Chương : 23
Sau khi Thành Bái vào Hàn Lâm Viện, mọi việc đều diễn ra rất suông sẻ, mỗi ngày hắn đều vùi đầu vào việc viết sách, về nhà thì ăn no ngủ ngon, không có việc gì làm thì đi dạo trên phố, cuộc sống thanh nhàn thoải mái.
Cận Thư cưới vợ ở Linh Lăng nên gã ở lại đó. Tên tiểu đồng mới vừa tìm được lại có chút gian xảo, nhưng Thành Bái cũng không quá để tâm, dùng được là được.
Lúc tới năm mới, cuối cùng Nghiêm thừa tướng cũng mời Thành Bái đến tướng phủ dùng cơm, ông nói với Thành Bái, chuyện năm xưa là do hắn phạm phải sai lầm lớn, lão sư cũng không thể bảo vệ được hắn, mong hắn đừng oán hận.
Thành Bái vội thưa, ơn bồi tài của thừa tướng, hạ quan suốt đời khó trả hết, mong thừa tướng đừng nói những lời như vậy.
Mấy năm qua Nghiêm thừa tướng tang thương đi rất nhiều, người khác sống qua bốn năm nhưng ông lại như đã trải qua mười năm.
Thành Bái cũng biết, chức vị thừa tướng chính là cái đích cho mọi người chỉ trích, thật sự là không dễ ngồi. Hắn cũng nghe lời đồn hoàng đế ngày càng không thích Nghiêm thừa tướng. Ngay cả ông cũng cảm thấy mình đã vô cùng vướng tay chân.
Qủa nhiên, sang năm sau, Nghiêm thừa tướng liền tự động cáo quan về hưu, hoàng đế cũng ân chuẩn. Tướng vị tạm thời bỏ trống, hoàng đế lại tự phong mình là Đạo Thánh Thần Quân, ở trong cung xây Thánh Hiển () Thần Điện, đúc một cái hỏa trì âm dương theo bát quái đồ (), phía trên đúc một cái đỉnh to bằng tử kim, dùng để luyện đan trường sinh bất lão.
() vinh hiển hiển đạt hiển hách (có địa vị có quyền lực)
() Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định.
Chúng Nho thần quỳ lạy tận lực can gián, kì thật việc này các đại thần phái Hoàng Lão học cũng không tán thành, nhưng tạm thời ngồi yên xem tình hình, lấy vô vi làm chuyện hữu vi, để cho các Nho thần gánh nạn trước.
Đại thần can gián quỳ khắp ngự thư phòng, dập đầu dập đến nhuộm đỏ cả nền gạch, hoàng đế vô cùng phiền muộn. Vừa lúc Thành Bái đem đạo kinh đã biên soạn tốt ở Hàn Lâm Viện đến cho hoàng đế xem, hoàng đế liền nhớ ra cái vị học sĩ tuổi trẻ này hình như là người đã viết quyển “Độc tiểu Linh Lăng”, xuất thân từ Nho học, là môn sinh của Nghiêm Dực, mấy năm trước dâng tấu không nên dỡ bỏ đạo quán nên mới bị Nghiêm Dực trừng phạt, bây giờ ở Hàn Lâm Viện biên soạn đạo kinh, viết một quyển sách nhỏ nói về chuyện thần tiên ma quái ít người biết, liền thuận miệng hỏi: “Khanh trước dừng chân, trẫm muốn hỏi khanh, trẫm là thiên tử, lấy thân nhập đạo, vì dân cầu phúc, thế nhưng có đúng như lời bọn họ nói là uổng phí vô ích hao tài tốn của không?”
Thành Bái quỳ xuống đáp: “Thần xin trả lời câu hỏi của Thánh thượng, đạo là pháp của thế gian, thánh thượng là thiên tử, tất nhiên sẽ vạn thọ vô cương, phúc duyên thâm hậu, mọi việc làm đều là thiên ý, theo đạo mà làm đó là phúc của vạn dân. Cần gì phải cầu. ‘Xuân Thu’ có câu: Thiên đạo xa, nhân đạo gần, không thể với tới được. Lão Tử viết: Không sống riêng cho mình mới có thể trường sinh được (). Kẻ phàm phu như thần càng biết quý mệnh mình, đời người trăm năm tất có điểm dừng.”
() Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kì bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên, ngoại kì thân nhi thân tồn. Phi dĩ kì vô tư dả? cố năng thành kì tư.
(Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được. Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư?)
Hoàng đế đập bàn: “Ý ngươi là nói, ngươi hô vạn tuế vạn vạn tuế với trẫm nhưng trong lòng lại nghĩ đây là chỉ lời là nhảm nhí? Người đâu, lôi hắn ra ngoài cho trẫm!”
Thành Bái bị nhốt vào thiên lao, chúng thần đều kính hắn là một trang hảo hán, dám nói với hoàng đế đời người trăm năm tất có điểm dừng, không ít người dâng tấu bảo vệ hắn, dù hắn ở trong lao nhưng cũng không phải chịu nhiều khổ sở. Hoàng đế luôn luôn giữ thể diện, khi xưa Diệp Pháp Sư có thể lấy tội khi quân mà chém đầu, nhưng với Thành Bái thì hoàng đế chỉ có thể nói ra vài câu như đại nghịch bất đạo thôi, vì không tìm ra được bất cứ sai lầm nào của Tứ phẩm Hàn Lâm, nên nói chém đầu thì có vẻ rất gượng ép.
Thành Bái biết chắc mình sẽ bị lưu đày, sung quân biên tái (), nhưng hắn biết mình khẳng định sẽ không đi tới đó.
() chốt hiểm yếu ở vùng biên cương
Người áp giải tù binh cũng rất chiếu cố hắn. Sau khi ra khỏi kinh thành, dọc đường đi về phương bắc, vùng đất đang chìm trong giá lạnh của mùa đông cũng dần dần nhú lên những mầm non, trên cành cây có vài đóa hoa nhỏ nở e ấp như những vì sao sớm. Vào một ngày nọ, đám người đi đến một dịch quán, một vị tiểu binh mở gông cho Thành Bái để hắn tắm rửa thay quần áo, lại mang lên hai bàn thức ăn, trong lòng Thành Bái liền hiểu rõ.
Tiểu binh lại bưng tới một bầu rượu: “Thành đại nhân, ngài thật sự là một người tốt. Huynh đệ chúng ta cũng không muốn làm khó ngài, ngài cũng đừng làm khó bọn ta. Mời dùng từ từ, một lúc sau chúng ta sẽ trở lại.”
Thành Bái gật đầu: “Đa tạ đã chu toàn. Thỉnh chư vị yên tâm.”
Cửa phòng khép lại, Thành Bái cầm bầu rượu lên rót đầy chén, mùi rượu thuần túy thơm lừng xứng với xuân sắc ngoài cửa sổ.
Cận Thư cưới vợ ở Linh Lăng nên gã ở lại đó. Tên tiểu đồng mới vừa tìm được lại có chút gian xảo, nhưng Thành Bái cũng không quá để tâm, dùng được là được.
Lúc tới năm mới, cuối cùng Nghiêm thừa tướng cũng mời Thành Bái đến tướng phủ dùng cơm, ông nói với Thành Bái, chuyện năm xưa là do hắn phạm phải sai lầm lớn, lão sư cũng không thể bảo vệ được hắn, mong hắn đừng oán hận.
Thành Bái vội thưa, ơn bồi tài của thừa tướng, hạ quan suốt đời khó trả hết, mong thừa tướng đừng nói những lời như vậy.
Mấy năm qua Nghiêm thừa tướng tang thương đi rất nhiều, người khác sống qua bốn năm nhưng ông lại như đã trải qua mười năm.
Thành Bái cũng biết, chức vị thừa tướng chính là cái đích cho mọi người chỉ trích, thật sự là không dễ ngồi. Hắn cũng nghe lời đồn hoàng đế ngày càng không thích Nghiêm thừa tướng. Ngay cả ông cũng cảm thấy mình đã vô cùng vướng tay chân.
Qủa nhiên, sang năm sau, Nghiêm thừa tướng liền tự động cáo quan về hưu, hoàng đế cũng ân chuẩn. Tướng vị tạm thời bỏ trống, hoàng đế lại tự phong mình là Đạo Thánh Thần Quân, ở trong cung xây Thánh Hiển () Thần Điện, đúc một cái hỏa trì âm dương theo bát quái đồ (), phía trên đúc một cái đỉnh to bằng tử kim, dùng để luyện đan trường sinh bất lão.
() vinh hiển hiển đạt hiển hách (có địa vị có quyền lực)
() Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định.
Chúng Nho thần quỳ lạy tận lực can gián, kì thật việc này các đại thần phái Hoàng Lão học cũng không tán thành, nhưng tạm thời ngồi yên xem tình hình, lấy vô vi làm chuyện hữu vi, để cho các Nho thần gánh nạn trước.
Đại thần can gián quỳ khắp ngự thư phòng, dập đầu dập đến nhuộm đỏ cả nền gạch, hoàng đế vô cùng phiền muộn. Vừa lúc Thành Bái đem đạo kinh đã biên soạn tốt ở Hàn Lâm Viện đến cho hoàng đế xem, hoàng đế liền nhớ ra cái vị học sĩ tuổi trẻ này hình như là người đã viết quyển “Độc tiểu Linh Lăng”, xuất thân từ Nho học, là môn sinh của Nghiêm Dực, mấy năm trước dâng tấu không nên dỡ bỏ đạo quán nên mới bị Nghiêm Dực trừng phạt, bây giờ ở Hàn Lâm Viện biên soạn đạo kinh, viết một quyển sách nhỏ nói về chuyện thần tiên ma quái ít người biết, liền thuận miệng hỏi: “Khanh trước dừng chân, trẫm muốn hỏi khanh, trẫm là thiên tử, lấy thân nhập đạo, vì dân cầu phúc, thế nhưng có đúng như lời bọn họ nói là uổng phí vô ích hao tài tốn của không?”
Thành Bái quỳ xuống đáp: “Thần xin trả lời câu hỏi của Thánh thượng, đạo là pháp của thế gian, thánh thượng là thiên tử, tất nhiên sẽ vạn thọ vô cương, phúc duyên thâm hậu, mọi việc làm đều là thiên ý, theo đạo mà làm đó là phúc của vạn dân. Cần gì phải cầu. ‘Xuân Thu’ có câu: Thiên đạo xa, nhân đạo gần, không thể với tới được. Lão Tử viết: Không sống riêng cho mình mới có thể trường sinh được (). Kẻ phàm phu như thần càng biết quý mệnh mình, đời người trăm năm tất có điểm dừng.”
() Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kì bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên, ngoại kì thân nhi thân tồn. Phi dĩ kì vô tư dả? cố năng thành kì tư.
(Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được. Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư?)
Hoàng đế đập bàn: “Ý ngươi là nói, ngươi hô vạn tuế vạn vạn tuế với trẫm nhưng trong lòng lại nghĩ đây là chỉ lời là nhảm nhí? Người đâu, lôi hắn ra ngoài cho trẫm!”
Thành Bái bị nhốt vào thiên lao, chúng thần đều kính hắn là một trang hảo hán, dám nói với hoàng đế đời người trăm năm tất có điểm dừng, không ít người dâng tấu bảo vệ hắn, dù hắn ở trong lao nhưng cũng không phải chịu nhiều khổ sở. Hoàng đế luôn luôn giữ thể diện, khi xưa Diệp Pháp Sư có thể lấy tội khi quân mà chém đầu, nhưng với Thành Bái thì hoàng đế chỉ có thể nói ra vài câu như đại nghịch bất đạo thôi, vì không tìm ra được bất cứ sai lầm nào của Tứ phẩm Hàn Lâm, nên nói chém đầu thì có vẻ rất gượng ép.
Thành Bái biết chắc mình sẽ bị lưu đày, sung quân biên tái (), nhưng hắn biết mình khẳng định sẽ không đi tới đó.
() chốt hiểm yếu ở vùng biên cương
Người áp giải tù binh cũng rất chiếu cố hắn. Sau khi ra khỏi kinh thành, dọc đường đi về phương bắc, vùng đất đang chìm trong giá lạnh của mùa đông cũng dần dần nhú lên những mầm non, trên cành cây có vài đóa hoa nhỏ nở e ấp như những vì sao sớm. Vào một ngày nọ, đám người đi đến một dịch quán, một vị tiểu binh mở gông cho Thành Bái để hắn tắm rửa thay quần áo, lại mang lên hai bàn thức ăn, trong lòng Thành Bái liền hiểu rõ.
Tiểu binh lại bưng tới một bầu rượu: “Thành đại nhân, ngài thật sự là một người tốt. Huynh đệ chúng ta cũng không muốn làm khó ngài, ngài cũng đừng làm khó bọn ta. Mời dùng từ từ, một lúc sau chúng ta sẽ trở lại.”
Thành Bái gật đầu: “Đa tạ đã chu toàn. Thỉnh chư vị yên tâm.”
Cửa phòng khép lại, Thành Bái cầm bầu rượu lên rót đầy chén, mùi rượu thuần túy thơm lừng xứng với xuân sắc ngoài cửa sổ.