Chương : 6
Nhà vua Louis thứ mười ba
Câu chuyện lan ra ầm ĩ. Ông De Treville to tiếng quát mắng rất lớn tiếng những lính ngự lâm của mình nhưng lại thấp giọng khen ngợi họ. Nhưng vì không thể để chậm mới tâu lên nhà Vua, ông vội đi đến điện Louvre. Lúc ấy đã quá muộn. Nhà Vua đóng kín cửa với Giáo chủ. Người ta bảo ông Treville là nhà Vua đang làm việc và không tiếp ai trong lúc này. Buổi tối ông De Treville tới đám bạc của nhà Vua. Nhà Vua thắng và vì Đấng chí tôn rất keo kiệt, ngài rất hồ hởi. Vì vậy từ rất xa, nhà Vua đã nhận ra ông Treville.
- Lại đây, ông đại úy. Lại đây để ta quở trách ông. Ông có biết Đức Giáo chủ đã đến khiếu nại với ta về các ngự lâm quân của ông, và xúc động đến mức tối nay Đức Giáo chủ đổ bệnh không? À thế đấy? Nhưng cái lũ ngự lâm của ông, đúng là lũ trời đánh, thánh vật, đáng đem treo cổ!
- Không, tâu Bệ hạ - Ông Treville đáp, khi thoạt nhìn ông đã biết sự việc sắp xoay chuyển - không, hoàn toàn ngược lại. Đó là những sinh linh lương thiện, hiền như cừu non và chỉ có mỗi một ước vọng, thần xin bảo đảm, đó là gươm của họ chỉ tuốt ra khỏi vỏ để phục vụ Hoàng thượng. Nhưng Bệ hạ muốn sao, lũ cận vệ của Giáo chủ không ngừng tìm cớ gây sự với họ, và cũng vì danh dự của toàn đội, những con người trẻ tuổi đáng thương đó buộc phải tự vệ.
- Nghe đã, ông De Treville! - Nhà Vua nói - Nghe đã! Khanh không đang nói về một giáo đoàn đấy chứ? Đại úy thân mến của ta này, thực tế, ta muốn tước bỏ chức vụ của khanh và trao cho cô De Kêmơrôn, người mà ta hứa chức tu viện trưởng. Nhưng đừng nghĩ ta tin như vậy ở lời khanh đâu. Người ta gọi là Louis chí công, ông De Treville ạ, và lát nữa, lát nữa chúng ta sẽ thấy.
- À chính vì thần tin ở công lý đó, tâu Hoàng thượng, mà thần sẽ kiên nhẫn và bình tĩnh chờ đợi thánh ý.
- Vậy cứ đợi, ông ạ, cứ đợi - Nhà Vua nói - ta sẽ không để ông phải đợi lâu đâu.
Quả nhiên, vận may đã xoay chiều, và vì nhà Vua bắt đầu bị thua hết những gì ngài đã được, ngài chẳng nề hà tìm một cái cớ để làm Đại đế Sáclơmanhơ (một thuật ngữ của những tay cờ bạc mà chúng tôi thú thật không rõ xuất xứ). Một lát sau, nhà Vua đứng lên và đút túi số bạc ở trước mặt ngài phần lớn do được bạc, rồi bảo:
- La Viơvin, ngồi vào chỗ ta, ta cần nói chuyện với ông De Treville về vấn đề quan trọng. À, ta có tám mươi đồng louis trước nặt ta. Ông hãy đặt cũng số tiền đó, để sao cho những người bị thua khỏi phàn nàn, công bằng trên hết.
Rồi quay về phía ông De Treville và đi cùng với ông tới một khung cửa sổ:
- Thế nào ông! - Nhà Vua tiếp tục - Ông nói rằng chính là bọn cận vệ Đức ông đã tìm cách gây sự với ngự Iâm quân của ông?
- Vâng, tâu Bệ hạ, luôn luôn như vậy.
- Thế à, vậy đầu đuôi câu chuyện thế nào? Bởi vì, ông biết đấy, ông đại úy thân mến của tôi ạ, cần phải có một phán quan nghe cả hai bên.
- Ôi, trời ơi, thì nó xảy ra một cách đơn giản nhất và tự nhiên nhất chứ sao. Ba người trong số lính ưu tú nhất của thần, mà Hoàng thượng biết tên và đã nhiều lần đề cao lòng tận tâm của họ và thần có thể khẳng định với Đức Vua họ đã phục vụ hết lòng. Ba người lính ưu tú của thần, các ông Athos, Porthos và Aramis đang chơi vui với một chàng thiếu niên người Gátxcông mà thần vừa giới thiệu với họ lúc sáng. Cuộc vui sẽ diễn ra ở Saint-Germain thì phải, và họ hẹn hò nhau ở Cácmơ Đềsô, thì bị ông De Jussac và các ông Cahuxắc, Bicara và hai lính cận vệ khác đến phá rối, chắc hẳn có ý đồ xấu chống lại các sắc lệnh, nếu không đã không kéo đến đông đến thế.
- Ờ, ờ, khanh làm ta nghĩ đến điều đó - Nhà Vua nói - chắc hẳn họ đến để đánh lộn lẫn nhau.
- Tâu Bệ hạ, thần không buộc tội họ, nhưng thần xin để Bệ hạ xét đoán xem, năm người trang bị vũ khí trong một nơi hoang vắng như là vùng phụ cận tu viện Cácmơ, có thể sẽ làm.
- Phải, Treville, ông có lý, ông có lý.
- Thế là, khi họ nhìn thấy lính ngự lâm của thần, họ liền thay đổi ý và họ đã quên mối thù riêng bằng mối thù binh đội. Bởi Bệ hạ chẳng lạ gì ngự lâm quân, họ thuộc về Đức Vua, và chỉ của Đức Vua, là kẻ thù tự nhiên của lính cận vệ thuộc Đức Giáo chủ.
- Phải, Treville, phải - nhà Vua nói một cách rầu rĩ - và thật đáng buồn. tin ta đi, khi thấy hai đảng phái như thế ở nước Pháp, hai nguyên thủ ở vương quyền; nhưng tất cả cái đó sẽ chấm dứt, Treville, tất cả cái đó sẽ chấm dứt. Vậy khanh nói rằng bọn cận vệ đã tìm cách gây sự với ngự lâm quân?
- Thần nói có thể mọi việc đã diễn ra như thế, nhưng tâu Bệ hạ, thần không thể như thế. Bệ hạ biết rõ, nhận ra sự thật khó đến chừng nào, và trừ phi được thiên phú cho cái linh khiếu kỳ diệu khiến được mệnh danh là Louis XIII chí công…
- Và ông có lý, Treville ạ. Nhưng họ không đơn độc, bọn ngự lâm của ông, họ còn có thêm một đứa trẻ cùng với họ?
- Vâng, thưa Bệ hạ. và một người bl thương, đến nỗi ba lính ngự lâm của nhà Vua. mà một người lại bị thương và một đứa trẻ, không những đã đương đầu với năm trong số cận vệ khủng khiếp nhất của Giáo chủ, mà còn hạ gục bốn người.
- Nhưng, đó là một chiến thắng! - Nhà Vua reo lên rạng rỡ - một chiến thắng hoàn toàn.
- Vâng, tâu Bệ hạ, thắng hoàn toàn như chiến thắng ở cầu Xê.
- Ông nói, bốn người, một bị thương, một trẻ con?
- Một gã gần là người lớn, nhưng cậu ta lại xử sự thật là tuyệt vời trong trường hợp đó, khiến thần dám mạo muội tiến cử cậu ta lên Bệ hạ.
- Hắn tên là gì?
- Là D' artagnan. Tâu Bệ hạ, đó là con trai một trong những bạn cũ của thần, con trai một người đã đi theo Đức Tiên vương tiến hành chiến tranh du kích, lưu danh rạng rỡ.
- Và ông nói cậu ta xử sự rất chững chạc à? Kể cho ta nghe nào, Treville, ông biết ta thích những chuyện chiến tranh và chiến đấu mà.
Và Louis XIII tay chống nẹ, kiêu hãnh vểnh tai lên.
- Tâu, - Treville nói tiếp - như thần đã nói, D' artagnan hầu như còn là một đứa trẻ, và vì chưa được vinh dự là ngự lâm quân, ăn mặc theo lối thị dân. Đám cận vệ của Giáo chủ nhận thấy cậu ta non trẻ, thêm nữa còn chưa quen với việc quân, đã mời cậu ta rút lui trước khi họ tấn công.
- Đấy ông thấy nhé, Treville - Nhà Vua ngắt lời - chính họ đã tấn công.
- Tâu, chính thế, không nghi ngờ gì nữa, họ cảnh cáo cho cậu ta rút lui, nhưng cậu ta trả lời mình là ngự lâm ở trong tim và hết lòng vì Hoàng thượng, vì vậy, cậu ta đã ở lại với các ngự lâm quân.
- Một chàng trai can trường. - Nhà Vua lẩm bẩm.
- Quả vậy, cậu ta ở lại với họ. Và Hoàng thượng đã có được một nhà vô địch kiên cường, và chính cậu ta đã đâm cho Jussac một nhát gươm khủng khiếp khiến Giáo chủ giận sôi lên.
- Chính cậu ta đâm bị thương Jussac? - Nhà Vua reo lên -
- Một đứa trẻ! Treville, không thể thế được!
- Đúng như thần được vinh dự nói điều ấy với Hoàng thượng.
- Jussac, một trong những tay gươm hàng đầu của vương quốc!
- Nhưng tâu, hắn lại gặp một bậc thầy.
- Ta muốn gặp chàng trai trẻ đó, Treville, ta muốn gặp hắn. Và nếu có thể làm được một điều gì đấy! Được, chúng ta sẽ tính sau.
- Khi nào Bệ hạ cố cho cậu ta tiếp kiến?
- Trưa mai, Treville ạ.
- Thần dẫn một mình cậu ta đến?
- Không, dẫn cả bốn đến cho ta. Ta muốn cảm ơn tất cả một thể. Những con người trung nghĩa hiếm lắm Treville, và phải thưởng cho lòng trung nghĩa của họ.
- Tâu Bệ hạ, trưa mai, chúng thần sẽ đến điện Louvre.
- Này, đi lối cầu thang nhỏ, Treville, lối cầu thang nhỏ, không cần thiết để Giáo chủ biết…
- Thưa vâng.
- Treville này, ông hiểu chứ, một sắc lệnh vẫn chỉ luôn là một sắc lệnh. Rốt cuộc, là cấm đánh nhau.
Nhưng cuộc chạm trán nay đã hoàn toàn ra khỏi mọi điều kiện thông thường của một quyết đấu, đó là một cuộc xô xát, bằng chứng là bọn họ là năm lính cận vệ của giáo chủ chống lại ba lính ngự lâm của thần với cậu D' artagnan.
- Đúng thế - Nhà Vua nói - Nhưng mặc kệ, Treville, vẫn cứ phải đến bằng cầu thang nhỏ.
Treville mỉm cười. Nhưng như thế cũng đã là quá nhiều với ông vì đã đạt được việc làm cho đứa trẻ này (tức Louis XIII - ND) nổi dậy chống lại ông thầy của mình (tức Giáo chủ - ND) ông kính cẩn chào nhà Vua, và hớn hở cáo lui.
Ngay lúc tối, ba người lính ngự lâm được báo trước vinh dự ban cho họ. Vì họ từ lâu đã quen biết nhà Vua, nên cũng không háo hức lắm. Nhưng D' artagnan với trí tưởng tượng của dân Gátxcông, thấy vận may đã đến, và suốt đêm mơ những giấc mơ vàng. Vì vậy mới tám giờ sáng chàng đã đến nhà Athos.
D' artagnan thấy những người lính ngự lâm này đã ăn mặc chỉnh tề và chuẩn bị ra đi. Vì cuộc hẹn ở cung vua là giữa trưa, nên Athos đã cùng Porthos và Aramis dự định tổ chức một cuộc chơi bóng ném ở một sòng chơi gần khu chuồng ngựa vườn Luxembourg. Athos mời D' artagnan đi cùng họ, và mặc dầu không biết chơi, vì chưa hề chơi bao giờ, chàng vẫn nhận lời, vì không biết làm gì từ khoảng gần chín giờ sáng đến trưa.
Hai người lính ngự lâm kia đã đến trước và đang chơi bóng cùng nhau. Athos là người rất mạnh về tất cả các môn rèn luyện thân thể, cùng với D' artagnan đi sang phía đối diện và thách thức họ. Nhưng mới thử một động tác đầu tiên, dù chơi bằng tay trái, ông hiểu rằng vết thương của mình vẫn như vừa mới bị xong, không cho phép mình chơi trò đó. Còn lại một mình D' artagnan, và vì chàng tuyên bố chàng quá vụng về không thể chơi đúng luật, người ta chỉ tiếp tục ném bóng không tính thắng thua. Nhưng một trong những trái bóng ném từ bàn tay đại lực sĩ của Porthos đi sượt qua mặt D' artagnan khiến chàng nghĩ, nếu nó không trượt, mà lại giáng thẳng vào mặt, thì sẽ lỡ mất việc bái yết vì hoàn toàn không còn khả năng bái kiến nhà Vua.
Mà vì trong trí tưởng tượng Gátxcông tương lai của chàng phụ thuộc hoàn toàn cuộc bái yết đó, chàng liền lễ phép chào Porthos và Aramis, tuyên bố chỉ chơi lại môn này khi nào đủ sức đối chọi với họ, và chàng ra ngồi gần chỗ thừng chăng trong hành lang.
Không may cho D' artagnan, trong số những người xem có một tên lính cận vệ của Đức ông, tên này còn đang sôi máu vì sự đại bại của đồng ngũ mới chỉ xảy ra hôm trước, vẫn tự hứa với mình sẽ nắm lấy cơ hội để báo thù. Hắn tin là cơ hội đã đến và nói với người ngồi bên:
- Cũng chẳng lấy làm lạ khi cái gã thiếu niên kia lại sợ một quả bóng, chắc hẳn là một tên ngự lâm tập sự.
D' artagnan quay phắt lại như bị rắn cắn và nhìn thẳng vào mặt tên cận vệ vừa nói một cách hỗn hào.
- Khiếp chưa? - Tên này nói, vừa vuốt cong ria mép một cách xấc xược - Này ông nhỏ, muốn thì cứ việc nhìn ta, còn ta, ta cứ nói điều ta nói.
D' artagnan trả lời khẽ:
- Và vì điều ông nói quá rõ không cần giải thích, tôi yêu cầu ông đi theo tôi.
- Khi nào? - Tên cận vệ hỏi vẫn với vẻ nhạo báng.
- Ngay bây giờ, mong ông vui lòng.
- Chắc hẳn biết ta là ai đấy chứ?
- Tôi ư, hoàn toàn không biết, và không quan tâm mấy.
- Và cậu nhầm rồi, bởi nếu cậu biết tên ta, có lẽ cậu sẽ bớt vội hơn.
- Vậy tên ông là gì?
- Bécnaju, sẵn sàng phục vụ cậu.
- Vậy thì Bécnaju - D' artagnan bình thản nói - Tôi sẽ đợi ông ở cổng.
- Nào đi luôn, ta đi theo ông.
- Đừng có vội vã thế, thưa ông, để người ta khỏi thấy chúng ta cùng ra một lúc. Ông cũng hiểu về điều chúng ta sắp làm, nhiều người sẽ ngăn cản chúng ta.
- Tốt lắm - Tên cận vệ trả lời và lấy làm lạ vì tên mình không gây được hiệu quả gì cho chàng trai trẻ.
Thật ra, cái tên Bécnaju được tất cả mọi người biết đến có lẽ chỉ trừ mỗi D' artagnan, bởi đó là một trong những cái tên mà tất cả những sắc lệnh của nhà Vua và của Giáo chủ đều không thể trấn áp.
Porthos và Aramis đang quá mải chơi và Athos cũng xem họ quá chăm chú, nên cũng không nhìn thấy người đồng đội trẻ của họ đi ra. D' artagnan nói vậy với tên cận vệ của Đức ông rồi dừng lại ở cổng; một lát sau tên này đến lượt mình cùng đi xuống. Vì D' artagnan không có nhiều thì giờ do sắp phải tiếp kiến nhà Vua ấn định vào lúc trưa, chàng đưa mắt nhìn xung quanh và thấy phố phường vắng vẻ, nên nói với địch thủ:
- Thật lòng, may cho ông đấy, dù ông tên là Bécnaju, là chỉ mắc chuyện với một kẻ tập sự ngự lâm quân, song, hãy bình tĩnh, tôi sẽ chơi hết mình đấy. Coi chừng!
- Nhưng - kẻ bị D' artagnan khiêu khích nói - Ta thấy hình như đã chọn nhầm địa điểm và có lẽ phía sau tu viện Saint-Germain hay Prê-ô-Cléc sẽ tốt hơn.
- Điều ông nói thật đầy ý nghĩa - D' artagnan trả lời - Khốn nỗi tôi vì có cuộc hẹn lúc đúng trưa, nên rất ít thì giờ. Vậy hãy phòng thủ, ông ạ, phòng thủ đi!
Bécnaju không phải là người phải để cho người ta lắp lại đến hai lần lời mời mọc như thế. Cùng lúc ấy, thanh gươm của y lóe lên trong tay và nhảy bổ lên địch thủ, mà y hy vọng có thể làm cho hoảng sợ vì còn quá non nớt.
Nhưng D' artagnan đã tập việc hôm trước, và chiến thắng thu được còn tươi rói, tràn trề ân sủng tương lai, nên quyết định không lùi một bước. Vì thế, hai lưỡi gươm giao đấu tới tận đốc gươm và vì D' artagnan đứng vững tại chỗ, nên chính địch thủ của chàng phải lui một bước về phía sau. Nhưng D' artagnan nắm ngay cơ hội, lưỡi gươm của Bécnaju bị chệch hướng, chàng gỡ ra, chồm lên và đâm địch thủ trúng vai. Ngay tức khắc, D' artagnan đến lượt mình, lùi lại một bước và giơ gươm lên.
Còn Bécnaju hét lên không hề gì, và điên rồ lao vào chàng và tự mình đâm vào gươm của D' artagnan. Tuy nhiên, vì y chưa ngã, chưa chịu chấp nhận thua, mà chỉ dứt ra lùi về phía dinh quán ông De La Trênui, nơi y có một người họ hàng làm việc. Chính D' artagnan cũng không rõ vết thương y vừa nhận trầm trọng thế nào, càng áp đảo mạnh và chắc chắn sắp kết liễu đời y bằng một nhát thứ ba thì tiếng ầm ĩ nổi lên ở ngoài phố lan đến chỗ chơi bóng ném, hai trong số bạn của Bécnaju đã nghe được y điều qua tiếng lại với D' artagnan và thấy y đi ra sau đó, liền rút gươm nhảy bổ ra khỏi sòng chơi và bổ xuống người chiến thắng. Nhưng ngay tức khắc, Athos, Porthos và Aramis đến lượt họ cũng xuất hiện, và vào lúc hai tên cận vệ tấn công người đồng đội trẻ của họ, vì bọn cận vệ chỉ có hai chống lại bốn, chúng liền kêu lên: "Người nhà ông De la Trênui ơi, cứu chúng tôi!".
Nghe tiếng kêu, tất cả trong dinh quán đổ ra đâm bổ lên bốn người, về phía mình cũng hô hoán: "Ngự lâm quân! Cứu chúng tôi""
Tiếng kêu đó thường được ủng hộ, bởi người ta biết những lính ngự lâm là kẻ thù của Đức ông và người ta yêu mến họ vì mối căm ghét đối với Giáo chủ. Vì thế, những lính cận vệ của những đại đội khác với các đơn vị thuộc Giáo chủ Đỏ, như Aramis từng gọi, trong những loại xung đột như thế này, thường đứng về phía ngự lâm quân. Hai trong số ba cận vệ thuộc đại đội ông des Essarts đi qua thấy thế đã đến giúp bốn người, người còn lại chạy thẳng đến dinh ông De Treville hô hoán: "Ngự lâm quân đâu, cứu chúng tôi". Như thường lệ, dinh quán của De Treville lúc nào cũng đầy lính ngự lâm, nghe kêu cứu, họ chạy đến chi viện cho đồng đội của mình. Cuộc hỗn chiến diễn ra nhưng sức mạnh thuộc về quân ngự lâm. Lính cận vệ và gia nhân nhà De la Trênui rút lui vào dinh quán, kịp thời đóng chặt cửa ngăn kẻ thù tràn vào cùng với họ. Còn kẻ bị thương thì đã được khênh đi ngay từ lúc đầu, tình trạng rất xấu.
Sự khích động trong đám ngự lâm quân và những đồng minh của họ lên tới củc điểm và người ta đã thảo luận xem có nên phóng hỏa đốt dinh quán De la Trênui để trừng phạt bọn gia nhân nhà này đã đổ ra hỗn láo với ngự lâm quân của Nhà Vua không. Đề xuất đó đã được tán thành và hoan nghênh nồng nhiệt, may sao mười một giờ đã điểm. D' artagnan và đồng đội của mình sực nhớ ra cuộc bái yết và vì thấy tiếc rằng người ta sắp làm một quả đẹp đến thế mà không có họ, họ bèn làm dịu bớt những cái đầu kia. Vậy là người ta bằng lòng với việc choang vài phiến đá lát vào cánh cổng, nhưng cánh cổng vẫn trơ trơ, nên cũng thấy nan. Hơn nữa, những người được coi như là thủ lĩnh cũng đã rời nhóm được một lúc và đang đi về dinh quán nơi ông De Treville đã biết về vụ om sòm này, đang chờ đợi họ. Ông nói:
- Nào nhanh lên, đến điện Louvre ngay, đến ngay Louvre đừng để mất một phút. Và cố gắng gặp nhà Vua trước khi Ngài được Giáo chủ báo cho biết. Chúng ta sẽ kể cho Ngài nghe việc này như là một chuỗi của vụ việc hôm qua, và cả hai sẽ được giải quyết cùng nhau.
Ông De Treville với bốn chàng trai trẻ đi cùng, tiến về phía điện Louvre. Nhưng người ta báo cho ông biết nhà Vua đi săn nai trong rừng Saint-Giécanh khiến ông đại úy ngự lâm quân hết sức ngạc nhiên; ông De Treville làm cho người ta phải nhắc lại hai lần cái tin đó và mỗi lần những người cùng đi lại thấy mặt ông tối sầm lại. Ông hỏi:
- Vậy chứ Hoàng thượng ngay từ hôm qua đã có dự định tiến hành cuộc đi săn này chăng?
- Không, thưa đại nhân - viên hầu cận nhà Vua trả lời - Chủ chó săn đến báo với Ngài sáng nay rằng ông đã làm lạc hướng được một con nai theo ý đồ của mình. Lúc đầu nhà Vua trả lời sẽ không đi, rồi Ngài lại không thể cưỡng nổi cái thú đi săn đó và cơm trưa xong là Ngài đi.
- Và nhà Vua đã gặp Giáo chủ chưa? - ông Treville hỏi.
- Có thể lắm - viên hầu cận đáp - bởi sáng nay tôi trông thấy những con ngựa của cỗ xe của Đức ông, tôi đã hỏi xe đi đâu và người ta trả lời tôi: Đi Saint-Germain.
- Chúng ta bị uống nước đục rồi - Ông De Treville nói - các vị, tối nay ta sẽ đến gặp nhà Vua. Nhưng còn các vị, ta khuyên các vị đừng thử vận may nữa.
Ý kiến quá hợp lý, nhất là lại xuất phát từ một người hiểu nhà Vua quá rõ, nên bốn người không dám chống lại. Ông De Treville yêu cầu họ người nào về nhà nấy và đợi tin của ông.
Bưởc vào nhà, ông De Treville thấy ngay phải tranh thủ thời gian khiếu nại trước. Ông phái một trong những gia nhân của mình tới nhà ông De la Trênui mang theo một bức thư, trong đó ông yêu cầu hãy tống cổ ra khỏi nhà tên cận vệ của Giáo chủ, và trách phạt những kẻ đã táo tợn đổ ra khỏi nhà chống lại ngự lâm quân. Nhưng ông De la Trênui đã được người coi chuồng ngựa là bà con của Bécnaju báo trước nên đã trả lời: không phải ông De Treville cũng chẳng phải bọn ngự lâm quân có quyền khiếu nại, mà hoàn toàn trái lại, ông ta mới có quyền đối với những người lính ngự lâm, những kẻ chẳng những đã đánh gia nhân của ông ta mà còn định đốt nhà ông ta. Vì cuộc tranh cãi giữa hai vị quan nhân có thể kéo dài, mỗi bên tất nhiên khăng khăng giữ ý kiến của mình, ông De Treville nghĩ ra một kế với mục đích chấm dứt mọi chuyện, đó là tự ông đến tìm ông De la Trênui.
Ông liền đi ngay đến nhà ông này và yêu cầu báo tin.
Hai vị đại quan lịch sự chào nhau, bởi nếu như không thân thiết với nhau, ít ra họ cũng nể trọng nhau. Cả hai đều là ngùời tử tế và trọng danh dự. Và vì ông De la Trênui theo đạo Tin lành, hiếm khi gặp nhà Vua, không thuộc đảng phái nào, nói chung trong những mối quan hệ xã hội ông không mang theo thiên kiến nào. Tuy nhiên, lần này, sự tiếp đón của ông, cho dù lịch thiệp, vẫn cứ lạnh lùng hơn thường lệ.
- Thưa ông - Ông De Treville nói - chúng ta nghĩ rằng chúng ta có chuyện trách cứ lẫn nhau, và tự tôi đến đây để chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ vụ việc này.
- Xin sẵn sàng - Ông De la Trênui trả lời - nhưng tôi báo trước cho ông rằng tôi đã được thông tin đầy đủ, và mọi lỗi là thuộc lính ngự lâm của ông.
- Ông là một người rất công minh, chính trực, thưa ông, - ông De Treville nói - chắc sẽ chấp nhận đề xuất sắp nói ra.
- Ông cứ nói, tôi nghe đây.
- Ông Bécnaju, người bà con của người coi ngựa của ông ấy hiện thế nào?
- Ồ, thưa ông, tệ hại lắm. Ngoài nhát gươm bị đâm vào cánh tay không phải là không nguy hiểm, ông ta còn bị bồi một nhát khác xuyên qua phổi khiến thầy thuốc nói đến những điều không hay.
- Nhưng người bị thương còn tỉnh chứ?
- Hoàn toàn tỉnh táo.
- Vẫn nói được?
- Nói khó khăn, nhưng vẫn nói được.
- Vậy thì, thưa ông, chúng ta hãy đến bên ông ta, khẩn cầu ông ta, hãy nhân danh Chúa có lẽ ông ta sắp về chầu nói ra sự thật. Tôi sẽ coi ông ta như một phán quan tự xét xử mình và thưa ông, tôi sẽ tin tất cả những gì ông ta sẽ nói ra.
Ông De la Trênui nghĩ một lát, rồi vì khó có thể tìm ra một đề xuất hợp lý hơn, ông chấp nhận.
Cả hai cùng đi xuống căn phòng người bị thương. Người này, nhìn thấy hai vị đại quan tôn quý thăm mình, cố từ trên giường ngồi dậy, nhưng quá yếu và lịm đi vì cố sức, lại ngã xuống hầu như bất tỉnh.
Ông De la Trênui lại gần và cho người này hít một thứ muối khiến cho tỉnh lại. Lúc đó, ông De Treville không muốn người ta cáo buộc ông đã làm ảnh hưởng đến người ốm, nên mời ông Trênui tự mình thẩm vấn người này.
Điều mà ông De Treville tiên đoán đã xảy ra. Trong tình trạng giữa cái sống và cái chết như Bécnaju, ông ta không còn ý định giấu giếm sự thật thêm chút nào nữa Và ông ta đã kể lại cho hai vị đại quan nghe mọi điều đúng như nó đã xảy la.
Đó là tất cả những gì ông De Treville mong muốn. Ông chúc Bécnaju chóng bình phục, xin phép ông De la Trênui được cáo lui, trở về dinh xá của mình và lập tức báo cho bốn người bạn rằng ông đang chờ họ đến ăn cơm trưa.
Ông De Treville tiếp đãi nhóm người ưu tú nhất, nhưng tất nhiên hoàn toàn chống Giáo chủ. Vậy nên câu chuyện suốt trong bữa ăn đều xoay quanh hai cuộc đại bại mà bọn cận vệ của Đức ông vừa nếm trải. Vì D' artagnan đã thành người hùng của hai ngày ấy, cho nên những lời chúc tụng của Athos, Porthos và Aramis thi nhau trút xuống cho chàng không những với tư cách những người bạn tốt mà còn là những người luôn được hưởng niềm vui đó, nay đến lượt họ dành cho chàng.
Khoảng sáu giờ, ông De Treville cho biết ông đã định đến điện Louvre, nhưng vì giờ tiếp kiến nhà Vua chuẩn y đã qua, đáng lẽ yêu cầu đi vào bằng cầu thang nhỏ, ông và bốn chàng trai trẻ ngồi trong phòng đợi. Nhà Vua còn chưa đi săn về. Mấy người ngồi đợi, lẫn trong đám quần thần, khoảng gần nửa giờ, thì mọi cửa đều mở ra, và người ta thông báo Hoàng thượng đã nghe thông báo vậy, D' artagnan cảm thấy rùng mình đến tận xương tủy. Giây phút sắp tiếp theo, chắc sẽ quyết định quăng đời còn lại của chàng. Vì vậy, mắt chàng chăm chăm lo lắng nhìn vào chiếc cửa mà nhà Vua sẽ đi vào.
Louis XIII hiện ra trước tiên. Ông mặc bộ đồ săn còn đầy bụi, đi đôi ủng lớn, tay cầm roi. Thoạt nhìn, D' artagnan đoán ngay nhà Vua đang hầm hầm nổi giận. Tính khí ấy thường rõ ở Hoàng thượng vẫn không ngăn được quần thần xếp hàng trên lối Ngài đi. Trong những tiền sảnh của cung điện, thà bị nhìn bằng con mắt giận dữ còn hơn không được nhìn thấy chút nào, vậy nên ba chàng ngự lâm không ngần ngại tiến lên một bước trong khi D' artagnan trái lại vẫn nấp đằng sau họ. Nhưng cho dù nhà Vua biết rõ từng người Athos, Porthos, Aramis, ngài vẫn đi qua trước mặt mà không nhìn họ, không nói gì với họ như thể chưa từng bao giờ gặp họ. Còn như ông De Treville, khi đôi mắt nhà Vua dừng lại giây lát nơi ông, ông chống đỡ cái nhìn ấy hết sức kiên cường, và chính nhà Vua phải nhìn đi nơi khác.
Sau đó, Hoàng thượng mồm không ngớt lầu nhầu trở về cung thất.
- Mọi chuyện không ổn rồi - Athos vừa nói vừa mỉm cười - và lần này bọn ta sẽ chưa được ban tặng huân chương hiệp sĩ đâu.
- Hãy đợi đây mười phút - Ông De Treville nói - Và nếu trong vòng mười phút, các người không thấy ta quay ra, hãy trở về dinh xá của ta, bởi chờ thêm cũng vô ích.
- Bốn chàng trai trẻ đợi mười phút, mười lăm, hai mươi phút.
- Và thấy ông De Treville không hề trở lại, họ ra về lòng đầy lo lắng về điều sắp xảy ra.
Ông De Treville rắn rỏi đi vào tư phòng của nhà Vua, và thấy Hoàng thượng ngồi trên ghế tựa, vẻ mặt rất dữ tợn, đang đập cán roi vào đôi ủng, điều đó cũng không ngăn nổi ông vấn an sức khỏe nhà Vua, một cách hết sức bình thản.
- Tồi lắm, ông ạ, tồi lắm - Nhà Vua trả lời - ta đang phiền muộn.
Đó quả thật là căn bệnh tệ hại nhất của Louis XIII, Ngài thường túm lấy một triều thần, kéo đến bên khung cửa sổ và bảo người này: "Này, ông gì ơi! hãy buồn phiền cùng nhau nào".
- Sao! Hoàng thượng phiền muộn ư? - Ông De Treville nói - Vậy hôm nay Ngài đi săn không vui à?
- Vui quá đi chứ! Ta tin rằng, tất cả xuống cấp rồi. Và ta không biết liệu chứ con mồi đã biến mất tăm hay lũ chó không còn mũi nữa. Chúng ta khởi động bằng một con nai mươi nhánh gạc, đuổi theo nó sáu tiếng đồng hồ, và khi sắp tóm được nó, khi Saint Ximông đã đưa tù và lên miệng để báo hiệu "chết này", thì đùng một cái, cả lũ chó ngửi thấy mùi khác, đổi hướng, đuổi theo một con hươu con. Rồi ông sẽ thấy ta sẽ buộc phải từ bỏ săn đuổi bằng chó như đã tửng từ bỏ lối săn bằng chim ưng thôi! Ôi, ta là một ông vua rất là bất hạnh, ông Treville ạ! Ta chỉ còn mỗi con chim ưng thì nó đã chết hôm kia rồi.
- Tâu Bệ hạ, quả vậy, và thần hiểu nỗi thất vọng của Bệ hạ, nỗi bất hạnh thì lớn, nhưng Ngài vẫn còn hình như vô số chim cắt, chim ó và chim hâu.
- Và không có người huấn luyện chúng. Những người dạy chim săn mồi đã bỏ đi, chỉ còn lại mỗi ta biết nghệ thuật săn bằng chó. Cùng với ta, mọi thứ sẽ mất và sau đó nghề săn chỉ còn với những bẫy, những cạm, những sập. Nếu ta có thì giờ để đào tạo một lũ học trò nhỉ? Mà phải, Giáo chủ ở đó, chẳng để ta thảnh thơi một lát, nói với ta về Tây Ban Nha, về nước Áo, nước Anh! À, nhân nói vể Giáo chủ, ông Treville này, ta không hài lòng về ông đâu.
Ông De Treville chỉ đợi nhà Vua chuyển sang chuyện này. Ông biết nhà Vua từ lâu. Ông hiểu tất cả những điều nhà Vua phàn nàn chỉ là đoạn giáo đầu, một loại kích thích để tự trấn an mình, và đâu là chỗ nhà Vua đã đi đến, cuối cùng nhà Vua muốn đi đến đâu.
Ông De Treville giả vờ hết sức kinh ngạc và hỏi:
- Thần đã chẳng may làm Bệ hạ bất hạnh ở điêm nào?
- Này ông, thế ông điều hành công việc như thế sao? - Nhà Vua tiếp tục mà không trực tiếp trả lời câu hỏi của Treville - Phải chăng ta phong ông chức đại úy ngự lâm quân của ta để bọn này sát hại một người, làm náo loạn cả một khu phố và muốn đốt cả Paris mà ông không nói được một lời ư? Nhưng - Nhà Vua tiếp - chắc là ta đã vội vã buộc tội ông, chắc là những kẻ gây rối loạn đã ở trong tù và ông đến báo với ta công pháp đã được thi hành.
- Tâu Bệ hạ - Ông De Treville bình tĩnh trả lời - thần đến để xin Ngài điều ngược lại.
- Và chống lại ai? - Nhà Vua quát.
- Chống lại bọn vu khống - Ông De Treville nói.
- A, thế thì lại mới rồi - Nhà Vua tiếp - Ông không định nói với ta rằng ba tên ngự lâm trời đánh của ông, Athos, Porthos và Aramis, và cái tên nhãi con ở Bearn của ông đã không nhẩy xổ như một lũ điên vào ông Bécnaju khốn khổ và đã hành hạ ông ta tới mức có thể vào giờ này đang hấp hối rồi? Ông không định nói, tiếp đó, bọn chúng không vây chặt tư dinh Công tước De la Trênui và chúng không hề muốn thiêu cháy nó hay sao? Vào thời chiến có thể điều đó không phải là nỗi bất hạnh quá lớn, coi như đó là một cái tổ của bọn tân giáo Canvanh, nhưng trong thời bình, đó là một tấm gương tệ hại. Nói xem, ông định chối tất cả những cái đó hay sao?
- Và ai đã kể cho Hoàng thượng câu chuyện hay ho đó? - Ông De Treville bình tĩnh hỏi.
- Ai đã kể ta nghe câu chuyện hay ho đó ư? Và ông muốn người đó phải là ai, nếu không phải là người đã thức trong khi ta ngủ, đã làm việc khi ta vui chơi, đã đối nội, đối ngoại cho vương quốc, ở nước Pháp cũng như ở châu Âu?
- Chắc hẳn Hoàng thượng muốn nói đến Chúa Trời rồi! - Ông De Treville nói - Bởi thần chỉ biết là Chúa Trời mới ở trên Hoàng thượng xa đến thế.
- Không, ông ơi, ta muốn nói về trụ cột quốc gia, về người tôi hiền duy nhất, người bạn duy nhất của ta, Đức Giáo chủ.
- Tâu, Đức ông đâu phải Đức chí thánh (ý nói Giáo hoàng - ND).
- Ý ông nói thế nào?
- Dạ, là chỉ có Đức Giáo Hoàng mới không thể sai lầm, và sự bất khả lầm lẫn ấy không lan đến các Giáo chủ.
- Ông muốn nói Giáo chủ lừa ta, ông muốn nói ông ta phản ta. Vậy là ông buộc tội Giáo chủ rồi. Xem nào, nói đi, thành thật thú nhận ông buộc tội ông ta đi?
- Không, tâu Bệ hạ, nhưng thần nói là chính Giáo chủ đã nhầm. Thần nói là ông ta đã bị đưa thông tin sai lạc. Thần nói là ông ta đã vội vã cáo buộc những lính ngự lâm của Hoàng thượng. Ông ta đã bất công với họ, và ông ta đã không nắm được những tin tức đáng tin cậy.
- Sự cáo buộc này là do từ ông De la Trênui, do từ chính công tước. Ông trả lời sao điều này?
- Tâu, thần có thể trả lời, ông ta quá dính líu đến vấn đề này nên không thể là một nhân chứng vô tư. Nhưng thần đã không nghĩ như thế, tâu Bệ hạ, thần biết Công tước là một nhà quý tộc trung thực, nên sẵn sàng trông mong vào Công tước, với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
- Là Hoàng thượng sẽ triệu ông ấy đến, thẩm vấn ông ấy, đích thân Hoàng thượng, mặt đối mặt, không nhân chứng và sau khi Hoàng thượng đã tiếp kiến Công tước, thần sẽ tái yết Hoàng thượng ngay.
- Chà chà! - Nhà Vua nói - Và ông sẽ tin vào những gì ông De la Trênui sẽ nói chứ?
- Vâng, thưa Hoàng thượng.
- Ông chấp nhận sự phán xử của ông ta?
- Chắc chắn thế.
- Và ông sẽ chịu những bồi khoản mà ông ta đòi hỏi?
- Hoàn toàn.
- La Sétxnay đây, La Sétxnay!
Người hầu cận tin cẩn của Louis XIII luôn đứng ở cửa đi vào.
Nhà Vua nói:
- La Sétxnay? Đến triệu ngay ông De la Trênui, ta muốn nói chuyện với ông ấy tối nay.
- Hoàng thượng hứa với thần là sẽ không tiếp ai giữa ông Trênui và thần chứ?
- Không ai, lời hứa của nhà quý tộc.
- Vậy, tâu Bệ hạ, xin đến mai.
- Ừ, ngày mai.
- Lúc mấy giờ, xin Hoàng thượng vui lòng?
- Giờ nào ông muốn cũng được.
- Nhưng đến quá sớm, thần e làm thức giấc Hoàng thượng.
- Thức giấc ta ư? Ta ngủ ư? Ta không ngủ được nữa ông ạ.
- Đôi khi ta mơ màng, thế thôi. Vậy ông cô thể đến sáng sớm nếu ông muốn, lúc bẩy giờ, nhưng ông coi chừng, nếu bọn ngự lâm quân của ông là lũ tội phạm.
- Nếu những lính ngự lâm của thần phạm tội, những kẻ phạm tội sẽ được trao vào tay Hoàng thượng, xử họ ra sao là theo ý của Hoàng thượng. Hoàng thượng còn đòi hỏi điều gì thêm nữa.
- Không, không, và người ta gọi là ta Louis chí công không phải không có lý. Vậy ngày mai nhé.
- Cầu Chúa phù hộ cho Hoàng thượng?
- Nhà Vua có ngủ ít mấy, ông De Treville còn khó ngủ hơn.
Ngay lúc tối ông đã sai báo cho ba người lính ngự lâm và đồng đội của họ phải có mặt ở nhà ông từ sáu rưỡi sáng. Ông dẫn họ theo, không khẳng định với họ điều gì cũng không hứa hẹn điều gì và không giấu giếm họ ân sủng của họ và ngay cả của ông đang trông vào một nước bài.
Đến chân cầu thang nhỏ, ông để họ đợi. Nếu Nhà Vua vẫn giận họ, họ sẽ biến ngay không để bị nhìn thấy. Nếu nhà Vua bằng lòng tiếp họ, chỉ việc cho gọi họ.
Đến phòng đợi đặc biệt của nhà Vua, ông De Treville thấy La Sétxnay cho biết người ta không gặp Công tước De la Trênui tối hôm qua ở tư dinh ông ta, ông ta về nhà quá muộn nên không có mặt ở điện Louvre được, và ông ta chỉ vừa mới đến và lúc này đang ở chỗ nhà Vua.
Tình thế xảy ra làm ông De Treville rất thích, vì như vậy chắc chắn sẽ không có bất cứ một sự gợi ý bên ngoài nào xen vào lời khai của ông De la Trênui và ông.
Quả nhiên, chưa đầy mười phút sau, cánh cửa cung thất mở và ông De Treville thấy ông De la Trênui đi ra, ông này đến gặp ông và bảo:
- Thưa ông De Treville, Hoàng thượng vừa triệu tôi để biết mọi chuyện đã diễn ra hôm qua ở nhà tôi thế nào. Tôi đã nói với Ngài sự thật, nghĩa là lỗi thuộc người của tôi và tôi sẵn sàng xin lỗi ông. Một khi đã được gặp ông thế này, xin ông nhận cho và xin coi tôi luôn như là một trong những người bạn của ông.
- Thưa Công tước - Ông De Treville nói - Tôi đầy lòng tin tưởng vào sự trung thực của ngài đến mức tôi chẳng muốn ai khác làm người bào chữa cho tôi hơn là chính ngài trước Hoàng thượng. Tôi thấy rõ tôi đã không bị lầm, và tôi xin cám ơn ngài về việc hãy còn một người ở nước Pháp, mà người ta có thể nói về người đó mà không bị nhầm như điều tôi đã nói về ngài.
- Hay lắm, tốt lắm! - Nhà Vua nói, vì đã nghe được tất cả những lời khen ngợi nhau của họ - Có điều hãy nói với ông ta, Treville ạ, vì ông ta tự coi là một trong những người bạn của ông, thì cả ta nữa, ta cũng muốn là bạn của ông ta, nhưng ông ta lại nhạt nhẽo với ta, có đến ba năm ta không gặp ông ấy và ta chỉ gặp được khi nào ta cho tìm. Hãy nói cho ông ta biết tất cả cái đó hộ ta, bởi đó là những việc mà một ông vua không thể tự nói ra được.
- Xin cảm tạ Bệ hạ, xin cảm tạ - Công tước nói - nhưng Bệ hạ hay tin rằng không phải những người mà lúc nào Bệ hạ cũng gặp là những người tận tụy với Bệ hạ nhất, cố nhiên thần không hề nói điều ấy, đối với ông De Treville.
- À! Ông cũng đã nghe điều ta nói rồi. Càng tốt, ông Công tước, càng tốt - Nhà Vua vừa nói vừa tiến ra đến tận cửa - A, ông đấy ư? Thế các ngự lâm quân của ông đâu? Hôm kia ta đã bảo ông đem theo họ đến kia mà, tại sao ông không làm thế?
- Tâu, họ ở phía dưới, Bệ hạ cho phép, ông La Sét-xnay sẽ xuống bảo họ lên.
- Phải, phải, bảo họ lên ngay. Sắp tám giờ còn gì. Chín giờ ta lại có khách. Ông Công tước, ông đi đi và nhớ trở lại. Vào đi ông Treville.
Công tước chào và đi ra. Đúng lúc ông mở cửa, ba người ngự lâm và D' artagnan do La Sét-xnay dẫn đường, hiện ra ở phía trên cầu thang.
- Lại đây, những con người dũng cảm của ta - Nhà Vua nói - lại đây ta có chuyện quở mắng các ngươi đây.
Những người ngự lâm nghiêng mình lại gần, D' artagnan đi sau họ.
- Quỷ nhà trời ạ! - Nhà Vua tiếp tục - chỉ với bốn người các khanh mà bẩy cận vệ của Đức ông bị loại khỏi vòng chiến đấu! Quá đấy, các vị ạ, quá đấy. Cứ đà này, Đức ông sẽ buộc phải tân trang đại đội của mình trong ba tuần, và ta phải áp dụng các sắc lệnh hết sức nghiêm ngặt. Một, do không may ta không nói làm gì, nhưng bẩy người trong hai ngày, ta nhắc lại, thế là quá, là quá nhiều.
- Cho nên, tâu Bệ hạ! Người thấy họ hết sức ăn năn hối hận đến tạ tội với Bệ hạ đấy ạ.
- Hết sức ăn năn hối hận ư! Hừm! - Nhà Vua nói - Ta chẳng tin chút nào vào những bộ mặt đạo đức giả của họ. Nhất là cái bộ mặt Gátxcông kia kìa. Nào lại đây, ông trẻ.
D' artagnan hiểu lời khen chính là ban cho chàng, tiến lại làm ra vẻ thất vọng nhất.
- Này ông! Thế này mà ông bảo ta là một chàng trai ư? Là một đứa trẻ, ông Treville ạ, một đứa trẻ thật sự! Và chính tay trẻ con này đã tặng cho Jussac một nhát gươm chí mạng?
- Và hai nhát gươm tuyệt chiêu cho Bécnaju.
- Thật thế ư? Không kể - Athos nói - nếu chàng ta không cứu thần khỏi bàn tay cả Bicara, chắc chắn là thần đã không có được vinh dự lúc này được tỏ lòng vô cùng tôn kính Hoàng thượng.
- Ồ, thế thì cái gã Bearn này đúng là một con quỷ thực sự rồi, như phụ vương ta thường nói, phải không ông Treville? Ở cái nghề này, là phải nhiều áo chẽn bị đâm thương và đánh gãy nhiều lưỡi gươm. Thế mà, dân Gátxcông thường nghèo, có phải không?
- Tâu Bệ hạ, thần phải nói rằng người ta còn chưa tìm thấy mỏ vàng trong những dãy núi của họ, dù Đấng toàn năng đáng lẽ phải ban cho họ phép mầu ấy, để thưởng công cho họ đã ủng hộ những cao vọng của Đức tiên vương.
- Nói như thế có nghĩa chính những người Gátxcông đã làm cho ta thành vua, phải không ông Treville, vì ta là con trai của cha ta? Ồ, ta có bảo là không phải đâu. La Sétxnay, hãy xem xem, lục tất cả các túi áo của ta xem, ngươi sẽ thấy bốn mươi đồng pítxtôn, thấy thì đem ra đây. Và bây giờ, chàng trai trẻ, hãy nói thật đi, chuyện đó xảy ra thế nào?
D' artagnan kể lại cuộc phiêu lưu mạo hiểm hôm trước với đủ mọi tình tiết: không ngủ được vì vui mừng sắp được thấy Hoàng thượng, nên đã đến nhà các bạn mình sớm hơn ba tiếng đồng hồ trước giờ bái yết, rồi họ đã cùng nhau đến sân chơi thế nào, rồi về sự sợ hãi chàng để lộ ra khi nhận một trái bóng ném sượt mặt, bị Bécnaju nhạo báng, và ông ta suýt đã phải trả giá sự nhạo báng bằng tính mạng của mình, và ông De la Trênui hoàn toàn vô tư, suýt bị mất cả cư dinh của mình.
- Đúng là như vậy - Nhà Vua lẩm bẩm - Ông Công tước cũng kể với ta y như vậy. Ngài Giáo chủ tội nghiệp! Bẩy người trong hai ngày và là những người thân quý nhất ông ta. Nhưng thế là đủ rồi. Thế là các ông đã rửa hận ở phố Fréjus rồi, và còn vượt mức nữa. Các ông chắc đã thỏa lòng.
- Nếu như Hoàng thượng thỏa lòng - Ông Treville nói - Chúng thần cũng như vậy.
- Phải, ta cũng vậy - nhà Vua vừa nói thêm vừa vốc một vốc tiền vàng trên tay La Sétxnay và đặt vào tay D' artagnan.
- Và đây, một bằng chứng về sự thỏa mãn của ta.
Thời buổi đó những ý tưởng về tự trọng còn chưa phải là mất sống như ngày nay. Một nhà quý tộc nhận tiền từ tay nhà Vua không có gì là nhục nhã. Vì vậy D' artagnan đút luôn bốn mươi đồng vàng vào túi mà không nề hà gì, trái lại còn hết lòng cảm tạ Hoàng thượng.
- Kìa - Nhà Vua vừa nói nhìn đồng hồ treo - Đã tám rưỡi rồi, các ông về đi, bởi như ta nói, ta đợi một người lúc chín giờ. Cảm ơn lòng tận tâm của các vị. Ta có thể trông cậy được đấy chứ, phải không?
- Ồ tâu Bệ hạ - cả bốn người cùng hô lên. Chúng thần sẵn sàng xả thân thành từng mảnh vì Bệ hạ.
- Tốt, tốt lắm, nhưng hãy giữ được vẹn toàn. Như thế tốt hơn, và sẽ hữu ích hơn. Ông Treville này, - trong khi những người kia rút lui nhà Vua nói khẽ thêm - vì ngự lâm quân không còn chỗ, hơn nữa để xung vào binh đội ấy, chúng ta đã quyết định phải qua một thời kỳ tập sự, vậy ông hãy cho cậu ta vào đại đội cận vệ của ông des Essarts, em rể ông. Chà, trời ơi! Treville ạ, ta khoái vì sự nhăn nhó sắp tới đây của ông Giáo chủ. Ông ấy sẽ nổi cơn thịnh nộ, nhưng ta cóc cần, ta có quyền của ta.
Rồi nhà Vua vẫy tay chào Treville đang đi rạ để đuổi kịp mấy lính ngự lâm của mình, và ông thấy họ đang chia nhau với D' artagnan món bốn mươi đồng tiền vàng.
Còn Giáo chủ, đúng như nhà Vua đã nói, quả nhiên vô cùng tức giận, đến mức suốt tám ngày bỏ cả chơi bài với nhà Vua, điều đó không hề ngăn nhà Vua thể hiện thái độ vồn vã nhất trên đời với Giáo chủ và mỗi khi gặp ông ta, nhà Vua lại hỏi han ông bằng một giọng ân cần nhất:
- Thế nào, ngài Giáo chủ, mấy cái tay Bécnaju và Jussac tội nghiệp ấy của khanh ra sao rồi?
Câu chuyện lan ra ầm ĩ. Ông De Treville to tiếng quát mắng rất lớn tiếng những lính ngự lâm của mình nhưng lại thấp giọng khen ngợi họ. Nhưng vì không thể để chậm mới tâu lên nhà Vua, ông vội đi đến điện Louvre. Lúc ấy đã quá muộn. Nhà Vua đóng kín cửa với Giáo chủ. Người ta bảo ông Treville là nhà Vua đang làm việc và không tiếp ai trong lúc này. Buổi tối ông De Treville tới đám bạc của nhà Vua. Nhà Vua thắng và vì Đấng chí tôn rất keo kiệt, ngài rất hồ hởi. Vì vậy từ rất xa, nhà Vua đã nhận ra ông Treville.
- Lại đây, ông đại úy. Lại đây để ta quở trách ông. Ông có biết Đức Giáo chủ đã đến khiếu nại với ta về các ngự lâm quân của ông, và xúc động đến mức tối nay Đức Giáo chủ đổ bệnh không? À thế đấy? Nhưng cái lũ ngự lâm của ông, đúng là lũ trời đánh, thánh vật, đáng đem treo cổ!
- Không, tâu Bệ hạ - Ông Treville đáp, khi thoạt nhìn ông đã biết sự việc sắp xoay chuyển - không, hoàn toàn ngược lại. Đó là những sinh linh lương thiện, hiền như cừu non và chỉ có mỗi một ước vọng, thần xin bảo đảm, đó là gươm của họ chỉ tuốt ra khỏi vỏ để phục vụ Hoàng thượng. Nhưng Bệ hạ muốn sao, lũ cận vệ của Giáo chủ không ngừng tìm cớ gây sự với họ, và cũng vì danh dự của toàn đội, những con người trẻ tuổi đáng thương đó buộc phải tự vệ.
- Nghe đã, ông De Treville! - Nhà Vua nói - Nghe đã! Khanh không đang nói về một giáo đoàn đấy chứ? Đại úy thân mến của ta này, thực tế, ta muốn tước bỏ chức vụ của khanh và trao cho cô De Kêmơrôn, người mà ta hứa chức tu viện trưởng. Nhưng đừng nghĩ ta tin như vậy ở lời khanh đâu. Người ta gọi là Louis chí công, ông De Treville ạ, và lát nữa, lát nữa chúng ta sẽ thấy.
- À chính vì thần tin ở công lý đó, tâu Hoàng thượng, mà thần sẽ kiên nhẫn và bình tĩnh chờ đợi thánh ý.
- Vậy cứ đợi, ông ạ, cứ đợi - Nhà Vua nói - ta sẽ không để ông phải đợi lâu đâu.
Quả nhiên, vận may đã xoay chiều, và vì nhà Vua bắt đầu bị thua hết những gì ngài đã được, ngài chẳng nề hà tìm một cái cớ để làm Đại đế Sáclơmanhơ (một thuật ngữ của những tay cờ bạc mà chúng tôi thú thật không rõ xuất xứ). Một lát sau, nhà Vua đứng lên và đút túi số bạc ở trước mặt ngài phần lớn do được bạc, rồi bảo:
- La Viơvin, ngồi vào chỗ ta, ta cần nói chuyện với ông De Treville về vấn đề quan trọng. À, ta có tám mươi đồng louis trước nặt ta. Ông hãy đặt cũng số tiền đó, để sao cho những người bị thua khỏi phàn nàn, công bằng trên hết.
Rồi quay về phía ông De Treville và đi cùng với ông tới một khung cửa sổ:
- Thế nào ông! - Nhà Vua tiếp tục - Ông nói rằng chính là bọn cận vệ Đức ông đã tìm cách gây sự với ngự Iâm quân của ông?
- Vâng, tâu Bệ hạ, luôn luôn như vậy.
- Thế à, vậy đầu đuôi câu chuyện thế nào? Bởi vì, ông biết đấy, ông đại úy thân mến của tôi ạ, cần phải có một phán quan nghe cả hai bên.
- Ôi, trời ơi, thì nó xảy ra một cách đơn giản nhất và tự nhiên nhất chứ sao. Ba người trong số lính ưu tú nhất của thần, mà Hoàng thượng biết tên và đã nhiều lần đề cao lòng tận tâm của họ và thần có thể khẳng định với Đức Vua họ đã phục vụ hết lòng. Ba người lính ưu tú của thần, các ông Athos, Porthos và Aramis đang chơi vui với một chàng thiếu niên người Gátxcông mà thần vừa giới thiệu với họ lúc sáng. Cuộc vui sẽ diễn ra ở Saint-Germain thì phải, và họ hẹn hò nhau ở Cácmơ Đềsô, thì bị ông De Jussac và các ông Cahuxắc, Bicara và hai lính cận vệ khác đến phá rối, chắc hẳn có ý đồ xấu chống lại các sắc lệnh, nếu không đã không kéo đến đông đến thế.
- Ờ, ờ, khanh làm ta nghĩ đến điều đó - Nhà Vua nói - chắc hẳn họ đến để đánh lộn lẫn nhau.
- Tâu Bệ hạ, thần không buộc tội họ, nhưng thần xin để Bệ hạ xét đoán xem, năm người trang bị vũ khí trong một nơi hoang vắng như là vùng phụ cận tu viện Cácmơ, có thể sẽ làm.
- Phải, Treville, ông có lý, ông có lý.
- Thế là, khi họ nhìn thấy lính ngự lâm của thần, họ liền thay đổi ý và họ đã quên mối thù riêng bằng mối thù binh đội. Bởi Bệ hạ chẳng lạ gì ngự lâm quân, họ thuộc về Đức Vua, và chỉ của Đức Vua, là kẻ thù tự nhiên của lính cận vệ thuộc Đức Giáo chủ.
- Phải, Treville, phải - nhà Vua nói một cách rầu rĩ - và thật đáng buồn. tin ta đi, khi thấy hai đảng phái như thế ở nước Pháp, hai nguyên thủ ở vương quyền; nhưng tất cả cái đó sẽ chấm dứt, Treville, tất cả cái đó sẽ chấm dứt. Vậy khanh nói rằng bọn cận vệ đã tìm cách gây sự với ngự lâm quân?
- Thần nói có thể mọi việc đã diễn ra như thế, nhưng tâu Bệ hạ, thần không thể như thế. Bệ hạ biết rõ, nhận ra sự thật khó đến chừng nào, và trừ phi được thiên phú cho cái linh khiếu kỳ diệu khiến được mệnh danh là Louis XIII chí công…
- Và ông có lý, Treville ạ. Nhưng họ không đơn độc, bọn ngự lâm của ông, họ còn có thêm một đứa trẻ cùng với họ?
- Vâng, thưa Bệ hạ. và một người bl thương, đến nỗi ba lính ngự lâm của nhà Vua. mà một người lại bị thương và một đứa trẻ, không những đã đương đầu với năm trong số cận vệ khủng khiếp nhất của Giáo chủ, mà còn hạ gục bốn người.
- Nhưng, đó là một chiến thắng! - Nhà Vua reo lên rạng rỡ - một chiến thắng hoàn toàn.
- Vâng, tâu Bệ hạ, thắng hoàn toàn như chiến thắng ở cầu Xê.
- Ông nói, bốn người, một bị thương, một trẻ con?
- Một gã gần là người lớn, nhưng cậu ta lại xử sự thật là tuyệt vời trong trường hợp đó, khiến thần dám mạo muội tiến cử cậu ta lên Bệ hạ.
- Hắn tên là gì?
- Là D' artagnan. Tâu Bệ hạ, đó là con trai một trong những bạn cũ của thần, con trai một người đã đi theo Đức Tiên vương tiến hành chiến tranh du kích, lưu danh rạng rỡ.
- Và ông nói cậu ta xử sự rất chững chạc à? Kể cho ta nghe nào, Treville, ông biết ta thích những chuyện chiến tranh và chiến đấu mà.
Và Louis XIII tay chống nẹ, kiêu hãnh vểnh tai lên.
- Tâu, - Treville nói tiếp - như thần đã nói, D' artagnan hầu như còn là một đứa trẻ, và vì chưa được vinh dự là ngự lâm quân, ăn mặc theo lối thị dân. Đám cận vệ của Giáo chủ nhận thấy cậu ta non trẻ, thêm nữa còn chưa quen với việc quân, đã mời cậu ta rút lui trước khi họ tấn công.
- Đấy ông thấy nhé, Treville - Nhà Vua ngắt lời - chính họ đã tấn công.
- Tâu, chính thế, không nghi ngờ gì nữa, họ cảnh cáo cho cậu ta rút lui, nhưng cậu ta trả lời mình là ngự lâm ở trong tim và hết lòng vì Hoàng thượng, vì vậy, cậu ta đã ở lại với các ngự lâm quân.
- Một chàng trai can trường. - Nhà Vua lẩm bẩm.
- Quả vậy, cậu ta ở lại với họ. Và Hoàng thượng đã có được một nhà vô địch kiên cường, và chính cậu ta đã đâm cho Jussac một nhát gươm khủng khiếp khiến Giáo chủ giận sôi lên.
- Chính cậu ta đâm bị thương Jussac? - Nhà Vua reo lên -
- Một đứa trẻ! Treville, không thể thế được!
- Đúng như thần được vinh dự nói điều ấy với Hoàng thượng.
- Jussac, một trong những tay gươm hàng đầu của vương quốc!
- Nhưng tâu, hắn lại gặp một bậc thầy.
- Ta muốn gặp chàng trai trẻ đó, Treville, ta muốn gặp hắn. Và nếu có thể làm được một điều gì đấy! Được, chúng ta sẽ tính sau.
- Khi nào Bệ hạ cố cho cậu ta tiếp kiến?
- Trưa mai, Treville ạ.
- Thần dẫn một mình cậu ta đến?
- Không, dẫn cả bốn đến cho ta. Ta muốn cảm ơn tất cả một thể. Những con người trung nghĩa hiếm lắm Treville, và phải thưởng cho lòng trung nghĩa của họ.
- Tâu Bệ hạ, trưa mai, chúng thần sẽ đến điện Louvre.
- Này, đi lối cầu thang nhỏ, Treville, lối cầu thang nhỏ, không cần thiết để Giáo chủ biết…
- Thưa vâng.
- Treville này, ông hiểu chứ, một sắc lệnh vẫn chỉ luôn là một sắc lệnh. Rốt cuộc, là cấm đánh nhau.
Nhưng cuộc chạm trán nay đã hoàn toàn ra khỏi mọi điều kiện thông thường của một quyết đấu, đó là một cuộc xô xát, bằng chứng là bọn họ là năm lính cận vệ của giáo chủ chống lại ba lính ngự lâm của thần với cậu D' artagnan.
- Đúng thế - Nhà Vua nói - Nhưng mặc kệ, Treville, vẫn cứ phải đến bằng cầu thang nhỏ.
Treville mỉm cười. Nhưng như thế cũng đã là quá nhiều với ông vì đã đạt được việc làm cho đứa trẻ này (tức Louis XIII - ND) nổi dậy chống lại ông thầy của mình (tức Giáo chủ - ND) ông kính cẩn chào nhà Vua, và hớn hở cáo lui.
Ngay lúc tối, ba người lính ngự lâm được báo trước vinh dự ban cho họ. Vì họ từ lâu đã quen biết nhà Vua, nên cũng không háo hức lắm. Nhưng D' artagnan với trí tưởng tượng của dân Gátxcông, thấy vận may đã đến, và suốt đêm mơ những giấc mơ vàng. Vì vậy mới tám giờ sáng chàng đã đến nhà Athos.
D' artagnan thấy những người lính ngự lâm này đã ăn mặc chỉnh tề và chuẩn bị ra đi. Vì cuộc hẹn ở cung vua là giữa trưa, nên Athos đã cùng Porthos và Aramis dự định tổ chức một cuộc chơi bóng ném ở một sòng chơi gần khu chuồng ngựa vườn Luxembourg. Athos mời D' artagnan đi cùng họ, và mặc dầu không biết chơi, vì chưa hề chơi bao giờ, chàng vẫn nhận lời, vì không biết làm gì từ khoảng gần chín giờ sáng đến trưa.
Hai người lính ngự lâm kia đã đến trước và đang chơi bóng cùng nhau. Athos là người rất mạnh về tất cả các môn rèn luyện thân thể, cùng với D' artagnan đi sang phía đối diện và thách thức họ. Nhưng mới thử một động tác đầu tiên, dù chơi bằng tay trái, ông hiểu rằng vết thương của mình vẫn như vừa mới bị xong, không cho phép mình chơi trò đó. Còn lại một mình D' artagnan, và vì chàng tuyên bố chàng quá vụng về không thể chơi đúng luật, người ta chỉ tiếp tục ném bóng không tính thắng thua. Nhưng một trong những trái bóng ném từ bàn tay đại lực sĩ của Porthos đi sượt qua mặt D' artagnan khiến chàng nghĩ, nếu nó không trượt, mà lại giáng thẳng vào mặt, thì sẽ lỡ mất việc bái yết vì hoàn toàn không còn khả năng bái kiến nhà Vua.
Mà vì trong trí tưởng tượng Gátxcông tương lai của chàng phụ thuộc hoàn toàn cuộc bái yết đó, chàng liền lễ phép chào Porthos và Aramis, tuyên bố chỉ chơi lại môn này khi nào đủ sức đối chọi với họ, và chàng ra ngồi gần chỗ thừng chăng trong hành lang.
Không may cho D' artagnan, trong số những người xem có một tên lính cận vệ của Đức ông, tên này còn đang sôi máu vì sự đại bại của đồng ngũ mới chỉ xảy ra hôm trước, vẫn tự hứa với mình sẽ nắm lấy cơ hội để báo thù. Hắn tin là cơ hội đã đến và nói với người ngồi bên:
- Cũng chẳng lấy làm lạ khi cái gã thiếu niên kia lại sợ một quả bóng, chắc hẳn là một tên ngự lâm tập sự.
D' artagnan quay phắt lại như bị rắn cắn và nhìn thẳng vào mặt tên cận vệ vừa nói một cách hỗn hào.
- Khiếp chưa? - Tên này nói, vừa vuốt cong ria mép một cách xấc xược - Này ông nhỏ, muốn thì cứ việc nhìn ta, còn ta, ta cứ nói điều ta nói.
D' artagnan trả lời khẽ:
- Và vì điều ông nói quá rõ không cần giải thích, tôi yêu cầu ông đi theo tôi.
- Khi nào? - Tên cận vệ hỏi vẫn với vẻ nhạo báng.
- Ngay bây giờ, mong ông vui lòng.
- Chắc hẳn biết ta là ai đấy chứ?
- Tôi ư, hoàn toàn không biết, và không quan tâm mấy.
- Và cậu nhầm rồi, bởi nếu cậu biết tên ta, có lẽ cậu sẽ bớt vội hơn.
- Vậy tên ông là gì?
- Bécnaju, sẵn sàng phục vụ cậu.
- Vậy thì Bécnaju - D' artagnan bình thản nói - Tôi sẽ đợi ông ở cổng.
- Nào đi luôn, ta đi theo ông.
- Đừng có vội vã thế, thưa ông, để người ta khỏi thấy chúng ta cùng ra một lúc. Ông cũng hiểu về điều chúng ta sắp làm, nhiều người sẽ ngăn cản chúng ta.
- Tốt lắm - Tên cận vệ trả lời và lấy làm lạ vì tên mình không gây được hiệu quả gì cho chàng trai trẻ.
Thật ra, cái tên Bécnaju được tất cả mọi người biết đến có lẽ chỉ trừ mỗi D' artagnan, bởi đó là một trong những cái tên mà tất cả những sắc lệnh của nhà Vua và của Giáo chủ đều không thể trấn áp.
Porthos và Aramis đang quá mải chơi và Athos cũng xem họ quá chăm chú, nên cũng không nhìn thấy người đồng đội trẻ của họ đi ra. D' artagnan nói vậy với tên cận vệ của Đức ông rồi dừng lại ở cổng; một lát sau tên này đến lượt mình cùng đi xuống. Vì D' artagnan không có nhiều thì giờ do sắp phải tiếp kiến nhà Vua ấn định vào lúc trưa, chàng đưa mắt nhìn xung quanh và thấy phố phường vắng vẻ, nên nói với địch thủ:
- Thật lòng, may cho ông đấy, dù ông tên là Bécnaju, là chỉ mắc chuyện với một kẻ tập sự ngự lâm quân, song, hãy bình tĩnh, tôi sẽ chơi hết mình đấy. Coi chừng!
- Nhưng - kẻ bị D' artagnan khiêu khích nói - Ta thấy hình như đã chọn nhầm địa điểm và có lẽ phía sau tu viện Saint-Germain hay Prê-ô-Cléc sẽ tốt hơn.
- Điều ông nói thật đầy ý nghĩa - D' artagnan trả lời - Khốn nỗi tôi vì có cuộc hẹn lúc đúng trưa, nên rất ít thì giờ. Vậy hãy phòng thủ, ông ạ, phòng thủ đi!
Bécnaju không phải là người phải để cho người ta lắp lại đến hai lần lời mời mọc như thế. Cùng lúc ấy, thanh gươm của y lóe lên trong tay và nhảy bổ lên địch thủ, mà y hy vọng có thể làm cho hoảng sợ vì còn quá non nớt.
Nhưng D' artagnan đã tập việc hôm trước, và chiến thắng thu được còn tươi rói, tràn trề ân sủng tương lai, nên quyết định không lùi một bước. Vì thế, hai lưỡi gươm giao đấu tới tận đốc gươm và vì D' artagnan đứng vững tại chỗ, nên chính địch thủ của chàng phải lui một bước về phía sau. Nhưng D' artagnan nắm ngay cơ hội, lưỡi gươm của Bécnaju bị chệch hướng, chàng gỡ ra, chồm lên và đâm địch thủ trúng vai. Ngay tức khắc, D' artagnan đến lượt mình, lùi lại một bước và giơ gươm lên.
Còn Bécnaju hét lên không hề gì, và điên rồ lao vào chàng và tự mình đâm vào gươm của D' artagnan. Tuy nhiên, vì y chưa ngã, chưa chịu chấp nhận thua, mà chỉ dứt ra lùi về phía dinh quán ông De La Trênui, nơi y có một người họ hàng làm việc. Chính D' artagnan cũng không rõ vết thương y vừa nhận trầm trọng thế nào, càng áp đảo mạnh và chắc chắn sắp kết liễu đời y bằng một nhát thứ ba thì tiếng ầm ĩ nổi lên ở ngoài phố lan đến chỗ chơi bóng ném, hai trong số bạn của Bécnaju đã nghe được y điều qua tiếng lại với D' artagnan và thấy y đi ra sau đó, liền rút gươm nhảy bổ ra khỏi sòng chơi và bổ xuống người chiến thắng. Nhưng ngay tức khắc, Athos, Porthos và Aramis đến lượt họ cũng xuất hiện, và vào lúc hai tên cận vệ tấn công người đồng đội trẻ của họ, vì bọn cận vệ chỉ có hai chống lại bốn, chúng liền kêu lên: "Người nhà ông De la Trênui ơi, cứu chúng tôi!".
Nghe tiếng kêu, tất cả trong dinh quán đổ ra đâm bổ lên bốn người, về phía mình cũng hô hoán: "Ngự lâm quân! Cứu chúng tôi""
Tiếng kêu đó thường được ủng hộ, bởi người ta biết những lính ngự lâm là kẻ thù của Đức ông và người ta yêu mến họ vì mối căm ghét đối với Giáo chủ. Vì thế, những lính cận vệ của những đại đội khác với các đơn vị thuộc Giáo chủ Đỏ, như Aramis từng gọi, trong những loại xung đột như thế này, thường đứng về phía ngự lâm quân. Hai trong số ba cận vệ thuộc đại đội ông des Essarts đi qua thấy thế đã đến giúp bốn người, người còn lại chạy thẳng đến dinh ông De Treville hô hoán: "Ngự lâm quân đâu, cứu chúng tôi". Như thường lệ, dinh quán của De Treville lúc nào cũng đầy lính ngự lâm, nghe kêu cứu, họ chạy đến chi viện cho đồng đội của mình. Cuộc hỗn chiến diễn ra nhưng sức mạnh thuộc về quân ngự lâm. Lính cận vệ và gia nhân nhà De la Trênui rút lui vào dinh quán, kịp thời đóng chặt cửa ngăn kẻ thù tràn vào cùng với họ. Còn kẻ bị thương thì đã được khênh đi ngay từ lúc đầu, tình trạng rất xấu.
Sự khích động trong đám ngự lâm quân và những đồng minh của họ lên tới củc điểm và người ta đã thảo luận xem có nên phóng hỏa đốt dinh quán De la Trênui để trừng phạt bọn gia nhân nhà này đã đổ ra hỗn láo với ngự lâm quân của Nhà Vua không. Đề xuất đó đã được tán thành và hoan nghênh nồng nhiệt, may sao mười một giờ đã điểm. D' artagnan và đồng đội của mình sực nhớ ra cuộc bái yết và vì thấy tiếc rằng người ta sắp làm một quả đẹp đến thế mà không có họ, họ bèn làm dịu bớt những cái đầu kia. Vậy là người ta bằng lòng với việc choang vài phiến đá lát vào cánh cổng, nhưng cánh cổng vẫn trơ trơ, nên cũng thấy nan. Hơn nữa, những người được coi như là thủ lĩnh cũng đã rời nhóm được một lúc và đang đi về dinh quán nơi ông De Treville đã biết về vụ om sòm này, đang chờ đợi họ. Ông nói:
- Nào nhanh lên, đến điện Louvre ngay, đến ngay Louvre đừng để mất một phút. Và cố gắng gặp nhà Vua trước khi Ngài được Giáo chủ báo cho biết. Chúng ta sẽ kể cho Ngài nghe việc này như là một chuỗi của vụ việc hôm qua, và cả hai sẽ được giải quyết cùng nhau.
Ông De Treville với bốn chàng trai trẻ đi cùng, tiến về phía điện Louvre. Nhưng người ta báo cho ông biết nhà Vua đi săn nai trong rừng Saint-Giécanh khiến ông đại úy ngự lâm quân hết sức ngạc nhiên; ông De Treville làm cho người ta phải nhắc lại hai lần cái tin đó và mỗi lần những người cùng đi lại thấy mặt ông tối sầm lại. Ông hỏi:
- Vậy chứ Hoàng thượng ngay từ hôm qua đã có dự định tiến hành cuộc đi săn này chăng?
- Không, thưa đại nhân - viên hầu cận nhà Vua trả lời - Chủ chó săn đến báo với Ngài sáng nay rằng ông đã làm lạc hướng được một con nai theo ý đồ của mình. Lúc đầu nhà Vua trả lời sẽ không đi, rồi Ngài lại không thể cưỡng nổi cái thú đi săn đó và cơm trưa xong là Ngài đi.
- Và nhà Vua đã gặp Giáo chủ chưa? - ông Treville hỏi.
- Có thể lắm - viên hầu cận đáp - bởi sáng nay tôi trông thấy những con ngựa của cỗ xe của Đức ông, tôi đã hỏi xe đi đâu và người ta trả lời tôi: Đi Saint-Germain.
- Chúng ta bị uống nước đục rồi - Ông De Treville nói - các vị, tối nay ta sẽ đến gặp nhà Vua. Nhưng còn các vị, ta khuyên các vị đừng thử vận may nữa.
Ý kiến quá hợp lý, nhất là lại xuất phát từ một người hiểu nhà Vua quá rõ, nên bốn người không dám chống lại. Ông De Treville yêu cầu họ người nào về nhà nấy và đợi tin của ông.
Bưởc vào nhà, ông De Treville thấy ngay phải tranh thủ thời gian khiếu nại trước. Ông phái một trong những gia nhân của mình tới nhà ông De la Trênui mang theo một bức thư, trong đó ông yêu cầu hãy tống cổ ra khỏi nhà tên cận vệ của Giáo chủ, và trách phạt những kẻ đã táo tợn đổ ra khỏi nhà chống lại ngự lâm quân. Nhưng ông De la Trênui đã được người coi chuồng ngựa là bà con của Bécnaju báo trước nên đã trả lời: không phải ông De Treville cũng chẳng phải bọn ngự lâm quân có quyền khiếu nại, mà hoàn toàn trái lại, ông ta mới có quyền đối với những người lính ngự lâm, những kẻ chẳng những đã đánh gia nhân của ông ta mà còn định đốt nhà ông ta. Vì cuộc tranh cãi giữa hai vị quan nhân có thể kéo dài, mỗi bên tất nhiên khăng khăng giữ ý kiến của mình, ông De Treville nghĩ ra một kế với mục đích chấm dứt mọi chuyện, đó là tự ông đến tìm ông De la Trênui.
Ông liền đi ngay đến nhà ông này và yêu cầu báo tin.
Hai vị đại quan lịch sự chào nhau, bởi nếu như không thân thiết với nhau, ít ra họ cũng nể trọng nhau. Cả hai đều là ngùời tử tế và trọng danh dự. Và vì ông De la Trênui theo đạo Tin lành, hiếm khi gặp nhà Vua, không thuộc đảng phái nào, nói chung trong những mối quan hệ xã hội ông không mang theo thiên kiến nào. Tuy nhiên, lần này, sự tiếp đón của ông, cho dù lịch thiệp, vẫn cứ lạnh lùng hơn thường lệ.
- Thưa ông - Ông De Treville nói - chúng ta nghĩ rằng chúng ta có chuyện trách cứ lẫn nhau, và tự tôi đến đây để chúng ta cùng nhau làm sáng tỏ vụ việc này.
- Xin sẵn sàng - Ông De la Trênui trả lời - nhưng tôi báo trước cho ông rằng tôi đã được thông tin đầy đủ, và mọi lỗi là thuộc lính ngự lâm của ông.
- Ông là một người rất công minh, chính trực, thưa ông, - ông De Treville nói - chắc sẽ chấp nhận đề xuất sắp nói ra.
- Ông cứ nói, tôi nghe đây.
- Ông Bécnaju, người bà con của người coi ngựa của ông ấy hiện thế nào?
- Ồ, thưa ông, tệ hại lắm. Ngoài nhát gươm bị đâm vào cánh tay không phải là không nguy hiểm, ông ta còn bị bồi một nhát khác xuyên qua phổi khiến thầy thuốc nói đến những điều không hay.
- Nhưng người bị thương còn tỉnh chứ?
- Hoàn toàn tỉnh táo.
- Vẫn nói được?
- Nói khó khăn, nhưng vẫn nói được.
- Vậy thì, thưa ông, chúng ta hãy đến bên ông ta, khẩn cầu ông ta, hãy nhân danh Chúa có lẽ ông ta sắp về chầu nói ra sự thật. Tôi sẽ coi ông ta như một phán quan tự xét xử mình và thưa ông, tôi sẽ tin tất cả những gì ông ta sẽ nói ra.
Ông De la Trênui nghĩ một lát, rồi vì khó có thể tìm ra một đề xuất hợp lý hơn, ông chấp nhận.
Cả hai cùng đi xuống căn phòng người bị thương. Người này, nhìn thấy hai vị đại quan tôn quý thăm mình, cố từ trên giường ngồi dậy, nhưng quá yếu và lịm đi vì cố sức, lại ngã xuống hầu như bất tỉnh.
Ông De la Trênui lại gần và cho người này hít một thứ muối khiến cho tỉnh lại. Lúc đó, ông De Treville không muốn người ta cáo buộc ông đã làm ảnh hưởng đến người ốm, nên mời ông Trênui tự mình thẩm vấn người này.
Điều mà ông De Treville tiên đoán đã xảy ra. Trong tình trạng giữa cái sống và cái chết như Bécnaju, ông ta không còn ý định giấu giếm sự thật thêm chút nào nữa Và ông ta đã kể lại cho hai vị đại quan nghe mọi điều đúng như nó đã xảy la.
Đó là tất cả những gì ông De Treville mong muốn. Ông chúc Bécnaju chóng bình phục, xin phép ông De la Trênui được cáo lui, trở về dinh xá của mình và lập tức báo cho bốn người bạn rằng ông đang chờ họ đến ăn cơm trưa.
Ông De Treville tiếp đãi nhóm người ưu tú nhất, nhưng tất nhiên hoàn toàn chống Giáo chủ. Vậy nên câu chuyện suốt trong bữa ăn đều xoay quanh hai cuộc đại bại mà bọn cận vệ của Đức ông vừa nếm trải. Vì D' artagnan đã thành người hùng của hai ngày ấy, cho nên những lời chúc tụng của Athos, Porthos và Aramis thi nhau trút xuống cho chàng không những với tư cách những người bạn tốt mà còn là những người luôn được hưởng niềm vui đó, nay đến lượt họ dành cho chàng.
Khoảng sáu giờ, ông De Treville cho biết ông đã định đến điện Louvre, nhưng vì giờ tiếp kiến nhà Vua chuẩn y đã qua, đáng lẽ yêu cầu đi vào bằng cầu thang nhỏ, ông và bốn chàng trai trẻ ngồi trong phòng đợi. Nhà Vua còn chưa đi săn về. Mấy người ngồi đợi, lẫn trong đám quần thần, khoảng gần nửa giờ, thì mọi cửa đều mở ra, và người ta thông báo Hoàng thượng đã nghe thông báo vậy, D' artagnan cảm thấy rùng mình đến tận xương tủy. Giây phút sắp tiếp theo, chắc sẽ quyết định quăng đời còn lại của chàng. Vì vậy, mắt chàng chăm chăm lo lắng nhìn vào chiếc cửa mà nhà Vua sẽ đi vào.
Louis XIII hiện ra trước tiên. Ông mặc bộ đồ săn còn đầy bụi, đi đôi ủng lớn, tay cầm roi. Thoạt nhìn, D' artagnan đoán ngay nhà Vua đang hầm hầm nổi giận. Tính khí ấy thường rõ ở Hoàng thượng vẫn không ngăn được quần thần xếp hàng trên lối Ngài đi. Trong những tiền sảnh của cung điện, thà bị nhìn bằng con mắt giận dữ còn hơn không được nhìn thấy chút nào, vậy nên ba chàng ngự lâm không ngần ngại tiến lên một bước trong khi D' artagnan trái lại vẫn nấp đằng sau họ. Nhưng cho dù nhà Vua biết rõ từng người Athos, Porthos, Aramis, ngài vẫn đi qua trước mặt mà không nhìn họ, không nói gì với họ như thể chưa từng bao giờ gặp họ. Còn như ông De Treville, khi đôi mắt nhà Vua dừng lại giây lát nơi ông, ông chống đỡ cái nhìn ấy hết sức kiên cường, và chính nhà Vua phải nhìn đi nơi khác.
Sau đó, Hoàng thượng mồm không ngớt lầu nhầu trở về cung thất.
- Mọi chuyện không ổn rồi - Athos vừa nói vừa mỉm cười - và lần này bọn ta sẽ chưa được ban tặng huân chương hiệp sĩ đâu.
- Hãy đợi đây mười phút - Ông De Treville nói - Và nếu trong vòng mười phút, các người không thấy ta quay ra, hãy trở về dinh xá của ta, bởi chờ thêm cũng vô ích.
- Bốn chàng trai trẻ đợi mười phút, mười lăm, hai mươi phút.
- Và thấy ông De Treville không hề trở lại, họ ra về lòng đầy lo lắng về điều sắp xảy ra.
Ông De Treville rắn rỏi đi vào tư phòng của nhà Vua, và thấy Hoàng thượng ngồi trên ghế tựa, vẻ mặt rất dữ tợn, đang đập cán roi vào đôi ủng, điều đó cũng không ngăn nổi ông vấn an sức khỏe nhà Vua, một cách hết sức bình thản.
- Tồi lắm, ông ạ, tồi lắm - Nhà Vua trả lời - ta đang phiền muộn.
Đó quả thật là căn bệnh tệ hại nhất của Louis XIII, Ngài thường túm lấy một triều thần, kéo đến bên khung cửa sổ và bảo người này: "Này, ông gì ơi! hãy buồn phiền cùng nhau nào".
- Sao! Hoàng thượng phiền muộn ư? - Ông De Treville nói - Vậy hôm nay Ngài đi săn không vui à?
- Vui quá đi chứ! Ta tin rằng, tất cả xuống cấp rồi. Và ta không biết liệu chứ con mồi đã biến mất tăm hay lũ chó không còn mũi nữa. Chúng ta khởi động bằng một con nai mươi nhánh gạc, đuổi theo nó sáu tiếng đồng hồ, và khi sắp tóm được nó, khi Saint Ximông đã đưa tù và lên miệng để báo hiệu "chết này", thì đùng một cái, cả lũ chó ngửi thấy mùi khác, đổi hướng, đuổi theo một con hươu con. Rồi ông sẽ thấy ta sẽ buộc phải từ bỏ săn đuổi bằng chó như đã tửng từ bỏ lối săn bằng chim ưng thôi! Ôi, ta là một ông vua rất là bất hạnh, ông Treville ạ! Ta chỉ còn mỗi con chim ưng thì nó đã chết hôm kia rồi.
- Tâu Bệ hạ, quả vậy, và thần hiểu nỗi thất vọng của Bệ hạ, nỗi bất hạnh thì lớn, nhưng Ngài vẫn còn hình như vô số chim cắt, chim ó và chim hâu.
- Và không có người huấn luyện chúng. Những người dạy chim săn mồi đã bỏ đi, chỉ còn lại mỗi ta biết nghệ thuật săn bằng chó. Cùng với ta, mọi thứ sẽ mất và sau đó nghề săn chỉ còn với những bẫy, những cạm, những sập. Nếu ta có thì giờ để đào tạo một lũ học trò nhỉ? Mà phải, Giáo chủ ở đó, chẳng để ta thảnh thơi một lát, nói với ta về Tây Ban Nha, về nước Áo, nước Anh! À, nhân nói vể Giáo chủ, ông Treville này, ta không hài lòng về ông đâu.
Ông De Treville chỉ đợi nhà Vua chuyển sang chuyện này. Ông biết nhà Vua từ lâu. Ông hiểu tất cả những điều nhà Vua phàn nàn chỉ là đoạn giáo đầu, một loại kích thích để tự trấn an mình, và đâu là chỗ nhà Vua đã đi đến, cuối cùng nhà Vua muốn đi đến đâu.
Ông De Treville giả vờ hết sức kinh ngạc và hỏi:
- Thần đã chẳng may làm Bệ hạ bất hạnh ở điêm nào?
- Này ông, thế ông điều hành công việc như thế sao? - Nhà Vua tiếp tục mà không trực tiếp trả lời câu hỏi của Treville - Phải chăng ta phong ông chức đại úy ngự lâm quân của ta để bọn này sát hại một người, làm náo loạn cả một khu phố và muốn đốt cả Paris mà ông không nói được một lời ư? Nhưng - Nhà Vua tiếp - chắc là ta đã vội vã buộc tội ông, chắc là những kẻ gây rối loạn đã ở trong tù và ông đến báo với ta công pháp đã được thi hành.
- Tâu Bệ hạ - Ông De Treville bình tĩnh trả lời - thần đến để xin Ngài điều ngược lại.
- Và chống lại ai? - Nhà Vua quát.
- Chống lại bọn vu khống - Ông De Treville nói.
- A, thế thì lại mới rồi - Nhà Vua tiếp - Ông không định nói với ta rằng ba tên ngự lâm trời đánh của ông, Athos, Porthos và Aramis, và cái tên nhãi con ở Bearn của ông đã không nhẩy xổ như một lũ điên vào ông Bécnaju khốn khổ và đã hành hạ ông ta tới mức có thể vào giờ này đang hấp hối rồi? Ông không định nói, tiếp đó, bọn chúng không vây chặt tư dinh Công tước De la Trênui và chúng không hề muốn thiêu cháy nó hay sao? Vào thời chiến có thể điều đó không phải là nỗi bất hạnh quá lớn, coi như đó là một cái tổ của bọn tân giáo Canvanh, nhưng trong thời bình, đó là một tấm gương tệ hại. Nói xem, ông định chối tất cả những cái đó hay sao?
- Và ai đã kể cho Hoàng thượng câu chuyện hay ho đó? - Ông De Treville bình tĩnh hỏi.
- Ai đã kể ta nghe câu chuyện hay ho đó ư? Và ông muốn người đó phải là ai, nếu không phải là người đã thức trong khi ta ngủ, đã làm việc khi ta vui chơi, đã đối nội, đối ngoại cho vương quốc, ở nước Pháp cũng như ở châu Âu?
- Chắc hẳn Hoàng thượng muốn nói đến Chúa Trời rồi! - Ông De Treville nói - Bởi thần chỉ biết là Chúa Trời mới ở trên Hoàng thượng xa đến thế.
- Không, ông ơi, ta muốn nói về trụ cột quốc gia, về người tôi hiền duy nhất, người bạn duy nhất của ta, Đức Giáo chủ.
- Tâu, Đức ông đâu phải Đức chí thánh (ý nói Giáo hoàng - ND).
- Ý ông nói thế nào?
- Dạ, là chỉ có Đức Giáo Hoàng mới không thể sai lầm, và sự bất khả lầm lẫn ấy không lan đến các Giáo chủ.
- Ông muốn nói Giáo chủ lừa ta, ông muốn nói ông ta phản ta. Vậy là ông buộc tội Giáo chủ rồi. Xem nào, nói đi, thành thật thú nhận ông buộc tội ông ta đi?
- Không, tâu Bệ hạ, nhưng thần nói là chính Giáo chủ đã nhầm. Thần nói là ông ta đã bị đưa thông tin sai lạc. Thần nói là ông ta đã vội vã cáo buộc những lính ngự lâm của Hoàng thượng. Ông ta đã bất công với họ, và ông ta đã không nắm được những tin tức đáng tin cậy.
- Sự cáo buộc này là do từ ông De la Trênui, do từ chính công tước. Ông trả lời sao điều này?
- Tâu, thần có thể trả lời, ông ta quá dính líu đến vấn đề này nên không thể là một nhân chứng vô tư. Nhưng thần đã không nghĩ như thế, tâu Bệ hạ, thần biết Công tước là một nhà quý tộc trung thực, nên sẵn sàng trông mong vào Công tước, với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
- Là Hoàng thượng sẽ triệu ông ấy đến, thẩm vấn ông ấy, đích thân Hoàng thượng, mặt đối mặt, không nhân chứng và sau khi Hoàng thượng đã tiếp kiến Công tước, thần sẽ tái yết Hoàng thượng ngay.
- Chà chà! - Nhà Vua nói - Và ông sẽ tin vào những gì ông De la Trênui sẽ nói chứ?
- Vâng, thưa Hoàng thượng.
- Ông chấp nhận sự phán xử của ông ta?
- Chắc chắn thế.
- Và ông sẽ chịu những bồi khoản mà ông ta đòi hỏi?
- Hoàn toàn.
- La Sétxnay đây, La Sétxnay!
Người hầu cận tin cẩn của Louis XIII luôn đứng ở cửa đi vào.
Nhà Vua nói:
- La Sétxnay? Đến triệu ngay ông De la Trênui, ta muốn nói chuyện với ông ấy tối nay.
- Hoàng thượng hứa với thần là sẽ không tiếp ai giữa ông Trênui và thần chứ?
- Không ai, lời hứa của nhà quý tộc.
- Vậy, tâu Bệ hạ, xin đến mai.
- Ừ, ngày mai.
- Lúc mấy giờ, xin Hoàng thượng vui lòng?
- Giờ nào ông muốn cũng được.
- Nhưng đến quá sớm, thần e làm thức giấc Hoàng thượng.
- Thức giấc ta ư? Ta ngủ ư? Ta không ngủ được nữa ông ạ.
- Đôi khi ta mơ màng, thế thôi. Vậy ông cô thể đến sáng sớm nếu ông muốn, lúc bẩy giờ, nhưng ông coi chừng, nếu bọn ngự lâm quân của ông là lũ tội phạm.
- Nếu những lính ngự lâm của thần phạm tội, những kẻ phạm tội sẽ được trao vào tay Hoàng thượng, xử họ ra sao là theo ý của Hoàng thượng. Hoàng thượng còn đòi hỏi điều gì thêm nữa.
- Không, không, và người ta gọi là ta Louis chí công không phải không có lý. Vậy ngày mai nhé.
- Cầu Chúa phù hộ cho Hoàng thượng?
- Nhà Vua có ngủ ít mấy, ông De Treville còn khó ngủ hơn.
Ngay lúc tối ông đã sai báo cho ba người lính ngự lâm và đồng đội của họ phải có mặt ở nhà ông từ sáu rưỡi sáng. Ông dẫn họ theo, không khẳng định với họ điều gì cũng không hứa hẹn điều gì và không giấu giếm họ ân sủng của họ và ngay cả của ông đang trông vào một nước bài.
Đến chân cầu thang nhỏ, ông để họ đợi. Nếu Nhà Vua vẫn giận họ, họ sẽ biến ngay không để bị nhìn thấy. Nếu nhà Vua bằng lòng tiếp họ, chỉ việc cho gọi họ.
Đến phòng đợi đặc biệt của nhà Vua, ông De Treville thấy La Sétxnay cho biết người ta không gặp Công tước De la Trênui tối hôm qua ở tư dinh ông ta, ông ta về nhà quá muộn nên không có mặt ở điện Louvre được, và ông ta chỉ vừa mới đến và lúc này đang ở chỗ nhà Vua.
Tình thế xảy ra làm ông De Treville rất thích, vì như vậy chắc chắn sẽ không có bất cứ một sự gợi ý bên ngoài nào xen vào lời khai của ông De la Trênui và ông.
Quả nhiên, chưa đầy mười phút sau, cánh cửa cung thất mở và ông De Treville thấy ông De la Trênui đi ra, ông này đến gặp ông và bảo:
- Thưa ông De Treville, Hoàng thượng vừa triệu tôi để biết mọi chuyện đã diễn ra hôm qua ở nhà tôi thế nào. Tôi đã nói với Ngài sự thật, nghĩa là lỗi thuộc người của tôi và tôi sẵn sàng xin lỗi ông. Một khi đã được gặp ông thế này, xin ông nhận cho và xin coi tôi luôn như là một trong những người bạn của ông.
- Thưa Công tước - Ông De Treville nói - Tôi đầy lòng tin tưởng vào sự trung thực của ngài đến mức tôi chẳng muốn ai khác làm người bào chữa cho tôi hơn là chính ngài trước Hoàng thượng. Tôi thấy rõ tôi đã không bị lầm, và tôi xin cám ơn ngài về việc hãy còn một người ở nước Pháp, mà người ta có thể nói về người đó mà không bị nhầm như điều tôi đã nói về ngài.
- Hay lắm, tốt lắm! - Nhà Vua nói, vì đã nghe được tất cả những lời khen ngợi nhau của họ - Có điều hãy nói với ông ta, Treville ạ, vì ông ta tự coi là một trong những người bạn của ông, thì cả ta nữa, ta cũng muốn là bạn của ông ta, nhưng ông ta lại nhạt nhẽo với ta, có đến ba năm ta không gặp ông ấy và ta chỉ gặp được khi nào ta cho tìm. Hãy nói cho ông ta biết tất cả cái đó hộ ta, bởi đó là những việc mà một ông vua không thể tự nói ra được.
- Xin cảm tạ Bệ hạ, xin cảm tạ - Công tước nói - nhưng Bệ hạ hay tin rằng không phải những người mà lúc nào Bệ hạ cũng gặp là những người tận tụy với Bệ hạ nhất, cố nhiên thần không hề nói điều ấy, đối với ông De Treville.
- À! Ông cũng đã nghe điều ta nói rồi. Càng tốt, ông Công tước, càng tốt - Nhà Vua vừa nói vừa tiến ra đến tận cửa - A, ông đấy ư? Thế các ngự lâm quân của ông đâu? Hôm kia ta đã bảo ông đem theo họ đến kia mà, tại sao ông không làm thế?
- Tâu, họ ở phía dưới, Bệ hạ cho phép, ông La Sét-xnay sẽ xuống bảo họ lên.
- Phải, phải, bảo họ lên ngay. Sắp tám giờ còn gì. Chín giờ ta lại có khách. Ông Công tước, ông đi đi và nhớ trở lại. Vào đi ông Treville.
Công tước chào và đi ra. Đúng lúc ông mở cửa, ba người ngự lâm và D' artagnan do La Sét-xnay dẫn đường, hiện ra ở phía trên cầu thang.
- Lại đây, những con người dũng cảm của ta - Nhà Vua nói - lại đây ta có chuyện quở mắng các ngươi đây.
Những người ngự lâm nghiêng mình lại gần, D' artagnan đi sau họ.
- Quỷ nhà trời ạ! - Nhà Vua tiếp tục - chỉ với bốn người các khanh mà bẩy cận vệ của Đức ông bị loại khỏi vòng chiến đấu! Quá đấy, các vị ạ, quá đấy. Cứ đà này, Đức ông sẽ buộc phải tân trang đại đội của mình trong ba tuần, và ta phải áp dụng các sắc lệnh hết sức nghiêm ngặt. Một, do không may ta không nói làm gì, nhưng bẩy người trong hai ngày, ta nhắc lại, thế là quá, là quá nhiều.
- Cho nên, tâu Bệ hạ! Người thấy họ hết sức ăn năn hối hận đến tạ tội với Bệ hạ đấy ạ.
- Hết sức ăn năn hối hận ư! Hừm! - Nhà Vua nói - Ta chẳng tin chút nào vào những bộ mặt đạo đức giả của họ. Nhất là cái bộ mặt Gátxcông kia kìa. Nào lại đây, ông trẻ.
D' artagnan hiểu lời khen chính là ban cho chàng, tiến lại làm ra vẻ thất vọng nhất.
- Này ông! Thế này mà ông bảo ta là một chàng trai ư? Là một đứa trẻ, ông Treville ạ, một đứa trẻ thật sự! Và chính tay trẻ con này đã tặng cho Jussac một nhát gươm chí mạng?
- Và hai nhát gươm tuyệt chiêu cho Bécnaju.
- Thật thế ư? Không kể - Athos nói - nếu chàng ta không cứu thần khỏi bàn tay cả Bicara, chắc chắn là thần đã không có được vinh dự lúc này được tỏ lòng vô cùng tôn kính Hoàng thượng.
- Ồ, thế thì cái gã Bearn này đúng là một con quỷ thực sự rồi, như phụ vương ta thường nói, phải không ông Treville? Ở cái nghề này, là phải nhiều áo chẽn bị đâm thương và đánh gãy nhiều lưỡi gươm. Thế mà, dân Gátxcông thường nghèo, có phải không?
- Tâu Bệ hạ, thần phải nói rằng người ta còn chưa tìm thấy mỏ vàng trong những dãy núi của họ, dù Đấng toàn năng đáng lẽ phải ban cho họ phép mầu ấy, để thưởng công cho họ đã ủng hộ những cao vọng của Đức tiên vương.
- Nói như thế có nghĩa chính những người Gátxcông đã làm cho ta thành vua, phải không ông Treville, vì ta là con trai của cha ta? Ồ, ta có bảo là không phải đâu. La Sétxnay, hãy xem xem, lục tất cả các túi áo của ta xem, ngươi sẽ thấy bốn mươi đồng pítxtôn, thấy thì đem ra đây. Và bây giờ, chàng trai trẻ, hãy nói thật đi, chuyện đó xảy ra thế nào?
D' artagnan kể lại cuộc phiêu lưu mạo hiểm hôm trước với đủ mọi tình tiết: không ngủ được vì vui mừng sắp được thấy Hoàng thượng, nên đã đến nhà các bạn mình sớm hơn ba tiếng đồng hồ trước giờ bái yết, rồi họ đã cùng nhau đến sân chơi thế nào, rồi về sự sợ hãi chàng để lộ ra khi nhận một trái bóng ném sượt mặt, bị Bécnaju nhạo báng, và ông ta suýt đã phải trả giá sự nhạo báng bằng tính mạng của mình, và ông De la Trênui hoàn toàn vô tư, suýt bị mất cả cư dinh của mình.
- Đúng là như vậy - Nhà Vua lẩm bẩm - Ông Công tước cũng kể với ta y như vậy. Ngài Giáo chủ tội nghiệp! Bẩy người trong hai ngày và là những người thân quý nhất ông ta. Nhưng thế là đủ rồi. Thế là các ông đã rửa hận ở phố Fréjus rồi, và còn vượt mức nữa. Các ông chắc đã thỏa lòng.
- Nếu như Hoàng thượng thỏa lòng - Ông Treville nói - Chúng thần cũng như vậy.
- Phải, ta cũng vậy - nhà Vua vừa nói thêm vừa vốc một vốc tiền vàng trên tay La Sétxnay và đặt vào tay D' artagnan.
- Và đây, một bằng chứng về sự thỏa mãn của ta.
Thời buổi đó những ý tưởng về tự trọng còn chưa phải là mất sống như ngày nay. Một nhà quý tộc nhận tiền từ tay nhà Vua không có gì là nhục nhã. Vì vậy D' artagnan đút luôn bốn mươi đồng vàng vào túi mà không nề hà gì, trái lại còn hết lòng cảm tạ Hoàng thượng.
- Kìa - Nhà Vua vừa nói nhìn đồng hồ treo - Đã tám rưỡi rồi, các ông về đi, bởi như ta nói, ta đợi một người lúc chín giờ. Cảm ơn lòng tận tâm của các vị. Ta có thể trông cậy được đấy chứ, phải không?
- Ồ tâu Bệ hạ - cả bốn người cùng hô lên. Chúng thần sẵn sàng xả thân thành từng mảnh vì Bệ hạ.
- Tốt, tốt lắm, nhưng hãy giữ được vẹn toàn. Như thế tốt hơn, và sẽ hữu ích hơn. Ông Treville này, - trong khi những người kia rút lui nhà Vua nói khẽ thêm - vì ngự lâm quân không còn chỗ, hơn nữa để xung vào binh đội ấy, chúng ta đã quyết định phải qua một thời kỳ tập sự, vậy ông hãy cho cậu ta vào đại đội cận vệ của ông des Essarts, em rể ông. Chà, trời ơi! Treville ạ, ta khoái vì sự nhăn nhó sắp tới đây của ông Giáo chủ. Ông ấy sẽ nổi cơn thịnh nộ, nhưng ta cóc cần, ta có quyền của ta.
Rồi nhà Vua vẫy tay chào Treville đang đi rạ để đuổi kịp mấy lính ngự lâm của mình, và ông thấy họ đang chia nhau với D' artagnan món bốn mươi đồng tiền vàng.
Còn Giáo chủ, đúng như nhà Vua đã nói, quả nhiên vô cùng tức giận, đến mức suốt tám ngày bỏ cả chơi bài với nhà Vua, điều đó không hề ngăn nhà Vua thể hiện thái độ vồn vã nhất trên đời với Giáo chủ và mỗi khi gặp ông ta, nhà Vua lại hỏi han ông bằng một giọng ân cần nhất:
- Thế nào, ngài Giáo chủ, mấy cái tay Bécnaju và Jussac tội nghiệp ấy của khanh ra sao rồi?