Chương 7: Sông núi
Dịch: CP88
Mang đi nơi khác không xin phép không sao nhưng vui lòng ghi rõ tên dịch giả hoặc dẫn link. Đây là sự tôn trọng tối thiểu bạn nên làm dành cho dịch giả. CP88 xin chân thành cám ơn!
***
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Mấy ngày này ta đang đợi xếp hàng để ra khỏi Quảng Xương, tiến vào Đại Đồng phủ. Bên này vẫn còn lạnh, tuyết chưa tan, đất vừa rắn vừa cứng, không có cách nào trồng hoa màu, lương thực dự trữ từ mùa thu cho đến lúc này đã không còn lại bao nhiêu, chính là thời kỳ dễ đói kém. May là Đại Đồng sớm mở giao thương, từ năm ngoài đã bắt đầu có một ít trao đổi buôn bán với Tác-ta bên kia.
Ta nghe người địa phương nói, nếu như bách tính bình thường làm buôn bán nhỏ thì quan phủ sẽ không thu thuế, còn nếu mở cửa hàng thì cũng chỉ cần báo lên thân tịch là có thể đăng ký vào danh sách, có quan phủ đảm bảo cho. Thế nên bách tính vừa trồng trọt vừa làm buôn bán nhr. Thời kỳ dễ đói kém này cũng không cần âu lo không có cái ăn.
Ta nghe quan tiếp đón địa phương nói, pháp lệnh này bắt đầu được thi hành từ mười năm trước. Chỉ là không có ai biết đây chính là công tích của Phó tiên sinh chưởng ấn.
Hy vọng bách tính Cam Châu cũng sẽ có một ngày có được niềm vui đó, trải qua những ngày bình yên giống thế.
Ngoài ra, càng cách xa Kinh thành, càng nhớ nhung ngươi. Hẳn bởi vì Kính là sông, Kỳ là núi. Sông núi sao có thể tách rời?
Đúng không?
-- Triệu Kỳ
(*) Cam Châu là tên một châu thời cổ đại của TQ (trước khi sửa thì có tên là Tây Lương Châu), hiện là một quận thuộc địa cấp thị của tỉnh Cam Túc.
Ở Cam Túc có một dòng sông rất dài chảy qua tên là Kinh Hà 泾河 (Kinh Hà nghĩa là sông Kinh, là phụ lưu lớn nhất của sông Hoàng Hà, dài 455,1 km), chữ 泾 này chính là tên của Phương Kính (vì phiên Hán Việt có cả Kinh và Kính nên Bát gọi Phương Kính cho thuận tai hì). Ngoài ra ai fan Tam Quốc chắc sẽ biết trận chiến Kỳ Sơn, hay là "Lục xuất Kỳ Sơn" của Chư Cát Lượng, địa điểm trận chiến là ở một vùng núi phụ cận Cam Túc, vậy nên thời cổ đại hẳn cũng có một dãy núi hoặc ngọn núi tên Kỳ Sơn (núi Kỳ)
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Vào Thiểm Tây rồi.
Đi qua Tây An phủ, nghe nói nơi này có rất nhiều món ngon, đoàn người bèn dừng chân ở đây một ngày. Đúng là ngon thật, chỉ là phần ăn quá lớn, một bát canh thịt dê đủ cho hai ba người ăn.
Nơi này cái gì cũng tốt, chỉ có điều hơi ít ghế, mọi người đều thích ngồi xổm ăn cơm, ăn xong nửa bát canh dê, chân ta cũng tê rần.
Còn nghe cả kịch, đinh tai nhức óc.
Người nơi này khoẻ mạnh hiếu khách, nghe nói chúng ta từ Cam Châu đến, dịch quán ở trạm dịch nhất nhất muốn kéo mấy người thị vệ của ta đi đấu vật, ta cũng muốn đi, nhưng bọn họ không dám đấu với ta, ta bèn giả dạng thành một tiểu binh đi báo danh.
Ừm... Thua rồi.
-- Triệu Kỳ
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Đã viết liền mấy phong thư, đều không nhận được hồi âm của ngươi.
Có thể là do đường xá xóc nảy, từ trạm dịch chạy về đến Kinh thành đánh rơi mất thư cũng không phải điều ngạc nhiên.
Ta về đến Cam Châu rồi, trên đường đi rồi lại dừng, vậy mà tiêu tốn hết ba tháng trời, lúc này tuyết ở Cam Châu đã tan, hắc mai biển đã ra nụ hoa, hồ dương cũng đã đâm chồi mới.
Nói ngươi nghe một chuyện, trên đường đi ta đã đón sinh nhật mười sáu tuổi, đã lớn hơn một tuổi rồi.
Cảm giác được về nhà thật tốt.
Ngoài ra, trước khi rời Kinh thành ta đã hỏi Phó tiên sinh tên tự của ngươi là gì, Phó tiên sinh nói tên tự của ngươi là Bắc Xuyên.
Từ giờ ta gọi ngươi là Bắc Xuyên, có được không?
-- Triệu Kỳ
(*) Tính ra Kinh Hà là dòng sông chảy từ phía bắc xuống, Bắc Xuyên cũng có nghĩa là dòng sông phía Bắc: D
Bắc Xuyên:
Mùa xuân năm nay mưa nhiều, cỏ dùng để chăn nuôi phát triển tốt, bò dê đều được ăn no. Đoán là Man tộc sẽ bớt tiến vào lãnh thổ ta cướp bóc hơn, bách tính Cam Châu cũng có thể thả lỏng phục hồi.
Một ngày sau cơn mưa, ta và vài người bạn đi cưỡi ngựa du xuân.
Không biết đã đi bao xa, đến tận tường biên.
Ngẩng đầu là bầu trời xanh thẳm, thảo nguyên nối liền bất tận tưởng như cắt ngang với đường chân trời, đám bò dê này giống như hoạ tiết điểm xuyết cho những đám mây. Gió thổi qua, hoa dại không biết tên trên thảo nguyên sẽ theo gió mà nghiêng đi, trông thật giống một tấm sa mỏng trải bên trên mảnh đất rộng lớn này.
Mọi người đều phải cảm thản trước một khung cảnh như vậy.
Mà ta chỉ muốn đưa ngươi đến đây xem thử.
-- Triệu Kỳ.
Bắc Xuyên:
Gần đây viết thư hơi ít, xin lỗi ngươi.
Biên cảnh Ngoã Lạt xảy ra xung đột, rất nhiều người chết, phụ thân ta mang theo thân binh của Vương phủ và vài người huynh đệ đi biên thành trợ giúp đại quân Cam Túc, ta đã mười bảy rồi, được đi theo bọn họ.
Lần đầu tiên ta ở trên chiến trường treo cổ địch nhân.
Phụ thân hỏi ta có sợ không. Ta nói không sợ.
Thật ra ta rất kinh hoảng.
Hoá ra máu của người Tác-ta cũng là màu đỏ.
Bắc Xuyên, nếu lúc đó có ngươi ở bên cạnh thì tốt quá.
-- Triệu Kỳ.
.....
.....
Bắc Xuyên:
Tổ phụ mất, phụ thân kế nhiệm trở thành Phúc Vương.
Người từ Kinh thành đến tuyên chỉ lại không phải ngươi.
Trong lễ tang có người thì thầm bên tai ta, nói là chúc mừng ta trở thành thế tử.
Kẻ này thật kỳ quái, tổ phụ của ta vừa mất, bi thương cùng cực, hắn lại chúc mừng ta.
Ta đánh hắn một trận.
Phụ thân quở trách ta.
-- Triệu Kỳ
.....
.....
Bắc Xuyên:
Hôm nay đón sinh thần hai mươi tuổi, làm gia quan lễ(*). Người thân bạn bè đều đến chúc mừng, chỉ không có ngươi, rất hụt hẫng.
(*) lễ đội mũ cho nam tử khi đến 20 tuổi, biểu thị người đó đã trưởng thành, đối với Triệu Kỳ còn là phương thức tuyên bố người kế nhiệm tương lai
<Lễ Ký>(*) có viết: Quan nhi tự chi, thành nhân chi đạo dã(**).
(*) ghi chép về lễ nghi
(**) sau khi làm lễ đội mũ, bởi vì đã là người trưởng thành rồi nên phải xưng tên tự chứ không xưng danh với người cũng đã trải qua lễ trưởng thành
Ngươi đừng coi ta là tiểu hài tử nữa.
Tên tự của ta là Khiếu Lâm(*).
(*) nếu không nhầm thì nghĩa là "rừng rú", rú trong "gào rú" chứ không phải "rú" nghĩa tiếng Nôm cũng là "rừng" trong từ ghép "rừng rú" của tiếng Việt nha
-- Khiếu Lâm
Bắc Xuyên:
Cỏ ở Cam Châu lại xanh rì rồi, hoa dại nở khắp các triền núi, hồ dương đâm chồi mới.
(*) cây hồ dương về mùa đông lá chuyển sang vàng giống với cây rẻ quạt (ngân hạnh), đẹp lắm mọi người có thể search xem thử ^^
Khi nào ngươi mới đến thăm ta?
-- Khiếu Lâm
*
Ta đóng lại bức thư cuối cùng của Triệu Kỳ, ném vào rương đựng thư -- Trong bảy năm này, hắn viết cho ta nhiều không đếm xuể, ban đầu là ba ngày một bức, sau là bảy ngày một bức, sau nữa là nửa tháng, rồi một tháng một bức.
Ta tưởng rằng hắn rồi cũng sẽ chán, bất tri bất giác thế mà đã qua bảy năm.
Bảy năm này, hắn không quay lại Kinh thành.
Ta cũng không gặp lại hắn.
Từ khi nhập cung cho đến giờ, ta chưa từng có suy nghĩ sẽ rời đi, nhưng mà Cam Châu trong lời miêu tả của hắn sinh động như hiển hiện ngay trước mắt. Cũng không biết từ khi nào, ta đã sinh ra mong ước được đi xem thử.
Suy nghĩ này một khi thành hình thì trở thành một cái rễ trong lòng, lặng lẽ sinh trưởng, chờ đến khi ta kinh ngạc phát hiện ra, đã không có cách nào loại trừ tận gốc.
Sau khi Triệu Kỳ rời kinh, nhóm người của cha nuôi cũng ra biển lần thứ tư, đi liền bảy năm, ngày hôm nay rốt cuộc trở về.
Ta giao toàn bộ những việc lặt vặt còn lại trong cung cho Ngọc Kỳ, những chuyện lớn trên triều thì nhờ cậy cả vào cha nuôi, lại quỳ ở Dưỡng Tâm Điện thỉnh cầu được tiếp nhận vị trí Ngự Sử giám quân đi Cam Châu.
Đến hôm nay, mọi thứ đều đã ổn thoả đâu vào đấy.
Ta đặt con dấu của Ti Lễ Giám vào tay cha nuôi, y cười hỏi ta: "Gấp thế cơ à?"
Bị y nói trúng tim đen, ta ít nhiều có hơi mất tự nhiên.
Y vỗ vỗ vai ta: "Từ nhỏ con chưa từng rời khỏi Thuận Thiên phủ, ngay cả Hoàng thành cũng hiếm khi bước chân ra, lâu như vậy rồi, cũng nên ra ngoài nhìn một cái. Yên tâm đi, trước khi con về, ta vẫn sẽ ở tại Kinh thành."
"Nhưng phía Hoàng Thượng..."
"Có ta ở đây." Y nói.
Hứa hẹn của y chính là lời cam kết đáng tin cậy nhất, ta thở dài hành lễ, sau đó rời khỏi Thính Đào Cư.
Trên đường hồi cung.
Ý thức được mình thật sự sắp lên đường rồi, nội tâm bình tĩnh của ta thoáng chốc tràn ra vui sướng, giống như cuối cùng cũng đào xong một cái giếng, vui vẻ như nước dưới ngầm ầm ầm trào lên, khiến ta chìm đắm trong đó.
Ta lấy một cây bút lông từ trong hộc tủ ra, muốn viết hồi âm cho Triệu Kỳ, suy tư một lát, dường như có ngàn lời muốn nói, kết quả lại chỉ viết ra một câu đơn giản.
Khiếu Lâm:
Ít ngày nữa ta sẽ đến Cam Châu.
-- Bắc Xuyên
Hình như Ngọc Tuyền đang hỏi ta muốn mang theo cái gì.
Ta không nghe rõ.
Thời khắc này trái tim ta đã sớm vượt ra khỏi bức tường cao, bay về biên cương đại mạc, lạc ở Cam Châu mất rồi.
Mang đi nơi khác không xin phép không sao nhưng vui lòng ghi rõ tên dịch giả hoặc dẫn link. Đây là sự tôn trọng tối thiểu bạn nên làm dành cho dịch giả. CP88 xin chân thành cám ơn!
***
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Mấy ngày này ta đang đợi xếp hàng để ra khỏi Quảng Xương, tiến vào Đại Đồng phủ. Bên này vẫn còn lạnh, tuyết chưa tan, đất vừa rắn vừa cứng, không có cách nào trồng hoa màu, lương thực dự trữ từ mùa thu cho đến lúc này đã không còn lại bao nhiêu, chính là thời kỳ dễ đói kém. May là Đại Đồng sớm mở giao thương, từ năm ngoài đã bắt đầu có một ít trao đổi buôn bán với Tác-ta bên kia.
Ta nghe người địa phương nói, nếu như bách tính bình thường làm buôn bán nhỏ thì quan phủ sẽ không thu thuế, còn nếu mở cửa hàng thì cũng chỉ cần báo lên thân tịch là có thể đăng ký vào danh sách, có quan phủ đảm bảo cho. Thế nên bách tính vừa trồng trọt vừa làm buôn bán nhr. Thời kỳ dễ đói kém này cũng không cần âu lo không có cái ăn.
Ta nghe quan tiếp đón địa phương nói, pháp lệnh này bắt đầu được thi hành từ mười năm trước. Chỉ là không có ai biết đây chính là công tích của Phó tiên sinh chưởng ấn.
Hy vọng bách tính Cam Châu cũng sẽ có một ngày có được niềm vui đó, trải qua những ngày bình yên giống thế.
Ngoài ra, càng cách xa Kinh thành, càng nhớ nhung ngươi. Hẳn bởi vì Kính là sông, Kỳ là núi. Sông núi sao có thể tách rời?
Đúng không?
-- Triệu Kỳ
(*) Cam Châu là tên một châu thời cổ đại của TQ (trước khi sửa thì có tên là Tây Lương Châu), hiện là một quận thuộc địa cấp thị của tỉnh Cam Túc.
Ở Cam Túc có một dòng sông rất dài chảy qua tên là Kinh Hà 泾河 (Kinh Hà nghĩa là sông Kinh, là phụ lưu lớn nhất của sông Hoàng Hà, dài 455,1 km), chữ 泾 này chính là tên của Phương Kính (vì phiên Hán Việt có cả Kinh và Kính nên Bát gọi Phương Kính cho thuận tai hì). Ngoài ra ai fan Tam Quốc chắc sẽ biết trận chiến Kỳ Sơn, hay là "Lục xuất Kỳ Sơn" của Chư Cát Lượng, địa điểm trận chiến là ở một vùng núi phụ cận Cam Túc, vậy nên thời cổ đại hẳn cũng có một dãy núi hoặc ngọn núi tên Kỳ Sơn (núi Kỳ)
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Vào Thiểm Tây rồi.
Đi qua Tây An phủ, nghe nói nơi này có rất nhiều món ngon, đoàn người bèn dừng chân ở đây một ngày. Đúng là ngon thật, chỉ là phần ăn quá lớn, một bát canh thịt dê đủ cho hai ba người ăn.
Nơi này cái gì cũng tốt, chỉ có điều hơi ít ghế, mọi người đều thích ngồi xổm ăn cơm, ăn xong nửa bát canh dê, chân ta cũng tê rần.
Còn nghe cả kịch, đinh tai nhức óc.
Người nơi này khoẻ mạnh hiếu khách, nghe nói chúng ta từ Cam Châu đến, dịch quán ở trạm dịch nhất nhất muốn kéo mấy người thị vệ của ta đi đấu vật, ta cũng muốn đi, nhưng bọn họ không dám đấu với ta, ta bèn giả dạng thành một tiểu binh đi báo danh.
Ừm... Thua rồi.
-- Triệu Kỳ
Thân gửi Phương chưởng ấn.
Đã viết liền mấy phong thư, đều không nhận được hồi âm của ngươi.
Có thể là do đường xá xóc nảy, từ trạm dịch chạy về đến Kinh thành đánh rơi mất thư cũng không phải điều ngạc nhiên.
Ta về đến Cam Châu rồi, trên đường đi rồi lại dừng, vậy mà tiêu tốn hết ba tháng trời, lúc này tuyết ở Cam Châu đã tan, hắc mai biển đã ra nụ hoa, hồ dương cũng đã đâm chồi mới.
Nói ngươi nghe một chuyện, trên đường đi ta đã đón sinh nhật mười sáu tuổi, đã lớn hơn một tuổi rồi.
Cảm giác được về nhà thật tốt.
Ngoài ra, trước khi rời Kinh thành ta đã hỏi Phó tiên sinh tên tự của ngươi là gì, Phó tiên sinh nói tên tự của ngươi là Bắc Xuyên.
Từ giờ ta gọi ngươi là Bắc Xuyên, có được không?
-- Triệu Kỳ
(*) Tính ra Kinh Hà là dòng sông chảy từ phía bắc xuống, Bắc Xuyên cũng có nghĩa là dòng sông phía Bắc: D
Bắc Xuyên:
Mùa xuân năm nay mưa nhiều, cỏ dùng để chăn nuôi phát triển tốt, bò dê đều được ăn no. Đoán là Man tộc sẽ bớt tiến vào lãnh thổ ta cướp bóc hơn, bách tính Cam Châu cũng có thể thả lỏng phục hồi.
Một ngày sau cơn mưa, ta và vài người bạn đi cưỡi ngựa du xuân.
Không biết đã đi bao xa, đến tận tường biên.
Ngẩng đầu là bầu trời xanh thẳm, thảo nguyên nối liền bất tận tưởng như cắt ngang với đường chân trời, đám bò dê này giống như hoạ tiết điểm xuyết cho những đám mây. Gió thổi qua, hoa dại không biết tên trên thảo nguyên sẽ theo gió mà nghiêng đi, trông thật giống một tấm sa mỏng trải bên trên mảnh đất rộng lớn này.
Mọi người đều phải cảm thản trước một khung cảnh như vậy.
Mà ta chỉ muốn đưa ngươi đến đây xem thử.
-- Triệu Kỳ.
Bắc Xuyên:
Gần đây viết thư hơi ít, xin lỗi ngươi.
Biên cảnh Ngoã Lạt xảy ra xung đột, rất nhiều người chết, phụ thân ta mang theo thân binh của Vương phủ và vài người huynh đệ đi biên thành trợ giúp đại quân Cam Túc, ta đã mười bảy rồi, được đi theo bọn họ.
Lần đầu tiên ta ở trên chiến trường treo cổ địch nhân.
Phụ thân hỏi ta có sợ không. Ta nói không sợ.
Thật ra ta rất kinh hoảng.
Hoá ra máu của người Tác-ta cũng là màu đỏ.
Bắc Xuyên, nếu lúc đó có ngươi ở bên cạnh thì tốt quá.
-- Triệu Kỳ.
.....
.....
Bắc Xuyên:
Tổ phụ mất, phụ thân kế nhiệm trở thành Phúc Vương.
Người từ Kinh thành đến tuyên chỉ lại không phải ngươi.
Trong lễ tang có người thì thầm bên tai ta, nói là chúc mừng ta trở thành thế tử.
Kẻ này thật kỳ quái, tổ phụ của ta vừa mất, bi thương cùng cực, hắn lại chúc mừng ta.
Ta đánh hắn một trận.
Phụ thân quở trách ta.
-- Triệu Kỳ
.....
.....
Bắc Xuyên:
Hôm nay đón sinh thần hai mươi tuổi, làm gia quan lễ(*). Người thân bạn bè đều đến chúc mừng, chỉ không có ngươi, rất hụt hẫng.
(*) lễ đội mũ cho nam tử khi đến 20 tuổi, biểu thị người đó đã trưởng thành, đối với Triệu Kỳ còn là phương thức tuyên bố người kế nhiệm tương lai
<Lễ Ký>(*) có viết: Quan nhi tự chi, thành nhân chi đạo dã(**).
(*) ghi chép về lễ nghi
(**) sau khi làm lễ đội mũ, bởi vì đã là người trưởng thành rồi nên phải xưng tên tự chứ không xưng danh với người cũng đã trải qua lễ trưởng thành
Ngươi đừng coi ta là tiểu hài tử nữa.
Tên tự của ta là Khiếu Lâm(*).
(*) nếu không nhầm thì nghĩa là "rừng rú", rú trong "gào rú" chứ không phải "rú" nghĩa tiếng Nôm cũng là "rừng" trong từ ghép "rừng rú" của tiếng Việt nha
-- Khiếu Lâm
Bắc Xuyên:
Cỏ ở Cam Châu lại xanh rì rồi, hoa dại nở khắp các triền núi, hồ dương đâm chồi mới.
(*) cây hồ dương về mùa đông lá chuyển sang vàng giống với cây rẻ quạt (ngân hạnh), đẹp lắm mọi người có thể search xem thử ^^
Khi nào ngươi mới đến thăm ta?
-- Khiếu Lâm
*
Ta đóng lại bức thư cuối cùng của Triệu Kỳ, ném vào rương đựng thư -- Trong bảy năm này, hắn viết cho ta nhiều không đếm xuể, ban đầu là ba ngày một bức, sau là bảy ngày một bức, sau nữa là nửa tháng, rồi một tháng một bức.
Ta tưởng rằng hắn rồi cũng sẽ chán, bất tri bất giác thế mà đã qua bảy năm.
Bảy năm này, hắn không quay lại Kinh thành.
Ta cũng không gặp lại hắn.
Từ khi nhập cung cho đến giờ, ta chưa từng có suy nghĩ sẽ rời đi, nhưng mà Cam Châu trong lời miêu tả của hắn sinh động như hiển hiện ngay trước mắt. Cũng không biết từ khi nào, ta đã sinh ra mong ước được đi xem thử.
Suy nghĩ này một khi thành hình thì trở thành một cái rễ trong lòng, lặng lẽ sinh trưởng, chờ đến khi ta kinh ngạc phát hiện ra, đã không có cách nào loại trừ tận gốc.
Sau khi Triệu Kỳ rời kinh, nhóm người của cha nuôi cũng ra biển lần thứ tư, đi liền bảy năm, ngày hôm nay rốt cuộc trở về.
Ta giao toàn bộ những việc lặt vặt còn lại trong cung cho Ngọc Kỳ, những chuyện lớn trên triều thì nhờ cậy cả vào cha nuôi, lại quỳ ở Dưỡng Tâm Điện thỉnh cầu được tiếp nhận vị trí Ngự Sử giám quân đi Cam Châu.
Đến hôm nay, mọi thứ đều đã ổn thoả đâu vào đấy.
Ta đặt con dấu của Ti Lễ Giám vào tay cha nuôi, y cười hỏi ta: "Gấp thế cơ à?"
Bị y nói trúng tim đen, ta ít nhiều có hơi mất tự nhiên.
Y vỗ vỗ vai ta: "Từ nhỏ con chưa từng rời khỏi Thuận Thiên phủ, ngay cả Hoàng thành cũng hiếm khi bước chân ra, lâu như vậy rồi, cũng nên ra ngoài nhìn một cái. Yên tâm đi, trước khi con về, ta vẫn sẽ ở tại Kinh thành."
"Nhưng phía Hoàng Thượng..."
"Có ta ở đây." Y nói.
Hứa hẹn của y chính là lời cam kết đáng tin cậy nhất, ta thở dài hành lễ, sau đó rời khỏi Thính Đào Cư.
Trên đường hồi cung.
Ý thức được mình thật sự sắp lên đường rồi, nội tâm bình tĩnh của ta thoáng chốc tràn ra vui sướng, giống như cuối cùng cũng đào xong một cái giếng, vui vẻ như nước dưới ngầm ầm ầm trào lên, khiến ta chìm đắm trong đó.
Ta lấy một cây bút lông từ trong hộc tủ ra, muốn viết hồi âm cho Triệu Kỳ, suy tư một lát, dường như có ngàn lời muốn nói, kết quả lại chỉ viết ra một câu đơn giản.
Khiếu Lâm:
Ít ngày nữa ta sẽ đến Cam Châu.
-- Bắc Xuyên
Hình như Ngọc Tuyền đang hỏi ta muốn mang theo cái gì.
Ta không nghe rõ.
Thời khắc này trái tim ta đã sớm vượt ra khỏi bức tường cao, bay về biên cương đại mạc, lạc ở Cam Châu mất rồi.