Dấu Bộ Tứ (The Sign Of Four)
Tác giả | Astory.vn |
---|---|
Thể loại | Trinh Thám, Phương Tây |
Số chương | 11 |
Lượt đọc | 204 |
Trạng thái | Đã kết thúc |
Cập nhật | 3 năm trước |
Tóm tắt truyện
Tuyệt phẩm thứ hai của Conan Doyle về thám tử Sherlock Holmes và người cộng sự Watson
Mùa hè năm 1889, quản lý biên tập của tạp chí American Lippincott đến thăm London với nhiệm vụ tìm kiếm những tiểu thuyết mới của những tác giả đang nổi bật. Ngày 30 tháng 8, ông tổ chức một bữa ăn tối tại khách sạn Langham với sự tham dự của Oscar Wilde, Arthur Conan Doyle, và những người khác. Buổi tiệc rất đặc biệt và càng đáng nhớ với sự xuất hiện của hai tác phẩm: Dorian Gray và tác phẩm mới về Sherlock Holmes, tên ban đầu là The Sign of the Four (Dấu của Bộ Tứ).
Sự ảnh hưởng từ tác phẩm Viên đá mặt trăng (Đứng thứ 19 trong danh sách này) được thể hiện rất rõ ngay từ khoảnh khắc Mary Morstan, xuất hiện trước Barker Street. Cha của cô, một chỉ huy quân đội Ấn Độ, đã mất tích. Như một câu đố thứ hai, cô tiết lộ rằng suốt vài năm gần đây, cứ hễ ngày 7 tháng 7, cô đều nhận được sáu viên ngọc trai qua thư tín từ một nguồn gửi không rõ danh tính. Mary Morstan chỉ có thể cung cấp một manh mối duy nhất, bản đồ một pháo đài được tìm thấy trên bàn cha cô, với tên của ba người theo đạo Sikhs, và Jonathan Small. Điều đó, tất nhiên, cũng đã đủ.
Câu chuyện mà Holmes nhanh chóng tháo gỡ có liên quan đến nhiều khía cạnh về người Ấn Độ bao gồm cả sự kì bí và sự lãng mạn: “trận dịch” 1857, nữ trang bị đánh cắp từ Agra, mảnh đất người Sikh. Chỉ qua cuộc đi dạo tìm kiếm thứ hai suốt chiều dài tiểu thuyết, Holmes đạt đến sự thông suốt thông qua sự kích thích của việc tiêm thuốc phiện, và phương pháp suy luận lừng danh (“Đã bao nhiêu lần tôi nói với anh rằng anh cần phải loại bỏ những điều bất khả, những gì còn lại, dù khó tin đến thế nào, chắc hẳn là sự thực?”). Câu nói này, không nghi ngờ gì nữa, là tuyên ngôn của một bậc thầy.
Conan Doyle đã tiếp tục ý tưởng về một thám tử đại tài và người cộng sự lạnh lùng của ông ta (sự đa dạng về motip trong văn học để thể hiện những hành động song hành như Don Quixote và Sancho Panza) trong Chiếc nhẫn tình cờ (1888). Trong Dấu Bộ Tứ ông đào sâu thêm quan hệ giữa Holmes và Watson và để cho người bác sĩ tốt bụng (đồng thời là người kể chuyện) yêu Mary Morstan (“Điều kì lạ huyền ảo chính là tình yêu”, Watson tuyên bố). Sau này thì họ thậm chí đã kết hôn.
Là một tác phẩm về tội phạm, Dấu Bộ Tứ tuy ra đời sau Viên đá mặt trăng, nhưng được xây dựng hấp dẫn và xuất sắc hơn, hoàn hảo với chi tiết mũi tên độc, những tranh chấp tài sản, và cuộc truy đuổi dọc dòng sông Thames. Nó đồng thời đánh dấu sự tái xuất hiện của “Nhóm phi thường ở Barker Street” và là một bước quan trọng trong cuộc bùng nổ câu chuyện về Holmes và Watson, một trong những bộ đôi văn học thành công và phổ biến nhất trong dòng tiểu thuyết in trên tạp chí thời Victoria.
Doyle là một người chơi đàn cricket tông cao và vẫn thường chơi với những nhà văn khác, bao gồm cả PG Wodehouse. Họ trở thành bạn và Wodehouse thậm chí đã bày tỏ lòng kính trọng đến người đỡ đầu khi ông sáng tác hình tượng văn học Anh tối cao trong tuyện Jeeves và Wooster của mình.
Lưu ý về tác phẩm
Theo trí nhớ của mình, Conan Doyle đã diễn tả lại cách thức ông đã cam kết viết câu chuyện thông qua bữa tiệc tại khách sạn Langham cùng với Joseph M Stoddart, quản lý biên tập của Lippincott vào ngày 30 tháng 8 năm 1889. Ý tưởng đầu tiên của Stoddart là sản xuất một phiên bản Anh của tạp chí của ông ta bằng cách sử dụng người địa phương, những nhà đóng góp từ Anh Quốc. Cuối cùng, chỉ có Doyle, với sự chuyên nghiệp tiêu biểu và sự hiệu quả của mình, đã cung cấp bản thảo đúng hạn cho nhà xuất bản tại Anh Quốc trong tháng 2 năm 1890. Lần đầu tiên có mặt trong tạp chí, tiểu thuyết có tên là The Sign of the Four, kèm theo đoạn miêu tả về vụ mưu sát với các biểu tượng chí tử. Sau này, cùng với sự xuất bản dạng seri tiếp theo và tính đa dạng của các tạp chí địa phương, tiểu thuyết được biết đến với tên gọi The Sign of Four.
Trên thực tế, tác phẩm thứ hai về Sherlock Holmes của Conan Doyle đã từng xuất bản theo hình thức từng chương vào tháng 10 năm 1890 bởi nhà xuất bản Spencer Blackett, lần nữa với tên The Sign of Four. Những lần xuất bản sau thì rất đa dạng giữa hai cái tên, nhưng hầu hết đều lựa chọn cái tên có bốn kí tự. Nội dung chính thức trong tiểu thuyết thường luôn luôn dùng “the Sign of the Four” (cụm năm kí tự) để diễn tả biểu tượng được thể hiện trong câu chuyện.
Như Chiếc nhẫn tình cờ, xuất bản năm 1888, Dấu Bộ Tứ không phải là một thành công tức thì. Chính Tập truyện về Sherlock Holmes, xuất bản bởi tạp chí Strand sau năm 1890 mới làm hình tượng văn học về Sherlock Holmes trở thành bất tử.
5 chương mới nhất
Danh sách chương
BÌNH LUẬN TRUYỆN
Truyện theo dõi
Nhấn để xem...Gợi ý truyện
Sau Khi Bóng Lông Nhận Việc Minh Phủ
Tôi là Nữ Quan Tài
Tôi là Nữ Quan Tài
Từ Nông Nô Đến Đại Lãnh Chúa
Từ Nông Nô Đến Đại Lãnh Chúa
“Trần Hạo, xuống tầng một phòng 101, mang máy tính của tôi lên đây!” Một nam sinh tóc vàng ở phòng ký túc bên cạnh đạp cửa phòng Trần Hạo ra, sau khi ném một đồng xuống thì vung túi đi.
“Đúng rồi Trần Hạo, xuống lầu tiện thì tới siêu thị mua cho tôi một chai nước suối luôn nhét” Nam sinh tóc vàng đi rồi quay lại, lần này.
ném ba đồng tiền xuống, hai tệ là tiền mua nước, một tệ còn lại là phí chạy vặt của Trần Hạo.
“Tôi nói này Hoàng Mao, sao ký túc xá các cậu suốt ngày bắt Trần Hạo làm chân chạy vặt cho mình thế, có ai bắt nạt người khác như vậy không?” Bạn cùng phòng với Trần Hạo không chịu nổi nữa, lạnh mặt hỏi.
“Ha! Các cậu còn không rõ Trần Hạo của phòng mình à? Cậu ta ấy à, cho tiền thì phân cũng ăn!” Hoàng Mao mỉa mai xong thì cười bỏ đi.
Trần Hạo mắt điếc tai ngơ, chỉ là mặt lại đỏ.
lên Anh khom người nhặt mấy đồng tiền dưới đất lên, trong lòng thầm nói: Cứ vậy đi, mình kiếm được hai đồng, đủ để mua ba cái màn thầu và một túi dưa muối, không cần phải nhịn đói nữa rồi! “Trần Hạo... cậu đừng đi, nếu cậu không có tiền thì anh em bọn tôi cho cậu mượn, không cần trải" Ký túc xá trưởng không nhịn được thương.
cảm nói Trần Hạo cười khổ lắc đầu: "Không cần đâu.