong việc dạy dỗ con cái và bất hạnh trong đời sống hôn nhân...
Vì một người tự coi mình tồi tệ nhất tất sẽ không sao tin mình “xứng đáng” với một công việc tốt, một gia đình tốt, hoặc bất cứ điều gì đáng giá được.
Lược qua tất cả những nguyên nhân làm mất lòng tự tin ấy bạn sẽ không lấy làm lạ khi thấy quá nhiều người mắc phải chứng bệnh phổ thông và truyền nhiễm này. May mà bạn đang cố gắng vùng lên.
Chương tới chúng tôi sẽ đào sâu thêm những biểu hiện của sự mất tự tin, nhờ đó, bạn sẽ nhận ra một số lỗi cư xử mà trước đây bạn không hề ngờ chúng là kết quả của nó. Phải nhận ra được chúng bạn mới có thể đối phó một cách hiệu quả hầu có thể hiểu biết hơn trong khi sống và làm việc với người khác.
Khi đã nhận ra vấn đề và đương đầu với nó một cách phấn khởi và tự tin thì chiến thắng đã ở sẵn sàng trong tay rồi, bạn ạ.
Nhiều khi, những lời nói thiếu cân nhắc, phóng đại thái quá đã tác hại không nhỏ đến hình ảnh tự thân của trẻ em. Một cậu bé lỡ đánh bể cái tô mà cha mẹ chì chiết: “Chưa thấy ai vụng về như mày cả. Suốt đời mày chỉ có đập hết cái này đến cái khác thôi” thì thật là một gánh nặng vô song trút lên vai cậu ấy. Mà nói vậy có đúng đâu, đánh bể một cái tô đâu có nghĩa là “đập bể suốt đời” được!
Con cái có phạm lỗi lầm nào là cha mẹ vội chửi ngay: “Thật hết mong, thằng này hỏng mất rồi”. Thấy con vừa về đến nhà đã vội tụt quần, tụt áo, nón ném một nơi, dép vụt một ngả là cha mẹ lồng lộn ngay lên: “Thằng trời đánh kia, làm gì cũng phải từ từ một chút chứ, mày vội đi ăn cướp hay sao đấy hả?”. Hễ con đi học, áo quần xốc xếch là người mẹ rủa ngay một tràng: “Mày ở dưới lỗ chui lên hay sao mà ăn mặc như vậy hử?”. NHỮNG KIỂU NÓI ĐÓ TÁC HẠI GHÊ GỚM, KHỔ THAY, NHIỀU NGƯỜI VẪN KHÔNG NHẬN THẤY!
Nhiều khi ta cũng đối xử với nhân viên dưới quyền y như vậy đấy... Gặp một nhân viên phạm lỗi là ta yên trí ngay dù lâu lắm họ mới phạm một lần.
Giữa người “xấu” và người “phạm điều xấu” khác hẳn nhau.
Thành kiến ấy mà lại được khoác vào cho một người xấu dáng (mập ú, sún răng, đen đủi, méo miệng, mắt kém, cao ngồng, lùn tịt...) và thậm chí, thất học tất ta sẽ có một người mất tự tín điển hình nhất. Đứa trẻ nghĩ mình “xấu”, “khờ” nên chẳng ai thương và sau đó không ai có thể hoặc thực sự yêu thương nó, tất nó cũng không thể – thậm chí không dám – yêu thương nó nữa.
Xã hội thường đánh giá theo hình thức bên ngoài, bởi đó, trong tuần lễ hội thảo về những xung khắc của tuổi trẻ, Bill Gothard đã khuyên các bậc cha mẹ không nên khen ngợi ngoại diện của một đứa trẻ khác trước mặt con mình, vì sẽ khiến nó nghĩ cha mẹ cho là đứa trẻ kia xinh hơn, kháu hơn... nên dễ bị mặc cảm.
Khi bình phẩm một đứa trẻ khác, bậc cha mẹ khôn ngoan nên nói “Ồ, cháu ngoan quá!” hoặc “Cháu thực ngay thẳng” hay “Cháu tận tụy quá!” nghĩa là nên khen ngợi các đức tính mà họ muốn cho con mình phát triển. Điều này rất quan trọng vì những cuộc nghiên cứu cho thấy là 95% thanh thiếu niên ở Mỹ đều muốn thay đổi ngoại diện. Vì quá chú trọng đến ngoại hình, nên gần như tất cả các “người đẹp” ở Holywood đều muốn đổi khác và nhiều người đã phải đi giải phẫu thẩm mỹ.
Thiếu tự tin là một mặc cảm tự ti thường kéo dài tới lúc trưởng thành và nếu đời sống hôn nhân mà thất bại nữa thì vấn đề sẽ càng thêm rắc rối. Bởi đó, một người chồng khôn ngoan sẽ không bao giờ khen ngợi vẻ đẹp của một phụ nữ khác trước mặt vợ, vì người vợ dễ có cảm tưởng chồng để ý tới người đó hơn nên dễ mất tự tín, khiến đời sống gia đình sinh bất ổn. Những lời bình phẩm kiểu: “Em sao cứ trễ hoài”, “Em chẳng bao giờ làm được việc gì ra hồn”, “Em đố nấu được bữa nào ngon đấy” chỉ khiến vấn đề thêm rắc rối chứ không giúp vun xới niềm tin yêu đâu. Vả lại, nói rằng: “Tôi là kẻ thất bại trên đời” khác hẳn “tôi không được tăng lương” hay “tôi chưa có việc làm”.
NẾU ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG, SỰ THIẾU TỰ TÍN SẼ CÀNG TỆ THÊM
Chính lối cư xử kênh kiệu của các giáo viên, cán bộ cũng như quần chúng đối với những người thiếu may mắn, những người thiểu số đã khiến họ tự ti, thiếu tự tín một cách trầm trọng. Mãi đến khi xem phim Shirley Temple tôi mới rõ hết mức thiệt hại trong lối nhìn người da đen. Cảnh phim thuật lại bữa tiệc mừng sinh nhật thứ năm cho cô bé Shirley Temple. Tiệc gần tàn thì một cô bé da đen độ mười bốn tuổi đi cùng bạn bè đến tặng quà cho “cô Shirley”. Lúc ấy, cô bé da trắng năm tuổi Shirley mới mỉm cười độ lượng nhận món quà từ tay cô gái da đen mười bốn tuổi hồi hộp vì “đặc ân” được ghé vào bữa tiệc. Cô ta cảm động ứa lệ khi được cô bé da trắng năm tuổi mời ăn một miếng bánh dư. Chẳng cần nhiều tưởng tượng bạn cũng hiểu những lối cư xử kiểu đó sẽ khiến cô gái da đen tự ti đến mức nào.
May mà những lối cư xử quá lố ấy nay gần như không còn nữa, nhờ vậy người da đen đã tiến bộ vượt bực. Tiến bộ ấy đi đôi với sự thay đổi hình ảnh tự thân. Dù vẫn còn thiên kiến song tiến bộ ngày càng rõ thêm. Giải đáp trọn vẹn sẽ tới cùng với nền giáo dục, tình yêu và hiểu biết ở cả hai phía, da trắng cũng như da đen. Thực ra màu da và năng lực chẳng liên quan gì đến nhau hết. Tôi thích câu Jesse Owens, ngôi sao điền kinh Olympic, nói về màu đen: “Đen không đẹp mà trắng cũng không. Màu da và bất cứ thứ gì ngoài da đều không đẹp”.
Một nguyên nhân khác khiến ta mất tự tín là thói lẫn lộn giữa sự thất bại của một chương trình với sự thất bại cả đời. Một đứa trẻ dốt một môn học hoặc không có bạn, dễ nghĩ lầm rằng đời mình đã hỏng. Khổ thay, ý nghĩ sai lầm ấy lại được các giáo viên và phụ huynh phóng đại thêm mới chết chứ!
Một khi đã mất tự tín, khuynh hướng tự nhiên là nuôi dưỡng mặc cảm tự ti, chính vì vậy mà nhiều người đã tự lấy làm khổ sở chỉ vì không thể nhớ nổi mọi chuyện đã nghe hay mọi người đã gặp, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng: Một trí nhớ thiếu rèn luyện.
Tạm thời, hai tư tưởng ấm áp này cũng sẽ an ủi bạn phần nào:
1/ Một trí nhớ hoàn hảo không đòi phải là một trí óc vĩ đại cũng như một quyển từ điển bách khoa không nhất thiết phải là một tác phẩm văn chương.
2/ Người không thể nhớ hết mọi chuyện có lợi hơn người không thể quên mọi điều.
Dù sao, bạn cũng đừng vịn vào đó mà an thân đấy. Thực ra, không có chuyện trí nhớ “tốt” hay “tồi” đâu, vấn đề là có “luyện” hay “không luyện” thôi. Mà luyện hay không hoàn toàn do nơi bạn.
CÔNG BÌNH VỚI MÌNH
Nguyên nhân tiếp theo khiến ta mất tự tin là do lối so sánh kinh nghiệm không thực tế và bất công. Ta phóng đại kinh nghiệm thành công của người và hạ thấp thành công của mình. KINH NGHIỆM KHÔNG LIÊN QUAN VỚI NĂNG LỰC (Kinh nghiệm có thể tăng tiến kĩ năng nhưng đó lại là vấn đề khác). Chẳng hạn, ba triệu người Úc có thể lái xe bên trái, một việc mà đa số chúng ta không làm được, trong khi bạn có thể lái xe bên phải, điều mà ba triệu người Úc khó làm nổi. Điều này không có nghĩa là bạn tài giỏi hơn hoặc người Úc tài giỏi hơn, mà chỉ có nghĩa là bạn có kinh nghiệm khác họ thôi. Hơn hai trăm triệu người Hoa dưới tuổi trưởng thành làm được điều mà bạn không làm nổi là nói được tiếng Trung Quốc. Song có phải vì vậy mà họ thông minh hơn bạn không? Chắc chắn là không rồi. Họ chỉ có kinh nghiệm khác hơn bạn thôi. Hiện giờ bạn đang làm một việc mà ba tỷ người không làm được, đó là bạn đang đọc quyển sách này bằng tiếng Việt, song không phải vì vậy mà bảo bạn thông minh hơn ba tỷ người khác được, bạn chỉ có kinh nghiệm khác họ thôi.
Mỗi khi khám bệnh, hẳn bạn phục lăn vị bác sĩ tài cao học rộng, đoán bệnh như thần. Nhưng còn bạn thì sao? Biết đâu vị thần y ấy lại chẳng thấy lúng ta lúng túng khi đứng trước công việc bạn phải đảm trách? Và nếu có cơ hội học thuốc mười lăm năm như vị bác sĩ ấy, biết đâu bạn chẳng đậu cao hơn ông ta ấy chứ.
MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ SỞ TRƯỜNG SỞ ĐOẢN
Khoảng ba năm trước, cứ sau mỗi trận mưa lớn là con đường phía sau nhà tôi lại lầy lội không sao đi nổi. Ấy vậy mà ngày nào tôi cũng đánh xe ra mới chết!
Một hôm, xe tôi mắc lầy và suốt bốn mươi lăm phút, tôi loay hoay đủ cách vẫn không sao cho xe bò lên nổi. Sau cùng, tôi đành phải bỏ đó đi gọi một chiếc xe tải đến kéo giúp. Anh tài xế xe tải nhìn hiện trường rồi xin lái thử xe tôi đã. Tôi không chịu vì cho là vô ích, nhưng anh ta bình tĩnh xin tôi “cho thử một chút thôi”. Cuối cùng, tôi chấp thuận nhưng vẫn nói vớt vát là chẳng ăn thua gì đâu, vả lại, tôi không muốn làm mòn bánh xe thêm nữa. Anh ngồi vào xe, nhẹ xoay tay lái, đề máy và chỉ ít phút sau, chiếc xe đã bắt đầu chầm chậm bò lên khỏi vũng sình một cách vững chắc. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh liền nhẹ nhàng giải thích là anh sinh trưởng ở miền Đông, bang Texas và từ nhỏ đã từng lái xe qua các vũng sình rồi. Tôi tin anh chẳng “tài ba” gì hơn mình mà chỉ giàu kinh nghiệm hơn tôi về mặt đó thôi.
Một điều tức cười là rất nhiều người mà ta phục lăn kĩ năng và tài khéo của họ lại cũng thán phục ta như vậy. Dù sao bạn cũng đừng hiểu lầm. Tôi không chối là có những người đa năng thật, song chính bạn cũng có xảo năng và kinh nghiệm đâu kém cạnh gì ai. Bạn phải ý thức rõ rằng kinh nghiệm khác nhau không có nghĩa là hơn kém gì nhau.
Thay vì tự ti trước việc người khác làm được điều mình không thể, tại sao bạn không dốc sức vào điều mình có thể làm được? Hãy khâm phục xảo năng của người nhưng cũng hãy nhớ phát huy xảo năng của mình một cách kiên trì và quyết liệt y như người khác vậy. Kinh nghiệm chỉ là sự khác biệt mà thôi.
BỐN NGƯỜI CHIẾN THẮNG
Nguyên nhân thứ năm tạo nên sự mất tự tin là so sánh sở đoản của mình với sở trường của người khác. Có một phụ nữ nghèo khổ đã xử sự như vậy suốt ba mươi tám năm trời cho tới khi đọc cuốn “Ma thuật của niềm tin” của Claude M. Bristol. Nhờ đó, chị bắt đầu tin tưởng và nhìn đến những sở trường của mình, trong đó có tài chọc cười thiên hạ. Từ đó dẫu không thể so sánh bằng những hoa hậu thế giới song chị Phyllis Diller đã kiếm được một triệu đô la một năm.
Eleanor Roosevelt là một cô gái vừa xấu vừa lùn lại thêm tính nhút nhát. Đời cô tưởng như đã hỏng ấy vậy mà, trong một phút tỉnh ngộ, cô đã quyết định duyệt lại bản thân, tìm kiếm những giá trị tích cực để phát huy và đã trở thành một trong những phụ nữ lôi cuốn và giỏi thuyết phục nhất nước Mỹ.
Jimmy Durante và Humphrey Bogart cao không hơn tờ áp phích nhưng đã biết khai thác ngoại hình của mình. Họ nghĩ sẽ có địa vị với đời nếu biết sử dụng lợi điểm sẵn có. Họ không mặc cảm vì ngoại hình xấu xí mà chỉ nhằm vào những phẩm chất tích cực của mình thôi. Họ không dại đem so “sở đoản” của mình với “sở trường” của người, nhưng lại khéo khai thác sở trường của mình để đạt thành ước muốn. Tôi tin chắc đã có hằng trăm cô gái xinh như mộng, nổi tiếng như cồn vẫn ước mơ được thành công và hâm mộ như bốn người này đấy!
KHÔNG DÙNG SẼ MẤT
Chắc bạn còn nhớ dụ ngôn về các nén bạc trong Tin Mừng? Có một ông chủ, trước khi đi xa đã gọi đầy tớ đến phát cho người thứ nhất một nén vàng, người thứ hai hai nén, người thứ ba năm nén, để họ tùy cơ sử dụng.
Khi trở về, ông gọi người lãnh năm nén đến hỏi xem anh ta đã làm gì với năm nén ấy. Người này đáp đã dùng năm nén ấy sinh lợi thành năm nén khác. Chủ liền bảo: Được lắm, anh là người tốt lành và trung tín, đã khéo biết sử dụng những gì mình có, nên ta sẽ cho anh thêm. Người nhận được hai nén cũng sinh lợi thêm được hai nén khác nên cũng được khen thưởng như vậy. Đến lượt người nhận được một nén thì y trả lời: Thưa ông, tôi có mỗi một nén trong khi những người khác được gấp mấy lần tôi. Vả lại tôi biết ông là người hà khắc và độc ác, chuyên gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát nên tôi đã đem chôn nén bạc ông giao cho chắc ăn rồi.
Ông chủ mới mắng y: “Anh là người đầy tớ bần tiện và lười biếng”. Đoạn lột luôn nén vàng của y trao cho người đã sinh lợi cả vốn lẫn lời mười nén. Bây giờ nhiều người đã kêu ca: “Người giàu lại giàu thêm nghèo khó lại mất đi”.
Đời sống cũng y như vậy đấy, nên BẠN HÃY CỐ SỬ DỤNG NHỮNG GÌ MÌNH CÓ ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC TĂNG THÊM VÀ BẠN ĐƯỢC TƯỞNG THƯỞNG.
Nhiều người thiếu tự tin vì cho rằng những tiêu chuẩn hoàn hảo quá xa vời không sao đạt tới được. Đây chính là nguyên nhân thứ sáu khiến ta mất tự tin.
Vì nghĩ như vậy nên khi thất bại – mà chắc chắn là họ sẽ thất bại – những người ấy không bao giờ tha thứ cho mình cả. Họ tự nghĩ nếu mình không hoàn hảo được ắt là mình tồi tệ nhất. Vì vậy, khi thất bại, họ đinh ninh ngay mình là người tệ nhất. Ý nghĩ này tác động đến mọi lĩnh vực cuộc sống mà là nguyên nhân chủ yếu khiến họ bất mãn với nghề nghiệp, bất bình trong việc dạy dỗ con cái và bất hạnh trong đời sống hôn nhân...
Vì một người tự coi mình tồi tệ nhất tất sẽ không sao tin mình “xứng đáng” với một công việc tốt, một gia đình tốt, hoặc bất cứ điều gì đáng giá được.
Lược qua tất cả những nguyên nhân làm mất lòng tự tin ấy bạn sẽ không lấy làm lạ khi thấy quá nhiều người mắc phải chứng bệnh phổ thông và truyền nhiễm này. May mà bạn đang cố gắng vùng lên.
Chương tới chúng tôi sẽ đào sâu thêm những biểu hiện của sự mất tự tin, nhờ đó, bạn sẽ nhận ra một số lỗi cư xử mà trước đây bạn không hề ngờ chúng là kết quả của nó. Phải nhận ra được chúng bạn mới có thể đối phó một cách hiệu quả hầu có thể hiểu biết hơn trong khi sống và làm việc với người khác.
Khi đã nhận ra vấn đề và đương đầu với nó một cách phấn khởi và tự tin thì chiến thắng đã ở sẵn sàng trong tay rồi, bạn ạ.