Chương : 19
Trường An!
Hai chữ này có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, nhất là Trường An ở thời kỳ Đại Đường, lại càng như vậy. Trường An ở Đại Đường là thành phố lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới đạt tới trăm vạn nhân khẩu. Dân cư trong nội thành ngoại trừ cư dân, hoàng tộc, quan lại quyền quý, binh sĩ, nô bộc tạp dịch, phật đạo tăng ni, dân tộc thiểu số ra thì tổng số thương nhân ngoại quốc, sứ giả, du học sinh, du học tăng không dưới ba vạn người.
Lúc ấy có hơn 300 khu vực, quốc gia đến Trường An giao dịch. Khoa học kỹ thuật, văn hóa, chế độ chính trị, ẩm thực, tục lệ… của Đại Đường đều là từ Trường An truyền bá đến các nơi trên thế giới. Mặt khác, văn hóa phương tây thông qua hấp thụ của thành Trường An, sau khi sáng tạo, cải biến lại được truyền đến các quốc gia và khu vực xung quanh như Nhật Bản, Triều Tiên, My-an-ma. Lúc đó Trường An là nơi tập trung buôn bán, trao đổi văn hóa của phương đông với phương tây, cũng là thành phố quốc tế lớn nhất thế giới. Điều này đủ khiến cho bất cứ con dân Hoa Hạ nào cũng cảm thấy vinh dự.
Hôm nay là ngày nghỉ ngơi hiếm có của Hoằng Văn quán, Đỗ Hà cũng không ở trong phủ Thái Quốc Công luyện võ, mà dự định đi tham quan Trường An đồ sộ, Đại Đường hùng phong.
Đỗ Hà thích thú đi trên những con đường phồn hoa của Trường An, ngắm nghía cảnh trí xung quanh. Đây có lẽ là lần đầu tiên hắn nghiêm túc quan sát phong thái của Đại Đường, nhìn mọi người đi lại trên đường phố, âm thầm cảm khái, không hổ là thành phố lớn nhất thế giới, phong phạm của thượng quốc thiên triều được thể hiện rõ ràng về quy mô, quy hoạch, đồng thời cũng làm cho Đỗ Hà cảm thấy tự hào vì đất nước Trung Quốc.
Đường đi theo lối bàn cờ được mở thẳng tắp. Đường đi trong thành Trường An đều được xếp đặt theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, vuông góc với nhau, thẳng tắp cân đối, thoải mái rộng rãi. Có 11 con đường dọc theo hướng Nam Bắc, 14 con đường ngang theo hướng Đông Tây, những con đường này cắt vòng ngoài của thành Trường An thành 109 phường hình chữ nhật và hai chợ, mỗi chợ chiếm cứ hai phường.
Hai bên đường đi khắp thành đều có rãnh mương thoát nước, cũng trồng hòe du, cây xanh râm mát, bộ mặt thành phố vô cùng đồ sộ. Trong thành còn có bốn kênh rãnh cung cấp nước dùng cho sinh hoạt và môi trường. Trong thơ gửi cho Trương Tịch, Bạch Cư Dị đã từng viết: “Xa xôi thanh hòe phố, tương khứ phường” chính là phản ánh cảnh trí này.
Chợ theo kiểu tập trung và phường theo kiểu phong bế. Kết cấu của phường là theo dạng phong bế, tất cả các phường đều có tường vây, cửa mở. Ngoại trừ Hoàng thành và 36 phường phía nam chỉ mở hai cửa Đông Tây và hai đường lớn Đông Tây thì tất cả các phường còn lại đều mở bốn cửa Đông Tây Nam Bắc, đều có một đường Đông Tây, một đường Nam Bắc, tạo thành đường chữ thập. Bốn mặt hai chợ phía Đông Tây đều có hai cửa, hai đường Đông Tây, hai đường Nam Bắc, tạo thành đường hình chữ “Tỉnh”, phân chợ thành chín khối hình vuông. Bốn mặt mỗi khối đều nằm sát đường, cửa hàng cửa tiệm được bố trí xung quanh mỗi khối, các cửa hàng cùng một ngành nghề tập trung ở cùng một khu vực, gọi là khu. Chợ phía đông có 220 khu, chợ phía tây cũng giống như chợ phía đông. Chợ phía tây là nơi tập trung buôn bán của thành Trường An, cũng là trung tâm hoạt động kinh tế của thành Trường An.
Lúc này Đỗ Hà đang đứng ở chợ phía Tây. Hắn cưỡi một con ngựa, chậm rãi bước đi trên con đường, trên trán toát mồ hôi lạnh, nhưng trong lòng không ngừng kêu khổ. Trước kia hắn vẫn ca ngợi Trường An phồn hoa, hiện giờ lại đang thầm mắng trong lòng. Khốn khiếp, Trường An này rút cuộc là rộng lớn như thế nào!
Hắn lau mồ hôi trên trán, không ngừng hối hận. Hôm nay khi xuất hành, mẫu thân Chương Thị liên tục muốn hắn dẫn theo mấy hộ vệ. Đỗ Hà khinh thường, thầm nghĩ:
- Ta đường đường là đạo soái, còn cần người khác bảo hộ?
Trên đường đi mặc dù Đỗ Hà chưa gặp nguy hiểm gì, nhưng lại bi ai phát hiện mình bị lạc đường. Đỗ Hà thân là đạo tặc, tuyệt đối không phải dân mù đường, cho dù đối mặt với mê cung khó thế nào, đường đi khó nhớ thế nào, cũng không làm khó được hắn. Đỗ Hà vẫn cho rằng, người duy nhất không thể lạc đường trong thiên hạ chỉ có mình. Nhưng hôm nay hắn lại lạc đường, vì Trường An này thật sự quá lớn. Hắn đi tới đi lui, nhưng vẫn không gặp con đường nào quen thuộc.
Nhìn mặt trời đã nhô lên cao, sờ cái bụng đang reo ầm ầm kháng nghị, Đỗ Hà thầm thở dài, hắn đã quanh quẩn ở chợ phía Tây suốt nửa canh giờ, nhưng vẫn không thể ra khỏi chợ, Đại Đường phồn hoa, không phải bàn cãi. Bên cạnh vừa vặn có một quán rượu to lớn, mùi rượu thịt từ trong tửu lâu truyền ra ngào ngạt, tiếng dao đầu bếp, tiếng quát, tiếng thực khách gọi món….ồn ào vang lên.
Phía trên quán rượu có treo một tấm biển hiệu màu vàng rực rỡ, trên tấm biển có khắc chữ “Nghênh Tân lâu” cổ xưa. Ba chữ “Nghênh Tân lâu” được viết theo thể chữ Đỗ, thật sự khiến Đỗ Hà cảm thấy tự hào. Tiến vào quán rượu, tiểu nhị rất nhiệt tình đi tới, đưa tay dắt ngựa đến chuồng ngựa.
Bên trong tiệm buôn bán tương đối náo nhiệt, cửa tiệm chia thành bốn tầng. Tầng một dành cho người buôn bán nhỏ, thương nhân vân du bốn phương nghỉ lại, tầng hai là nơi cho võ phu tiểu giáo kết giao bạn bè, tầng ba dành cho văn sĩ tiếp khách bàn luận, tầng bốn là phòng riêng, toàn bộ quán rượu phân chia ngay ngắn trật tự. Nhìn thấy trang phục của Đỗ Hà, tiểu nhị quán rượu định đưa hắn lên tầng hai, nhưng Đỗ Hà lại lắc đầu cự tuyệt, tìm một chỗ trống ở tầng một ngồi xuống.
Mặc dù tầng hai và tầng ba rất yên tĩnh, nhưng hắn lại không thích. Ở tầng một có thể nghe được đại sự thiên hạ, chuyện lạ các nơi từ miệng đủ loại người, đối với Đỗ Hà mà nói còn thú vị hơn. Đỗ Hà gọi một bầu rượu, kêu tiểu nhị làm mấy món ăn, vừa uống vừa nghe thiên hạ nói chuyện. Thương nhân bốn phương ai cũng tán thưởng Đại Đường phồn vinh. Nhưng lại có một ngoại lệ, một người mặc y phục nói:
- Mặc dù Đại Đường ta thật sự phú cường, chính trị cũng thật sự thanh minh, nhưng thế gia cấu kết với quan phủ, hung hăng ngang ngược cũng là sự thật. Khi ở Lợi Châu ta đã gặp phải một chuyện khiến cho người ta oán giận. Võ Sĩ Hoạch là một trong những khai quốc nguyên thần của Đại Đường ta, đứng hàng nhị đẳng “Huân hiệu công thần Thái Nguyên Nguyên Mưu ”, là một trong những vị đại thần được Võ Đức hoàng đế tín nhiệm nhất, có một thê tử một thiếp, năm nhi nữ. Thê tử sinh hai nhi nữ, thiếp sinh ba nhi nữ. Một năm trước Võ Sĩ Hoạch ốm chết, gia tài đều do trưởng tử Võ Nguyên Khánh thứ tử Võ Nguyên Sảng kế nhiệm. Hai tên hỗn trướng này, không để ý thân tình, cấu kết với quan phủ địa phương, làm mọi cách ngược đãi thê nữ còn sót lại của Võ Sĩ Hoạch, thật sự đáng hận.
Chính trị Đại Đường thanh minh, dân chúng thương thảo quốc sự không luận tội. Cho nên thương nhân cũng không sợ, nói ra mà lòng đầy căm phẫn, người trong tiệm nghe xong cũng cảm thấy bất công cho bốn người kia.
Xác thực, Đại Đường phồn hoa, nhưng bất cứ triều đại nào cũng không tránh được có tham quan nịnh thần tồn tại, có một số việc, hoàng đế ở trên cao, có muốn quản cũng không quản được.
Đỗ Hà cũng thầm tức giận, nhưng nghĩ lại, lại nở nụ cười. Con gái thứ hai của Võ Sĩ Hoạch không phải là Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc sao? Ngược đãi Võ Tắc Thiên, tương lai sau này Võ Nguyên Khánh, Võ Nguyên Sảng tha hồ lãnh đủ. Đỗ Hà vừa ăn vừa lắng nghe, bỗng nhiên có một người tiến tới trước bàn Đỗ Hà, cúi người xuống nói:
- Đỗ công tử, đại nhân nhà ta mời ngài lên trên nói chuyện.
Đỗ Hà ngẩng đầu nhìn người vừa tới, thần sắc khẽ run rẩy, thầm than đúng là một đại hán tốt. Người này khoảng ngoài năm mươi, mặc áo vải bào màu xám, mày rậm mắt to, mũi cao rộng, khuôn mặt chữ quốc vuông vức, rất có khí khái.
Đỗ Hà chú ý tới hai tay của hắn, hai bàn tay vừa thô vừa to, trên tay đầy vết chai, bên hông đeo một thanh đại đao. Chỉ có điều thanh đại đao này không phải loại dùng để trang trí, mà là loại dao bầu dày lưng chuyên dùng để giết địch. Hắn đứng ở đó, thân hình thẳng tắp, giống như một gốc cây tùng bách, võ nghệ của người này, chỉ sợ cao thâm khó lường!
Một tên hộ vệ còn như vậy, nhân vật đứng sau lưng hắn, địa vị đương nhiên không tầm thường.
- Được!
Đỗ Hà bình thản mỉm cười, cầm chén rượu, bầu rượu theo sát phía sau.
Hai chữ này có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, nhất là Trường An ở thời kỳ Đại Đường, lại càng như vậy. Trường An ở Đại Đường là thành phố lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới đạt tới trăm vạn nhân khẩu. Dân cư trong nội thành ngoại trừ cư dân, hoàng tộc, quan lại quyền quý, binh sĩ, nô bộc tạp dịch, phật đạo tăng ni, dân tộc thiểu số ra thì tổng số thương nhân ngoại quốc, sứ giả, du học sinh, du học tăng không dưới ba vạn người.
Lúc ấy có hơn 300 khu vực, quốc gia đến Trường An giao dịch. Khoa học kỹ thuật, văn hóa, chế độ chính trị, ẩm thực, tục lệ… của Đại Đường đều là từ Trường An truyền bá đến các nơi trên thế giới. Mặt khác, văn hóa phương tây thông qua hấp thụ của thành Trường An, sau khi sáng tạo, cải biến lại được truyền đến các quốc gia và khu vực xung quanh như Nhật Bản, Triều Tiên, My-an-ma. Lúc đó Trường An là nơi tập trung buôn bán, trao đổi văn hóa của phương đông với phương tây, cũng là thành phố quốc tế lớn nhất thế giới. Điều này đủ khiến cho bất cứ con dân Hoa Hạ nào cũng cảm thấy vinh dự.
Hôm nay là ngày nghỉ ngơi hiếm có của Hoằng Văn quán, Đỗ Hà cũng không ở trong phủ Thái Quốc Công luyện võ, mà dự định đi tham quan Trường An đồ sộ, Đại Đường hùng phong.
Đỗ Hà thích thú đi trên những con đường phồn hoa của Trường An, ngắm nghía cảnh trí xung quanh. Đây có lẽ là lần đầu tiên hắn nghiêm túc quan sát phong thái của Đại Đường, nhìn mọi người đi lại trên đường phố, âm thầm cảm khái, không hổ là thành phố lớn nhất thế giới, phong phạm của thượng quốc thiên triều được thể hiện rõ ràng về quy mô, quy hoạch, đồng thời cũng làm cho Đỗ Hà cảm thấy tự hào vì đất nước Trung Quốc.
Đường đi theo lối bàn cờ được mở thẳng tắp. Đường đi trong thành Trường An đều được xếp đặt theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, vuông góc với nhau, thẳng tắp cân đối, thoải mái rộng rãi. Có 11 con đường dọc theo hướng Nam Bắc, 14 con đường ngang theo hướng Đông Tây, những con đường này cắt vòng ngoài của thành Trường An thành 109 phường hình chữ nhật và hai chợ, mỗi chợ chiếm cứ hai phường.
Hai bên đường đi khắp thành đều có rãnh mương thoát nước, cũng trồng hòe du, cây xanh râm mát, bộ mặt thành phố vô cùng đồ sộ. Trong thành còn có bốn kênh rãnh cung cấp nước dùng cho sinh hoạt và môi trường. Trong thơ gửi cho Trương Tịch, Bạch Cư Dị đã từng viết: “Xa xôi thanh hòe phố, tương khứ phường” chính là phản ánh cảnh trí này.
Chợ theo kiểu tập trung và phường theo kiểu phong bế. Kết cấu của phường là theo dạng phong bế, tất cả các phường đều có tường vây, cửa mở. Ngoại trừ Hoàng thành và 36 phường phía nam chỉ mở hai cửa Đông Tây và hai đường lớn Đông Tây thì tất cả các phường còn lại đều mở bốn cửa Đông Tây Nam Bắc, đều có một đường Đông Tây, một đường Nam Bắc, tạo thành đường chữ thập. Bốn mặt hai chợ phía Đông Tây đều có hai cửa, hai đường Đông Tây, hai đường Nam Bắc, tạo thành đường hình chữ “Tỉnh”, phân chợ thành chín khối hình vuông. Bốn mặt mỗi khối đều nằm sát đường, cửa hàng cửa tiệm được bố trí xung quanh mỗi khối, các cửa hàng cùng một ngành nghề tập trung ở cùng một khu vực, gọi là khu. Chợ phía đông có 220 khu, chợ phía tây cũng giống như chợ phía đông. Chợ phía tây là nơi tập trung buôn bán của thành Trường An, cũng là trung tâm hoạt động kinh tế của thành Trường An.
Lúc này Đỗ Hà đang đứng ở chợ phía Tây. Hắn cưỡi một con ngựa, chậm rãi bước đi trên con đường, trên trán toát mồ hôi lạnh, nhưng trong lòng không ngừng kêu khổ. Trước kia hắn vẫn ca ngợi Trường An phồn hoa, hiện giờ lại đang thầm mắng trong lòng. Khốn khiếp, Trường An này rút cuộc là rộng lớn như thế nào!
Hắn lau mồ hôi trên trán, không ngừng hối hận. Hôm nay khi xuất hành, mẫu thân Chương Thị liên tục muốn hắn dẫn theo mấy hộ vệ. Đỗ Hà khinh thường, thầm nghĩ:
- Ta đường đường là đạo soái, còn cần người khác bảo hộ?
Trên đường đi mặc dù Đỗ Hà chưa gặp nguy hiểm gì, nhưng lại bi ai phát hiện mình bị lạc đường. Đỗ Hà thân là đạo tặc, tuyệt đối không phải dân mù đường, cho dù đối mặt với mê cung khó thế nào, đường đi khó nhớ thế nào, cũng không làm khó được hắn. Đỗ Hà vẫn cho rằng, người duy nhất không thể lạc đường trong thiên hạ chỉ có mình. Nhưng hôm nay hắn lại lạc đường, vì Trường An này thật sự quá lớn. Hắn đi tới đi lui, nhưng vẫn không gặp con đường nào quen thuộc.
Nhìn mặt trời đã nhô lên cao, sờ cái bụng đang reo ầm ầm kháng nghị, Đỗ Hà thầm thở dài, hắn đã quanh quẩn ở chợ phía Tây suốt nửa canh giờ, nhưng vẫn không thể ra khỏi chợ, Đại Đường phồn hoa, không phải bàn cãi. Bên cạnh vừa vặn có một quán rượu to lớn, mùi rượu thịt từ trong tửu lâu truyền ra ngào ngạt, tiếng dao đầu bếp, tiếng quát, tiếng thực khách gọi món….ồn ào vang lên.
Phía trên quán rượu có treo một tấm biển hiệu màu vàng rực rỡ, trên tấm biển có khắc chữ “Nghênh Tân lâu” cổ xưa. Ba chữ “Nghênh Tân lâu” được viết theo thể chữ Đỗ, thật sự khiến Đỗ Hà cảm thấy tự hào. Tiến vào quán rượu, tiểu nhị rất nhiệt tình đi tới, đưa tay dắt ngựa đến chuồng ngựa.
Bên trong tiệm buôn bán tương đối náo nhiệt, cửa tiệm chia thành bốn tầng. Tầng một dành cho người buôn bán nhỏ, thương nhân vân du bốn phương nghỉ lại, tầng hai là nơi cho võ phu tiểu giáo kết giao bạn bè, tầng ba dành cho văn sĩ tiếp khách bàn luận, tầng bốn là phòng riêng, toàn bộ quán rượu phân chia ngay ngắn trật tự. Nhìn thấy trang phục của Đỗ Hà, tiểu nhị quán rượu định đưa hắn lên tầng hai, nhưng Đỗ Hà lại lắc đầu cự tuyệt, tìm một chỗ trống ở tầng một ngồi xuống.
Mặc dù tầng hai và tầng ba rất yên tĩnh, nhưng hắn lại không thích. Ở tầng một có thể nghe được đại sự thiên hạ, chuyện lạ các nơi từ miệng đủ loại người, đối với Đỗ Hà mà nói còn thú vị hơn. Đỗ Hà gọi một bầu rượu, kêu tiểu nhị làm mấy món ăn, vừa uống vừa nghe thiên hạ nói chuyện. Thương nhân bốn phương ai cũng tán thưởng Đại Đường phồn vinh. Nhưng lại có một ngoại lệ, một người mặc y phục nói:
- Mặc dù Đại Đường ta thật sự phú cường, chính trị cũng thật sự thanh minh, nhưng thế gia cấu kết với quan phủ, hung hăng ngang ngược cũng là sự thật. Khi ở Lợi Châu ta đã gặp phải một chuyện khiến cho người ta oán giận. Võ Sĩ Hoạch là một trong những khai quốc nguyên thần của Đại Đường ta, đứng hàng nhị đẳng “Huân hiệu công thần Thái Nguyên Nguyên Mưu ”, là một trong những vị đại thần được Võ Đức hoàng đế tín nhiệm nhất, có một thê tử một thiếp, năm nhi nữ. Thê tử sinh hai nhi nữ, thiếp sinh ba nhi nữ. Một năm trước Võ Sĩ Hoạch ốm chết, gia tài đều do trưởng tử Võ Nguyên Khánh thứ tử Võ Nguyên Sảng kế nhiệm. Hai tên hỗn trướng này, không để ý thân tình, cấu kết với quan phủ địa phương, làm mọi cách ngược đãi thê nữ còn sót lại của Võ Sĩ Hoạch, thật sự đáng hận.
Chính trị Đại Đường thanh minh, dân chúng thương thảo quốc sự không luận tội. Cho nên thương nhân cũng không sợ, nói ra mà lòng đầy căm phẫn, người trong tiệm nghe xong cũng cảm thấy bất công cho bốn người kia.
Xác thực, Đại Đường phồn hoa, nhưng bất cứ triều đại nào cũng không tránh được có tham quan nịnh thần tồn tại, có một số việc, hoàng đế ở trên cao, có muốn quản cũng không quản được.
Đỗ Hà cũng thầm tức giận, nhưng nghĩ lại, lại nở nụ cười. Con gái thứ hai của Võ Sĩ Hoạch không phải là Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc sao? Ngược đãi Võ Tắc Thiên, tương lai sau này Võ Nguyên Khánh, Võ Nguyên Sảng tha hồ lãnh đủ. Đỗ Hà vừa ăn vừa lắng nghe, bỗng nhiên có một người tiến tới trước bàn Đỗ Hà, cúi người xuống nói:
- Đỗ công tử, đại nhân nhà ta mời ngài lên trên nói chuyện.
Đỗ Hà ngẩng đầu nhìn người vừa tới, thần sắc khẽ run rẩy, thầm than đúng là một đại hán tốt. Người này khoảng ngoài năm mươi, mặc áo vải bào màu xám, mày rậm mắt to, mũi cao rộng, khuôn mặt chữ quốc vuông vức, rất có khí khái.
Đỗ Hà chú ý tới hai tay của hắn, hai bàn tay vừa thô vừa to, trên tay đầy vết chai, bên hông đeo một thanh đại đao. Chỉ có điều thanh đại đao này không phải loại dùng để trang trí, mà là loại dao bầu dày lưng chuyên dùng để giết địch. Hắn đứng ở đó, thân hình thẳng tắp, giống như một gốc cây tùng bách, võ nghệ của người này, chỉ sợ cao thâm khó lường!
Một tên hộ vệ còn như vậy, nhân vật đứng sau lưng hắn, địa vị đương nhiên không tầm thường.
- Được!
Đỗ Hà bình thản mỉm cười, cầm chén rượu, bầu rượu theo sát phía sau.