Chương : 19
Đêm Trắng
Con tàu thủy chở khách cũ kỹ nhổ neo rời bến Voznesenie chạy ra hồ Onega.
Chung quanh là đêm trắng mênh mông. Lần đầu tiên tôi được thấy một đêm như thế không phải trên dòng Neva và những cung điện Leningrađ, mà ở giữa những miền rừng vô tận và những hồ của phương Bắc.
Mặt trăng thấp và tái mét treo lơ lửng đàng đông. Trăng không tỏa sáng.
Những đợt sóng từ mạn tàu lặng lẽ chạy ra xa, làm đung đưa những khúc rễ thông. Trên bờ, chắc hẳn trong một nghĩa trang cổ xưa nào đó, người gác đêm điểm canh trên gác chuông mười hai tiếng. Và mặc dầu từ đây đến bờ còn xa, tiếng chuông nọ vẫn bay tới chúng tôi, bay qua tàu và lướt trên mặt nước phẳng lặng đi mãi vào nơi tranh tối tranh sáng trong suốt, nơi lơ lửng trăng treo.
Tôi không biết nên gọi cái ánh sáng mệt mỏi của đêm trắng như thế nào? Bí ẩn? Hay huyền ảo?
Bao giờ cũng vậy, tôi có cảm giác rằng sở dĩ có được những đêm như thế là nhờ ở lòng hào hiệp vô cùng rộng rãi của thiên nhiên - trong những đêm ấy có biết bao nhiêu là không khí mờ tỏ và ánh lấp lánh trong suốt của bạc và của trang kim.
Con người không thể đành lòng khi biết rằng cái đẹp đó, những đêm kiều diễm đó nhất định sẽ mất đi. Chắc chính vì thế mà những đêm trắng với kiếp sống mỏng manh của chúng bao giờ cũng gợi một nỗi buồn nhè nhẹ, giống như tất cả những gì đẹp mà không bền.
Lần đầu tiên tôi lên phương Bắc, nhưng mọi vật đối với tôi dường như quen thuộc, nhất là những vồng anh đào trắng úa tàn vào cái mùa xuân đến chậm năm ấy trong những khu vườn đã trở thành hoang vu.
Có rất nhiều hoa anh đào lạnh lẽo và nức hương ở Voznesenie. Ở đây không có ai hái hoa để đặt trên bàn, trong những bình thủy tinh. Có lẽ vì anh đào đã bắt đầu lụi.
Tôi đến Petrozavodsk. Hồi đó Aleksey Maksimovich Gorky định xuất bản một loại sách dưới nhau đề "Lịch sử của các xưởng chế tạo và các nhà máy". Ông lôi kéo nhiều nhà văn vào việc này và hơn nữa, ông còn quyết định để họ đi viết theo "đội". Lúc đó danh từ "đội" mới xuất hiện trong văn học.
Gorky đưa ra một vài nhà máy cho tôi chọn. Tôi chọn nhà máy cổ Petrovsky trong tỉnh Petrozavodsk. Nó được hoàng đế Pyotr Đệ nhất sáng lập, lúc đầu là một nhà máy đúc thần công và neo tàu, sau đó thì đúc đồng và sau cách mạng chuyển thành nhà máy làm xe cộ.
Tôi từ chối cách viết văn theo đội. Lúc đó tôi tin chắc (và bây giờ cũng vậy) rằng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người lối làm việc tập thể không thể áp dụng được,, đặc biệt trong việc viết văn. Giỏi lắm thì cũng chỉ được một tập ký các loại, nhưng không thể nào có được một tác phẩm hẳn hoi. Theo tôi, trong một tác phẩm, bất kể đặc tính của chất liệu là thế nào, vẫn cứ phải có cá tính của nhà văn với tất cả những phẩm chất của sự cảm thụ hiện thực, bút pháp và ngôn ngữ của anh ta.
Tôi cho rằng cũng như không thể nào có hai hay ba người cũng chơi đồng thời một cây vĩ cầm, không thể có chuyện viết tập thể một tác phẩm.
Tôi nói chuyện đó với Gorky. Ông cau mày, ngón tay gõ gõ trên bàn theo thói quen, nghĩ ngợi một lát rồi trả lời:
- Anh bạn trẻ ạ, người ta có thể buộc anh tội ngạo mạn đấy. Nhưng nói chung, anh cứ làm đi. Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá! Nhất định đấy!
Tôi nhớ đến cuộc nói chuyện ấy trên tàu thủy và tin chắc rằng, thể nào tôi cũng viết được một cuốn. Tôi rất thích phương Bắc. Điều đó, hồi ấy tôi tưởng thế, chắc chắn sẽ giúp tôi làm việc dễ dàng. Tất nhiên, tôi hy vọng sẽ cài được vào cuốn sách về nhà máy Petrovsky những đặc điểm của phương Bắc làm tôi say mê: những đêm trắng, những dòng nước lặng lẽ, hoa anh đào, ngữ điệu du dương của dân thành Novgorod, những con thuyền độc mộc màu đen mũi cong, trông như cổ những con thiên nga, những chiếc đòn gánh sơn vẽ đủ thứ hình cây cỏ với mọi màu mọi sắc.
Thành phố Petrozavodsk hồi đó hoang vắng lắm. Những tảng phiêu nham lớn phủ đầy rêu nằm ngổn ngang trên đường. Cả thành phố như làm bằng mi-ca. Chắc hẳn do cái ánh lấp lánh màu trắng từ hồ chiếu vào và do màu da trời màu sữa, hơi đục nhưng đáng yêu, tỏa xuống mà thành phố trở thành như thế.
Tôi ngồi lì trong những kho lưu trữ và trong thư viện Petrozavodsk, đọc tất cả những gì có liên quan đến nhà máy Petrovsky. Lịch sử của nhà máy này thật phức tạp và thú vị. Hoàng đế Pyotr Đệ nhất, những kỹ sư Scotland, những thợ cả nông nô tài năng của nước Nga, phương pháp nấu đồng Caron, những cỗ máy chạy bằng sức nước, phong tục - tất cả những cái đó cho tôi chất liệu tốt để viết truyện.
Đọc xong, tôi bỏ mấy ngày đi chơi thác Kivach và đến làng Kigi, ở đó có ngôi nhà thờ bằng gỗ duy nhất trên thế giới, xét về vẻ đẹp kiến trúc.
Thác Kivach gầm thét và cuốn theo những khúc gỗ thông dựng ngược trong dòng nước trong suốt như thủy tinh và dồn dập của nó.
Tôi nhìn thấy nhà thờ Kigi lúc hoàng hôn. Tưởng chừng muốn dựng nên công trình này cần phải có những bàn tay thợ kim hoàn và phải mất hàng thế kỷ mới dựng xong. Thế mà chính là những bác thợ mộc bình thường ở nước ta đã dựng nên nó trong một thời hạn hết sức bình thường.
Trong chuyến đi ấy tôi gặp nhiều hồ, nhiều rừng, nhiều mặt trời không nóng bỏng và nhiều chân trời không rõ rét, nhưng lại ít gặp người.
Ở Petrozavodsk việc đầu tiên của tôi là viết cái sườn cho cuốn truyện tương lai.
Trong cái sườn ấy có nhiều chuyện, nhiều đoạn tả, nhưng người thì ít.
Tôi quyết định viết ngay cuốn sách ở đó, ở Karelya, vì thế tôi thuê một căn phòng trong nhà bà Serafima Yonovna, trước kia làm nghề dạy học. Đó là một bà lão đã bình dân hóa hoàn toàn, không còn một chút gì giống một nhà giáo, trừ cặp kính và sự biết tiếng Pháp.
Tôi bắt đầu viết cuốn sách dựa theo cái sườn trên, nhưng dù đã cố gắng hết sức, nó vẫn cứ vụn ra dưới tay tôi. Tôi không sao gắn kết được chất liệu, làm cho chất liệu hòa trộn với nhau, làm thành một dòng chảy tự nhiên.
Chất liệu cứ rã ra. Những đoạn thú vị cứ lơ lửng, không dựa được vào những đoạn thú vị khác ở bên. Chúng tồn tại một cách cô đơn, không sao gắn kết được với một cái gì đó duy nhất, là cái có thể thổi sức sống vào những sự kiện có trong kho lưu trữ. Cái duy nhất ấy là chi tiết đầy hình ảnh đẹp, là không khí của thời đại, là số phận của con người thân thiết với tôi.
Tôi viết về những cỗ máy chạy bằng sức nước, về nền sản xuất, về những người thợ lành nghề, viết với một nỗi buồn sâu sắc, hiểu rằng trong khi chưa có được mối quan hệ với tất cả những cái đó, trong khi hơi thở trữ tình, cho dù hết sức yếu ớt, chưa làm cho chất liệu ấy sống dậy, thì cuốn sách sẽ chẳng ra gì. Và nói chung, rồi sẽ chẳng có cuốn sách nào hết.
Nhân thể, tôi cũng muốn nói rằng hồi ấy tôi đã hiểu rằng viết về những cái máy cũng cần phải viết như viết về những con người - phải cảm được chúng, phải yêu được chúng, phải biết chia buồn xẻ ngọt với chúng. Không biết người khác thế nào, chứ tôi bao giờ cũng cảm thấy thấy một nỗi đau thật sự cho cái ô-tô, chẳng hạn như chiếc "Pobeda", khi nó lấy hết gân cốt để vượt một cái dốc dựng đứng. Thật vậy, cái đó làm cho tôi mệt chẳng kém gì chiếc xe. Có thể thí dụ ấy không đạt, nhưng tôi tin chắc rằng đối với những cái máy, nếu như ta muốn viết về chúng, thì phải coi chúng như những vật sống. Tôi nhận thấy những người thợ cả và những người thợ lành nghề đối với máy móc đều có thái độ như thế cả.
Không có gì nặng nề và ghê tởm hơn là sự bất lực trước chất liệu.
Tôi cảm thấy như mình đang làm việc của người khác, như thể tôi phải múa ba lê hoặc sửa triết học của Kant.
Trong trí nhớ thỉnh thoảng lại nhoi nhói lời dặn với của Gorky "Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá!".
Tôi còn bực dọc vì một trong những điều cơ bản của nghệ thuật viết văn mà tôi coi trọng đã sụp đổ. Tôi cho rằng chỉ có ai làm chủ được hết thảy mọi chất liệu một cách thoải mái, mà lại không để mất bản sắc riêng của mình, người đó mới là nhà văn.
Cái trạng thái tâm hồn ấy của tôi chấm dứt bằng việc tôi quyết định hàng phục, thôi không viết gì nữa và đi khỏi Petrozavodsk.
Tôi chẳng có ai để chia xẻ nỗi khốn khổ của tôi, ngoài bà Serafima Yonovna. Tôi đã toan kể cho bà nghe chuyện tôi thất bại thế nào, nhưng té ra bà lão đã nhận thấy trước điều đó, chắc là theo thói quen của nhà giáo trước kia.
- Ông chẳng khác gì những cô nữ sinh ngốc ngếch của tôi trước kỳ thi - bà bảo tôi. - Họ nhồi nhét đủ mọi thứ tạp nham vào đầu đến nỗi chẳng còn nhìn thấy gì nữa và cũng chẳng hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì là không đáng kể. Chẳng qua ông quá mệt đấy thôi. Tôi không biết cái chuyện viết lách của ông nó ra sao, nhưng tôi nghĩ rằng trong việc này ông có cưỡng mấy cũng bằng thừa. Chỉ tổ làm cho thần kinh thêm căng thẳng. Mà thế vừa có hại, lại vừa nguy hiểm. Ông đừng nóng đầu mà bỏ đi. Hãy nghỉ ngơi đi. Hãy đi xem các hồ, hãy đi dạo trong thành phố. Thành phố của chúng tôi rất đẹp, rất giản dị. Có khi rồi ông lại làm việc được cũng nên.
Nhưng rồi tôi vẫn quyết ra đi. Trước ngày lên đường, tôi đi lang thang trong thành phố Petrozavodsk. Hầu như tôi chưa đi thăm thành phố, cho mãi đến khi ấy.
Tôi đi dọc một con hồ lên phía Bắc và ra ngoại ô. Những ngôi nhà nhỏ đến đấy là hết. Những khu vườn chạy dài nối tiếp nhau. Giữa những khu vườn đó đây có những thập giá và bia mộ.
Một ông lão đang làm cỏ cho những luống cà rốt. Tôi hỏi ông lão về những cây thập giá nọ.
- Đây trước kia là nghĩa địa, ông ạ. - ông lão trả lời. - Đâu ở đây người ta chôn người ngoại quốc thì phải. Bây giờ khu đất này được vỡ làm vườn, bia mộ bị dọn đi cả. Cái nào còn lại thì cũng chẳng còn lâu đâu. Đến mùa xuân tới là cùng.
Đúng như vậy, bia còn lại rất ít, tất cả chừng năm sáu cái. Một trong những tấm bia đó được bao bọc bởi một hàng rào bằng gang đúc rất chắc chắn và tinh xảo.
Tôi lại gần tấm bia. Trên cột đá hoa cương đã vỡ còn trông rõ hàng mộ chí viết bằng tiếng Pháp. Một cây ngưu bàng cao che lấp gần hết chữ.
Tôi bẻ cây ngưu bàng đi và đọc:
"Charles Eugénie Lonceville, kỹ sư pháo binh của Đại quân Hoàng đế Napoléon. Sinh năm 1778 tại Perpignan, tạ thế nơi đất khách quê người mùa hạ năm 1816 tại Petrozavodsk. Cầu chúa cho trái tim đau khổ của ông được bình an".
Tôi chợt hiểu rằng trước mặt tôi là nấm mồ của một con người khác thường, con người có một số phận bạc bẽo, rằng chính người ấy sẽ gỡ bí cho tôi.
Tôi quay về nhà, nói để bà Serafima Yonovna biết tôi quyết định ở lại rồi ra ngay kho lưu trữ.
Coi kho là một ông già đeo kính, gầy rạc, đến nỗi tưởng chừng cái gầy làm cho hình hài ông ta trở thành trong suốt. Trước kia ông là một ông giáo dạy toán. Kho lưu trữ chưa được sắp xếp xong, nhưng ông lão bé nhỏ nọ nắm nó rất vững.
Tôi kể chuyện vừa qua cho ông nghe. Ông lão rất bối rối. Ông đã quen cung cấp những tài liệu tra cứu đáng ngán, phần lớn là những trích yếu sinh, tử, giá thú của nhà thờ, mà cũng chỉ họa hoằn ông mới phải làm chuyện đó, thế mà bây giờ ông lại phải làm một việc khó khăn và thú vị là lục trong kho tất cả những gì có liên quan đến một viên sĩ quan bí ẩn thời Napoléon, người không hiểu vì sao đã chết ở Petrozavodsk hơn một trăm năm về trước.
Cả ông già, cả tôi - hai người đều lo lắng. Không hiểu rồi có tìm ra được dù chỉ là một số dấu vết nào đó của Lonceville, để có thể căn cứ vào đó mà ít nhiều khôi phục lại cuộc sống của ông ta hay không? Hay là chúng tôi sẽ chẳng tìm thấy gì hết?
Bất chợt, ông lão tuyên bố ông sẽ không về ngủ nhà và sẽ lục suốt đêm trong kho. Tôi muốn ở lại với ông, nhưng hóa ra người ngoài không được phép ở lại trong đó. Tôi bèn đi ra phố mua bánh mì, xúc xích, chè và đường, mang tất cả những thứ đó lại cho ông để ông có thể uống trà đêm, và ra về.
Việc tìm kiếm kéo dài chín ngày trời. Cứ mỗi buổi sáng ông lão lại đưa cho tôi một bản kê các hồ sơ mà ông dự đoán là trong đó có thể có những chuyện nhắc tới Lonceville. Bên cạnh những hồ sơ đáng chú ý ông ghi một dấu "V", nhưng lại gọi chúng theo cách toán học là "dấu căn".
Mãi đến ngày thứ bảy chúng tôi mới tìm được đoạn ghi trong một cuốn sổ nghĩa trang về việc mai táng viên đại uý quân đội Pháp Charles Eugénie Lonceville bị bắt làm tù binh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt.
Đến ngày thứ chín thì tìm ra một số chỉ dẫn về Lonceville trong hai bức thư riêng, còn đến ngày thứ mười thì được thêm một bản báo cáo đã rách, không còn chữ ký, của tỉnh trưởng Olastoryzh về việc trú ngụ ngắn hạn tại thành phố Petrozavodsk của "vợ tên Lonceville nói trên là Marie Cécile Trinité từ Pháp đến để dựng bia cho chồng".
Tài liệu chỉ có đến thế là hết. Nhưng những gì ông lão coi kho lưu trữ hớn hở vì thắng lợi đã tìm ra cũng đã đủ cho Lonceville sống dậy trong trí tưởng tượng của tôi.
Lonceville vừa mới hiện ra là tôi đã ngồi ngay xuống trước bàn viết và tất cả những tài liệu lịch sử nhà máy mới đây còn vụn tan ra, bỗng chốc đã nhập vào trong cuốn sách. Chúng nhập vào một cách chặt chẽ và quy củ, đâu ra đó, chung quanh cái anh chàng pháo binh nọ, người đã tham gia cuộc cách mạng Pháp, bị lính kazak bắt làm tù binh ở mặt trận Gzhat, bị lưu đầy tới nhà máy Petrozavodsk và đã chết vì sốt nóng ở đó.
Đấy, việc viết cuốn truyện dài "Số Phận Của Charles Lonceville" là như vậy.
Khi con người chưa xuất hiện thì chất liệu vẫn là chất liệu chết.
Hơn nữa, tất cả cái sườn đã dựng sẵn cho cuốn sách cũng tan thành tro bụi. Giờ đây cả câu chuyện đã được Lonceville dắt dẫn một cách vững vàng. Anh ta như nam châm hút vào mình không riêng những sự kiện lịch sử, mà còn nhiều cái khác nữa trong tất cả những gì tôi đã gặp ở phương Bắc.
Trong cuốn truyện dài ấy có đoạn khóc người chết. Lời khóc Lonceville của những người đàn bà tôi lấy ra từ những câu than khóc có thật. Chuyện này cũng đáng nhắc đến.
Tôi đi tàu thủy ngược dòng Svir, từ hồ Ladoga đến Onega. Ở một khúc sông nào đó, hình như ở Sviritza, người ta mang từ bến lên boong dưới con tàu một quan tài đơn sơ bằng gỗ thông.
Về sau tôi mới biết là ở Sviritza có một hoa tiêu cao tuổi nhất và giàu kinh nghiệm nhất vừa qua đời. Các bạn đồng nghiệp của ông quyết định chở quan tài mang di hài ông đi suốt dòng sông Svir, từ Sviritza đến Voznesenie, như có ý cho người chết được từ biệt dòng sông thân yêu. Ngoài ra, những viên hoa tiêu còn có ý để cho dân hai bên bờ sông được chia tay cùng người mà họ rất kính trọng, người nổi tiếng khắp vùng.
Chả là Svir là một con sông chảy xiết và nhiều ghềnh thác. Tàu bè không có hoa tiêu giàu kinh nghiệm không thể nào vượt qua những ghềnh thác ấy. Vì thế trên dòng sông này từ xưa đã có cả một bộ lạc hoa tiêu liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi qua những ghềnh lớn, tàu của chúng tôi phải để hai tàu kéo dắt, mặc dầu nó đã mở hết tốc lực.
Lúc xuôi dòng, tàu lại đi ngược. Cả tàu thủy lẫn tàu dắt cùng mở máy chạy giật lùi ngược dòng nước để giảm tốc độ trôi và khỏi lao vào những ghềnh đá.
Người ta đã gửi điện báo ngược lên thượng nguồn cho mọi người biết rằng tàu chúng tôi có chở thi hài viên hoa tiêu. Vì thế ở bến nào cũng có hàng đoàn người ra đón. Những bà lão khóc mướn quấn khăn đen đứng đàng trước. Khi tàu vừa đến bến thì họ cũng vừa cất giọng cao và mệt mỏi khóc người quá cố.
Những lời than khóc nên thơ ấy không bao giờ lặp lại. Theo tôi, mỗi lần khóc là mỗi lần họ xuất khẩu thành chương.
Đây là một trong những bài khóc:
"Người hỡi, vì sao người nỡ bỏ chúng tôi về nơi cõi chết? Vì sao người nỡ bỏ chúng tôi, lũ trẻ mồ côi? Phải chăng chúng tôi đã không đón người bằng giọng vui mừng, bằng lời âu yếm? Hãy nhìn sông Svir người hỡi, hãy nhìn dòng Svir lần chót. Bờ lở như máu đông, dòng sông toàn nước mắt. Là nước mắt chúng tôi, lũ đàn bà con gái. Hỡi ôi! vì sao cái chết kia lại đến với người không đúng lúc? Hỡi ôi, vì sao suốt dòng Svir này lại bùng bùng những ngọn nến tang?".
Cứ như thế chúng tôi đi đến Voznesenie trong tiếng khóc than suốt đêm không dứt.
Đến Voznesenie những người hoa tiêu khắc khổ bước xuống tàu và mở tấm ván thiên. Một ông lão lực lưỡng, đầu bạc phơ với bộ mặt sạm nắng gió nằm trong quan tài.
Người ta đưa quan tài lên bờ bằng những tấm khăn gai trong tiếng khóc lanh lảnh. Một thiếu phụ trẻ lấy khăn san che gương mặt tái nhợt theo sau quan tài. Thiếu phụ dắt một đứa bé tóc vàng. Theo sau thiếu phụ vài bước là một người đàn ông đứng tuổi trong trang phục thuyền trưởng đường sông. Đó là con gái, cháu ngoại và rể của người đã khuất.
Trên tàu, cờ hạ xuống lưng chừng và còi kéo mấy hồi dài, khi quan tài được đưa ra nghĩa trang.
Còn có một ấn tượng không thể không dùng trong cuốn truyện dài. Không có chút gì đặc biệt trong ấn tượng đó, nhưng không hiểu sao nó cứ gắn chặt mãi với phương Bắc trong trí nhớ của tôi. Đó là ánh lấp lánh khác thường của sao Mai.
Tôi chưa từng được trông thấy một thứ ánh lấp lánh mạnh mẽ và trong sạch như thế bao giờ. Sao Mai lóng lánh như một hạt kim cương giữa bầu trời đang xanh dần trước rạng đông.
Đó thực là sứ giả của vũ trụ, người báo tin bình minh rực rỡ. Không hiểu vì sao mà ở những vĩ độ trung bình và ở cả phương nam nữa tôi đã không để ý đến nó. Còn ở đây, sao Mai lấp lánh trong cái đẹp trinh tiết bên trên những vùng hoang vắng, trên những khu rừng, trong những giờ trước rạng đông, nó ngự trị trên khắp đất đai phương bắc, trên hồ Onega và Zavotochie, trên hồ Ladoga và vùng Zaastoryzh.
Con tàu thủy chở khách cũ kỹ nhổ neo rời bến Voznesenie chạy ra hồ Onega.
Chung quanh là đêm trắng mênh mông. Lần đầu tiên tôi được thấy một đêm như thế không phải trên dòng Neva và những cung điện Leningrađ, mà ở giữa những miền rừng vô tận và những hồ của phương Bắc.
Mặt trăng thấp và tái mét treo lơ lửng đàng đông. Trăng không tỏa sáng.
Những đợt sóng từ mạn tàu lặng lẽ chạy ra xa, làm đung đưa những khúc rễ thông. Trên bờ, chắc hẳn trong một nghĩa trang cổ xưa nào đó, người gác đêm điểm canh trên gác chuông mười hai tiếng. Và mặc dầu từ đây đến bờ còn xa, tiếng chuông nọ vẫn bay tới chúng tôi, bay qua tàu và lướt trên mặt nước phẳng lặng đi mãi vào nơi tranh tối tranh sáng trong suốt, nơi lơ lửng trăng treo.
Tôi không biết nên gọi cái ánh sáng mệt mỏi của đêm trắng như thế nào? Bí ẩn? Hay huyền ảo?
Bao giờ cũng vậy, tôi có cảm giác rằng sở dĩ có được những đêm như thế là nhờ ở lòng hào hiệp vô cùng rộng rãi của thiên nhiên - trong những đêm ấy có biết bao nhiêu là không khí mờ tỏ và ánh lấp lánh trong suốt của bạc và của trang kim.
Con người không thể đành lòng khi biết rằng cái đẹp đó, những đêm kiều diễm đó nhất định sẽ mất đi. Chắc chính vì thế mà những đêm trắng với kiếp sống mỏng manh của chúng bao giờ cũng gợi một nỗi buồn nhè nhẹ, giống như tất cả những gì đẹp mà không bền.
Lần đầu tiên tôi lên phương Bắc, nhưng mọi vật đối với tôi dường như quen thuộc, nhất là những vồng anh đào trắng úa tàn vào cái mùa xuân đến chậm năm ấy trong những khu vườn đã trở thành hoang vu.
Có rất nhiều hoa anh đào lạnh lẽo và nức hương ở Voznesenie. Ở đây không có ai hái hoa để đặt trên bàn, trong những bình thủy tinh. Có lẽ vì anh đào đã bắt đầu lụi.
Tôi đến Petrozavodsk. Hồi đó Aleksey Maksimovich Gorky định xuất bản một loại sách dưới nhau đề "Lịch sử của các xưởng chế tạo và các nhà máy". Ông lôi kéo nhiều nhà văn vào việc này và hơn nữa, ông còn quyết định để họ đi viết theo "đội". Lúc đó danh từ "đội" mới xuất hiện trong văn học.
Gorky đưa ra một vài nhà máy cho tôi chọn. Tôi chọn nhà máy cổ Petrovsky trong tỉnh Petrozavodsk. Nó được hoàng đế Pyotr Đệ nhất sáng lập, lúc đầu là một nhà máy đúc thần công và neo tàu, sau đó thì đúc đồng và sau cách mạng chuyển thành nhà máy làm xe cộ.
Tôi từ chối cách viết văn theo đội. Lúc đó tôi tin chắc (và bây giờ cũng vậy) rằng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người lối làm việc tập thể không thể áp dụng được,, đặc biệt trong việc viết văn. Giỏi lắm thì cũng chỉ được một tập ký các loại, nhưng không thể nào có được một tác phẩm hẳn hoi. Theo tôi, trong một tác phẩm, bất kể đặc tính của chất liệu là thế nào, vẫn cứ phải có cá tính của nhà văn với tất cả những phẩm chất của sự cảm thụ hiện thực, bút pháp và ngôn ngữ của anh ta.
Tôi cho rằng cũng như không thể nào có hai hay ba người cũng chơi đồng thời một cây vĩ cầm, không thể có chuyện viết tập thể một tác phẩm.
Tôi nói chuyện đó với Gorky. Ông cau mày, ngón tay gõ gõ trên bàn theo thói quen, nghĩ ngợi một lát rồi trả lời:
- Anh bạn trẻ ạ, người ta có thể buộc anh tội ngạo mạn đấy. Nhưng nói chung, anh cứ làm đi. Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá! Nhất định đấy!
Tôi nhớ đến cuộc nói chuyện ấy trên tàu thủy và tin chắc rằng, thể nào tôi cũng viết được một cuốn. Tôi rất thích phương Bắc. Điều đó, hồi ấy tôi tưởng thế, chắc chắn sẽ giúp tôi làm việc dễ dàng. Tất nhiên, tôi hy vọng sẽ cài được vào cuốn sách về nhà máy Petrovsky những đặc điểm của phương Bắc làm tôi say mê: những đêm trắng, những dòng nước lặng lẽ, hoa anh đào, ngữ điệu du dương của dân thành Novgorod, những con thuyền độc mộc màu đen mũi cong, trông như cổ những con thiên nga, những chiếc đòn gánh sơn vẽ đủ thứ hình cây cỏ với mọi màu mọi sắc.
Thành phố Petrozavodsk hồi đó hoang vắng lắm. Những tảng phiêu nham lớn phủ đầy rêu nằm ngổn ngang trên đường. Cả thành phố như làm bằng mi-ca. Chắc hẳn do cái ánh lấp lánh màu trắng từ hồ chiếu vào và do màu da trời màu sữa, hơi đục nhưng đáng yêu, tỏa xuống mà thành phố trở thành như thế.
Tôi ngồi lì trong những kho lưu trữ và trong thư viện Petrozavodsk, đọc tất cả những gì có liên quan đến nhà máy Petrovsky. Lịch sử của nhà máy này thật phức tạp và thú vị. Hoàng đế Pyotr Đệ nhất, những kỹ sư Scotland, những thợ cả nông nô tài năng của nước Nga, phương pháp nấu đồng Caron, những cỗ máy chạy bằng sức nước, phong tục - tất cả những cái đó cho tôi chất liệu tốt để viết truyện.
Đọc xong, tôi bỏ mấy ngày đi chơi thác Kivach và đến làng Kigi, ở đó có ngôi nhà thờ bằng gỗ duy nhất trên thế giới, xét về vẻ đẹp kiến trúc.
Thác Kivach gầm thét và cuốn theo những khúc gỗ thông dựng ngược trong dòng nước trong suốt như thủy tinh và dồn dập của nó.
Tôi nhìn thấy nhà thờ Kigi lúc hoàng hôn. Tưởng chừng muốn dựng nên công trình này cần phải có những bàn tay thợ kim hoàn và phải mất hàng thế kỷ mới dựng xong. Thế mà chính là những bác thợ mộc bình thường ở nước ta đã dựng nên nó trong một thời hạn hết sức bình thường.
Trong chuyến đi ấy tôi gặp nhiều hồ, nhiều rừng, nhiều mặt trời không nóng bỏng và nhiều chân trời không rõ rét, nhưng lại ít gặp người.
Ở Petrozavodsk việc đầu tiên của tôi là viết cái sườn cho cuốn truyện tương lai.
Trong cái sườn ấy có nhiều chuyện, nhiều đoạn tả, nhưng người thì ít.
Tôi quyết định viết ngay cuốn sách ở đó, ở Karelya, vì thế tôi thuê một căn phòng trong nhà bà Serafima Yonovna, trước kia làm nghề dạy học. Đó là một bà lão đã bình dân hóa hoàn toàn, không còn một chút gì giống một nhà giáo, trừ cặp kính và sự biết tiếng Pháp.
Tôi bắt đầu viết cuốn sách dựa theo cái sườn trên, nhưng dù đã cố gắng hết sức, nó vẫn cứ vụn ra dưới tay tôi. Tôi không sao gắn kết được chất liệu, làm cho chất liệu hòa trộn với nhau, làm thành một dòng chảy tự nhiên.
Chất liệu cứ rã ra. Những đoạn thú vị cứ lơ lửng, không dựa được vào những đoạn thú vị khác ở bên. Chúng tồn tại một cách cô đơn, không sao gắn kết được với một cái gì đó duy nhất, là cái có thể thổi sức sống vào những sự kiện có trong kho lưu trữ. Cái duy nhất ấy là chi tiết đầy hình ảnh đẹp, là không khí của thời đại, là số phận của con người thân thiết với tôi.
Tôi viết về những cỗ máy chạy bằng sức nước, về nền sản xuất, về những người thợ lành nghề, viết với một nỗi buồn sâu sắc, hiểu rằng trong khi chưa có được mối quan hệ với tất cả những cái đó, trong khi hơi thở trữ tình, cho dù hết sức yếu ớt, chưa làm cho chất liệu ấy sống dậy, thì cuốn sách sẽ chẳng ra gì. Và nói chung, rồi sẽ chẳng có cuốn sách nào hết.
Nhân thể, tôi cũng muốn nói rằng hồi ấy tôi đã hiểu rằng viết về những cái máy cũng cần phải viết như viết về những con người - phải cảm được chúng, phải yêu được chúng, phải biết chia buồn xẻ ngọt với chúng. Không biết người khác thế nào, chứ tôi bao giờ cũng cảm thấy thấy một nỗi đau thật sự cho cái ô-tô, chẳng hạn như chiếc "Pobeda", khi nó lấy hết gân cốt để vượt một cái dốc dựng đứng. Thật vậy, cái đó làm cho tôi mệt chẳng kém gì chiếc xe. Có thể thí dụ ấy không đạt, nhưng tôi tin chắc rằng đối với những cái máy, nếu như ta muốn viết về chúng, thì phải coi chúng như những vật sống. Tôi nhận thấy những người thợ cả và những người thợ lành nghề đối với máy móc đều có thái độ như thế cả.
Không có gì nặng nề và ghê tởm hơn là sự bất lực trước chất liệu.
Tôi cảm thấy như mình đang làm việc của người khác, như thể tôi phải múa ba lê hoặc sửa triết học của Kant.
Trong trí nhớ thỉnh thoảng lại nhoi nhói lời dặn với của Gorky "Có điều anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá!".
Tôi còn bực dọc vì một trong những điều cơ bản của nghệ thuật viết văn mà tôi coi trọng đã sụp đổ. Tôi cho rằng chỉ có ai làm chủ được hết thảy mọi chất liệu một cách thoải mái, mà lại không để mất bản sắc riêng của mình, người đó mới là nhà văn.
Cái trạng thái tâm hồn ấy của tôi chấm dứt bằng việc tôi quyết định hàng phục, thôi không viết gì nữa và đi khỏi Petrozavodsk.
Tôi chẳng có ai để chia xẻ nỗi khốn khổ của tôi, ngoài bà Serafima Yonovna. Tôi đã toan kể cho bà nghe chuyện tôi thất bại thế nào, nhưng té ra bà lão đã nhận thấy trước điều đó, chắc là theo thói quen của nhà giáo trước kia.
- Ông chẳng khác gì những cô nữ sinh ngốc ngếch của tôi trước kỳ thi - bà bảo tôi. - Họ nhồi nhét đủ mọi thứ tạp nham vào đầu đến nỗi chẳng còn nhìn thấy gì nữa và cũng chẳng hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì là không đáng kể. Chẳng qua ông quá mệt đấy thôi. Tôi không biết cái chuyện viết lách của ông nó ra sao, nhưng tôi nghĩ rằng trong việc này ông có cưỡng mấy cũng bằng thừa. Chỉ tổ làm cho thần kinh thêm căng thẳng. Mà thế vừa có hại, lại vừa nguy hiểm. Ông đừng nóng đầu mà bỏ đi. Hãy nghỉ ngơi đi. Hãy đi xem các hồ, hãy đi dạo trong thành phố. Thành phố của chúng tôi rất đẹp, rất giản dị. Có khi rồi ông lại làm việc được cũng nên.
Nhưng rồi tôi vẫn quyết ra đi. Trước ngày lên đường, tôi đi lang thang trong thành phố Petrozavodsk. Hầu như tôi chưa đi thăm thành phố, cho mãi đến khi ấy.
Tôi đi dọc một con hồ lên phía Bắc và ra ngoại ô. Những ngôi nhà nhỏ đến đấy là hết. Những khu vườn chạy dài nối tiếp nhau. Giữa những khu vườn đó đây có những thập giá và bia mộ.
Một ông lão đang làm cỏ cho những luống cà rốt. Tôi hỏi ông lão về những cây thập giá nọ.
- Đây trước kia là nghĩa địa, ông ạ. - ông lão trả lời. - Đâu ở đây người ta chôn người ngoại quốc thì phải. Bây giờ khu đất này được vỡ làm vườn, bia mộ bị dọn đi cả. Cái nào còn lại thì cũng chẳng còn lâu đâu. Đến mùa xuân tới là cùng.
Đúng như vậy, bia còn lại rất ít, tất cả chừng năm sáu cái. Một trong những tấm bia đó được bao bọc bởi một hàng rào bằng gang đúc rất chắc chắn và tinh xảo.
Tôi lại gần tấm bia. Trên cột đá hoa cương đã vỡ còn trông rõ hàng mộ chí viết bằng tiếng Pháp. Một cây ngưu bàng cao che lấp gần hết chữ.
Tôi bẻ cây ngưu bàng đi và đọc:
"Charles Eugénie Lonceville, kỹ sư pháo binh của Đại quân Hoàng đế Napoléon. Sinh năm 1778 tại Perpignan, tạ thế nơi đất khách quê người mùa hạ năm 1816 tại Petrozavodsk. Cầu chúa cho trái tim đau khổ của ông được bình an".
Tôi chợt hiểu rằng trước mặt tôi là nấm mồ của một con người khác thường, con người có một số phận bạc bẽo, rằng chính người ấy sẽ gỡ bí cho tôi.
Tôi quay về nhà, nói để bà Serafima Yonovna biết tôi quyết định ở lại rồi ra ngay kho lưu trữ.
Coi kho là một ông già đeo kính, gầy rạc, đến nỗi tưởng chừng cái gầy làm cho hình hài ông ta trở thành trong suốt. Trước kia ông là một ông giáo dạy toán. Kho lưu trữ chưa được sắp xếp xong, nhưng ông lão bé nhỏ nọ nắm nó rất vững.
Tôi kể chuyện vừa qua cho ông nghe. Ông lão rất bối rối. Ông đã quen cung cấp những tài liệu tra cứu đáng ngán, phần lớn là những trích yếu sinh, tử, giá thú của nhà thờ, mà cũng chỉ họa hoằn ông mới phải làm chuyện đó, thế mà bây giờ ông lại phải làm một việc khó khăn và thú vị là lục trong kho tất cả những gì có liên quan đến một viên sĩ quan bí ẩn thời Napoléon, người không hiểu vì sao đã chết ở Petrozavodsk hơn một trăm năm về trước.
Cả ông già, cả tôi - hai người đều lo lắng. Không hiểu rồi có tìm ra được dù chỉ là một số dấu vết nào đó của Lonceville, để có thể căn cứ vào đó mà ít nhiều khôi phục lại cuộc sống của ông ta hay không? Hay là chúng tôi sẽ chẳng tìm thấy gì hết?
Bất chợt, ông lão tuyên bố ông sẽ không về ngủ nhà và sẽ lục suốt đêm trong kho. Tôi muốn ở lại với ông, nhưng hóa ra người ngoài không được phép ở lại trong đó. Tôi bèn đi ra phố mua bánh mì, xúc xích, chè và đường, mang tất cả những thứ đó lại cho ông để ông có thể uống trà đêm, và ra về.
Việc tìm kiếm kéo dài chín ngày trời. Cứ mỗi buổi sáng ông lão lại đưa cho tôi một bản kê các hồ sơ mà ông dự đoán là trong đó có thể có những chuyện nhắc tới Lonceville. Bên cạnh những hồ sơ đáng chú ý ông ghi một dấu "V", nhưng lại gọi chúng theo cách toán học là "dấu căn".
Mãi đến ngày thứ bảy chúng tôi mới tìm được đoạn ghi trong một cuốn sổ nghĩa trang về việc mai táng viên đại uý quân đội Pháp Charles Eugénie Lonceville bị bắt làm tù binh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt.
Đến ngày thứ chín thì tìm ra một số chỉ dẫn về Lonceville trong hai bức thư riêng, còn đến ngày thứ mười thì được thêm một bản báo cáo đã rách, không còn chữ ký, của tỉnh trưởng Olastoryzh về việc trú ngụ ngắn hạn tại thành phố Petrozavodsk của "vợ tên Lonceville nói trên là Marie Cécile Trinité từ Pháp đến để dựng bia cho chồng".
Tài liệu chỉ có đến thế là hết. Nhưng những gì ông lão coi kho lưu trữ hớn hở vì thắng lợi đã tìm ra cũng đã đủ cho Lonceville sống dậy trong trí tưởng tượng của tôi.
Lonceville vừa mới hiện ra là tôi đã ngồi ngay xuống trước bàn viết và tất cả những tài liệu lịch sử nhà máy mới đây còn vụn tan ra, bỗng chốc đã nhập vào trong cuốn sách. Chúng nhập vào một cách chặt chẽ và quy củ, đâu ra đó, chung quanh cái anh chàng pháo binh nọ, người đã tham gia cuộc cách mạng Pháp, bị lính kazak bắt làm tù binh ở mặt trận Gzhat, bị lưu đầy tới nhà máy Petrozavodsk và đã chết vì sốt nóng ở đó.
Đấy, việc viết cuốn truyện dài "Số Phận Của Charles Lonceville" là như vậy.
Khi con người chưa xuất hiện thì chất liệu vẫn là chất liệu chết.
Hơn nữa, tất cả cái sườn đã dựng sẵn cho cuốn sách cũng tan thành tro bụi. Giờ đây cả câu chuyện đã được Lonceville dắt dẫn một cách vững vàng. Anh ta như nam châm hút vào mình không riêng những sự kiện lịch sử, mà còn nhiều cái khác nữa trong tất cả những gì tôi đã gặp ở phương Bắc.
Trong cuốn truyện dài ấy có đoạn khóc người chết. Lời khóc Lonceville của những người đàn bà tôi lấy ra từ những câu than khóc có thật. Chuyện này cũng đáng nhắc đến.
Tôi đi tàu thủy ngược dòng Svir, từ hồ Ladoga đến Onega. Ở một khúc sông nào đó, hình như ở Sviritza, người ta mang từ bến lên boong dưới con tàu một quan tài đơn sơ bằng gỗ thông.
Về sau tôi mới biết là ở Sviritza có một hoa tiêu cao tuổi nhất và giàu kinh nghiệm nhất vừa qua đời. Các bạn đồng nghiệp của ông quyết định chở quan tài mang di hài ông đi suốt dòng sông Svir, từ Sviritza đến Voznesenie, như có ý cho người chết được từ biệt dòng sông thân yêu. Ngoài ra, những viên hoa tiêu còn có ý để cho dân hai bên bờ sông được chia tay cùng người mà họ rất kính trọng, người nổi tiếng khắp vùng.
Chả là Svir là một con sông chảy xiết và nhiều ghềnh thác. Tàu bè không có hoa tiêu giàu kinh nghiệm không thể nào vượt qua những ghềnh thác ấy. Vì thế trên dòng sông này từ xưa đã có cả một bộ lạc hoa tiêu liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi qua những ghềnh lớn, tàu của chúng tôi phải để hai tàu kéo dắt, mặc dầu nó đã mở hết tốc lực.
Lúc xuôi dòng, tàu lại đi ngược. Cả tàu thủy lẫn tàu dắt cùng mở máy chạy giật lùi ngược dòng nước để giảm tốc độ trôi và khỏi lao vào những ghềnh đá.
Người ta đã gửi điện báo ngược lên thượng nguồn cho mọi người biết rằng tàu chúng tôi có chở thi hài viên hoa tiêu. Vì thế ở bến nào cũng có hàng đoàn người ra đón. Những bà lão khóc mướn quấn khăn đen đứng đàng trước. Khi tàu vừa đến bến thì họ cũng vừa cất giọng cao và mệt mỏi khóc người quá cố.
Những lời than khóc nên thơ ấy không bao giờ lặp lại. Theo tôi, mỗi lần khóc là mỗi lần họ xuất khẩu thành chương.
Đây là một trong những bài khóc:
"Người hỡi, vì sao người nỡ bỏ chúng tôi về nơi cõi chết? Vì sao người nỡ bỏ chúng tôi, lũ trẻ mồ côi? Phải chăng chúng tôi đã không đón người bằng giọng vui mừng, bằng lời âu yếm? Hãy nhìn sông Svir người hỡi, hãy nhìn dòng Svir lần chót. Bờ lở như máu đông, dòng sông toàn nước mắt. Là nước mắt chúng tôi, lũ đàn bà con gái. Hỡi ôi! vì sao cái chết kia lại đến với người không đúng lúc? Hỡi ôi, vì sao suốt dòng Svir này lại bùng bùng những ngọn nến tang?".
Cứ như thế chúng tôi đi đến Voznesenie trong tiếng khóc than suốt đêm không dứt.
Đến Voznesenie những người hoa tiêu khắc khổ bước xuống tàu và mở tấm ván thiên. Một ông lão lực lưỡng, đầu bạc phơ với bộ mặt sạm nắng gió nằm trong quan tài.
Người ta đưa quan tài lên bờ bằng những tấm khăn gai trong tiếng khóc lanh lảnh. Một thiếu phụ trẻ lấy khăn san che gương mặt tái nhợt theo sau quan tài. Thiếu phụ dắt một đứa bé tóc vàng. Theo sau thiếu phụ vài bước là một người đàn ông đứng tuổi trong trang phục thuyền trưởng đường sông. Đó là con gái, cháu ngoại và rể của người đã khuất.
Trên tàu, cờ hạ xuống lưng chừng và còi kéo mấy hồi dài, khi quan tài được đưa ra nghĩa trang.
Còn có một ấn tượng không thể không dùng trong cuốn truyện dài. Không có chút gì đặc biệt trong ấn tượng đó, nhưng không hiểu sao nó cứ gắn chặt mãi với phương Bắc trong trí nhớ của tôi. Đó là ánh lấp lánh khác thường của sao Mai.
Tôi chưa từng được trông thấy một thứ ánh lấp lánh mạnh mẽ và trong sạch như thế bao giờ. Sao Mai lóng lánh như một hạt kim cương giữa bầu trời đang xanh dần trước rạng đông.
Đó thực là sứ giả của vũ trụ, người báo tin bình minh rực rỡ. Không hiểu vì sao mà ở những vĩ độ trung bình và ở cả phương nam nữa tôi đã không để ý đến nó. Còn ở đây, sao Mai lấp lánh trong cái đẹp trinh tiết bên trên những vùng hoang vắng, trên những khu rừng, trong những giờ trước rạng đông, nó ngự trị trên khắp đất đai phương bắc, trên hồ Onega và Zavotochie, trên hồ Ladoga và vùng Zaastoryzh.